Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Văn Thịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Văn Thịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Hà Văn Thịnh - Bịp bợm kiểu Tàu!

Cái thâm nho nhiều hung hiểm gần như đã được mặc định tự lâu đời được dán nhãn Made in China là một thuộc tính bản chất của chủ nghĩa Đại Hán, là điều ít người không biết. Thế nhưng, thâm độc đi liền với xảo trá; trâng tráo đi liền với sự láo xược thì ít khi được lãnh đạo Tàu thể hiện ra bên ngoài – trừ một ngoại lệ, đó là khi áp dụng với… Việt Nam.
Hãy thử phân tích bài nói chuyện dài hơn hai chục phút của Tập Cận Bình trước 500 ĐBQH nước ta, sẽ hiểu rõ hơn, cũng như cay đắng nhiều hơn đối với người nghe (mà tôi nghĩ rằng ít đại biểu của ta, khi chứng kiến trực tiếp, hiểu rõ)…

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Hà Văn Thịnh/MTG - Đi tìm câu trả lời về “một bộ phận mà Đảng nói không nhỏ”

Ảnh bên:Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN
Nói chuyện với cử tri TP HCM, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước dân rằng: “...có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”(Vietnamnet,18:08GMT+7, 15.10.2014)

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Hà Văn Thịnh - Đèn cù soi tỏ u mê


Nếu như Bên thắng cuộc đã khẳng định, một lần, dứt khoát rằng hầu như tất cả các nhà sử học chuyên về Lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ là những “nhà” được phóng đại từ những cái lều theo nguyên tắc lều vẫn hoàn lều (trong đó có người viết bài này) thì Đèn cù đã đạt đến sự thăng hoa của cảm xúc, của rất nhiều những câu chuyện kể thật như đùa mà bất kỳ ai sau khi đọc cũng phải nghiến răng lại để cho mọi người biết rằng mình đang… cười ra nước mắt! 

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Hà Văn Thịnh - Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao?


Nền “dân chủ” của ta hiện nay có không ít những phiên tòa diễn ra như những vở kịch rẻ hề! Trắng trợn và tàn nhẫn đến mức người dân chỉ còn biết cúi mặt khóc ròng trong đớn đau, nhục nhã.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hà Văn Thịnh - Có nên hân hoan trước “Trận pháp Putin”?

Hình:internet
Những đảo lộn dữ dội, nhanh chóng và tiềm chứa vô số hệ lụy của “bàn cờ” Crimea – Ukraina trong mấy tuần qua đã và đang đặt sự tiến bộ của nền văn minh hiện đại trước những thách thức nghiêm trọng. Thế nhưng, trong rất nhiều bình luận của báo chí nước ta gần đây, có không ít những bài viết tỏ ra “khách quan” một cách nông nổi khi hân hoan, vui mừng thật sự trước “thắng lợi” của TT Nga Putin và thất bại thảm hại(?) của Mỹ và phương Tây trước cái gọi là “cuộc trưng cầu dân ý” ở Crimea và ngay sau đó là việc TT Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea độc lập!!!

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Hà Văn Thịnh - Cả nước là công dân loại 2?


Hà Văn Thịnh

Chuyện về “Luật Thủ đô” có lẽ không dám lạm bàn bởi nó ở tầm vĩ mô – người ta muốn tạo ra một thứ đặc quyền (đặc lợi) riêng cho thủ đô, đó là cái “quyền mặc nhiên” của nơi hội tập giới tinh hoa và giàu có của một nước, tự cho họ đứng TRÊN 62 tỉnh thành, là kiêu hãnh hơn, tự hào hơn, đặc thù hơn, là điều người viết bài này cũng xin... thua luôn(!) Nhưng đến mức nói rằng ở Hà Nội hiện nay “có nhiều người chưa xứng đáng là công dân thủ đô” thì nhất thiết phải bàn...


Thứ nhất, trong khi ra rả nói là phải hòa hợp, đoàn kết dân tộc mà lại hô hào phân biệt hạng người này và loại người khác là can cớ làm sao? Mệnh đề trên mặc định rằng công dân thủ đô phải có bộ luật riêng NẰM TRÊN LUẬT PHÁP VIỆT NAM? Lẽ đơn giản nhất là nếu không phải riêng một góc trời thì can cớ gì phải có một bộ luật nằm trong bộ luật chung?

Thứ hai, tôi chưa hình dung được là người thủ đô có gì khác so với người tỉnh lẻ hoạc “thành phố lẻ” như Đà Nẵng, TP HCM...; chẳng hạn như đẹp hơn, thông minh hơn, giàu có hơn, hợm hĩnh hơn, điên khùng hơn..., thành thử cũng không dám kết luận; nhưng, chắc chắn một điều rằng, đã có luật KHÁC thì nhất thiết phải có cách định tính, định danh, định lượng cho thật khác; nếu không, giả dụ, người sống ở Hà Nội về đến Cà Mau (quê cha đất tổ), không đeo bảng tên, lỡ nhầm thì... tai họa! Nói như thế cũng đồng nghĩa rằng người Cà Mau sống ở Hà Nội là không... chính chủ thủ đô.

Thứ ba, các vị đã tham khảo có chuyện phân biệt người Bắc Kinh với người Thượng Hải, người ở Washington D.C. với New York chưa? Theo tôi biết, ở Mỹ, người ta “phân biệt” rất thiệt thòi cho thủ đô: Không có nghị sĩ trong Quốc hội, không có sao trên quốc kỳ (50 sao = 50 tiểu bang) vì thủ đô là CỦA CHUNG, ai cũng có phần trong đó và, để cho 50 tiểu bang lo chung cho sự lớn mạnh, đẹp đẽ của thủ đô thì không cần để thủ đô tạo nên khác biệt, lộng hành...

Thứ tư, dựa trên căn cứ nào để kết luận – phân biệt được sự xứng đáng và chưa xứng đáng của một con người trên một vùng đất – bởi suy cho cùng thì thủ đô cũng chỉ là một vùng đất như bao vùng khác? Rất mong người phát ngôn ra câu này trả lời cho 85 triệu/90 triệu người dân Việt biết cách phấn đấu để lỡ ra, may ra, sau này có dịp được trở thành công dân thủ đô? Chẳng hạn, muốn là “người thủ đô” thì phải có IQ cao hơn mấy bậc, ăn mặc đẹp hơn mấy tầng, chiều cao, cân nặng, số đo...?

Thứ năm, khi các vị cứ chăm chăm cho rằng cứ sinh ra Luật Thủ đô là tự nhiên ít lâu sau có con người xứng đáng với bộ luật ấy thì các vị lầm to: Sai lầm, hậu quả khôn lường, nhưng đau đớn và thảm thê nhất là, lập tức, BIẾN người dân tất cả các tỉnh thành còn lại thành công dân hạng hai(!)?

Chẳng lẽ không còn gì để nghĩ hay sao mà cứ nghĩ quanh, làm quẩn mãi hoài? Hiến pháp khẳng định quyền tự do cư trú mà không cho phép ai (đủ điều kiện theo cách nghĩ của quý vị) trở thành công dân Hà Nội thì đó là đang xúc phạm Hiến pháp đấy? Đất lành thì chim đậu, không tìm được chỗ đậu thì chim phải bay. Tại sao không biết rằng sự dịch chuyển dân số là quy luật tất yếu của thời đại công nghiệp, quy luật cbung của mọi quốc gia trên trái đất này? Tại sao các vị không hỏi lại rằng, những người nghèo khổ chen chúc tìm đường đến thủ đô là vì ở làng quê không sống nổi nên, chút tiền còm kiếm được ở Hà Nội vẫn làm nên bữa ăn “sang trọng” ở đất nghèo? Tại sao không tìm cách cho cư dân các tỉnh lân cận bớt nghèo đi, ít khổ hơn – bởi khi đó, chẳng cần có Luật Thủ đô, người ta vẫn an cư lạc nghiệp ở chính quê hương mình...

Quảng Trị, 22.11.2012
H.V.T.
Nguồn: Bauxite Việt Nam


Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Hà Văn Thịnh - Từ Senkaku tới Biển Đông...


Hà Văn Thịnh

Nhức nhối, buồn, muốn viết mà nghĩ nên viết về cái gì nhưng nghĩ mãi “không ra’ – (quá nhiều uất ức nên nó mới không ra); đành phải chọn hai từ tản mạn để tự cho mình cái quyền được dông dài, được bạn đọc lượng thứ...


Bắt đầu là những bài học nóng bỏng từ Senkaku. Chắc chắn tất cả những ai quan tâm đều thấy Senkaku đang ngày càng nóng hơn – nóng đến mức chỉ cần một tàn lửa thiếu kiềm chế (hoặc thiển cận) của mỗi bên là đủ để bùng lên một đám cháy, thiêu đốt sinh mạng hàng vạn con người. Ai sẽ nhượng bộ ai đây khi Nhật Bản chính thức có chủ quyền từ năm 1795 nên dẫu Trung Hoa có rên rỉ là bị lừa đi nữa thì cũng chỉ biết tự trách mình. Cái lý trước bàn dân thiên hạ, NB chắc thắng. Nói cách khác, TQ đã TỰ THUA khi cùng một lúc ôm mộng bá quyền là muốn gặm cả hai khúc xương Senkaku – Biển Đông (!). Nói như thế cũng có nghĩa là TQ đã sai lầm – nhưng nên nhấn mạnh rằng những cái đầu u mê Đại Hán chẳng bao giờ thừa nhận họ sai. Cứ nhìn lên bản đồ sẽ thấy họ lâm vào thế “triệt buộc”: Phía bắc là con gấu tuy đang ngủ đông, mệt mỏi vì mải lo vá víu nhưng chẳng dễ gì qua mặt (không thể trong tương lai gần); phía đông là chuỗi bán đảo - đảo chiến lược từ Hàn Quốc đến tận quần đảo Mariana - Guam của Hoa Kỳ (đảo cực bắc của quần đảo Mariana thuộc Hoa Kỳ chỉ cách đảo cực nam của NB chỉ 300 hải lý), phía Nam là Biển Đông. Như thế, về mặt địa chiến lược, lòng tham như con thú cùng đường nhất định phải tìm cách để thoát ra. Lịch sử phức tạp nhưng có vô số những điều dễ hiểu: 5.000 năm kể từ khi có nhà nước, chưa từng thấy bất kỳ một cường quốc nào không có lối ra BIỂN dễ dàng (!). Người Nga không thể thành cường quốc bởi họ lên phía bắc mắc nạn Bắc Băng Dương, phía tây nam thì bị eo biển Bosphore của người Thổ chặn đứng, muốn xây dựng lực lượng để phát triển từ Vladivostok thì vô nghĩa bởi không thể ứng cứu cho Moscow, Biển Đen... chẳng hạn khi phải đi vòng, bị kiểm soát tối đa... Đế quốc (tạm coi là thế) Mông Cổ chỉ giỏi bắt nạt sa mạc chứ chui vào đầm lầy, rừng rậm của người Việt thì ngay lập tức bị hủy hoại nhanh chóng sức lực bởi muỗi, ruồi, sên, vắt, đỉa, bệnh nhiệt đới..., vì thế, “chọn” giải pháp hòa tan vào Trung Hoa để mất đất, mất hàng triệu người bị đồng hóa.
Nhân đây cũng nói luôn: TQ chưa bao giờ là cường quốc cho dẫu họ luôn nhận là thế. Nếu là cường quốc thì không phải đợi đến thời Khang Hy – Ung Chính - Càn Long (1665-1795) mới chiếm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan; nếu là cường quốc thì không đến nỗi phải bỏ ra 500 năm và ít nhất 10 triệu mạng người xây Vạn Lý Trường Thành nhằm ngăn cản vài ba triệu Hung Nô; nếu là cường quốc thì họ đã nuốt chửng Triều Tiên, Việt Nam từ lâu rồi chứ không phải đến nỗi chỉ thống trị Triều Tiên vẻn vẹn có 82 năm dưới thời Hán và Đường và, không thể đồng hóa nổi Việt Nam...

Lịch sử chứng minh điều rất giản dị: TQ muốn nhưng không thể làm gì được bởi những mâu thuẫn nội tại chồng chất mà thời nào cũng có. Ngày xưa mạnh hơn Hung Nô, hơn Triều Tiên... hàng chục, hàng trăm lần nhưng bất lực. Ngày nay cũng thế. Người Nhật biết rõ lịch sử ấy.

Dĩ nhiên, khái niệm cường quốc thời nay khác xưa về vũ khí, phương tiện chiến tranh, các căn cứ trên biển, khả năng huy động của thể chế nhà nước dân chủ thực sự, các tương quan quyền lực, các tổ chức quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế... TQ thiếu tất cả những cái đó (ngoại trừ sự dọa nạt, bắt thóp, khóa miệng... lãnh đạo các quốc gia nhỏ hơn).

Câu hỏi đặt ra là, tại sao TQ biết nhưng vẫn phiêu lưu ở Senkaku, Biển Đông? Thứ nhất, không thể thành cường quốc nếu không giải quyết được các tranh chấp ở hai vùng đã vào thế cưỡi hổ đó (nói đến đây, đủ biết vận mệnh dân tộc VN nguy nan đến mức độ nào). Thứ hai, cần một phép thử đối với Mỹ. Thứ ba, dường như họ đang tìm kiếm một cuộc chiến tranh để “thử sức” bởi hai lần thử sức trước đây trong chiến tranh Triều Tiên (1950) và Việt Nam (1979) họ đều thất bại. Thứ tư, nếu “giải quyết” được Senkaku thì hệ lụy tức thì đối với họ là Mỹ sẽ (đã) nhượng bộ, lùi bước ở Okinawa, Biển Đông. Thứ năm, một sự “răn đe” với tất cả các nước láng giềng, kiểu “ngầm ý”: NB có Mỹ mà vẫn lui bước, phần còn lại phải “tự hiểu”...

Câu hỏi nảy sinh là: Gây xung đột (thậm chí là chiến tranh) với NB, khả năng thắng của TQ có thể hay không? Về nội lực, “thế trận” của trò chơi Trung – Nhật là lưỡng bại câu thương, và, TQ sẽ mất nhiều hơn được. Hiện tại, báo chí VN (rất buồn là luôn đưa tin một chiều nghiêng phần thiệt hại nhiều hơn cho các công ty NB) đang cho rằng người Nhật thiệt hại hơn nhưng thực tế, cái mất của TQ là nhiều hơn: Hàng vạn công nhân TQ đang làm cho các công ty Nhật, buôn bán 2 chiều là 345 tỷ USD (ANTĐ, 4.10.2012), không một nền kinh tế EU hay Mỹ hay..., có thể chấp nhận một “đối tác” thích thì hảo, không thích thì pú hảo như Tố Hữu đã tổng kết cách đây nửa thế kỷ “nghĩa tình e sớm nắng, chiều mưa/ chợ trời thật giả đâu chân lý”. Cái sai, cái dở của Tố Hữu thì nhiều, riêng điều này ông đúng: TQ là quân tử chợ trời! Về ngoại lực, lẽ dĩ nhiên cái thời TQ muốn làm mưa làm gió chưa đến, ít nhất là 50 năm tới. Chẳng bao giờ Hoa Kỳ buông đồng minh có vai trò “hòn đá tảng” (nguyên văn “viên đá chìa khóa” – key stone) như NB. Chưa khi nào chúng ta thấy người Mỹ không giữ lời hứa trong các “trò chơi” quốc tế. Bên cạnh đó, TQ sẽ mất rất nhiều những “người bạn một nửa” theo cách nói của Lê Nin: Chỉ cần có lợi thì sẵn sàng “đi cùng” với mọi người bạn một nửa?
Thử ngẫm sẽ thấy rằng nước “sợ” TQ bành trướng ra Biển Đông nhất là... Singapore (!). Thế đó, dù là cùng giống dòng Nghiêu Thuấn nhưng họ lại sợ cái kết cục quái thai là chui vào cái rọ độc tài, tham nhũng, hành dân đại lục. Cũng nói luôn là “hiểu” TQ không ai ở Đông Nam Á này bằng người Thái, người Singapore, người Indonesia (rất tiếc là rất nhiều người Việt có chức có quyền cố tình không hiểu như những lãnh đạo thông minh ở 3 nước trên). Thái là nước đầu tiên đem quân giúp Mỹ ở Iraq năm 2003 và Indonesia thì biết rõ “sự kiện 30.9.1965”, gần 1 triệu đảng viên đảng cộng sản Indonesia (trong đó 1/3 gốc Hoa) đã đòi lật đổ chính quyền như thế nào)...

Từ một vài khái quát trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng không việc gì phải e ngại cái gọi là sức mạnh của TQ. Những hành động ngày càng trắng trợn của nhà cầm quyền TQ ngày nào báo chí cũng đưa tin và ngày nào cũng không thấy cấp cao nhất phản ứng. Làm sao có thể chấp nhận câu nói “không để Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung”? Nói như thế có khác gì mở cửa cho cáo vào chuồng gà? Làm sao có thể chấp nhận sự “vô tư” “cấp tỉnh hóa” VN theo cách hôm nay Đài truyền hình VN lập cầu truyền hình trực tiếp với tỉnh Q, ngày mai Nhà xuất bản CTQG hợp tác với NXB Thượng Hải? Chúng ta là một nước có chủ quyền chứ không phải ngang cấp với bất kỳ địa phương nào của bất kỳ nước nào, cho dẫu đó là nước trời. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chẳng bao giờ tôi giơ hai tay ra bắt tay quan chức trừ phi họ giơ hai tay ra trước. Chẳng lẽ cái nguyên tắc tối giản trong ngoại giao rằng không được hạ thấp mình mà các ngài có chức quyền không hiểu sao? Mình không tôn trọng chính mình mà đòi kẻ khác không khinh rẻ mình ư? Một câu tiếng Nga tôi học từ hồi xửa hồi xưa cứ làm tôi đau mãi – đó là tên của một cuốn sách của Lê Nin: “Một bước tiến, hai bước lùi” (Sác phpêriốd, đva sácga nazad). Đó là cách ngụy biện cơ hội, biện minh cho sự hèn nhát vô nguyên tắc của tư duy.

Trong những bài học rút ra từ sự kiện Senkaku, có lẽ, bài học quan trọng nhất chính là ở chỗ: TQ chứng tỏ rằng, tham vọng bành trướng của họ là không bao giờ thay đổi; rằng họ sẵn sàng bất chấp tất cả những lợi ích kinh tế, coi thường mọi giá trị pháp lý, sẵn sàng chà đạp mọi nguyên tắc, miễn là đạt đến mục đích giành lấy cho bằng được những cứ điểm có giá trị chiến lược, đồng thời khẳng định vị thế buộc tất cả các nước nhỏ hơn phải khuất phục, mọi cường quốc phải kiêng dè. Một nước có nền kinh tế ba thế giới mà TQ vẫn quyết đe dọa, gây căng thẳng thường trực, thậm chí có thể chấp nhận đối đầu thì những nước nhỏ hơn tất yếu phải tìm kiếm đồng minh; nếu không, thảm họa là không thể tránh khỏi. Vì tất cả những lẽ đó, Senkaku cũng là cơ hội để VN, Singapore, Indonesia, Thái Lan đoàn kết chặt chẽ trên nguyên tắc của sự thật hiển nhiên: Nếu bất kỳ nước nào để mất chủ quyền vào tay TQ hôm nay đồng nghĩa với số phận của của nước kế tiếp, và kế tiếp nữa trong cái “hạn định” nghiệt ngã của lịch sử. Lịch sử không lặp lại nhưng vẫn thường bắt chước chính nó: Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu sự thống nhất Đại Hán bằng việc tiêu diệt nước Hàn – gần nhất và nhỏ nhất (230 BC), rồi nước Triệu (228), Ngụy (225), Sở (223), Yên (222) và cuối cùng là Tề (221 BC)...

Nỗi đau lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế nhưng lại đang tự đánh mất lợi thế của mình. Người xưa dạy đối thủ của ta là bạn của ta. Tại sao không hiểu rằng Nhật, Mỹ, VN là 3 đối tượng ngày nào báo chí TQ cũng réo lên hằn học? Tại sao không biết cả Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines luôn đứng về phía VN (ít hay nhiều) mà lại đi tin vào kẻ lá mặt lá trái để xây dựng tình hữu nghị như nước C nào đó? Tại sao vẫn cứ giả điếc, giả mù trước sự thật là hàng hóa TQ đang tàn hại cả nền kinh tế, sức khỏe của cả giống nòi, mỗi ngày? Tuy rất kém về kinh tế học nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, ít nhất, sự trì trệ của kinh tế VN có 30% là nguyên nhân từ sự chèn ép, lũng đoạn của TQ.

Lẽ ra, Senkaku là cơ hội “trời” cho VN để tìm được một và những đồng minh chưa bao giờ thiết thực hơn, chưa bao giờ có ý nghĩa bền vững hơn... Ôi chao!... Lẽ ra...!

Quảng Trị, Ngày Lễ Các Thánh Thần - 1.11.2012

H.V.T.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Hà Văn Thịnh - 20.10: Thầy cảm ơn các em!


Hà Văn Thịnh

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.2012, đọc lá thư của 107 sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM gửi Chủ tịch nước, tôi đã xúc động đến mức khó nói thành lời: Đau đớn, uất nghẹn trước cái ác; cảm phục và trân trọng những nữ sinh viên “liễu yếu đào tơ” đã mở mắt cho tôi, để tôi thấy rõ hơn - xuyên qua màn sương cay nhòe thở dài và rên rỉ - lòng yêu nước và sự can đảm của những cô gái trẻ trung mà các chàng trai, những người đàn ông (tất nhiên kể cả tôi) phải xấu hổ, cúi đầu...


Tại sao có thể bắt người, giam giữ người bất chấp luật pháp? Tại sao họ không sợ dân, khinh dân và bây giờ nghênh ngang coi thường cả tầng lớp sinh viên – tinh hoa của đất nước, tương lai của giống nòi? Những câu hỏi đó chắc chắn sẽ được dư luận trong những ngày tới luận bàn, riêng tôi, muốn tâm sự với 108 sinh viên (kể cả Nguyễn Phương Uyên) với tư cách là một người thầy, tuy rằng tôi chưa - không bao giờ được dạy các em...

Các em thân mến!

Trong những buổi lên lớp ở nơi mà tôi công tác, khi giảng về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, tôi đều nhấn mạnh rằng một khi đất nước gặp tai ương mà người đàn bà (cô gái, phụ nữ) phải mặc váy leo lên mình voi, trèo lên lưng ngựa là cả một nỗi nhục nhã đắng cay cho hàng triệu đàn ông (!). Đó là một sự thực dù biện minh theo bất cứ lý lẽ nào. Việc đấu tranh nơi đầu sóng ngọn gió để chống lại kẻ thù của dân tộc, ở đâu, bao giờ, trọng trách cũng thuộc về nam nhi... Vậy mà, như là sự mỉa mai của định mệnh, những Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên và 88 nữ sinh* trong lá đơn, đều chỉ ở lứa tuổi hai mươi. Sự thật quả là phũ phàng, nhức buốt. Tại sao hàng triệu người lớn, khỏe mạnh, đĩnh đạc về kiến thức, cường tráng về sức vóc, bề thế về địa vị... lại lặng im, chấp nhận mọi trái ngang? Câu hỏi đó không dễ trả lời. Chẳng lẽ chỉ có thể thờ dài cho não nuột hơn để tự AQ với chính mình rằng thôi thì âm thịnh, có nghĩa là vận nước đã suy vi?...
Các em đã cho tôi thấy ở đường chân trời rất rõ ràng rằng ánh hồng đang tỏa rạng bởi không ai có thể ngăn được ánh sáng ban ngày! Hàng chục năm, tôi và các em được dạy rằng phải khiêm tốn, rằng lãnh đạo bao giờ cũng sáng suốt, rằng mọi điều đen tối luôn luôn là “một số”... Những mê hồn trận bịp lừa ấy buộc mỗi chúng ta từ vô thức phải cúi đầu. Trò không dám cãi thầy dù thầy sai bét sai be; dân không dám cãi quan bởi cãi có nghĩa là phản động; lên án một ai đó cấp cao đồng nghĩa với sự quy chụp vi phạm điều này điều kia của Hiến pháp... Chúng ta trở thành kẻ nô lệ của sự câm mồm. Tôi kể các em nghe một câu chuyện nhỏ: Buổi học tiếng Nga đầu tiên của tôi ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thầy Lê Thế Thép dạy rằng khi quân Đức tiến vào xâm lược nước Nga, người Nga hỏi cái gì chúng cũng im lặng (có lẽ vì không hiểu), nên họ gọi người Đức là Nhemetx – không có mồm! Chúng ta không phải người Đức nhưng cách giáo dục của thời nay đã biến hàng triệu người thành những kẻ không mồm. Đó thực sự là thảm họa. 88 nữ sinh của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã chứng minh rất rõ rằng, các em không phải là như thế!

Các em thân mến!

Các em cần phải rút kinh nghiệm bằng cách đọc – học luật để hiểu những gì người dân được quyền làm nếu luật pháp không cấm. Đây là điều tối thiểu để bảo vệ chính mình khi sự càn rỡ của không ít kẻ có quyền lực đang thi nhau lạm quyền và lộng quyền. Khám nhà phải có lệnh của Viện Kiểm sát, phải có đại diện tổ dân phố làm chứng, bắt người (“mời”) phải có giấy tờ có dấu đỏ (trừ phi bắt được quả tang sự phạm tội hiển nhiên). Phải kêu la thật to cho đông người kéo đến để làm chứng, càng đông càng tốt. Các em đã sai khi 4-5 người đến đồn công an làm việc mà không ghi lại tên, số hiệu, cấp bậc (ví dụ không biết thì ghi 1 vạch, 1 sao một vạch, một sao hai vạch..., tức là hạ sĩ, thiếu úy, thiếu tá), trước khi để bạn lại một mình không yêu cầu gặp trưởng hay phó đồn để hỏi (nhắc rằng “đã nhớ, khỏi cãi”)... Những bài học đó không phải chỉ hôm nay mà có thể còn phải dùng biết sau này, để đừng bao giờ sai nữa...

Chắc chắn vụ việc này Chủ tịch nước không thể cho qua bởi lời ông nói còn nóng rẫy giữa Sài Gòn. Chắc chắc sẽ có rất nhiều người đấu tranh vì Nguyễn Phương Uyên và cũng là để bảo vệ các em. Thật đáng trách đối với Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm – cho đến tận bây giờ vẫn im hơi lặng tiếng không hề đứng ra xác minh hay bảo vệ người của cơ quan mình. Nhưng, đó là chuyện của người lớn, họ có nhiều nên luôn sợ “mất”, kể cả ảo ảnh đui mù và sự kém cỏi về nhận thức...

Tôi đang mệt nên không thể viết dài, trước khi dừng “bút”, một lần nữa, cho phép tôi tự xưng là thầy – bởi có lẽ đó là cách tốt nhất để khẳng định sự trân quý, biết ơn của một người lớn với những con người thơ trẻ. Yêu nước không bao giờ có tội. Chỉ những kẻ bán nước, cố dùng xiềng xích để khóa những cái chân ghế quyền lực gớm ghiếc mới là tội lỗi!

* Vì chỉ đoán nam – nữ qua tên nên có thể không chính xác: Theo tôi nghĩ, có 19 nam/107 người ký tên.
Quảng Trị, 04:50 - 21.10.2012

H.V.T.
Nguồn: Bauxite Việt Nam


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hà Văn Thịnh - Bài học đắng cay


Hà Văn Thịnh

Mười (?), hai mươi năm nữa lịch sử sẽ tổng kết đầy đủ hơn; nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, có thể khẳng định Hội nghị 6 quả đã lập nhiều kỷ lục như Tổng bí thư đã nói. Nhiều bậc thức giả đã phân tích dưới các góc nhìn khác nhau, như đến thời điểm này (12:22 AM, 16.10.2012) là khá đa dạng, như: “Bộ phim 3D đầu tiên của VN” (Phạm Viết Đào), “thế lực dơi” (Nguyễn Trọng Tạo); “TBT nghẹn ngào” (BBC), “nhiều tì vết” (Blogger Osin), “Entry nôn mửa” (Mai Xuân Dũng), “đàn dê lại qua cầu” (J.B. Nguyễn Hữu Vinh), “Bức tranh ảm đạm” (Cầu Nhật Tân), “Mất nước” (Đông A), “thừa nhận thất bại chống tham nhũng” (VOA), “sợi giây thòng lọng đang siết dần” (ABS)… Tôi xin sơ kết bằng cách học theo TDN: Có thể là không mới nhưng riêng dưới góc độ lịch sử – Bài học đắng cay…


Trước hết, có thể đoan chắc rằng đây là Hội nghị  lãng phí chưa từng có. Kỷ lục họp dài ngày thì chưa thể bằng phiên họp lịch sử của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng cuối tháng 12.1974 đến đầu tháng Giêng 1975 với 22 ngày (khai mạc sau khi chiến dịch Phước Long bắt đầu và bế mạc sau khi chiến dịch kết thúc). Tuy nhiên, đó là phiên họp thành công và hiệu quả. Còn lần này, là kỷ lục của lãng phí về mọi mặt. Nếu đóng cửa kín đến như thế mà mèo vẫn hoàn mèo thì họp để làm gì? Bởi nguyên tắc một khi đã có “những sai lầm nghiêm trọng” phải nhận trước toàn đảng, toàn dân thì không thể có kiểm điểm sâu sắc sơ sơ! Nghiêm trọng về hậu quả phải đi đôi với kỷ luật nặng chứ không thể dung túng theo cách bật thêm đèn xanh cho tham nhũng, tắc trách rộng đường.

Sự lãng phí do Hội nghị 6 gây ra không thể lượng định nổi về mặt hậu quả: Ai dám chắc sự bất an của các dạng phiếu véto hay vote sẽ không đưa đến sự chồng chất thêm mâu thuẫn? Nếu đúng thế, sẽ lại tiếp tục lãng phí cho tương lai, bắt đầu kể từ khi HN6 kết thúc. Một khi rút gươm ra rồi lại buông xuống, không có gì thay đổi, mắc chi phải tốn đến 15 ngày? 90 triệu người dân đợi chờ sự thay đổi, rốt cục chỉ là sự lãng phí thô bạo về niềm tin bị lừa hóa theo cả hai nghĩa bị lừa và tiếp tục mang kiếp lừa chở nặng cực nhọc, ê chề.

Có thể nói không ngoa rằng 15 ngày đã qua của tháng Mười là 15 ngày của những tin đồn không ngủ. Nếu tin đồn không đúng thì tại sao không cải chính, không công khai cho dân biết mà cứ im lặng mãi hoài? Cả một dân tộc (bao gồm cả 5 triệu đồng bào đang sống ở nước ngoài) sống bằng tin đồn tức là coi thường sự thật thì làm sao không nuôi dưỡng sự giả dối. Nói như thế cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận sống trong một thời đại mà con người lãng phí sự thật đến mức tột cùng và, đừng có than van nữa về sự suy đồi văn hóa, sự băng hoại về đạo đức. Thử nghĩ xem, ai tin ai và tin vào cái gì khi cái gọi là “sự thật” cứ ngả nghiêng, chuyệnh choạng, khó lường?

James Madison – một trong những cha đẻ của Hiến pháp Mỹ từng nói rằng: Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục hiến pháp. Soi và ngẫm sẽ thấy rằng hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền dân của nước đổ vào túi ai đó chỉ đáng “tội” nhận lỗi mà thôi. Cả một nền kinh tế bị đảo lộn đến mức trầm kha (9 tháng đầu năm có 40.000 doanh nghiệp phá sản, nợ xấu, tham những nhiều trăm ngàn tỷ đồng…)  mà không hề có kẻ nào phải đưa ra xét xử thì quả là trò khôi hài của thế kỷ. Tại sao khi nào cũng chăm chăm vào “thế lực thù địch” mà không chịu nghĩ rằng hàng ngàn cái gọi là thế lực đó mất ăn, mất ngủ vì yêu nước, thương nòi? Thế lực thù địch chính là những kẻ đang vơ vét bằng lòng tham tận cùng “dưới đáy” bất kể sự ngắc ngoải, đau đớn của giống nòi… Chưa hề thấy thế lực nào phá hoại kinh tế, ổn định trừ hai thế lực: Bá quyền Đại Hán và cả một bầy sâu tham nhũng.

Cái lãng phí không kém phần nghiêm trọng là lãng phí sức mạnh quốc gia. Alan Phan nói rất đúng rằng một khi cả dân tộc mỏi mệt thì tất cả đều sẽ ngưng trệ. Sẽ ra sao khi không ai muốn cố gắng nữa bởi nỗ lực để làm gì nếu mọi sự dấn thân vì đời, vì ngày mai ấy lại chỉ là để tiếp thêm nguồn nước cho dòng lũ tham lam, vơ vét hung dữ và càn rỡ hơn? Và, hàng triệu người, kể cả những cái đầu tỉnh táo nhất, không muốn là kên kên cũng phải buộc lao vào vòng xoáy, nếu không thế, họ sẽ chẳng còn gì. Các quân cờ domino của trò chơi đạo đức thi nhau ngã rạp; sự yếu hèn, khiếp sợ ngoại bang sẽ trở thành một thuộc tính của thời đại suy đồi. Ôi chao, không dám hình dung ra cái thảm trạng đen tối ấy. Đành phải mượn ý của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, lời thơ của Chế Lan Viên để viết rằng: Mà dối trá là loài dơi cuồng loạn/ Đêm tàn bay dày đặc dưới chân người (nguyên văn: Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng/ Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người)…

15 ngày qua có nhiều sự kiện đáng nhớ như con người có thể rơi tự do nhanh hơn tốc độ âm thanh, tàu vũ trụ Endeavor từng bay với tốc độ 28.000 km/h, bây giờ về hưu bằng tốc độ 1 km/h… Nhưng, sự kiện đáng nhớ nhất là việc chính quyền, người dân Mông Cổ giật đổ tượng Lê Nin và cá sấu sổng chuồng ở… Cà Mau. Mông Cổ tuy là nước lạc hậu nhất trong toàn bộ các quốc gia thuộc bán cầu Bắc nhưng họ lại tin rằng tôn sùng Lê Nin là thảm họa. Còn cá sấu Cà Mau, được nuôi nấng, chăm bẵm, ăn uống, tàn sát các loài cá nhỏ cá còi chán chê, chưa thỏa, phá chuồng để ra, để tung hoành hơn nữa. Người ta bắt nó lại, làm đau nó chút chút, rồi hình như nó đã… khóc vì hối hận (?). Nếu nhìn kỹ sẽ thấy rõ lấp lánh từ những giọt nước mắt âm u ấy là một ánh cười mỉa mai, tàn nhẫn vì nó lại được trở lại cái lồng kiên cố hơn, ăn và cướp bóc an toàn hơn…

Quảng Trị, 16.10.2012

H.V.T.
Nguồn Bauxite Việt Nam


Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Hà Văn Thịnh - Mùa hè đỏ lửa: Người ta cố tình làm dân đau đớn?


Hà Văn Thịnh

Công việc cuối năm học ngập đầu – chỉ riêng việc đọc, sửa, phản biện, chấm khóa luận tốt nghiệp, mấy tuần liền, mỗi ngày đã mất đến 10 giờ đồng hồ, chưa kể chuyện ra đề, làm đáp án, chấm thi… Thế nhưng, chịu đựng đến mức tột cùng, bức bối đến phát khóc (và có thể là sắp bị điên), khiến tôi không thể đặng đừng, phải cắn răng lại mà viết bài này. Trước hết, xin các quan chức lượng thứ vì có thể tôi suy luận sai (có thể thôi, cũng là cách nói để đỡ “đạn” – bởi sáng nay đến trụ sở Vinaphone Huế, đường Hai Bà Trưng, mua card khuyến mại, thấy một vị AN đang đọc cả danh sách dài dằng dặc cho nhân viên bưu điện cắt điện thoại, chẳng biết vì lý do gì nhưng ông ta đọc ông ổng cho cả làng nghe, như cách để làm le, để dọa nạt).
Dường như các bậc cha mẹ dân đang cố tình làm cho dân đau – hoặc giả, sự suy đồi của nhận thức, sự thiển cận của cách nhìn đã đến mức vô phương cứu chữa nên những sự kiện bức bối, gây phẫn uất cho hàng triệu người dân cứ thi nhau dồn đến, ngày một chất chồng và đau đớn hơn?


Chuyện Văn Giang còn hề và đáng phỉ nhổ hơn cả Tiên Lãng, chuyện Vụ Bản chưa hết thì đến chuyện “Ăn cả l., ăn cả máu l. bà” (Bà Đầm Xòe) thì quả là chịu hết nổi. Nhìn cái cảnh như thời Trung cổ ấy, 500 ông nghị sao chẳng thấy ông nào ấm ức, gãi ngứa cho dân chút xíu gọi là? Chẳng biết mấy người bênh vực cho ông Lê Thanh Quang, ĐBQH Khánh Hòa, nào là thẳng thắn, nào là trung thực thử giải trình cho mỗ tôi nghe rồi tranh luận xem sao hay tất cả đều tái mù, hoặc đui, cấm điếc hết cả rồi? Nếu mỗi nghị sĩ, mỗi ông quan có 1% sự thẳng thắn như lời đồn thì chắc chắn sẽ rơi rớt ra được vài câu chữ cảm thông. Đằng này là KHÔNG – không tuyệt đối, vô cảm đến tận cùng và khó hiểu (?) đến vô cùng. Tôi không còn biết là đất nước đang đi về đâu khi hai người đàn bà phải đem cả l. ra để giữ đất vẫn bất lực, dẫu cả thế giới – cả hàng tỷ người nhìn thấy, thì hai chữ Việt Nam ê chề, nhục nhã đến đâu? Đọc Bà Đầm Xòe hiểu rất rõ là anh đã đớn đau khủng khiếp đến mức nào mới có thể hét lên phũ phàng đến thế. Tôi công nhận BĐX nói đúng: Hồi là sinh viên ở Hà Nội, mỗi lần nghe các mẹ, các bà chửi nhau có lớp lang, bài bản, bao giờ tôi cũng chăm chú đến mê và, cái câu “thành ngữ chửi” ấy thường xuyên xuất hiện hơi bị nhiều. Biết mà vẫn choáng bởi nỗi đau cuộc đời bị dồn đuổi đến tàn nhẫn, vô tri.

Chuyện của ông Cục trưởng Cục Hàng hải đào thoát nghe như là trò hề rẻ tiền và trơ trẽn đến mức không bút mực nào tả nổi. Đã có bao nhiêu vụ trốn thoát, yên thân rồi mới truy nã gọi là? Cái bớt to đùng trên mặt như thế mà vẫn thoát được thì họa có là cổ tích kiểu Tôn Ngộ Không. Tất nhiên, cái thời mà sự dối trá, bịp bợm còn siêu hơn cả lão Tôn vì lão Tôn giấu không nổi cái đuôi – bị hóa thành cột cờ; chẳng có cột cờ nào để sau nhà, sau đít nên mới hóa ra khôi hài và thảm hại đến thế. Hay là thời nay cột cờ có thể để đằng sau mọi sự gian tham, xuẩn ngốc? Sai phạm vẫn thăng chức, bổ nhiệm vẫn đúng quy trình, làm sai rồi lại chỉ đạo điều tra để phù phép thì, có lẽ, trên đời này, chuyện chỉ có ở xứ mình.

Hôm nay trên mạng, có dòng tin về con gái cưng của cụ TBT kiện  cáo bà ĐHT– chuyện, có thể nói theo ngôn ngữ của bộ phim Ruslan & Ludmila, “là quái vật trên đời chưa từng có”. Nhưng, vì chưa biết có xác thực hay không nên tôi chưa dám bình. Nếu sai, e rằng chết không kịp ngáp. Nếu đúng thì, kể cả hỏa táng thành tro, sự thật vẫn còn đau!

Hàng chục tấn gỗ sưa bị hóa phép thành chuyện động trời, chỉ cần “bắt được” 360kg là ông Chủ tịch tỉnh liền vác quà đến thưởng? Có đời thuở nào sai phạm tày trời không trách cứ lại cứ đi phát bé ngoan cho con nít cười tít cả mắt hay không? Cả một biệt thự nghênh ngang chọc tức đất trời của một cán bộ cấp trưởng phòng nhưng cứ điều tra, nghiên cứu, rất khó để xác định kiểm điểm sâu sắc thì khác gì khinh dân, coi dân như rác như bèo, coi cả xã hội, đất nước này “giá trị” chẳng khác gì màu đen của cái mõm chó?
…..
Nhiều và nhiều quá những nỗi đau không thể nào nói hết. Cái nhức nhối tận cùng là vì sao ngọn lửa của lòng tham của vô số quan tham, ngọn lửa của sự bức bối, nhục nhã của người dân, ngọn lửa của những sự việc kêu trời không thấu, cháy khắp nơi nơi, mà quan trên vẫn cứ tà tà, cứ đủng đỉnh “chỉ đạo”, “điều tra”? Chẳng lẽ có một xã hội mà người ta cố tình làm cho dân đớn đau, cho dân tộc khổ sở sao? Những cái sai phải bị nghiêm trị, công khai, quyết liệt, rõ ràng. Đó là đòi hỏi tất nhiên của bất kỳ chính quyền nào, nếu muốn trùm lên đầu cái danh nghĩa của dân. Làm sao người ta bắt bớ ngư dân ta, ngang nhiên cho tàu càn quét cá trên vùng biển của các nước khác, trong khi ngạo mạn CẤM người khác, nước khác đánh bắt cá, mà ông Thứ trưởng Ngoại giao lại sang tận thủ đô của sự càn rỡ, giáo huấn cái bài ca tủi nhục về nỗi bảo vệ tình hữu nghị, rằng không được để cho sự thù địch phá hoại nó? Có thế lực thù địch nào hủy hoại nổi danh tiết của một con người nếu danh tiết ấy sáng ngời trên thực tế? Có bao giờ có một chính quyền của dân lại hãi sợ nhân dân? Có bao giờ tồn tại việc đánh đập tàn nhẫn con người không phản cảm như cách nói của ông quan lớn Hưng Yên? Nói như thế mà vẫn ăn trên ngồi trôốc thì chỉ có thể là kẻ ngu dốt đến tận cùng!

Viết trong sự bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp nô lệ đến 1.117 năm (179 B.C. – 938 A.D.) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng dài lâu mọi tủi nhục, xót xa. Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta tha hồ tung tác bởi biết rõ sự “phi thường” của nhẫn nhục của hàng triệu con người, chắc chắn là có cả người viết bài này…

Huế, 30.5.2012.

H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Hà Văn Thịnh - Tản mạn mùa Hè


Hà Văn Thịnh

Trong tất cả những mùa Hạ, dù có đỏ lửa hay không mà tôi đã biết, chưa có mùa Hạ nào lại nhiều buồn đau và day dứt như năm nay... Có lẽ, không cần nói thì ai cũng biết rằng nguyên nhân chính làm nên những nỗi buồn là những gì tôi và nhiều người khác chứng kiến, ngày một đáng... buồn hơn, giống như giá cả mỗi ngày, càng ngày càng có nhiều nỗi xót xa, uất ức hơn và, càng ngày thì sự chất chứa của những bức bối, càng trở nên ngột ngạt hơn...

Dịp Lễ năm này, tôi về thăm mẹ già và các em, cháu chắt ở Vinh. Đi đâu cũng nghe thấy tiếng ta thán (có khi thầm thì, ngó trước nhìn sau rồi mới lào phào) của người dân. Thậm chí, một người bạn là lãnh đạo cấp Sở nói với tôi rằng, “Nói thật, tôi không biết đang đi về đâu” (!). Anh ấy không nói rõ “cái gì” hay “ai” – kinh tế, văn hóa..., đang “đi”, thành thử tôi cũng chẳng dám đoán mò, bởi thời buổi này viết sai là chết, có khi chưa sai cũng chết. Anh bạn kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị: Anh ấy viết bài về học tập chính trị, trong đó có câu đại ý – học tập một đàng, làm một nẻo thế này thì ngọn lửa Diên Hồng đã tắt trước khi... học. Tòa soạn báo sửa lại là “ngọn lửa Diên Hồng đang bùng cháy mạnh mẽ”. Kể xong, bạn tôi văng ra một câu: “Thế có chán đời không, biên tập như thế thì viết làm đếch gì nữa” . Một người bạn khác, cũng ở cấp lãnh đạo thì nói với tôi và vài người khác là nhìn thấy cảnh đập dùi cui vào đầu, vào mặt những nông dân ở Văn Giang, đập cả vào đầu hai phóng viên của VOV, anh không thể cầm lòng được. Khi nói câu ấy, tất cả chúng tôi thấy mắt anh đỏ hoe, còn mắt chúng tôi thì có lẽ cũng hơi cay cay một tẹo gọi là... Anh ấy mơ ước rằng các quan chức địa phương hành xử như thế phải bị kỷ luật, những người dùng dùi cui đập vào mặt dân, vào mặt phóng viên VOV phải bị đuổi khỏi ngành...! Hình như anh bạn tôi là cháu đích tôn của Chử Đồng Tử? Tại sao chính quyền thực hiện cưỡng chế quyết liệt và tàn bạo thế là câu hỏi của tất cả mọi người khi đề cập đến vấn đề này. Tại sao hai phóng viên, Người Nhà Nước chính hiệu, bị đánh đập dã man mà tất cả đều im gần giống với bồ thóc? Đọc bài của nhà báo Võ Văn Tạo mà đau, mà xót: Nhà báo Việt Nam khổ HƠN... chó! Nhất là, thời điểm của việc cưỡng chế, xét theo ý nghĩa xã hội là phi chính trị và thiển cận vô cùng bởi nó xảy ra chỉ vài ngày trước khi người ta hát khắp nơi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...”. Tôi không thể trả lời ngoài cái ý nghĩ giả định (chẳng biết đúng hay sai, nếu sai, nhờ quan chức nào đó dạy bảo dùm): Đó có thể là thông điệp rất rõ ràng rằng những người có trách nhiệm ở Văn Giang không từ bất kỳ thủ đoạn nào, bất kể người dân bị bức bách và đau đớn ra sao, miễn là thực thi được ý chí quyền lực của họ và “thông báo rõ ràng” cho dư luận biết để mà sợ, biết để mà thôi những ngo ngoe...

Lòng dân như thế, cán bộ như kia thì thử hỏi, làm sao mà vui cho nổi? Có một điều đáng mừng là không phải tất cả quan chức đều bịt mắt bưng tai đâu. Họ hiểu và cũng dám nghĩ, dám nói lắm như hai dẫn chứng tôi vừa kể trên, chỉ có điều là cũng chỉ nói ở mức độ... thì thào.

Chẳng bao giờ tôi cắt nghĩa nổi tại sao chính quyền lại tàn nhẫn, trắng trợn và ghê gớm đến thế trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Không còn gì để nói về cái thảm thê của mấy chữ khôi hài của dân, vì dân. Coi dân như cỏ rác về địa vị, coi dân như kẻ thù về mặt ý thức quyền lực, coi dân như đối thủ bất cân xứng về quyền lợi, coi dân như một lũ ngu dốt đầy khinh miệt, xét về mặt xã hội và, coi dân như một đám ô hợp không thể nào động đến cái lông chân của vương quyền, xét về mặt tư cách cai trị - là những hình ảnh thật rõ ràng mà các nhà sử học đời sau sẽ nhớ. Ít nhất là nhớ! Nghe đâu người ta đang đổ lỗi cho clip giả (?). Giả mà không bắt được, không tống giam mới tài (!)...

Ngày 30.4, có tin nói rằng máy bay khu trục của Trung Quốc xâm phạm – khiêu khích ngay trên không phận chủ quyền của Việt Nam, rằng TQ chuẩn bị triển khai dàn khoan dầu 30.000 tấn ở Biển Đông... Đến nước này mà còn u mê, nghếch ngốc tin vào sự hữu hảo của bành trướng Trung Hoa thì có họa là bị điên hoặc là mắc chứng bệnh ngu xuẩn bền vững.

Những câu chuyện trong mấy ngày nghỉ lễ bàn rất nhiều về đất đai, về những biệt thự “sống nhờ lương” hoặc là sướng nhờ... của quan chức cao cấp, về những tài sản không thể đo đếm được... Chợt nhớ trong chuyến đi công tác mới đây ở Phan Rang, tôi nghe mấy vị già cả kể, nào là ngày giải phóng Phan Rang (17.4) – chốt chặn ác liệt nhất trong toàn bộ phòng tuyến Xuân Lộc, hàng vạn con sâu dài từ 5 đến 10 cm bò lổm ngổm đầy đường. Không biết loài sâu ấy có giống với rất nhiều sâu bây giờ (như Chủ tịch nước đã nói) hay không? Người dân kể chuyện mẹ của ông Thiệu không thèm vào Sài Gòn ở với con trai mà vẫn cứ bán bánh canh ở chợ Phan Rang, rằng ngôi nhà của thân mẫu TT VNCH nhỏ và đơn sơ lắm. Nghe đâu, khi xây cất nhà cho mẹ, ông Thiệu không đồng ý trưng thu -  lấn đất của nhà hàng xóm, bằng chứng là mấy cây dừa trên 50 năm tuổi làm hàng rào giữa hai hộ gia đình vẫn còn nguyên. Người dân còn kể cho tôi nghe rằng các quan chức địa phương muốn làm đường trải nhựa vào con hẻm có nhà thân mẫu của TT nhưng ông Thiệu không đồng ý, với câu nói đại ý, nếu rải nhựa thì mọi con hẻm tương tự ở Phan Rang đều phải được rải như nhau...

Mấy chục năm là quãng thời gian không hề ngắn đối với một quốc gia dù đứng dưới bất kỳ góc độ muốn tư biện nào. Mọi ý đồ đổ lỗi cho chiến tranh hay thiên tai, “khủng hoảng chung của thế giới”, thực chất chỉ là muốn khỏa lấp cái trì trệ, kém cỏi của tư duy kinh tế - xã hội hiện đại. Để chứng minh cho điều này, lịch sử nhân loại không hề ky bo: Chỉ cần nhìn vào sự tương phản tàn nhẫn giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên là đủ để biết sai lầm của quyền lực đã gây ra những hậu quả khủng khiếp và tồi tệ như thế nào! Những người tự xưng là cộng sản ở Triều Tiên có thể bất chấp tất cả - kể cả số mệnh của đất nước, của hàng triệu người dân miễn là bảo vệ được quyền lợi khổng lồ được sinh ra từ “nguyên tắc” cha truyền con nối.

Tôi ngắm mấy tấm ảnh tôi chụp căn nhà nhỏ (xin nhường sự phân tích, nhận xét cho bạn đọc) của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu, ngắm ảnh cái “biệt thự” ven biển của ông, dành cho riêng ông mỗi khi về thăm quê (nghe đâu nguyên trạng đến 90%) trong những ngày hè bức bối để chiêm ngẫm về một cái gì đó thật khó lý giải từ vô thức. Chợt giật mình vì “mới ngộ” (như lời Đức Phật – prajnã) được một trong những điều tối giản của hiểu biết: Lịch sử bị bóp méo cũng nguy hiểm chẳng khác chi tội giết người bởi nó giết chết sự thật, giết chết cả niềm tin của cả một thế hệ. Tôi chẳng phát hiện được gì nhiều nhưng chắc chắn đã thu được một điều: Căn nhà nhỏ đó không thể mang tính thuyết phục của bằng chứng về sự tham nhũng ghê gớm của ông Thiệu, như tôi đã từng được dạy, không chỉ một lần!


 Nhà của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu


Con đường đầy đất đá trước cổng 


“Biệt thự” – Nhà Mát ở bờ biển Phan Rang

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Trung Quốc “bỗng dưng” “thích” (!) đồng thuận?

Hà Văn Thịnh

Đọc báo mấy ngày rồi thấy chán, đau, buồn và âu lo nhiều hết biết. Ông Hồ Xuân Sơn chạy sang bên đó để đồng ca bài hát 16 chữ vàng, lập tức người ta kèm theo mệnh đề phụ mà ngay cả nhà ngôn ngữ học tài ba như GS – Thầy Nguyễn Tài Cẩn có sống lại cũng phải chạy mất dép: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”, và Việt Nam “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (!).

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Ghé thăm các Blog: Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai

BLOG ĐÀO TUẤN
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3212
Cắm rễ lâu dài, tàn sát tương lai Đăng
ngày: 12:08 10-08-2010
Thư mục: Kinh hoàng tế sống

Cyanua là một hợp chất hoá học có độc tính xếp trong Bảng A. Một liều nhỏ vài mg có thể giết chết một người lớn. Bình thường, cyanua tồn tại ở dạng tinh thể muối. Nhưng tính chất nguy hiểm, khiến nó được đánh giá ở mức độ 8/10, là do tính dễ hòa tan trong nước. Đây là một hoá chất cấm sử dụng nhưng đang được dùng tràn lan làm chất tẩy rửa, trong đó có ngành công nghiệp chế biến. Một biến thể của nó là Kali Cyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào khi nó tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được Oxy và bị hủy hoại. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giới hạn hàm lượng loại chất cực độc này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít khi những nghiên cứu khoa học cho thấy, cyanua có thể là tác nhân gây đột biến gen như chất độc da cam/diôxin.