Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
Lam Nguyên: Đọc bài thơ Lâm Động Đình
![]() |
Mạnh Hạo Nhiên (Meng Haoran) |
Lâm Động Đình 臨 洞 庭 , của Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然
Mạnh Hạo Nhiên 孟 h浩然 (687-740), tự Hạo Nhiên, ở ẩn trong Lộc Môn Hồ Bắc. Họ Mạnh từng nhận chức Tân khách Mạc phủ Kinh châu Thứ sử. Nhân dịp vua Huyền Tông ngự giá thăm thi sĩ Vương Duy, lưu ý Vương khuyên Mạnh Hạo Nhiên tham gia vào hoạn lộ. Nhưng Mạnh quyết chí lui về sống ẩn dật ở núi Nam. Thi sĩ họ Mạnh được các thi sĩ đương thời như Lý Bạch, Đỗ Phủ cùng Cao Thích tôn xưng là Phu-tử. Sau đó được Vương Duy lập Mạnh Đình và vẽ di tượng!
Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023
Lam Nguyên: Đọc bài Từ 詞 “Thủy điệu ca đầu 水 調 歌 頭 của thi hào Tô Đông Pha 蘇 東 坡
Người xưa thường ca ngợi về Thơ và Từ của Tàu rằng : “Thịnh Đường, Long Tống” Đây là cột mối đánh dấu một thời vàng son của hai triều đại nhà Đường và nhà Tống.
Tiểu sử Thi sĩ Tô Đông Pha 蘇東坡 tức Tô Thức 蘇 軾 (1037-1101) là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thời Bắc Tống nước Tàu. Tự là Tử Chiêm, người ở My Sơn, Tứ Xuyên. Cùng Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt được mệnh danh là (Tam Tô 三 蘇) được liệt vào trong “Đường Tống Bát Đại Gia 唐 宋 八大家=Tám nhà văn lớn thời nhà Đường, nhà Tống”.
Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Huỳnh Kim Quang: Theo dấu lặng nghe Điệp khúc Dương cầm của thầy Tuệ Sỹ
Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc -- của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009. Tập thơ này được một nghệ sĩ nổi danh của Pháp Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp và trình bày với những hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm Pháp Ngữ “Refrains pour Piano.”
Anita Felicelli: “Nhận xét về tiểu thuyết ‘Kiều nữ robot Klara và ông thần Mặt Trời” của Kazuo Ishiguro, LARB, Thiên Nhất Phương lược dịch
![]() |
Trong một cuộc phỏng vấn với giám đốc người Pháp Francois Truffaut, giám đốc Alfred Hitchcock đã thảo luận làm sao gây sự giật gân để cho khán giả có nhiều hiểu biết hơn diễn viên mới là điều quan trọng. Trong một phim mà khán giả biết có một trái bom dấu sẵn trong khi hai người khác thản nhiên thảo luận sẽ làm cho không khi căng thẳng và giật gân hơn là một phim với cảnh bình thường, khán giả không biết chút nào về trái bom sắp nổ.
Trong phim Hitchcock Strangers on a train và phim Shadow of a Doubt, nét ngoài vô hại che dấu sự hãi sợ của mối nguy hiểm sắp tới, một sự nguy hiểm được báo trước khá sớm, không những chỉ bằng đối thoại, nhưng còn bằng máy quay phim xoay quanh với sự nghi ngờ. Biết rằng có trái bom nổ chậm, khán giả muốn báo động cho hai người đang nói chuyện, muốn họ tham dự vào những diễn tiến sắp xảy ra.
Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023
Từ Thức: Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
’Vào năm giảm tô, ông nội bị bắt giam. Ông bị treo lên, đầu dọng xuống đất. Sao lại dọng đầu ông xuống đất, sau này tôi hỏi mẹ. Mẹ bảo, để cho ông có nuốt vàng vào trong bụng thì nhả ra. Họ dọng đầu ông như thế từ sáng đế trưa, từ trưa đến tối. Cho đến lúc không tra khảo gì nữa thì tống vào tù".
Đó là một
cảnh đấu tố
trong cuốn ‘’GIA ĐÌNH’’ của Phan
Thuý Hà (Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam) ra mắt năm 2020. Tác giả đi gặp, ghi lại lời kể của những nhân chứng
còn sống sót thời Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng, đẫm máu ở miền Bắc,
từ 1953 tới 1956.
‘’ĐOẠN ĐỜI NIÊN
THIẾU’’, là cuốn thứ hai, cùng một đề tài, vừa được Hội Nhà Văn
xuất bản ở Hà Nội (2023).
Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023
Vân Phi: Đọc Thơ buổi sáng của Nguyễn Đức Tùng: Những nhịp cầu liên tưởng
Đọc tập Thơ buổi sáng của Nguyễn Đức Tùng khiến tôi mường tượng đến hình ảnh một nghệ sĩ điêu khắc tài hoa với khả năng quan sát tỉ mỉ, xếp đặt các chi tiết liền mạch già tay, tạo nên sự cộng hưởng của nhiều chiều không gian. Cách sắp đặt ấy không phải đến từ sự ngẫu nhiên mà luôn có trong chủ ý nghệ thuật ở thơ ông.
Nguyễn Đức Tùng là người kể chuyện bằng lối điềm tĩnh, súc tích. Thơ ông không chiều chuộng lối tiếp cận bay bổng lãng mạn hay mềm mại uyển chuyển. Sự thô ráp, góc cạnh của những ảnh hình trong thơ Nguyễn Đức Tùng nhiều khi thách thức người đọc, buộc họ phải suy tư, nghiền ngẫm. Đó không phải là “phương trời khơi vơi hoằng viễn” xa xôi ảo mộng. Nó hiện diện ngay trong lớp ngôn ngữ, thú vị trong từng cách ngắt dòng:
Liễu Trương: Tượng đài Nữ thần Kim Quy của Vũ Khắc Khoan
Vũ Khắc Khoan (1917-1986) là một nhà văn nổi tiếng ở miền Nam, thời 54-75. Ông sớm bỏ ngành Kỹ sư canh nông để theo đuổi đam mê của mình là môn kịch nghệ. Thời còn ở Hà Nội, ngoài việc dạy môn Sử ở các trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Vũ Khắc Khoan đã sáng tác ba kịch bản : Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948), Hậu trường (1949) và Giao Thừa (1949). Thằng Cuội ngồi gốc cây đa và Giao Thừa đã được trình diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, năm 1951 và năm 1952.
Di cư vào Nam năm 1954, Vũ Khắc Khoan hoạt động trong nhiều lĩnh vực : báo chí, giáo dục, văn học, kịch nghệ. Trước hết ông cộng tác với nhật báo Tự Do. Rồi cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, ông thành lập nhóm Quan Điểm, nhóm trí thức tiểu tư sản, phụ trách tờ tuần báo Quan Điểm và nhà xuất bản mang cùng tên. Vũ Khắc Khoan cũng chủ trương nguyệt san văn học Vấn Đề với Mai Thảo. Nỗi đam mê kịch nghệ khởi đầu từ thời còn sống ở Hà Nội, nay được Vũ Khắc Khoan triển khai mạnh mẽ, với những kịch bản : Thành Cát Tư Hãn (1961), Ngộ Nhận (1969), Những người không chịu chết (1972), Ga Xép và Lộng Ngôn, và những công trình khảo cứu như : Tìm hiểu sân khấu chèo (1974), Vở chèo Quan Âm Thị Kính (1974). Vũ Khắc Khoan giữ chức Giám đốc Kịch nghệ ở Trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn.
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023
Trần Thùy Mai: Barbara Kingsolver và tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer 2023
![]() |
Barbara Kingsolver (sinh ngày 8/4/1955), tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà viết tiểu luận người Mỹ. Hình Wikipedia |
Barbara Kingsolver là nhà văn nữ người Mỹ quê ở Kentucky. Hiện nay phần lớn thời gian bà cư ngụ tại Appalachia, một vùng núi ở Tây Nam Virginia. Đấy cũng là nơi bà viết tiểu thuyết Demon Copperhead (Thằng quỷ đầu đồng).
Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023
Louis Édouard: En finir avec Eddy Bellegueule, Thuận giới thiệu và chuyển ngữ
![]() |
Bị săn đuổi vì xu hướng đồng tính luyến ái và muốn thoát khỏi hoàn cảnh bần cùng của gia đình, Édouard Louis rời nhà chuyển ra thành phố học trung học, vào đại học và tốt nghiệp ENS rue d’Ulm ngôi trường danh giá bậc nhất của Pháp.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Đỗ Trường: Phạm Tín An Ninh: Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu
Vũ Hoàng Thư: Đọc thơ “Rằm” của Thi Vũ
Nhà thơ, nhà báo, nhà đấu tranh nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái (1935–2023). Nguồn: Quê Mẹ |
chữ khơi, lời mở
nguyên rằm,
ba nghìn thế giới
tơ tằm
nguyệt gieo…
Rằm tháng giêng, ngày rằm đầu tiên của năm, tôi đọc thơ Rằm của Thi Vũ. Chỉ nội tên Rằm đã chất ngất uyên nguyên Việt tính. Không có ngôn ngữ nào khác trên thế giới có chữ rằm. Rằm gọi ngay thời điểm mặt trăng sáng nhất trong tháng, nói về trăng mà không nhắc đến tên trăng. Chỉ còn sự giao hòa giữa người và trăng, không cần đến ngón tay chỉ mặt trăng rắc rối thế gian cứ mãi vin vào. Rằm ngự trị đêm cho tình yêu hội tụ. Rằm lấp lánh tinh anh cho ta quên đi sự chói chang của mặt trời. Mọi ngày rằm trong năm là những ngày lễ, vía, những dấu mốc quan trọng trong đạo Phật. Rằm mở lối để nhìn vào một thế giới khác của con người, nơi đó tịch mịch, trầm tư và rộng lượng hơn là thế giới ồn động ban ngày.
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Lê Hữu: Nhà thơ của trẻ thơ, thi sĩ Trần Trung Phương
![]() |
Hình minh hoạ Inge Wallumrød |
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
(“Tương tư chiều”, Xuân Diệu)
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(“Bẽn lẽn”, Hàn Mặc Tử)
Mặt trời mặt trăng trong những câu thơ trên được nhân cách hóa, sinh động. Mấy câu thơ bên dưới cũng mặt trời mặt trăng, cũng nhân cách hóa, cũng sinh động không kém.
Mặt trời ngủ gật đằng sau núi
Mấy bóng cây dừa ngã xuống ao
. . . . .
Trăng ngà tắm dưới cầu ao
Hạt trai đánh vãi vương vào lá sen
Nếu có khác, đấy là thơ trẻ em, không phải thơ người lớn như thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Những câu thơ ấy ở trong tập thơ thiếu nhi Mấy Vần Tươi Sáng của Trần Trung Phương, Nxb Bình Minh, in lần thứ hai năm 1952 tại Hà Nội.Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc The Boat của Nam Lê
Nam Lê tên thực là Lê Hữu Phúc Nam, một nhà văn Việt Nam trẻ tuổi. Con Thuyền của Nam Lê do nhà xuất bản Knof ở Mỹ ấn hành đã được giới điểm sách đón nhận nồng nhiệt. Tiêu biểu là người điểm sách nổi tiếng “khó tính” của tờ The New York Times là Michiko Kakutani cũng đã có một bài giới thiệu sách đầy thiện cảm.
Lê Nam sinh năm 1979, cùng gia đình vượt biển tỵ nạn năm anh mới 3 tháng tuổi. Cha anh, một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, sau khi ở tù cải tạo đã đem gia đình vượt biển đến Pulau Bidong, Malaysia và sau đó gia đình anh được định cư ở Melbourne, Úc Châu. Nam Lê tốt nghiệp luật sư, đi làm một thời gian nhưng sau đó bỏ nghề luật, sang Mỹ theo học lớp viết văn nổi tiếng Iowa Writer’s Workshop, tốt nghiệp và được học bổng Grace Paley Endowed Fellowship để hoàn tất việc học tại Trung Tâm Nghệ Thuật ở Provinetown, bang Massachusetts và tại Phillips Exeter Academy ở New Hampshire. Anh có truyện ngắn đăng trên những tạp chí văn chương thế giá như Conjunctions, Zoetrope, A Public Space, One Story, Best New American Voices, Best Australian Stories, Tuyển Tập Pushcart…và được trao những giải văn chương như giải Pushcart Award, Michener-Corpernicus Society Award. Nam Lê từng là chủ biên mảng tiểu thuyết của Harvard Review.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Nguyễn Thị Từ Huy: Những tình huống mới trong ngày cuối cùng của năm cũ
Đôi khi, tôi muốn đến sống ở một đô thị nhỏ, yên tĩnh hơn, trong lành hơn, hoặc cũng có thể về lại quê nhà. Nhưng tôi biết rằng, ít nhất là lúc này, tôi chưa thể rời xa Sài Gòn. Bởi, bên cạnh sự ồn ào, bụi bặm, quán nhậu, kẹt xe, ngập nước, đắt đỏ…, Sài Gòn căn bản được đặc trưng bởi sự giàu có về tinh thần, về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, học thuật. Ngày tranh của Bùi Chát là một trong những biểu hiện của sự phong phú đó. Thành phố này luôn làm ta bất ngờ vì những bí ẩn và năng lực tạo tác của nó.
Chọn ngày cuối cùng của năm để mở ra “Những tình huống mới” hẳn không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả. Quả thực, thời gian được sử dụng như là một phần của cuộc trưng bày tác phẩm nghệ thuật. Đưa thời gian vào trong kết cấu của một triển lãm, không phải lúc nào cũng có thể làm được như vậy.
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Trần Trung Đạo: Bài thơ cuối năm hay nhất tôi được đọc
Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v… Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.
Họ mượn căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.
Mỗi người trong số họ có vài “bí kíp” họ thích, có kỷ niệm và nhất là họ thuộc.
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022
Trần Thị Nguyệt Mai: Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu...
1. Nguyễn Hiến Lê, “… để cho người quân tử… hò ơ…”
2. Võ Hồng, “nỗi cô đơn uy nghi”
3. Cậu tôi, Ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, “người điên thứ thiệt”
4. Giáo Sư Trần Văn Khê, “Đời thường…”
5. Dương Cẩm Chương, “Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài”
6. Thăm nhà văn Trang Thế Hy “… thì cứ hỏi cuộc đời”
7. Thi sĩ Quách Tấn, “đọng bóng chiều”
8. Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ”
9. Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chỉ có tình thương để lại đời”
Đào Như: Phạm Xuân Tích - Suy tư và Ước mơ
![]() |
Khi nhận được tập tiểu luận “ SUY TƯ VÀ ƯỚC MƠ” của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng ’’. Tôi sực nhớ đây là tác phẩm của tác giả vừa bước vào tuổi tám mươi mốt. Chắc chắn phải là tiếng hót của con chim bị nhốt trong chiếc lồng hạn hẹp của không gian và thời gian còn lại...Chính tác giả đã viết trong phần “Lời Mở” của tập tiểu luận này: “Không có tuổi nào hạn định ước mơ, cũng không có ước mơ nào hạn định tuổi tác...”.
Có thể nói “Lời Mở” của tâp tiểu luận, thật sự nói lên nội dung của thiên tiểu luận mà tác giả Phạm Xuân Tích có tham vọng triển khai và phân tích khả năng trí tuệ của con người mà ông thu gọn trong 5 chữ “Suy Tư và Ước Mơ”.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022
Lê Hữu: Đêm rất thánh, đêm không cùng
Một anh bạn tôi, lấy cô vợ có đạo, nói với tôi là anh chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh.
“Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa.
“Riêng lễ Giáng Sinh,” anh bạn nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca nữa.”
Tôi hỏi “Bài gì?”, anh nói “Đêm thánh vô cùng.”
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022
Trần Thị Nguyệt Mai: Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “Cõi chữ – Cõi người” của Trần Hữu Thục –Trần Doãn Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận. Là một tác giả quen thuộc trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 và cho đến hiện nay ở hải ngoại. Đã tốt nghiệp Đại học Huế ngành Triết năm 1968. Tiếp tục theo bậc cao học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến cuối năm 1969, ông được Đại học Huế mời về làm Phụ khảo Triết. Khi hết hạn hoãn dịch, thay vì xin gia hạn, ông chọn nhập ngũ, thuộc khóa 6/70 trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường, chỉ vỏn vẹn làm Hành chánh Quân y 3 tháng, rồi được biệt phái trở về dạy Đại học Huế. Trước năm 1975, ông đã cộng tác với các tạp chí văn học ở Sài Gòn như Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện. Sau tháng Tư Đen, như tất cả các sĩ quan và viên chức chế độ VNCH, ông bị tù cải tạo cho đến năm 1981 và 12 năm sau, 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Trên mảnh đất dung thân mới, ông cầm bút trở lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O, Người Việt. Ông đã xuất bản các tác phẩm cả về văn, thơ, tạp bút, tiểu luận [1] và gần đây nhất là Tuyển tập Tiểu luận “Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập:
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022
Nguyễn Đức Tùng: Giới Thiệu Thơ Dạ Thảo Phương
đôi lúc thèm cuống quýt được chạy về Hà Nội
ngồi vỉa hè, ấp má một chén trà nóng
cho lòng lại được bình yên
Đó là một Hà Nội thanh bình, trang nhã.
Đó cũng là một Hà Nội mục nát, tan hoang.
ước
một ngày thức dậy
ban công ngập rác thối
lá non rữa nát
những hoa hồng teo quắt
con chim bên chùa Bà Đá thôi hót
tốt nhất - đã chết
bình nước trên bàn cũng cạn
chuông Nhà Thờ Lớn
câm
Thơ chị khởi đi từ tự truyện và mơ màng (memoir and reveries). Đó là sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại, sự soi chiếu một khoảnh khắc trong hiện tại bằng nguồn cảm xúc và suy tư từ những năm tháng bạn đã sống qua. Thơ xuất hiện trước sự viết. Trước khi chúng ta đọc một bài thơ như văn bản trên giấy, hay trên màn hình, thơ đến như một âm thanh. Chữ viết có tính cố định, khi bạn trở lại chúng vẫn nằm ở đó. Việc đọc lớn lên, làm cho bài thơ xuất hiện như âm nhạc, không cố định như vậy, chúng thay đổi theo thời gian. Thơ của Dạ Thảo Phương vang lên một thứ nhạc điệu riêng.
anh hỏi da thịt em ngát sen tự khi nào
anh ơi, từ những ngày tháng tuyệt mù em chưa biết anh
em đã là sen, từ trong bùn tối
Chị tra vấn ý nghĩa của đời sống, các mối quan hệ gia đình và xã hội, tình yêu và tình dục. Chúng có thể không phải là những câu hỏi trực tiếp nhưng xuất hiện bàng bạc, làm cho thơ chị trở thành không phải một bản tường trình về đời sống mà là những biểu hiện của đời sống ấy, tiếng nói của nó, sự vận động của nó, các thách thức của nó. Sinh ra ở một vùng văn hóa riêng biệt, đối với tôi là diễm lệ và mặc cảm, và yếu đuối trước sự dung tục vốn là bản chất của một xã hội áp đặt hoàn toàn xa lạ với dân tộc, tự mình thoát ra khỏi những ràng buộc của văn hóa ấy, vượt lên, phát hiện. Đó là nỗi buồn xuyên qua những số phận, sự đau đớn được nén lại tạm thời, sự ngã xuống và hồi phục. Chị không phải là người biết thua cuộc trước số phận, thường xuyên trở lại từ bên lề, đập cửa, kể lại câu chuyện đời mình.