Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Kỳ Lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Kỳ Lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020
Hà Kỳ Lam: Mưa Gió Xa Muôn Trùng
Qua truyện nầy, tác giả xin thắp một nén hương lòng cho nhạc sĩ Văn Cao.
Mới hơn tám giờ tối mà mọi nhà trong khu quận lỵ nhỏ bé này đều cửa đóng then gài. Chỉ có ánh đèn le lói qua các khe hở của vách ván hay qua các song cửa là dấu hiệu người ta còn thức. Mưa vẫn nặng hạt và đều đều với từng cơn gió thỉnh thoảng đẩy làn mưa thành những đường chỉ buông xiêng xiêng trước ánh đèn xe. Có lẽ một phần vì tình hình chiến sự có vẻ bất ổn sau một loạt đột biến như các vụ di tản chiến thuật ở miền Trung, rồi ở Cao Nguyên, và một phần vì trời mưa nên người dân ở đây đi nghỉ sớm. Chiếc xe jeep nhà binh dừng trước một căn nhà mái tôn với ánh đèn bên trong hắt qua các khe cửa sổ lá sách đã đóng lại. Rạng nhảy ra khỏi xe, và tài xế cho xe lao đi. Chàng dò dẫm mấy bực thềm trước khi có thể chạm tay vào cánh cửa. Chàng đứng im nghe ngóng mấy giây. Im phăng phắc – không có lấy một tiếng xầm xì bên trong. Dán mắt vào một khe hở của vách ván, Rạng vừa thoáng thấy bóng dáng Trâm đang ngồi chấm bài bên ngọn đèn dầu hỏa. Trâm là một cô giáo mấy năm nay.
Rạng đưa tay định gõ cửa, nhưng dừng lại. Tiếng gõ cửa ban đêm thường làm người ta sợ. Chàng nói lớn nhưng ôn tồn:
“Trâm mở cửa cho anh. Rạng đây!”
Một cánh cửa sổ hé mở và một mái tóc xõa in hình trong khung cửa, rồi một giọng con gái reo vui:
“Anh Rạng!”
Cửa mở. Rạng bước vào nhà với bộ quần áo trận phong trần lấm tấm những hạt mưa, và Trâm đứng nép một bên nhường lối. Nàng nhìn Rạng từ đầu đến chân rồi hỏi:
“Thật là lâu anh mới đến. Đi công tác một mình hay cả đơn vị?”
“Bọn anh lại sắp được ném vào một lò lửa nào đây. Lâu quá nay mới có dịp qua vùng này nên ghé thăm hai bác và Trâm.”
“Ba má em lên Sài Gòn lo đám hỏi cho anh Trực, mai mới về. Tối nay anh ở lại đây nhé. Một năm rồi anh mới ghé. Đi đâu mà biệt tích lâu dữ vậy?”
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019
Hồi ức của Hà Kỳ Lam: Bức Công Điện Chiều Cuối Năm
Lại một mùa xuân nữa sắp về. Lại một lần lục soát ký ức về những mùa xuân xưa - dấu hiệu của tuổi già, nhai lại những đoạn đường đã đi qua thay vì hướng tới những bước đường tương lai như những ngày trẻ trung. Và đột nhiên một buổi chiều cuối năm với nắng quái giữa núi rừng Dak Seang thuở nào hiện về trong ký ức. Nhưng câu chuyện sắp được kể dưới đây không vì buổi chiều có những tia nắng quái đó. Tôi chỉ muốn minh chứng một điều không minh chứng được: ngày mồng một Tết Nguyên Đán có một tác động huyền diệu suốt một năm…
Những giờ khắc của buổi chiều giáp Tết Đinh Mùi 1967 - buổi chiều cuối cùng của năm Bính Ngọ 1966 - thật êm đềm, thật tĩnh mịch giữa núi rừng Dak Seang vốn không ngớt tiếng súng, tiếng bom. Có lẽ đối phương cũng tôn trọng lệnh hưu chiến như đã hứa. Tôi đang đinh ninh sẽ đón những ngày đầu xuân tại căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang hẻo lánh này, như đã từng làm ở các căn cứ khác, thì vị sĩ quan trưởng căn cứ thông báo, “vừa có công điện khẩn từ Bộ Chỉ Huy B12 báo ngày mai sẽ có trực thăng đến bốc anh đi Plei Me. Thời gian công tác chưa biết bao lâu.” Tôi ngỡ ngàng giây lát, rồi trấn tĩnh ngay, vì bản tính thứ hai do nếp sống quân ngũ tập thành. Với con nhà lính, mọi chuyện đều bình thường, kể cả những điếu bất ngờ nhất. Hóa ra là trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei Me đang thiếu vắng một người chỉ huy; vị sĩ quan Trưởng Trại đã rời nhiệm sở tác chiến về Sài Gòn theo tinh thần văn thư từ Phủ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương yêu cầu Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt thuyên chuyển gấp đương sự về nơi ấy. Tôi tự nhủ, nếu có gì bất bình thường, thì đó chính là sự kiện Trại Plei Me bỗng dung bị “bỏ ngỏ” không người chỉ huy, chứ không phải bỗng dung tôi bị điều động đến đó để “coi nhà” hộ, chờ sự bổ nhiệm chính thức một tân trưởng trai!
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018
Hà Kỳ Lam: VÀI CHẶNG ĐƯỜNG ÂU CHÂU
Chúng tôi vừa trở lại Paris đầu tháng Ba năm nay. Chẳng phải vì có duyên với thành phố một thời được mệnh danh kinh đô ánh sáng, cũng chẳng phải vì lưu luyến con sông Seine với nhiều cầu bắt ngang hay tương tư tháp Eiffel ngạo nghễ mà duyên dáng. Chỉ vì ở Paris vợ tôi có người bà con sẵn sàng phối hợp du lịch, và sẵn sàng cho chúng tôi tá túc vô điều kiện. Paris đã trở thành bàn đạp du lịch của chúng tôi.
Hai lần trước ghé Paris chúng tôi đã có dịp ngồi xe hơi xuyên miền Nam Pháp sang tận Tây Ban Nha. Lần này chúng tôi đi xuyên miền Bắc Pháp sang Bỉ và Hòa Lan. Và lần này chúng tôi còn có hai dịp đặc biệt nữa: được đi thử tuyến đường Ba Lê - Luân Đôn bằng xe lửa xuyên biển Manche và được gặp gỡ vài văn hữu tại Paris. Với bấy nhiêu sự việc trong một tuần ở Pháp thật cũng hơi “nhiều”, nhưng rất vui.
Hai lần trước ghé Paris chúng tôi đã có dịp ngồi xe hơi xuyên miền Nam Pháp sang tận Tây Ban Nha. Lần này chúng tôi đi xuyên miền Bắc Pháp sang Bỉ và Hòa Lan. Và lần này chúng tôi còn có hai dịp đặc biệt nữa: được đi thử tuyến đường Ba Lê - Luân Đôn bằng xe lửa xuyên biển Manche và được gặp gỡ vài văn hữu tại Paris. Với bấy nhiêu sự việc trong một tuần ở Pháp thật cũng hơi “nhiều”, nhưng rất vui.
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
Hà Kỳ Lam: Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang
Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Đặc
Biệt Plei Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới
Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá
cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời
thoáng điểm và cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác.
Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê
dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây
bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng
chiều dần lan” trong một bài ca nào đó.
Đó là thung lũng Ia Drang, thuộc cực Tây
Pleiku, mà trên bản đồ quân sự là một vùng sơn màu xanh nhạt với những vòng cao
độ không “nhặt”. Địa danh này nhắc nhở nhiều cựu chiến binh Mỹ về trận đụng độ
long trời của Sư Đoàn Một Không Kỵ với lực lượng Bắc Việt, tiếp theo sau trận
thư hùng bảy ngày đêm mà cứ điểm Plei Me vẫn đứng vững. Và đó là thung lũng tử
thần, có lẽ đối với cả đôi bên, tuy rằng Sư Đoàn Một Không Kỵ đã ghi một chiến
thắng.
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016
Truyện Ngắn của O. HENRY, HÀ KỲ LAM dịch: Sau Hai Mươi Năm
O. Henry, tác giả cổ điển Mỹ, tên thật là William Sydney Porter, sinh năm 1862 tại Greensboro, tiểu bang North Carolina, và mất năm 1910 tại New York – nhưng được an táng tại quê nhà. Truyện của O. Henry có lối dàn dựng làm say mê người đọc, và kết thúc bao giờ cũng bất ngờ. Được kể là một trong những cây bút viết truyện ngắn hay nhất của Hoa Kỳ, O. Henry đã để lại cho đời trên 600 truyện.
Viên
cảnh sát trong phiên trực đi dọc đại lộ một cách oai nghiêm. Cái vẻ oai nghiêm
là thường lệ, và không phải làm dáng, vì khách qua đường thưa thớt. Chưa tới 10
giờ đêm, nhưng những cơn gió lạnh với mưa lất phất đã khiến đường phố vắng vẻ.
Vừa đi
vừa kiểm soát các chốt cửa nhà phố, tay tung chiếc dùi cui quay tròn với những
động tác phức tạp và điệu nghệ, chốc chốc lại dõi nhìn con lộ yên tĩnh, viên cảnh
sát với hình dáng khỏe mạnh và dáng đi hiên ngang đã tạo một hình ảnh tuyệt vời
của kẻ bảo vệ sự an bình. Vùng nầy là một nơi người ta đóng cửa nghỉ đêm sớm.
Thỉnh thoảng mới thấy ánh đèn của một tiệm bán thuốc lá xì-gà, hay đèn của một
tiệm ăn mở cửa thâu đêm; nhưng phần lớn cửa nẻo của tiệm quán đều đã cửa đóng
then cài từ chặp tối rồi.
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016
Truyện của HÀ KỲ LAM: MỘT CHUYỆN LẨN THẨN
Hà Kỳ Lam tại Trường Bộ Binh Hoa Kỳ (USAIS) ở Ft. Benning, GA, tháng 12/1974
Long hân hoan bước đi trên vỉa hè đường Ngô Quyền, thị xã Mỹ Tho. Lâu lắm, ngót ba mươi năm rồi, chàng mới trở về thành phố nầy, thành phố đã chứng kiến những bước chập chững vào đời của chàng – nơi chốn đã chứng kiến niềm xúc cảm của chàng trai lãnh những đồng lương đầu tiên trong đời mình, những đồng tiền đầu tiên do công lao học hành, do “cơm cha áo mẹ chữ thầy” mang lại! Cái thành phố đầu tiên đón nhận người giáo sư trẻ mới ra trường ấy lại là nơi chứng kiến mối tình đầu đời của chàng khai sinh: Điệp.
Và Long đang bước những bước
bồi hồi, rộn rã trên lối đi quen thuộc ngày xưa để thăm lại Điệp. Mấy mươi năm
qua mà tâm hồn lẫn thể xác chàng vẫn còn những háo hức, những sung mãn, những bén
nhạy của thuở mới lớn. Đây rồi, khoảng sân trước của nhà Điệp. Nhưng sao nhiều
cây thế, toàn loại cây lá nhỏ như cây chùm ruột, và trồng không hàng lối, thậm
chí trồng ngay trên lối vào nhà. Long đã phải luồn lách qua các thân cây mới đến
được cửa nhà. Hình như chàng có lẩm bẩm vài tiếng than phiền về lối trồng cây tắc
trách này, vì chàng vừa nghe ông bố Điệp lên tiếng, “cứ lên Đoàn mà khiếu nại.”
À, ông bố Điệp mới lạ lùng: ông đứng rình rập ở đâu đó để nói cái “ý kiến” khiếu
nại, xong lại biến mất, và lúc Long bước vào nhà mới lại thấy ông ta. Chàng
cung kính chào ông, rồi tiến sâu vào trong chàng gặp mẹ của Điệp. Bà cụ vẫn khả
ái, hiền từ như xưa, còn ông cụ vẫn khó ưa như cũ! Rồi Long hỏi thăm về Điệp. Bà
cụ thản nhiên nói, “cháu nó đi về rồi”. Long chẳng hiểu lắm câu nói của bà ta
nhưng vẫn thản nhiên bước vào căn buồng của Điệp. Chàng nhìn thấy Quyên, cô bạn
hàng xóm của Điệp, nằm trên giường, mắt nhắm nghiền như đang ngủ nhưng môi bỗng
mấp máy, “em vừa mới chết”. Điều lạ lùng là Long thấy người con gái nằm đó là Điệp,
mặc dù khuôn mặt là Quyên! Long nghẹn ở cổ, không thốt được một lời, nhìn chỗ
khác. Bỗng chàng nhận ra một thanh niên nãy giờ vẫn ngồi ở đầu giường của Điệp,
mà lúc mới vào không kịp quan sát bao quát nên chàng đã không thấy. Thanh niên
kia khẽ gật đầu chào Long. Rồi Long thấy khó chịu nhận ra hắn ta là tình địch cũ
của mình. Quái, chỉ khoảnh khắc sau gương mặt của anh chàng lại hiện nguyên hình
cậu bạn trai của Lan, con gái út của Long bây giờ. Chàng hơi ngỡ ngàng: tận bên
Mỹ, thằng này dẫn xác về đây làm cái giống gì thế nầy? Rồi Long nói lí nhí vài
tiếng với hắn, và buồn cười là chàng không biết mình đang nói gì, chỉ biết chàng
không thấy thoải mái chút nào với sự hiện diện của thằng nhóc này ở đây.
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016
Hà Kỳ Lam - Người Láng Giềng
Trong mười năm trên đất Mỹ nầy gia đình tôi đã đổi chỗ ở năm lần, kể cả chỗ ở đầu tiên được đúng hai ngày, và ba chỗ ở khác mỗi nơi trên một năm và không quá hai năm. Riêng chỗ ở hiện tại, chỗ ở thứ năm, đã chiếm hết phân nửa thời gian trong tổng số mười năm qua, vì chúng tôi quyết tạo dựng cơ ngơi tại đây. Và cũng chính tại chỗ nầy chúng tôi mới cảm được láng giềng là “gì”. Bốn chỗ ở trước nằm trong một thành phố lớn, Philadelphia thuộc Pennsylvania, mà cuộc sống xô bồ, tất bật làm cho con người chẳng buồn để ý đến nhau. Với lại, thị dân thì bao giờ tâm hồn cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận hơn, không cứng nhắc như những người tỉnh lẻ. Đó hầu như là định luật của các đô thị lớn. Cả với Sài Gòn của chúng ta ngày xưa nữa. Họ chấp nhận mọi người với những dị biệt riêng; họ xem những khách thập phương luân lưu – đi và đến – như một phần của cư dân thành phố.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Hà Kỳ Lam - Chiếc Bàn Học
Cháu xin tặng
chú Hoàng
Tôi ngồi đối diện chú tôi qua chiếc bàn hình chữ nhật. Mặt bàn ánh lên một màu đen của gỗ lâu năm. Chúng tôi nhìn nhau. Cả hai đều khó tin còn có ngày gặp lại nhau như hôm nay. Ngót ba mươi năm rồi còn gì.
Chú
tôi vẫn gầy như thuở nào, từ hồi còn là một thanh niên, đến khi thành một người
đứng tuổi, và bây giờ là một người già nua. Không biết trong ba mươi năm tôi xa
vắng có khoảng thời gian nào chú mập mạp lên không, chứ tôi vẫn tin chú đã chẳng
bao giờ “phát tướng” như nhiều người khi bắt đầu qua khỏi thời kỳ thanh niên. Có
điều lạ là tôi không thấy cái tuổi bảy mươi trên gương mặt chú; chú không có vẻ
một ông già bảy mươi. Những người có da có thịt khi về già gầy đi dễ có nhiều nếp
nhăn trên mặt; chú tôi không như thế. Nhưng chú cũng không thể xui người ta nghĩ
mình chỉ chừng sáu mươi. Với tôi, chú là người lớn không có tuổi. Có lẽ tại tôi
đang nhìn chú bằng ký ức. Từ lúc nào không biết, khi tôi bắt đầu biết chú trong
căn nhà của ông bà nội tôi thì chú đã là “người lớn” đối với cậu bé con là tôi.
Chú là thần tượng của tôi ngày nhỏ. Dong dõng cao, ngực nở nang, bụng thon thon
mỗi khi chú ở trần, mái tóc biếng chải rẽ ngôi bên trái, với mấy sợi tóc xoã xuống
một phần vừng trán không cao lắm đã là hình ảnh một người trẻ trung mà tôi ao ước
khi lớn lên mình cũng sẽ được như thế.
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016
Hà Kỳ Lam - Sông Thu Bồn
![]() |
Bãi Bình Yên - bên kia sông (tả ngạn sông Thu Bồn) |
Tác giả xin cám ơn anh Lê Minh Đình,
người bạn học thuở thiếu thời dưới mái trường tiểu học ở Phú Gia, Quế Sơn, về
những đóng góp ký ức quý báu liên quan đến tên và vị trí làng xã ven bờ Thu Bồn.
HKL.
Địa hình tỉnh Quảng Nam không có
điều kiện cho những con sông dài. Là một phần của “thắt lưng” miền Trung hẹp, dựa
lưng vào Trường Sơn, trông ra Biển Đông, sông ngòi của Quảng Nam rất ngắn. Thực
ra Quảng Nam chỉ có con sông chính là dòng Thu Bồn phát nguyên từ núi Ngọc Lĩnh
thuộc tỉnh Kontum, với các phụ lưu là sông Tiên, sông Tranh từ vùng Tiên Phước,
và sông Vu Gia từ vùng Đại Lộc nhập vào. Nhưng theo một tài liệu địa lý được xuất
bản ở hải ngoại vào khoảng 1988, cuốn địa lý đại cương “Việt Nam Mến Yêu” của
soạn giả Phạm Thăng, thì chính sông Thu Bồn lại là phụ lưu của một con sông khác,
sông Buông, phát nguyên từ núi A Tuất tại biên giới Lào-Việt và chảy ra Biển Đông
tại Cửa Đại gần Hội An. Nhìn bản đồ trong cuốn sách ấy, tôi thấy con sông Buông
từ biên giới Lào-Việt chảy về hướng Đông, đến khu vực núi non của vùng mạn ngược
Quảng Nam nhận một nhánh sông bên hữu ngạn đổ vào – sông Thu Bồn - rồi xuôi dòng
ra biển. Tự nhiên tôi thấy “bất bình” với điều mình đọc được. Tôi bênh dòng Thu
Bồn. Sông Buông mới là phụ lưu. Con sông Thu Bồn đẹp đẽ, bề thế của vùng địa
linh nhân kiệt Quảng Nam không làm phụ lưu cho ai cả! Nhưng thôi, chuyện địa lý
địa dư để hạ hồi phân giải. Chỉ cần biết rằng tự nghìn xưa dòng Thu Bồn là một
hiện hữu được công nhận trong non nước Quảng Nam, và trong vùng trời thơ ấu của
tôi là đủ rồi.
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
HÀ KỲ LAM - CÂU CHUYỆN GIỮA TRỜI
Truyện Ngắn
Những tảng mây khổng
lồ nhiều tầng, trắng như bông gòn, lơ lửng trong bầu trời xanh lơ qua cửa sổ
máy bay, ở một tầm nhìn gần kề không thể có được từ mặt đất, đã thôi thúc ông
hành khách già lôi chiếc máy ảnh Polaroid trong túi xách tay dưới chân ghế
ngồi. Ông muốn ghi lại cảnh trí này. Mây chập chùng trải rộng thành một bề mặt
mênh mông; và bao trùm lên nền mây khói ấy là một màu xanh phơn phớt của bức
màn trời cong vút huyền ảo chụp xuống. Người nữ tiếp viên phi hành trong trang
phục áo dài Việt Nam màu hồng nhạt vẫn đứng cạnh cửa sổ mải mê nhìn ra ngoài
kia. Ô hay, tại sao phải chờ cô ta rời bỏ khung cửa. Ông Khanh, người khách già
ấy, đưa máy ảnh lên ngắm và thu toàn bộ khung trời qua cửa sổ vào máy, cả khuôn
mặt nhìn nghiêng của người con gái. Máy tự động đẩy tấm phim vừa ghi hình nhô
qua khe phía trước, bên dưới khẩu kính của máy. Ông Khanh dùng tay phải kéo nốt
tấm phim còn nguyên màu trắng đục, chưa có nét hình nào kịp hiện lên. Cô gái,
như sực nhớ mình đã nhìn trời mây khá lâu, quay phắc lại, nhoẻn một nụ cười
tươi nhưng ngượng ngập với ông khách rồi tiến về phía cuối máy bay. Hiển nhiên
cô ta không hay biết gì về sự việc chụp ảnh kia.
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015
HÀ KỲ LAM - MƯA GIÓ XA MUÔN TRÙNG
Qua truyện này tác giả xin thắp mộtnén hương lòng cho nhạc sĩ Văn Cao
Mới hơn tám giờ tối mà mọi
nhà trong khu quận lỵ nhỏ bé nầy đều cửa đóng then gài. Chỉ có ánh đèn le lói
qua các khe hở của vách ván là dấu hiệu người ta còn thức. Mưa vẫn nặng hạt và
đều đều, với từng cơn gió thỉnh thoảng đẩy làn mưa thành những đường chỉ buông
xiêng xiêng trước ánh đèn xe. Có lẽ một phần vì tình hình chiến sự có vẻ bất ổn
sau một loạt đột biến như các vụ di tản chiến thuật ở Miền Trung, rồi ở Cao
Nguyên, và một phần vì trời mưa, nên người dân ở đây đi nghỉ sớm. Chiếc xe jeep
nhà binh dừng trước một căn nhà mái tôn với ánh đèn bên trong hắt qua các khe của
cửa sổ lá sách đã đóng lại. Rạng nhảy ra khỏi xe, và tài xế cho xe lao đi. Chàng
dò dẫm mấy bực thềm trước khi có thể chạm tay vào cánh cửa. Chàng đứng im nghe
ngóng mấy giây. Im phăng phắc - không có lấy một tiếng xầm xì bên trong. Dán mắt
vào một khe hở của vách ván, Rạng vừa thoáng thấy bóng dáng Trâm đang ngồi chấm
bài bên ngọn đèn dầu. Trâm là một cô giáo mấy năm nay.
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015
Truyện của HÀ KỲ LAM - VÙNG ĐÁ NGẦM
LỜI GIỚI THIỆU. Ngày 30 tháng 4 lại sắp đến. Trong khi cộng đồng người Việt tỵ
nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới đang tưởng niệm biến cố lịch sử đau thương ấy
bốn mươi năm xưa của Miền Nam Việt Nam (VNCH), ký ức về hiện tượng thuyền nhân
trên Biển Đông cũng được khơi dậy, vì đó là một hệ quả không thể tách rời của
biến cố kia.
Từ sau 30-4-1975 - sau ngày VNCH bại trận trong cuộc chiến Việt
Nam 1954-1975 - hàng trăm nhìn người Việt đã liều lĩnh trốn khỏi nước bằng đường
biển trên những chiếc xuồng máy nhỏ bé, mong manh. Những hành trình nầy – mà ngôn
ngữ thời ấy gọi là “vượt biên” – là những cuộc đào tẩu gian nan, đầy hiểm nguy,
bất trắc. Một số người may mắn tới được bến bờ, hay được cứu trên biển; một số
không nhỏ đã bị tử vong trên biển vì bệnh tật, đói khát, bão tố… Theo báo cáo của
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, khoảng 840 nghìn người Việt vượt biển tìm tự do, đã
tới được bến bờ, và khoảng 250 nghìn người đã bỏ mạng trên đường đi.
Truyện “Vùng Đá Ngầm” của Hà Kỳ Lam không phải là sản phẩm của
tưởng tượng, hay hư cấu văn chương. Tác giả đã ghi lại mọi chi tiết trung thực
từ đầu đến cuối của một chuyến vượt biên qua lời kể của một nhân chứng sống! Ông
đã trình bày thiên ký sự nầy dưới dạng một truyện ngắn để gây hứng thú cho người
đọc. Chỉ có danh tính nhân vật trong cuộc được biến đổi để tôn trọng sự riêng tư
của họ. Nhân dịp “Tháng Tư Đen” lại về, chúng tôi xin đăng lại
“Vùng Đá Ngầm” của Hà Kỳ Lam, một câu chuyện thật về thuyền nhân, để cống hiến
quí độc giả. DĐTK.
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015
HÀ KỲ LAM - HOÀNG HÔN TRÊN THUNG LŨNG IA DRANG
LỜI GIỚI THIỆU.- Truyện ngắn “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” được nhà văn Hà Kỳ Lam sáng tác năm 1996. Theo yêu cầu của website Vietquoc, tác giả đã dịch truyện nầy sang Anh ngữ. Xuất hiện trên website Vietquoc, “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” đã được các websites Anh ngữ chú ý, và ít nhất 3 websites Mỹ và 1 website Canada đã đăng lại truyện nầy, và ghi rõ nguồn là vietquoc. Có thể do truyện được viết về chốn chiến trường xưa mà nhiều độc giả cựu chiến binh Mỹ đã tìm đọc, hay vì một sắc thái nào đó mà độc giả của một nền văn hoá khác yêu thích, truyện ngắn “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” đã gia nhập vào dòng chảy chung của liên mạng qua bản dịch Anh ngữ. Chúng tôi xin hân hạnh đăng lại truyện nầy và bản dịch Anh ngữ để cống hiến quý bạn đọc. - DĐTK.
Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Plei Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời thoáng điểm và cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác. Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng chiều dần lan” trong một bài ca nào đó.
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015
Hà Kỳ Lam - BÊN BỜ THÁC YALY
Cái trò uống rượu vậy
mà đôi khi đâm ra hay – năm ngoái nó đã đem lại cho tôi một câu chuyện thật lý
thú. Vị trưởng lão trong bàn nhậu là người mà tôi không thể nào ngờ lại có ngày
cung cấp cho tôi nguyên cả một truyện ngắn, từ đầu đến cuối, có phân đoạn, có bố
cục chặt chẽ! Tôi biết ông ta khá lâu trước đó, nhưng không nghĩ có ngày cùng
ngồi một mâm, một chiếu với ông. Lý do đơn giản là cách biệt tuổi tác. Và trong
số năm thính giả đêm đó không biết có ai còn giữ lại trong ký ức câu chuyện “tầm
phào” kia như tôi!
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
CHIẾC TRỰC THĂNG CUỐI NĂM
Bút
ký của HÀ KỲ LAM
![]() |
Hình minh họa: internet |
Tôi có mặt ở Huế vào những ngày cuối của một năm
âm lịch, những ngày thiên hạ đang chuẩn bị đón tết nguyên đán Mậu Thân 1968. Từ
tiền đồn Plei Me, tôi bay ra đất Thần Kinh vì một việc liên quan đến tòa án
trong hai ngày. Xong việc vào ngày hai mươi bảy tháng Chạp âm lịch, tôi vội vã
tìm phương tiện vận chuyển để về lại đơn vị. Trong hai ngày ở Huế tôi tá túc tại
nhà cô em họ ngay trong khuôn viên trường nữ trung học Đồng Khánh – cô ấy là Hiệu
Trưởng. Thấy tôi nôn nóng muốn rời Huế, cô em họ đã phải lên tiếng, “người ta mong có dịp được ăn Tết ở thành phố, còn
anh thì nôn nóng về rừng!”
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Hà Kỳ Lam - Con Chó Ðại Ðan Mạch
Để tưởng nhớ Sandy, con chó thân yêu.
Mỗi lần có việc
phải chạy xe trên đoạn đường này, ngang qua
trước căn nhà mang số 1384, một căn nhà màu trắng với hàng rào màu xanh
lá cây vây quanh, hông nhà bên phải có một khoảng vườn rộng, thì y như rằng ông
Tư phải nhìn vào. Mười lần như chục, không bao giờ ông quên nhìn vào khuôn viên
nhà đó để mong thoáng thấy con chó thần tượng cho “đỡ nhớ”. Căn nhà này chỉ cách
nhà ông Tư khoảng mười ô vuông phố xá, nhưng vì nó ngăn cách bởi một đại lộ rộng
thênh thang nên trông có vẻ cách trở dịu vợi, chứ thực ra cũng chẳng xa gì mấy. Với lại, vì không thuận đường đi lại
trong sinh hoạt hằng ngày của mình nên ông Tư vẫn thấy nó xa xôi. Vì vậy, đi
qua chỗ đó mỗi ngày là một “kỳ công”, và ông Tư cũng không có hơi sức đâu mà khổ
công như thế, dù ông rất thích con chó của chủ nhà. Mà hình như chủ nhân cũng ít
khi để con chó ra ngoài vườn dạo chơi, vì so với số lần ông Tư chịu khó chạy xe
trên lộ trình này với số lần ông được trông thấy con chó đó, thì là một tỷ số
quá chênh lệch. Nhưng hôm nay ông Tư may mắn, vì lúc ông lái xe gần đến căn nhà
thì con chó đang đứng đó. Vừa thoáng thấy bóng dáng màu đen, cao và thon như
con ngựa giữa khu vườn chung quanh có hàng rào lưới kim khí bao bọc, ông Tư đạp
thắng xe, cho xe cặp sát lề đường bên phải và đổ hẳn lại. Ông ngồi trong xe nhìn
qua cửa kính phía bên kia để quan sát con chó khổng lồ lông đen tuyền cũng đang
trố mắt nhìn ông. Khoảng cách từ chỗ nó đứng - giữa khu vườn - đến chiếc xe của
ông Tư độ năm mươi thước. Ông có thể nhìn nó rất rõ. Thế nhưng con chó không bằng
lòng với vị trí đứng của nó, và thoăn thoắt đi về phía hàng rào, nghĩa là đến gần
chiếc xe của ông Tư hơn. Đoạn, nó nhẹ nhàng chồm lên, hai chân trước tựa lên hàng
rào mà chiều cao cũng đã lên đến hơn một thước. Như vậy, bây giờ ở vị trí thẳng
đứng chứ không phải ở thế đường chân trời của loài bốn chân, cái phần thân thể
của con vật từ vai trở lên đã vượt khỏi chiều cao của hàng rào. Cái đầu khổng lồ
với chiếc mõm vuông vức to không kém đang hướng về ông. Cặp mắt nó, không nhỏ tí
hí như mắt heo, nhưng cũng không to quá và lộ như mắt của vài loại chó nhỏ mà
diện mạo xấu xí và dữ tợn, toát ra một vẻ thân thiện, hiền lành và quí phái. Ông
Tư hài lòng về sự xê dịch của con chó, vì nhờ thế ông được gần nó hơn. Thân thể
nó trông chắc nịch với những đường bắp thịt cuồn cuộn ở hai đùi sau, ở hai vai,
ở chiếc cổ lớn và ngẩng cao. Lông nó rất ngắn, bóng loáng, ôm sát da và đen nhánh
không một chấm trắng, dù chỉ bằng hạt cát.
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
Hà Kỳ Lam - Ði Tìm Dáng Thu Vermont
![]() |
Rừng thu Vermont |
Tặng đôi bạn vong niên Tạ Xuân Khoa & Bích Lâm - HKL
Từ lâu chúng tôi vẫn nuôi ý định sẽ viếng thăm vùng Tân Anh Cát Lợi (New England) để ngắm phong cảnh mùa thu “huyền thoại” nơi đây; nhưng cuộc sống trước mặt như bánh xe lăn quay làm chúng tôi bận rộn hết chuyện nọ đến chuyện kia, nên chưa thực hiện được điều dự định. Thế rồi mới đây, vợ chồng người bạn, đôi bạn vong niên Tạ Xuân Khoa và Bích Lâm, bỗng có nhã ý rủ vợ chồng chúng tôi tham dự chuyến du lịch “bỏ túi” 4 ngày tại tiểu bang Vermont để ngắm rừng thu và xem nhiều thứ khác. Lời mời gọi đúng lúc, chúng tôi hưởng ứng ngay, không chút do dự.
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Owen Ullmann - Chiến Công Phi Thường Của Những Con Người Bình Thường
![]() |
Owen Ullmann, Chủ Nhiệm nhật báo USA TODAY |
Hà Kỳ Lam dịch
Ngày 6-6-2014 vừa qua, các nguyên thủ Mỹ và đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến đã gặp nhau tại Normandy, Pháp, để kỷ niệm lần thứ 70 trận chiến Normandy, bước ngoặc quan trọng dẫn đến chiến thắng của Đồng Minh, đánh bại Đức Quốc Xã ở Âu châu. Trận Normandy là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong Thế Chiến Thứ Hai, bao gồm trên 3000 tàu hải quân lớn nhỏ từ biển đánh vào, và trên 8000 quân nhảy dù nhảy xuống sau lưng địch. Tổn thất về phiá Mỹ là khoảng trên 9000 tử trận. Xin chuyển ngữ bài viết ngắn sau đây của Owen Ullmann, Chủ Nhiệm nhật báo USA TODAY, để cống hiến quý độc giả. HKL
Tôi nhớ ở học đường mình đã biết được
cái tầm quan trọng của ngày N như là bước ngoặc trong Đệ Nhị Thế chiến dẫn đến
việc Đồng Minh đánh bại Đức Quốc Xã ở Âu châu. Nhưng mãi đến khi đích thân mình
được viếng chốn xưa ấy cách nay đúng 30 năm, tôi mới nắm được cái thành tích
ngoài sức tưởng tượng mà những chiến binh đổ bộ vào bờ biển Normandy đã thực hiện
được. Tôi là phóng viên tháp tùng Tổng Thống Reagan, người đã đọc một trong những
bài diễn văn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp chính trị của mình để đánh dấu kỷ niệm
lần thứ 40 của cuộc đổ bộ ấy.
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
HÀ KỲ LAM - MỘT CHUYẾN VƯỢT BIỂN
LTS. Bài này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, A Sea Escape, của nhà văn Hà Kỳ Lam, do chính tác giả chuyển ngữ. Bản tiếng Anh được đăng ngay dưới bài dịch này, với đầy đủ các hình ảnh liên quan đến chuyến vượt biển. - DĐTK
“Tam thập lục kế, đào vi thượng sách.” Câu nói cổ xưa ấy của người Trung Hoa vẫn thường trở về trong tâm trí những người Việt đang tuyệt vọng dưới chính quyền mới của người cộng sản sau khi Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam) thua trận vào tháng Tư năm 1975. Và đào thoát bằng đường biển là phương cách được lựa chọn bởi đa số những người Việt muốn bỏ nước ra đi, kể cả gia đình tôi. Cuộc trốn thoát khỏi Việt Nam của chúng tôi là một hành trình kỳ lạ với tất cả những bất trắc hiểm nghèo của nó. Nếu không vì tự do, và không vì mưu cầu cơ hội cho con cháu mình được sống trong một xã hội có nhân quyền, nhân phẩm, thì chúng tôi đã không liều lĩnh như thế, và đã không phải đau khổ mà quyết định bỏ lại mọi thứ, mọi nguời thân yêu để ra đi.
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
Hà Kỳ Lam - Núi vẫn xanh
Một lần nữa, ngày 30 tháng Tư lại sắp về, gợi nhớ kết thúc nghiệt ngã của chiến tranh Việt Nam 39 năm trước. Truyện ngắn sau đây ghi lại những nét bi tráng của người lính Việt Nam Cộng Hòa trong giờ thứ 25 của cuộc chiến năm xưa.
![]() |
Hai mươi cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là bốn, năm mươi cây số đường núi mà tốc độ di chuyển băng rừng có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới 7 cây số một ngày.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)