Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018
Ngọc Lan: 28 THÁNG 7: ‘Mẹ Vắng Nhà’ – phim bị cấm chiếu ở Việt Nam sẽ ra mắt tại báo Người Việt
Phim "Mẹ Vắng Nhà" sẽ đươc chiếu tại Tòa soạn Nhật Báo Người Việt vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 28 tháng 7 năm 2018. Vào cửa miễn phí.
“Mẹ Vắng Nhà” – cuốn phim tài liệu bị cấm chiếu ở Việt Nam và Thái Lan sẽ được trình chiếu lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy, 28 Tháng Bảy, 2018, tại hội trường nhật báo Người Việt, 14771 Moran St. Westminster, CA 92683.
“Mẹ Vắng Nhà” do VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment, tức “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại”) phát hành vào Tháng Sáu vừa qua.
“Mẹ Vắng Nhà” được chiếu ra mắt lần đầu tiên tại Trụ Sở Phóng Viên Ngoại quốc ở Thái Lan (FCCT) vào ngày 27 Tháng Sáu cho báo giới tại đây xem và gây nên sự xúc động nơi những phóng viên, nhà báo có mặt.
Nhưng khi bộ phim quảng cáo chiếu rộng rãi lần thứ hai, cũng tại Thái Lan, vào ngày 4 Tháng Bảy, cho nhiều người được đến xem theo đề nghị của chủ tịch FCCC, thì Đại Sứ Quán Việt Nam tại Bangkok lên tiếng, buộc chính phủ Thái Lan phải ra lệnh cấm chiếu “Mẹ Vắng Nhà.”
Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017
Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017
Phạm Phú Minh: NHỮNG GÌ THẤY ĐƯỢC ‘TRONG ĐỐNG TRO TÀN’ CỦA TRẦN VĂN THỦY
Theo sự hiểu biết của tôi thì nhà
văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt
Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu
Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một
chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn
nhiều nơi trên thế giới.
Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế?
Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc
tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên
của một cuốn phim Mỹ: From Here To
Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes -Cho đến khi
nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng
ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong
xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và
mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được
lên ngôi.
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Uyên Thao: Đọc ‘Việt Nam, Mãnh Hổ hay Mèo Rừng’ của Phạm Văn Thuyết
Phạm Văn Thuyết có thể là cái tên xa lạ với nhiều người Việt Nam ngay lúc này. Nhưng cái tên Phạm Văn Thuyết chắc chắn rất gần gũi với nhiều thế hệ sinh viên Luật Khoa tại Sài Gòn từ thập niên 1960 và cũng quen thuộc với không ít người ngoại quốc tại nhiều quốc gia trên thế giới từ Nam Mỹ qua Đông Âu tới Phi Châu và Á Châu từ sau năm 1975.
Lý do là từ
thập niên 1960, Phạm Văn Thuyết là một giảng sư tại đại học Luật Khoa Sài Gòn
và từ 1975 tới 2007, Phạm Văn Thuyết là một chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới –
World Bank, từng nhận lãnh công tác tại 25 quốc gia Âu – Á – Phi – Mỹ.
Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016
Nguyễn Đức Tùng - Trung-Việt Việt-Trung, Kỳ Vọng Của Tiểu Thuyết
Tháng Mười năm ngoái, 2015, ở Hàng Châu, một người chủ hiệu xe hơi sang trọng, nói tiếng Việt khá lưu loát, pha tiếng Anh, trong cuộc trò chuyện rất lan man đã hỏi tôi rằng tại sao Việt Nam mang ơn Trung Quốc trong chiến tranh mà nay lại thường chống đối họ như vậy?
Tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung lại còn lan man
hơn nữa, nhưng là một tận cùng đứng đắn của sự lan man. Tôi nghĩ, đó cũng là cố
gắng trả lời câu hỏi của ông bạn người Hoa mới quen kia. Đọc cuốn sách của Đỗ
Quyên, tôi có đôi điều mừng, hứng khởi, và vài lo lắng nghĩ ngợi. Cuốn sách là
một kiểu mẫu thể loại mới. Tác giả có ý phối hợp rõ ràng giữa năm loại khác
nhau trong một: tiểu thuyết, thời sự, chính luận, khoa học giả tưởng, và các comment như chúng ta thường đọc ở báo điện
tử hay trên facebook. Loại thứ năm là một loại hình diễn ngôn mới, chưa hẳn văn
học, nhưng ngày càng phổ biến. Đặc điểm của thể này là tùy bút, pha tạp, rất cá
nhân, ít chịu trách nhiệm, nhưng cung cấp những thông tin và bình luận nhiều
khi đặc sắc hơn cả phương tiện quy ước.
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015
GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRÊN BÁO NGƯỜI VIỆT ONLINE
Thưa quý độc giả,
Cuối tuần này, chúng tôi mời quý vị ghé thăm một số trang nhà chứa đựng rất nhiều tài liệu văn học.
1. Thư viện của báo Người Việt Online: http://www.nguoi-viet.com/thuviennguoiviet/index.asp
Khi bấm vào đường dẫn trên đây, quý vị sẽ lần lượt gặp các tờ báo sau đây, đầy đủ từ số đầu tới số cuối: Nam Phong, Thanh Nghị, Phong Hóa, Ngày Nay, Tri Tân, Văn Hóa Ngày Nay và Thế Kỷ 21. Bấm vào mỗi số báo mà quý vị chọn, tất cả các trang báo sẽ lần lượt hiện ra với thao tác nhẹ nhàng của quý vị.
2. Thư viện của Viện Việt Học: http://www.viethoc.com/van-hoc
Quý vị sẽ gặp tủ sách văn học đồ sộ của Tự Lực Văn Đoàn, và có thể đọc tác phẩm mà quý vị chọn.
3. Toàn bộ tạp chí Văn Học (California, Hoa Kỳ) mới được số hóa: http://tapchivanhoc.org
Kính chúc quý độc giả một chuyến khám phá thú vị các tác phẩm văn học với nhiều màu sắc khác nhau.
Cuối tuần này, chúng tôi mời quý vị ghé thăm một số trang nhà chứa đựng rất nhiều tài liệu văn học.
1. Thư viện của báo Người Việt Online: http://www.nguoi-viet.com/thuviennguoiviet/index.asp
Khi bấm vào đường dẫn trên đây, quý vị sẽ lần lượt gặp các tờ báo sau đây, đầy đủ từ số đầu tới số cuối: Nam Phong, Thanh Nghị, Phong Hóa, Ngày Nay, Tri Tân, Văn Hóa Ngày Nay và Thế Kỷ 21. Bấm vào mỗi số báo mà quý vị chọn, tất cả các trang báo sẽ lần lượt hiện ra với thao tác nhẹ nhàng của quý vị.
2. Thư viện của Viện Việt Học: http://www.viethoc.com/van-hoc
Quý vị sẽ gặp tủ sách văn học đồ sộ của Tự Lực Văn Đoàn, và có thể đọc tác phẩm mà quý vị chọn.
3. Toàn bộ tạp chí Văn Học (California, Hoa Kỳ) mới được số hóa: http://tapchivanhoc.org
Kính chúc quý độc giả một chuyến khám phá thú vị các tác phẩm văn học với nhiều màu sắc khác nhau.
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Trangđài Glassey-Trầnguyễn - Tính Trung Thực về Lịch Sử trong “một cơn gió bụi"
![]() |
Lệ Thần Trần Trọng Kim |
Đã được tác giả trình bày trong buổi ra mắt sách Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim ngày 24/5/2015 tại Việt Báo, Little Saigon
Xin trân trọng kính chào Quý Vị,
Khi Ban Tổ Chức nhờ tôi góp lời trong buổi ra mắt sách “một cơn gió bụi" của Học giả Trần Trọng Kim, tôi dự định sẽ trình bày đôi điều về những đóng góp quan trọng của ông trong tiếng Việt và giáo dục. Tôi muốn viết từ kinh nghiệm một người dạy tiếng Việt từ khi mới qua Mỹ, và từ những công việc tôi được tham gia gần đây nhất liên quan đến chương trình giáo dục song ngữ Anh Việt ở trường công lập của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về tác phẩm này, tôi bị thu hút bởi tính trung thực về lịch sử trong hồi ký, và những biến cố và chi tiết lịch sử không được ghi lại trong sách Anh ngữ về lịch sử Việt Nam mà tôi đã đọc. Trong khuôn khổ một bài nói ngắn, tôi xin chú trọng về tính trung thực của quyển hồi ký, qua những chứng từ gần đây nhất, cũng như qua những gì tôi cảm kích về tác giả. Qua đó, tôi cũng đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm này đối với một người thuộc thế hệ 1.5 như tôi.
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Nguyễn Xuân Nghĩa - Lệ Thần Trần Trọng Kim: Khí Lực Văn Chương - Nhân Huân Chính Trị
![]() |
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa (hình: Uyên Nguyên) |
Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần
Trọng Kim
Ngày 24/5/2015 tại Việt Báo, California
Chúng ta có nhiều cách
đánh giá một nhân vật như Trần Trọng Kim, một người sinh ra khi quốc gia vừa
mất chủ quyền vào năm 1883. Nhưng cách đánh giá khách quan và trung thực nhất
là phải đặt ông vào hoàn cảnh lịch sử thời đó, chứ không nên dùng những khái
niệm đã trở thành phổ biến và được đa số chấp vào thời nay.
Vào thời đó, cả một hệ
thống văn hóa và chính trị của Việt Nam bị sụp đổ khiến cho một đất nước từng
là cường quốc vùng Đông Nam Á lại bị Tây phương khuất phục sau 25 năm tấn công
từ Nam ra Bắc. Khi giao tranh bùng nổ năm 1859, lãnh thổ của chúng ta, từ Nam
kỳ Lục tỉnh đến miền Bắc - đã anh hùng đánh bại quân Mãn Thanh 60 năm trước -
đều lần lượt rơi vào vòng thống trị của Pháp.
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Đoàn Thanh Liêm - Giới thiệu sách mới: Bản dịch tiếng Anh “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca
Tác phẩm “Giải Khăn Sô Cho Huế”
của nhà văn Nhã Ca đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Việt Nam. Năm 1970,
tác phẩm này được Giải thưởng Văn học Việt Nam. Và vào năm 2008, nhân dịp kỷ niệm
40 năm vụ Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968 – 2008), tác phẩm cũng lại được
tái bản tại hải ngọai.
Vào tháng 8 năm 2014 vừa qua, bản dịch Anh ngữ
lần đầu tiên do dịch giả Olga Dror thực hiện đã được ra mắt công chúng. Và vào
ngày 25 tháng Hai năm 2015, tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror sẽ cùng có mặt
trong buổi Giới thiệu bản dịch Anh ngữ này tại Thư viện Doe Library thuộc Đại học
Berkeley, California.
Xin ghi chi tiết về tác phẩm
này như sau:
Mourning Headband For Hue
by Nhã Ca
An Account of the Battle
for Hue, Vietnam 1968
Translated and with an
Introduction by Olga Dror
Indiana University Press -
2014
Sách dày 378 trang, giấy trắng,
khổ chữ 12, bìa cứng.
Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Giới thiệu: Bông Hồng Cho Ngày Tháng Không Tên cuả tác giả Hoàng Long
![]() |
Có thể mua sách tại Amazon |
Văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại của nước Nhật luôn làm thán phục người nước ngoài, Đông phương lẫn Tây phương. Tập sách tiểu luận và dịch thuật này của tác giả Hoàng Long phản ánh một phần đời sống tinh thần của dân Nhật, thơ văn cổ điển và đương đại của những nhà thơ, nhà văn Nhật nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Khoa Đông Phương Học, lên cao học ở Việt Nam, Hoàng Long du học Nhật và trở về làm giảng sư ở Việt Nam. Anh là nhà văn, nhà dịch thuật, đã xuất bản nhiều tác phẩm cả sáng tác lẫn Việt dịch từ Nhật ngữ, tất cả rất được ưa chuộng và khen ngợi.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014
Phạm Phú Minh - Phát hành Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo Tự Lực Văn Ðoàn
WESTMINSTER (NV) - Cách đây 82 năm, vào ngày 22 tháng 9 năm 1932, nhà văn Nhất Linh đã chính thức phát hành số báo Phong Hóa đầu tiên do ông chủ trương.
Hình bìa Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Ðoàn. (Hình: Người Việt)
Sáng ngày 22 tháng 9, 2014, cuốn Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn đã được chính thức phát hành tại nhật báo Người Việt, đồng thời với các nhà sách trong vùng Little Saigon và hệ thống phân phối của Người Việt Online.
Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014
GIỚI THIỆU CUỐN KỶ YẾU TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO VỀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Nguồn gốc Tự Lực Văn Đoàn là một tổ chức hoạt động để đổi mới văn học Việt Nam từ năm 1932 đến 1945. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc cho đây là văn đoàn quan trọng nhất trong suốt một ngàn năm qua của nước Việt Nam.Nhằm kỷ niệm đúng 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn (1933-2013) lần đầu tiên tại hải ngoại một cuộc triển lãm và hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn với hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và nhàxuất bản Đời Nay được tạp chí mạng Diễn Đàn Thế Kỷ tổ chức quy mô trong hai ngày 6 và 7 tháng Bảy năm 2013 tại nhật báo Người Việt, thành phố Westminster, Nam California, với sự tham dự đầy đủ gia đình của sáu thành viên đầu tiên: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, Thạch Lam, cộng với gia đình của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường, nhà cải cách y phục phụ nữ Việt Nam, đã giữ mục này trên báo Phong Hóa Ngày Nay trong nhiều năm.Để lưu lại những tài liệu liên quan đến cuộc triển lãm và hội thảo nói trên, Ban Tổ Chức đã thu thập, sắp xếp và in thành một tập Kỷ Yếu. (gồm bài viết và hình ảnh) Phần bài viết:Trong 318 trang, Kỷ Yếu gồm các bài viết như sau:
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Nguyễn Văn Thạnh - ĐỌC ĐÈN CÙ, THẤY QUYỀN CON NGƯỜI LÀ QUÍ GIÁ.
Được một người bạn tặng cho cuốn Đèn Cù, tôi đã ngấu nghiến nó trong 3 ngày dù cuốn sách đến 599 trang. Trước đó, tôi đã đọc nhiều cuốn hồi ký thuộc giai đoạn này như: đêm giữa ban ngày, một cơn gió bụi, trong gọng kềm lịch sử, từ thực dân đến phong kiến,…phần nào hiểu về sự thật của một giai đoạn lịch sử nhưng tôi thật sự cuốn hút khi bắt đầu với Đèn Cù. Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ.
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
Giới thiệu thơ Hoài Khanh, THÂN PHẬN, tái bản lần thứ 6
Mua tại Amazon
Hoặc tòa soạn nhật báo Người Việt
THAY LỜI TỰA: Nỗi cô đơn của Hoài Khanh
Thôi nước mắt đã ghi đời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay
Chiều 30 Tết, sương mù xuống nhiều, hai người lang thang trên mấy nẻo đường ở Đà lạt…
Hoài Khanh bỏ Biên hòa và lên Đà lạt ăn Tết với tôi. Bạn bè dăm đứa hắt hiu cuối trời… Hôm đó, tôi đi vắng. Hoài Khanh bơ phờ đứng chờ tôi. Vừa bước về nhà, chợt thấy Khanh, tôi rưng rưng ôm anh mà hôn… Xa nhau bao ngày, bây giờ lại trùng phùng nơi cảnh trời thơ mộng vào ngày cuối năm. Ngày trước khi chia tay nhau chúng tôi có ngờ đâu lại gặp nhau trong một khung cảnh thiên đàng, giữa mùa hoa đung đưa, dưới bầu trờ đầy mây trắng lê thê trong hơi xuân mơ hồ của Đà lạt. Chúng tôi dẫn nhau lang thang trên những đường phố tối tăm nhất, lắng nghe tiếng chó sủa và lắng nghe tiếng lòng mình rạo rực đau khổ vì quá bơ vơ, vì quá lạc lõng giữa sa mạc loài người. Người này nắm tay người kia, dắt nhau đi, lê thê như hai người mù đi xin ăn giữa phố chợ: chúng tôi đi ăn mày một chút tình thương giữa con người, một chút giao cảm, một chút rộng lòng, một ánh lửa ấm áp giữa đêm lạnh nhất và đen tối nhất của ngày cuối năm. Người ta chết và không hạnh phúc.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
ÐÃ PHÁT HÀNH "ÐÈN CÙ," SỐ PHẬN VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN
Tự truyện của TRẦN ÐĨNH, người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh
NGÔ NHÂN DỤNG giới thiệu: Đèn Cù đưa chúng ta vào một xã hội điên đảo, "sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng." Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh. Nhưng tác giả sống với người dân ngoài phố, với giới văn nghệ, báo chí nhiều hơn là với các lãnh tụ đảng. Những đoạn phim thú vị nhất chụp cuộc sống hàng ngày; của những con người bình thường, các nhà văn, nhà báo, các cán bộ thấp, những người qua đường. (...) Sống hầu hết cuộc đời trong một xã hội mà Đảng và lãnh tụ chiếm "đặc quyền viết, đặc quyền nói" chỉ dùng các nhà văn làm đầy tớ, "Ôi đã làm đầy tớ thì có đời thuở nào còn dám sáng tạo?" Bây giờ Trần Đĩnh đã viết. Lúc đầu, ông chỉ định viết để "tố cáo tội gây nội chiến Nam Bắc là sai lầm" trong khi đang viết thì đổi ra "phê phán toàn diện." "Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra." Đó là lời Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù. Xin mời quý vị bước vào, cùng sống với những Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh (ối a) nó tít mù. Đèn Cù là Đèn Cù hỡi! Ới ơi ơi ời, Đèn Ơi!
Sách có thể mua tại tòa soạn nhật báo Người Việt
14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683-USA
Tel: 714-892-9414
14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683-USA
Tel: 714-892-9414
hoặc tại www.nguoivietshop.com
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Hà Giang/Người Việt - * "Cần phải nói về cuộc chiến theo cái nhìn của người Việt!"
LTS: Tác giả Lan Cao là một trong số những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Bà tên thật là Cao Thị Phương Lan, ái nữ của cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Lan Cao vừa được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên 'The Lotus and the Storm' (Hoa Sen và Bão Tố) sau khi xuất bản cuốn 'Monkey Bridge' (Cầu Khỉ) rất thành công vào năm 1997. Tuy là một nhà văn, Lan Cao lại theo đuổi ngành luật. Tốt nghiệp Yale Law School, và sau một thời gian hành nghề luật tại New York, bà chuyển qua dạy học và hiện nay là giáo sư giảng dạy môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University. Trong một lần đến thăm nhật báo Người Việt, tác giả Lan Cao dành cho ký giả Hà Giang một cuộc phỏng vấn về tác phẩm "The Lotus and the Storm," trong đó đề cập đến chiến tranh Việt Nam.
Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014
GIỚI THIỆU: NGUYỄN XUÂN HOÀNG, TRONG VÀ NGOÀI VĂN CHƯƠNG
![]() |
Kệ sách Ebook |
Tạp chí Da Màu với sự hợp tác của Người Việt Books xin trân trọng giới thiệu Nguyễn Xuân Hoàng, Trong và Ngoài Văn Chương, chuyên đề về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng do tạp chí Da Màu thực hiện với sự đóng góp của gần 50 tác giả quen biết...
Hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc chuyên đề Nguyễn Xuân Hoàng, một nỗ lực của ban biên tập tạp chí Da Màu và các tác giả cộng tác, hầu hết là bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một người mà tên tuổi và đời sống có những gắn bó mật thiết với văn học miền Nam Việt Nam trước và văn học Hải ngoại sau 1975.
Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014
Mai Loan giới thiệu - Tự Điển Thành Ngữ Hán-Việt Cố Sự
![]() |
Hình: Nguyễn Hoài Nam |
Những người thích học hỏi hoặc nghiên cứu về văn chương và chữ nghĩa
tiếng Việt đều nhận thấy rằng nếu muốn hiểu cho tường tận thì điều cần trước
tiên là phải học hỏi chữ Hán, hay ít ra là chữ Hán-Việt! Nếu như trong chữ
nghĩa tiếng Âu Mỹ có khá nhiều chữ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh thì tiếng Việt
chúng ta còn có xuất xứ và chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán hơn thế nữa. Thật
vậy, chỉ cần đọc một vài trang trong Truyện Kiều, một tác phẩm được coi là đồ
sộ nổi bật nhất của nền văn chương Việt Nam -- khiến cho học giả Phạm Quỳnh
phải thốt lên câu nói bất hủ "Truyện
Kiều còn, tiếng ta còn" -- người đọc tinh tế sẽ nhận ra hàng trăm điển
tích hoặc thành ngữ tưởng là thuần tuý Việt Nam, nhưng thật ra là có nguồn gốc
từ tiếng Hán, nhưng vì dùng quá quen thuộc và lâu ngày nên những từ ngữ
Hán-Việt này dễ bị lầm lẫn là tiếng Việt.
Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014
Huỳnh Kim Quang - Đọc ‘Chính Luận’ của Trần Trung Đạo: Để Biết Hiểm Họa Trung Cộng Và Hiện Trạng Việt Nam
Không phải đợi đến
khi nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 1 tháng 5 năm 2014 người
ta mới thấy hiểm họa mất nước của Việt Nam lộ ra như một thực tế không thể chối
cãi, trước đó lâu lắm, nhà thơ và nhà văn Trần Trung Đạo đã nhìn thấy rất rõ từng
đường đi nước bước xâm lược của Trung Cộng đối với Việt Nam qua nhiều bài khào
luận chính trị sâu sắc và thực tế được phổ bỉến trên các cơ quan truyền thông hải
ngoại mà nay được tập hợp lại trong tác phẩm “Chính Luận” của ông, vừa được Cổ
Loa xuất bản tháng 6 năm 2014.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)