Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

Ngu Yên: Dấu Người Trên Đất

Nữ họa sĩ Ann Phong
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.)

Hội họa Lê Đại Chúc, Hoàng Hưng giới thiệu

Họa sĩ Lê Đại Chúc. 
Hoạ sĩ Lê Đại Chúc sinh ngày 9 tháng 10 năm 1944 tại Hải Phòng, trong một gia đình trí thức nghệ sĩ. Cha ông là thi sĩ, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu Lê Đại Thanh. Mẹ ông là bà Đinh Ngọc Anh, hoa khôi của tỉnh, thông thạo tiếng Pháp. Chị ông là diễn viên sân khấu, điện ảnh Lê Mai. Em ông, Lê Chức là đạo diễn sân khấu. Các diễn viên điện ảnh, sân khấu, múa… nổi tiếng Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vy là cháu của ông.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Trần Hữu Thục: Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.
Ảnh: Blog Tâm Thường Định.

Như một lời cầu nguyện kính gửi đến Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
trong những ngày Thầy nằm trong bệnh viện.

(Trần Hữu Thục)


Tôi quen với Thầy Tuệ Sỹ tại Huế, năm 1965. Lúc đó, cả hai chúng tôi đều ở lứa tuổi 20.  

Tôi thú vị nhìn người bạn mới quen trong bộ áo quần nhà tu bạc màu, cũ kỹ. Giọng nói nhỏ nhẹ. Dáng bước thong dong. Chiếc áo nâu lất phất. Một nhà tu. Như thực như giả. Như có như không. (…) Hình ảnh một chú tiểu, vừa có cái nét lãng đãng của một người nghệ sĩ, lại không thiếu vẻ siêu thoát của một nhà tu. Nhìn Thầy, tôi có cảm giác như mọi ràng buộc, mọi quy lệ, mọi giáo điều đều vỡ vụn. Thầy đi, Thầy sống y như thể không có ai, không có gì, không từ đâu và đến đâu cả.” [1]


Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Liễu Trương: Cung Tích Biền viết trong thời khói lửa

Nhà văn Cung Tích Biền

Cung Tích Biền là một nhà văn rất quen thuộc với độc giả miền Nam vào những thập kỷ 60-70. Ông cầm bút sớm, từ năm 1958. Truyện ngắn của ông được đăng trên nhiều tập san, tạp chí văn nghệ, nhiều nhật báo của thời đó. Cung Tích Biền được chú ý với những truyện như: 

Ai Tỉnh Ai Điên

Ngoại Ô, Dĩ An Và Linh Hồn Tôi

Nỗi Buồn Thắp Sáng

Cõi ngoài

Hoà Bình Nàng Tình Rỗng

Cái Chết Của Một Con Đĩ Ngựa

Bạch Hóa.


Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Nguyễn Mạnh Trinh: Nguyễn Xuân Hoàng, vài nét về tác giả & tác phẩm

Một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng


Thời đại của Nguyễn Xuân Hoàng là một thời thế đặc biệt. Ở đó, đầy những biến cố từ thuở kháng chiến chống Pháp, đến thời đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, từ những cuộc di cư đến ngày di tản, từ cuộc vượt tuyến di cư vào Nam đến vượt biển tị nạn xứ người. Những biến cố ấy tạo cho cả một thời đại những nét chung mang nhưng lại là những điều riêng biệt trong ký ức mỗi người.


Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Đỗ Trường: Hồ Đình Nghiêm cùng sự phát triển văn học Việt hải ngoại

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm.
Khi đọc, nghiền ngẫm Văn học Việt Nam ở hải ngoại từ sau1975 đến nay, tôi thường (tạm) chia ra thành ba giai đoạn để tiện theo dõi, đánh giá. Có thể nói, giai đoạn đầu từ năm 1975 đến cuối 1979 như một sự chuyển tiếp của Văn học miền Nam ra vùng đất mới, với những nhà văn, nhà thơ tên tuổi: Võ Phiến, Mặc Đỗ, Du Tử Lê, Viên Linh, Thanh Nam, Túy Hồng…

Giai đoạn hai, từ đầu năm 1980 đến 1990 sự khởi sắc Văn học hải ngoại. Bởi, có thêm sự góp mặt của các nhà văn, nhà thơ thuyền nhân, hay đoàn tụ như: Mai Thảo, Duyên Anh, Trần Hoài Thư, Luân Hoán, Nguyễn Mộng Giác…Và đặc biệt sự xuất hiện của các nhà văn trẻ: Lê Thị Huệ, Hoàng Mai Đạt, Đỗ K (Khiêm) hay Trần Vũ, Hồ Đình Nghiêm với giọng văn mới lạ, đưa sinh khí mới đến văn thơ Việt hải ngoại. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Văn học hải ngoại vẫn mờ nhạt dấu ấn của phê bình, hoặc chưa xuất hiện những cây viết phê bình thực sự, đưa các tác giả, tác phẩm đến gần hơn với người đọc, cùng khơi nguồn chảy cho Văn học hải ngoại.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Liễu Trương: Tượng đài Nữ thần Kim Quy của Vũ Khắc Khoan

Vũ Khc Khoan (1917-1986) là mt nhà văn ni tiếng min Nam, thi 54-75. Ông sm b ngành K sư canh nông đ theo đui đam mê ca mình là môn kch ngh. Thi còn Hà Ni, ngoài vic dy môn S các trường Nguyn Trãi và Chu Văn An, Vũ Khc Khoan đã sáng tác ba kch bn : Thng Cui ngi gc cây đa (1948), Hu trường (1949) và Giao Tha (1949). Thng Cui ngi gc cây đa và Giao Tha đã được trình din Nhà Hát Ln Hà Ni, năm 1951 và năm 1952.

Di cư vào Nam năm 1954, Vũ Khc Khoan hot đng trong nhiu lĩnh vc : báo chí, giáo dc, văn hc, kch ngh. Trước hết ông cng tác vi nht báo T Do. Ri cùng vi Nghiêm Xuân Hng, Mc Đ, ông thành lp nhóm Quan Đim, nhóm trí thc tiu tư sn, ph trách t tun báo Quan Đim và nhà xut bn mang cùng tên. Vũ Khc Khoan cũng ch trương nguyt san văn hVn Đ vi Mai Tho. Ni đam mê kch ngh khi đu t thi còn sng Hà Ni, nay được Vũ Khc Khoan trin khai mnh m, vi nhng kch bn : Thành Cát Tư Hãn (1961), Ng Nhn (1969), Nhng người không chu chết (1972), Ga Xép và Lng Ngôn, và nhng công trình kho cu như : Tìm hiu sân khu chèo (1974), V chèo Quan Âm Th Kính (1974). Vũ Khc Khoan gi chc Giám đc Kch ngh Trường Quc Gia Âm nhc và Kch ngh Sài Gòn.


Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Đỗ Trường: Lê Hân–Câu thơ bất chợt thả hong Thu chiều


Khi đọc Văn học Việt hải ngoại, ngoài chia ra từng giai đoạn hình thành, phát triển gắn liền với biến cố của xã hội, con người, tôi còn thường đi sâu vào khai thác chân móng, nền tảng làm nên dòng văn học này. Dường như, nói đến Văn học hải ngoại, ta thường nghĩ ngay đến cái mốc 30 tháng 4-1975, khi người Việt ồ ạt trốn chạy, bỏ nước ra đi. Nhưng với tôi, có lẽ không hẳn vậy. Bởi, Văn học hải ngoại đã được manh nha từ trước 1975 khá lâu, với những cây viết phần lớn là du học sinh. Họ đã góp phần tạo dựng, khơi nguồn làm nên dòng Văn học Việt nơi hải ngoại phong phú và đặc sắc.


Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Trịnh Y Thư: Milan Kundera qua đời ở tuổi 94

Milan Kundera [1929-2023] trong một bức ảnh chụp năm 1968, thời điểm Mùa Xuân Praha. Nguồn: Britannica. 

Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi.

Kundera qua đời vào chiều thứ Ba, 11 tháng Bẩy, nhà xuất bản lâu năm của ông Gallimard, cho biết như thế trong một tuyên bố ngắn một dòng chữ vào thứ Tư, xác nhận rằng ông đã chết ở Paris nhưng không cung cấp thêm thông tin.

Nghị viện Châu Âu đã tổ chức một phút mặc niệm khi biết tin ông qua đời.


Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Trần Thùy Mai: Barbara Kingsolver và tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer 2023

Barbara Kingsolver (sinh ngày 8/4/1955), tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà viết tiểu luận người Mỹ. Hình Wikipedia

Barbara Kingsolver là nhà văn nữ người Mỹ quê ở Kentucky. Hiện nay phần lớn thời gian bà cư ngụ tại Appalachia, một vùng núi ở Tây Nam Virginia. Đấy cũng là nơi bà viết tiểu thuyết Demon Copperhead (Thằng quỷ đầu đồng).

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Louis Édouard: En finir avec Eddy Bellegueule, Thuận giới thiệu và chuyển ngữ

Lời giới thiệu: 
Édouard Louis sinh năm 1992 và lớn lên tại thị trấn Hallencourt ở miền Bắc nước Pháp, trong một gia đình đông con, thu nhập chủ yếu nhờ trợ cấp xã hội : cha thất nghiệp sau một tai nạn lao động, mẹ làm công việc tắm cho người già. Cuộc sống nghèo đói và tăm tối của những con người thuộc tầng lớp thấp nhất xã hội Pháp sẽ trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm văn học của Édouard Louis.

Bị săn đuổi vì xu hướng đồng tính luyến ái và muốn thoát khỏi hoàn cảnh bần cùng của gia đình, Édouard Louis rời nhà chuyển ra thành phố học trung học, vào đại học và tốt nghiệp ENS rue d’Ulm ngôi trường danh giá bậc nhất của Pháp.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Trần Thùy Mai: Tiểu thuyết siêu hư cấu của Margaret Atwood

Margaret Atwood
Nhân một số bạn trên mạng bàn luận về tiểu thuyết siêu hư cấu, xin được góp phần bằng đôi dòng giới thiệu về hai tiểu thuyết nổi bật của Margaret Atwood, nhà văn nữ người Canada, tác giả của hơn 50 cuốn sách, người được xem là trụ cột của dòng tiểu thuyết mạt thế (Dystopian Novel), một xu thế sáng tác đang nổi bật trong văn chương đương đại.

CHUYỆN NGƯỜI HẦU GÁI


Mặc dù đã xuất bản từ năm 1998, The Handmaid’s Tale (CHUYỆN NGƯỜI HẦU GÁI) của Margaret Atwood cho đến nay vẫn được đánh dấu là bestseller trên các trang mạng về sách ở phương Tây. Tiểu thuyết đã giành được giải thưởng Toàn quyền năm 1985, là giải thưởng của Canada dành cho tác gia viết bằng tiếng Anh trên toàn thế giới, cùng nhiều giải thưởng khác. Tác phẩm cũng lọt vào vòng đề cử cho giải thưởng Booker năm 1996.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Phạm Tín An Ninh: Từ Sương Biên Thùy đến Lê Mai Lĩnh

Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.


Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Phạm Xuân Nguyên: Vì sao Kenzaburō Ōe (31/1/1935 – 3/3/2023) khó vào Việt Nam?

Nhà văn Kenzaburō Ōe
(31/1/1935 – 3/3 2023).
Nguồn Wikipedia

Kenzaburo Oe (1935–2023) là một trong ba nhà văn người Nhật Bản được trao giải Nobel văn chương. Ông nhận giải năm 1994. Trước ông là Yasunary Kawabata (18991972) năm 1968. Sau ông là Kazuo Ishiguro (sinh 1954, nhà văn Anh gốc Nhật) năm 2017. 


Trong ba người thì Kenzaburo Oe ít vào được Việt Nam, và vẻ như khó vào, xét về số lượng sách được dịch ra tiếng Việt. 


Đứng đầu là Yasunary Kawabata. Nhà văn của vẻ đẹp Nhật Bản đã được giới thiệu liền ngay sau khi nhận giải, từ đó các tác phẩm của ông được lần lượt dịch ra tiếng Việt [1], có những cuốn có đến vài ba bản dịch khác nhau. Cho mãi tới gần đây sách của ông vẫn được dịch và xuất bản [2]. Có thể nói đến nay ở Việt Nam Kawabata đã hiện diện gần như đầy đủ các tác phẩm của mình. Truyện của ông trong tiếng Việt đã được dạy trong nhà trường phổ thông, đã được làm luận án đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đã được viết thành sách chuyên khảo. Năm 2022, kỷ niệm 50 năm ngày mất, một hội thảo quốc tế về ông đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh.


Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Seth Mydans: Dương Tường, Người Đưa Tác Phẩm Phương Tây Đến Với Độc Giả Việt Nam, Qua Đời Ở Tuổi 90 (The New York Times)

 Lời giới thiệu: Thật ra bài viết này không có thêm thông tin gì đặc biệt hơn về nhà thơ, dịch giả Dương Tường ngoài những điều mà báo chí Việt Nam trong, ngoài nước đã đưa tin kể từ khi ông qua đời, nhưng rất hiếm khi một tờ báo lớn, lâu đời và có uy tín như The New York Times có bài viết về một nhà thơ, dịch giả Việt Nam như vậy, nên Diễn Đàn Thế Kỷ quyết định chuyển ngữ để hầu độc giả.

***

Ông đã dch các tác phm ca Proust, Nabokov, Tolstoy và Emily Brontë sang tiếng Vit, và mt tác phm thi ca c đin ca Vit Nam, ‘Truyn Kiu’, sang tiếng Anh.

A black and white head shot of an older Vietnamese man, his hair disheveled, his face unsmiling.
Dương Tường có nh hưởng trong c văn hc và ngh thut khi thế gii văn hóa hu chiến ca Vit Nam m rng, bt đu t nhng năm 1980 và 1990. Hình tMai Trn



Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Đỗ Trường: Phạm Tín An Ninh: Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu

Nhà văn Phạm Tín An Ninh và tác phẩm

Sau chiến tranh, tuy bị bức tử, nhưng Văn học miền Nam vẫn hồi sinh, phát triển, để bước sang một trang sử mới. Văn học Hải ngoại, một hình thức, hay tên gọi văn chương tị nạn, là sự nối dài của nền Văn học ấy. Và từ đó, ngoài các nhà văn tên tuổi, ta thấy, xuất hiện một loạt các cây viết mới. Họ xuất thân từ những người lính, tù nhân, thuyền nhân tị nạn, như: Cao Xuân Huy, Song Vũ, hay Phạm Tín An Ninh… Chiến tranh, con đường giải oan cho cuộc bể dâu ấy, là đề tài đã được các nhà văn đào sâu, tìm kiếm làm sáng tỏ một cách chân thực, sinh động. Và khi đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, Phạm Tín An Ninh là một trong những nhà văn tiểu biểu nhất viết về đề tài này.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Lê Hữu: Nhà thơ của trẻ thơ, thi sĩ Trần Trung Phương

Hình minh hoạ Inge Wallumrød

 Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm

(“Tương tư chiều”, Xuân Diệu)

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

(“Bẽn lẽn”, Hàn Mặc Tử)

Mặt trời mặt trăng trong những câu thơ trên được nhân cách hóa, sinh động. Mấy câu thơ bên dưới cũng mặt trời mặt trăng, cũng nhân cách hóa, cũng sinh động không kém.

Mặt trời ngủ gật đằng sau núi

Mấy bóng cây dừa ngã xuống ao

.  .  .  .  .

Trăng ngà tắm dưới cầu ao

Hạt trai đánh vãi vương vào lá sen

Nếu có khác, đấy là thơ trẻ em, không phải thơ người lớn như thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Những câu thơ ấy ở trong tập thơ thiếu nhi Mấy Vần Tươi Sáng của Trần Trung Phương, Nxb Bình Minh, in lần thứ hai năm 1952 tại Hà Nội.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Việt Dương: Họa sĩ Vị Ý với giấc mộng không thành?

Họa sĩ Vị Ý (1924-1988).
 Hình Nguyễn Tiến Thịnh, báo Người Việt.

Trên đảo Galang

Tàu Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đón những những người tị nạn cộng sản ở đảo Subi về Galang và cập bến đảo Galang khoảng 9, 10 giờ đêm. Khi điểm danh xong, chúng tôi được xe chở về barracks cách bến chừng 3 cây số.

Sáng hôm sau, tôi đang nằm nghĩ đến sự nhẹ nhàng thoát nạn với niềm vui cập bến Galang thì có một ông từ ngoài đi vào nhìn quanh, rồi đứng lại trước sạp tôi nằm. Tôi sửng sốt ngồi bật dậy:

- Vị Ý, gặp ông ở góc biển này ư?

Với nụ cười tươi và cái pipe quen thuộc, Vị Ý đưa tay kéo tôi xuống sạp:

- Chuyến tàu nào của Cao Ủy chở người tị nạn tới Galang, tôi đều đến nhìn mặt một lượt xem có ai quen biết. Cả chục chuyến chẳng gặp ai. Đến hôm nay thì trời không phụ lòng người.

Vị Ý quàng vai tôi:

- Ra quán.