Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Đa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Đa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Hòa Đa: Sanh Rớt

Thời gian gặp lại vợ con, sau khi học cải tạo cũng qua mau.

Ngày tháng cứ dần trôi mà tôi không biết phải làm gì hơn là cứ quanh quẩn trông chừng hai đứa nhỏ, giúp vợ rảnh tay ngược xuôi, mua đầu chợ bán cuối chợ, kiếm sống qua ngày. Cũng có lúc tôi thử bán buôn như vợ, nhưng có lẽ do bản tính thày giáo nên không thích ứng được với sinh hoạt chụp giựt, mua đấp bán đổi, lúc nào cũng phải nói láo để kiếm lời. Hồng cũng cố gắng tạo điều kiện để tôi không phải làm những việc xem chừng không mấy thích hợp với tính khí của tôi... Rồi tôi cũng được một thằng bạn giúp tìm đồ nghề vá xe đạp cạnh lề đường; những lúc đó, Hồng ở nhà trông chừng con hay gửi con hàng xóm, học trò cũ... để chạy hàng. Cuộc sống mới sao mà thê lương ảm đạm đến thế!

Một buổi chiều, Hồng về nhà trông có vẻ mệt mỏi và lo lắng:

- Sáu Thủy mới gặp em nói, nhà mình có tên trong danh sách đi kinh tế mới, danh sách chỉ gồm những hộ ngụy quân nguyền và mấy hộ có vấn đề về xã hội. Ý này do bà Sáu Xê bên Mặt Trận đưa ra, bà ấy nói là anh là sĩ quan ngụy không có việc làm, em chỉ buôn bán tạp chủ yếu làm trung gian kiếm lời, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hay tinh thần gì, nhà lại mướn ngay trước mặt cơ quan của Thị Xã Ủy... Sáu Thủy với tư cách Phụ Nữ Phường có biện hộ cho mình: anh mới học cải tạo về, đã góp đơn với Ty Giáo Dục, hiện đang chờ cứu xét... nhưng Sáu Thủy cũng cho biết xem chừng ý kiến của chỉ không thuyết phục được ủy ban. Chị ấy nói mình nên tính trước, nếu có thể, tìm cách về nông thôn gần đây, hơn là ngồi chờ bị đưa đi kinh tế mới. Anh tính sao?

- Anh cũng không biết tính sao nữa, có lẽ như thế thì hơn. Với lý lịch của anh, với hai thằng em sĩ quan ngụy, một nhảy dù, một thủy quân lục chiến, anh chẳng mong gì đơn xin dạy lại được chấp thuận. Nhưng mà đi đâu bây giờ, mình đâu còn vốn liếng hay tiền bạc gì!

- Em vẫn còn giữ mớ nữ trang cưới, hồi đó túng mấy em cũng không dám bán, bây giờ cùng lắm mình bán lấy tiền mua đất. Chớ nếu đi kinh tế mới, lần hồi rồi cũng tiêu luôn... Hai con còn nhỏ, đi kinh tế mới, rừng sâu nước độc... rồi còn chuyện học hành, không lẽ anh định để tụi nó không đi học?

- Anh không biết gì về ruộng nương, cũng không quen biết ai có thể giúp mình, không biết phải làm sao đây...

Vài tuần sau, Hồng báo tin:

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

Hòa Đa: Nếu Sách Biết Nói

Anh tôi là người mê sách, ngay thời còn đi học, tháng nào anh cũng dành tiền mua một cuốn sách, dù thư viện trường và thư viện quốc gia là nơi anh mất nhiều thời gian nhất trong ngày. Hai tiệm sách quen thuộc của anh là nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi và nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do. Ngày Chúa Nhật, bạn bè muốn tìm anh cứ quanh quẩn ở các tiệm sách, thế nào cũng gặp.

Sau này, khi ra đi làm, ở tỉnh không có tiệm sách lớn, anh đặt mua hai tạp chí Paris Match của Pháp và Life của Mỹ. Trong nhà, số sách báo chất đầy các kệ sách lớn nhỏ, thứ nào theo thứ ấy, như một thư viện nho nhỏ, từ các sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, đến các bộ truyện lừng danh của Trung Quốc như Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Đông Châu Liệt Quốc, Sử Ký Tư Mã Thiên... Sách tiếng Pháp và tiếng Anh cũng không ít, tiểu thuyết của A. Camus, F. Sagan, E. Hemingway; loại viết về chiến tranh Việt Nam của B. Fall và D. Pike cũng nhiều... Nói chung, thứ nào cũng có, từ triết học Á Đông như bộ Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh... đến các loại sách tham khảo kiểu Bách Khoa Toàn Thư Britanica...

Năm Mậu Thân, nhà nào cũng có một hầm trú ẩn trong nhà, phòng khi giữa lúc tên bay đạn lạc có nơi trú. Ở nhà, Ba tôi cũng dựng một hầm nổi mà một mặt là những giá sách và trên nóc hầm, ông xếp những bao sách thay cho những bao cát. Trong trận tấn công thứ hai vào thị xã, phía trước nhà có cả lô cốt phòng thủ của quân đội; trước khi khu vực nhà tôi lọt vào giữa trận chiến, cả gia đình phải di tản, gần một tuần sau, khi tình hình lắng dịu, tôi mới có dịp quay về thăm chừng nhà; nóc nhà mất một góc, phần mặt tiền coi như tiêu, nhưng kiểm điểm mọi vật trong nhà, tất cả còn nguyên vẹn, kể cả nồi cá kho còn trên bếp và thùng gạo dự trữ trong góc nhà, nhưng tủ sách bị lục tung, hai bộ Tam Quốc Chí và Đông Châu Liệt Quốc được đóng bìa da biến mất, chắc cũng lọt vào tay nào mê sách như anh tôi.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Hòa Đa: Chuyện Có Thể Xảy Ra

1.


Ông Tâm nằm trằn trọc, không ngủ được, mặc dù hồi đầu hôm, ông đã uống một viên thuốc ngủ.

Từ hơn một năm nay, Diễm, con gái duy nhất của ông, làm quen và đưa về giới thiệu với ông cậu Viên. Ông vừa ý lắm. Viên là một sinh viên Việt Nam, sang Mỹ học về ngành quản trị xí nghiệp. Ban đầu ông cũng biết Viên là sinh viên du học, nhưng Diễm chọn nó vì sau bao năm lớn lên ở Mỹ, tốt nghiệp đại học, Diễm vẫn không thể tìm được một bạn trai vừa ý. Có thể lối giáo dục của ông làm cho Diễm hơi khó tính trong việc chọn bạn. Thanh niên Việt Nam lớn lên ở Mỹ, Diễm cho là “Mỹ quá,” mà bạn Mỹ chính cống thì đúng chỉ là bạn thôi, nó nói không cảm được... Mà với Viên, thú thật ông cũng có cảm tình. Cởi mở và thành thật là hai đức tính ông nhận ra ngay từ những ngày đầu gặp mặt cậu thanh niên này. Càng về sau, qua những lần nói chuyện trong những bữa cơm gia đình, ông lại càng quí trọng Viên hơn vì những suy nghĩ chín chắn của nó về Việt Nam, về dân tộc. Hai thằng anh của Diễm có vẻ cũng ưa Viên, luôn có những ý kiến đẹp về nó. Chỉ có Liên vợ ông là không có ý kiến gì vì bà đã mất cách dây gần mười lăm năm, lúc Diễm mới học lớp bảy.

2.


Gia đình ông vượt biên sau khi ông từ trại học tập cải tạo về không lâu. Nhà bị phường quản lý vài tuần sau khi ông trình diện học tập, Liên với cái thai bé Diễm trong bụng gần đến ngày sanh và hai con trai phải về sống tạm với người cô vì không muốn đi kinh tế mới. Bảy năm trong trại học tập cải tạo với bao đắng cay, nhọc nhằn, ông trở về với một thân tàn, bệnh hoạn và thương tật. Một vết thương nhỏ ở đầu gối không được chăm sóc, không thuốc men đã làm chân trái của ông bị liệt một khoảng thời gian dài. Nhờ chịu khó tập luyện, chân ông không bị tệ hại hơn, nhưng trở thành khập khiểng. Tuy không hẳn là phế nhân, nhưng ông không còn giúp được gì cho vợ trong việc kiếm sống, suốt ngày lang thang trong thành phố bán vé số, mà người phân phối là một trung sĩ trong đơn vị do ông chỉ huy ngày trước. “Ông thầy đừng lo, hễ tui còn cơm, thì ít ra ông cũng có cháo, trời sinh voi sinh cỏ mà ông. Ông không chết trong trại cải tạo thì sao lại chết trong vũng trâu nằm này chớ?”- anh ta thường nói vậy để an ủi ông. Liên thì buông giầm cầm chèo, bà xoay sở mọi đường để sống còn. Thời gian đó, cái gì cũng quốc doanh hết, từ nhu yếu phẩm hàng ngày tới vải vóc, tập vở, vỏ ruột xe đạp... nhưng cũng nhờ vậy mà Liên luôn có hàng để chạy. Cũng có lúc bà bị công an chụp được, bị nhốt vài hôm, nghe cán bộ lên lớp về cuộc sống lành mạnh mới của xã hội chủ nghĩa, không được theo lề thói làm ăn của bọn Mỹ ngụy cũ, phải lao động để tạo ra của cải vật chất, lao động là vinh quang... Cũng có lần, bà bị bắt và bị đưa đi kinh tế mới với thằng con trai lớn (bà khai chỉ có một con), nhưng chỉ vài tuần sau thì trốn về vì bỏ hai đứa nhỏ ở nhà sao được? Lại mua chui, bán trốn. Chính sách ngăn sông cấm chợ làm cho công việc của bà khó khăn hơn, nhưng thoát được thì cũng bỏ công. Một lần, ngang trạm Cái Bè mà dân đi buôn chui như bà gọi là Ngã Ba Sơn Trạch (ngã ba sạch trơn), bà đi thoát hơn nửa tạ thịt heo nhờ lơ xe giấu. Lơ xe này cũng là một bạn đồng ngũ cũ của ông...

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Hòa Đa: Xóm Cầu Ngang

Dân miền Nam dễ dãi trong việc đặt tên người và địa danh. Cha tên Khỏe, con là Mạnh. Cha tên Lúa, đặt cho các con: Dun, Đầy, Bồ, Mừng, Dui... Cứ nghĩ sao, đặt vậy; cũng là cách biểu thị lòng mơ ước của người bình dân. Địa danh cũng vậy, cái gì chỉ ra được cái chung cho nơi đó thì họ gọi tên như vậy: Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình... Tên “chữ” chỉ nằm trên giấy tờ hành chánh. Thành thử trong miền Nam có bao nhiêu chỗ có tên Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình...? - Nhiều lắm, không chừng tỉnh nào, làng nào, xã nào cũng có. Cho nên câu chuyện tôi kể về Xóm Cầu Ngang này cũng có thể giống như bất kỳ Xóm Cầu Ngang nào khác, ở một làng một xã nào đó trong miền Nam, nơi sông rạch chằng chịt. Chỉ cần một cây cầu, bằng xi-măng kiên cố hay chỉ miếng ván, thân cau, cây tre... lung lay, nối hai xóm ở hai bờ con rạch hay con sông nhỏ, cũng có thể làm cư dân quanh đó chấp nhận cái tên “Xóm Cầu Ngang.”

Hồi đó, lúc mới về làm ruộng, tôi vô tuốt trong Ngọn Miễu, sống heo hút một mình, kiểu như chán mọi chuyện, tưởng mình theo gót Lão, Trang; tìm nơi vắng vẻ, có gì ăn nấy, cứ thuận theo thiên nhiên mà sống. Phải chi không vợ con, có lẽ tôi cũng “tu” theo kiểu đó rồi. Ngặt một điều, mấy đứa con ngày càng lớn, tụi nó cũng phải đi học, phải có bạn... không lý gì tôi bắt chúng phải “tu” theo mình. Còn vợ tôi nữa, đành rằng “có chồng thì phải theo chồng, đói no cùng chịu, lạnh lùng cùng cam” nhưng thấy sao mà tội quá. Cho nên, chỉ sau vài năm, tôi sang lại miếng vườn nhỏ ở Xóm Cầu Ngang, rồi dọn về đó, lòng nhủ lòng, đó là do mình “thương vợ thương con”! Bà con trong xóm, thấy tôi có chút chữ nghĩa hơn họ, gọi tâng là thầy, tôi thứ năm, họ gọi chết danh “thầy Năm” cho dù tôi không phải thầy giáo, thầy tụng, thầy ký... gì hết; không mấy người biết tên thật của tôi. Xét cho cùng, có cần gì biết tên họ thật, họ chỉ cần tên gọi để ai cũng nhận biết là được rồi, cần chăng là mấy người làm việc trên xã, nhờ tên thật khai trong đơn xin mua này mua nọ, hay trong hộ khẩu. Cả ấp, chỉ có hai “thầy” thứ thiệt là thầy giáo Lễ dạy ở trường cấp một và thầy y tá Hường phụ trách phòng y tế xã, nhưng cả hai đều ở tuốt ngoài Xóm Đình, cách xóm Cầu Ngang của tôi hơn hai cây số.

Cả xóm chừng ba mươi nóc gia, nối nhau bằng chiếc cầu ngang ba nhịp, nhịp giữa là một thân cau lão, lung lay như răng bà già, vắt ngang con kinh chảy quanh co giữa mấy khu vườn um tùm mấy đám ô rô, cóc kèn, dừa nước mọc dày ken ở hai bờ; nhiều đêm tối trời bơi xuồng, không thấy được mũi xuồng đằng trước. Đúng ra, cầu có tay vịn bằng tre, nhưng

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Hòa Đa: Sanh Rớt


Thời gian gặp lại vợ con, sau khi học cải tạo cũng qua mau.
Ngày tháng cứ dần trôi mà tôi không biết phải làm gì hơn là cứ quanh quẩn trông chừng hai đứa nhỏ, giúp vợ rảnh tay ngược xuôi, mua đầu chợ bán cuối chợ, kiếm sống qua ngày. Cũng có lúc tôi thử bán buôn như vợ, nhưng có lẽ do bản tính thày giáo nên không thích ứng được với sinh hoạt chụp giựt, mua đấp bán đổi, lúc nào cũng phải nói láo để kiếm lời. Hồng cũng cố gắng tạo điều kiện để tôi không phải làm những việc xem chừng không mấy thích hợp với tính khí của tôi... Rồi tôi cũng được một thằng bạn giúp tìm đồ nghề vá xe đạp cạnh lề đường; những lúc đó, Hồng ở nhà trông chừng con hay gửi con hàng xóm, học trò cũ... để chạy hàng. Cuộc sống mới sao mà thê lương ảm đạm đến thế!

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Hòa Đa - Xóm Cầu Ngang


1

Dân miền Nam dễ dãi trong việc đặt tên người và địa danh. Cha tên Khỏe, con là Mạnh. Cha tên Lúa, đặt cho các con: Dun, Đầy, Bồ, Mừng, Dui... Cứ nghĩ sao, đặt vậy; cũng là cách biểu thị lòng mơ ước của người bình dân. Địa danh cũng vậy, cái gì chỉ ra được cái chung cho nơi đó thì họ gọi tên như vậy: Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình... Tên “chữ” chỉ nằm trên giấy tờ hành chánh. Thành thử trong miền Nam có bao nhiêu chỗ có tên Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình...? - Nhiều lắm, không chừng tỉnh nào, làng nào, xã nào cũng có. Cho nên câu chuyện tôi kể về Xóm Cầu Ngang này cũng có thể giống như bất kỳ Xóm Cầu Ngang nào khác, ở một làng một xã nào đó trong miền Nam, nơi sông rạch chằng chịt. Chỉ cần một cây cầu, bằng xi-măng kiên cố hay chỉ miếng ván, thân cau, cây tre... lung lay, nối hai xóm ở hai bờ con rạch hay con sông nhỏ, cũng có thể làm cư dân quanh đó chấp nhận cái tên “Xóm Cầu Ngang.”

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

XÓM CẦU NGANG

Hòa Đa

(Tiếp theo và hết)

Thằng hai con chín Ðẹt mang tiền trên bàn thờ xuống:
- Thầy Năm ghi giùm: sui cô Bảy hai trăm, sui bác Ba hai trăm, ba chồng con tư ba trăm... cứ ghi như vậy tía tui biết hà.

Bên ngoài bắt đầu lao xao mời chào, tiếng hai Phang:
- Dạ, mời chú tư ngồi vô bàn này cho đủ người! Dạ, chú về sao được, tới cúng ông Tư rồi, cũng phải uống ly rượu lạt với gia đình cho phải phép...