Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Thụy Khuê: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long: Chương 16: II- Những người Pháp đến giúp Nguyễn Vương
Sau khi đã tạm xác định được tên những người Pháp đã thực sự đến Nam Hà trong khoảng 1789-1790, một số được nhận văn bằng cai đội của Nguyễn Ánh, chúng tôi sẽ lần lượt tìm lại tiểu sử và công lao của họ, trong phạm vi tư liệu cho phép.
Nhưng trước thời điểm 1789-1780, còn
hai người nữa, là Joang (Jean) và Mạn Hoè (Manuel).
Người có công lớn nhất, đã chiến đấu
với Tây Sơn đến cùng và đã tử trận, được các sử gia triều Nguyễn ghi tên là Mạn
Hoè. Và trước ông, còn một người nữa, là Joang (Jean) ít ai biết đến, nhưng chuyện
Joang được ghi lại Sử Ký Đại Nam Việt và Cosserat trong bài Notes biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long, BAVH, 1917, III, t. 169) cũng tìm thấy giáo sĩ
Houillevaux (Bouillevaux) có nhắc đến Joang trong cuốn L'Annam et le
Cambodge. Sử Ký Đại Nam Việt đặt sự kiện này vào khoảng 1777-1778. Houillevaux
đặt sự kiện vào khoảng 1782, cho nên Cosserat xếp Joang sau Mạn Hoè. Chúng tôi
cho rằng Sử Ký Đại Nam Việt có lý hơn, vì vậy đưa Joang lên hàng đầu trong danh
sách những người đã đến giúp Nguyễn Ánh.
Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015
Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long: Chương 15: Học giả Cadière và tập san Đô Thành Hiếu Cổ (tiếp theo)
Sự "xác định" công trạng người Pháp giúp Nguyễn Ánh lấy lại ngai vàng
Mở đầu là một xác quyết vô bằng chứng: những vị
sĩ quan Pháp đã đến đây vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cứu nguy Gia
Long và đã giúp ông hoàng này lấy lại được vương quốc. Rồi tới ngay
đoạn văn "nổi tiếng" của Maybon, được khắp nơi trích dẫn: "Không
thể chối cãi được rằng họ đã góp phần rộng lớn vào chiến thắng của Gia Long
(...) Họ đã xây dựng một ngành hải quân theo lối Tây phương, thành lập các thủy
thủ đoàn; huấn luyện quân lính, đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập cấp chỉ
huy; đúc đại bác, dạy cho người Việt cách dùng trái phá, lập đội pháo binh dã
chiến mà sự lưu động khiến quân Tây Sơn khiếp sợ; họ đã xây dựng các thành
đài" (Maybon, Histoire moderne du pays d'Annam, t. 279).
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
Chương 13: Tôn Thất Hội, Trần Văn Học, Vũ Viết Bảo, những người giúp vua Gia Long trong việc đắp thành đất Gia Định và Diên Khánh
Theo bản đồ in ở trang 184
và trang 229, trong cuốn Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, do
Nguyễn Đình Đầu sưu tập và vẽ lại, ta thấy thành Bát quái Gia Định, còn
gọi là thành Qui, nằm trong khung vuông giới hạn bởi các đường Lê Thánh Tôn,
mặt tiền, Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng), mặt hậu; Nam Kỳ Khởi Nghiã (Công
Lý) và Đinh Tiên Hoàng.
Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long - Chương 2
MỤC LỤC
Chương 1: Chương 1: Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc
Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 - (Phần 1) - tt
Chương 4: Tác phẩm của John Barrow (1764-1848) - (Phần 1)Chương hai
Giới
thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị
Bộ sách lịch sử "Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và cuộc chiến
chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn" xin gọi tắt là Nguyễn Văn Tường
của Nguyễn Quốc Trị, do tác giả xuất bản năm 2013 tại Maryland, Hoa Kỳ, đáp ứng
đúng nhu cầu nhìn lại và viết lại lịch sử.
Cảm tưởng đầu tiên của người đọc là sự ngạc nhiên trước một công trình
nghiên cứu mới mà từ lâu những người quan tâm đến lịch sử vẫn hằng chờ đợi,
không chỉ đối với giai đoạn hiện đại, mà cả về cuộc chiến chống Pháp của nhà
Nguyễn, bởi hầu hết chúng ta, vì thiếu sách sử, vì không đọc được chữ Hán, vì
kém Pháp văn, đã trưởng thành trong tình trạng thiếu hiểu biết lịch sử nước
mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)