Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Phạm Xuân Nguyên: Vì sao Kenzaburō Ōe (31/1/1935 – 3/3/2023) khó vào Việt Nam?

Nhà văn Kenzaburō Ōe
(31/1/1935 – 3/3 2023).
Nguồn Wikipedia

Kenzaburo Oe (1935–2023) là một trong ba nhà văn người Nhật Bản được trao giải Nobel văn chương. Ông nhận giải năm 1994. Trước ông là Yasunary Kawabata (18991972) năm 1968. Sau ông là Kazuo Ishiguro (sinh 1954, nhà văn Anh gốc Nhật) năm 2017. 


Trong ba người thì Kenzaburo Oe ít vào được Việt Nam, và vẻ như khó vào, xét về số lượng sách được dịch ra tiếng Việt. 


Đứng đầu là Yasunary Kawabata. Nhà văn của vẻ đẹp Nhật Bản đã được giới thiệu liền ngay sau khi nhận giải, từ đó các tác phẩm của ông được lần lượt dịch ra tiếng Việt [1], có những cuốn có đến vài ba bản dịch khác nhau. Cho mãi tới gần đây sách của ông vẫn được dịch và xuất bản [2]. Có thể nói đến nay ở Việt Nam Kawabata đã hiện diện gần như đầy đủ các tác phẩm của mình. Truyện của ông trong tiếng Việt đã được dạy trong nhà trường phổ thông, đã được làm luận án đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đã được viết thành sách chuyên khảo. Năm 2022, kỷ niệm 50 năm ngày mất, một hội thảo quốc tế về ông đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh.


Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Seth Mydans: Dương Tường, Người Đưa Tác Phẩm Phương Tây Đến Với Độc Giả Việt Nam, Qua Đời Ở Tuổi 90 (The New York Times)

 Lời giới thiệu: Thật ra bài viết này không có thêm thông tin gì đặc biệt hơn về nhà thơ, dịch giả Dương Tường ngoài những điều mà báo chí Việt Nam trong, ngoài nước đã đưa tin kể từ khi ông qua đời, nhưng rất hiếm khi một tờ báo lớn, lâu đời và có uy tín như The New York Times có bài viết về một nhà thơ, dịch giả Việt Nam như vậy, nên Diễn Đàn Thế Kỷ quyết định chuyển ngữ để hầu độc giả.

***

Ông đã dch các tác phm ca Proust, Nabokov, Tolstoy và Emily Brontë sang tiếng Vit, và mt tác phm thi ca c đin ca Vit Nam, ‘Truyn Kiu’, sang tiếng Anh.

A black and white head shot of an older Vietnamese man, his hair disheveled, his face unsmiling.
Dương Tường có nh hưởng trong c văn hc và ngh thut khi thế gii văn hóa hu chiến ca Vit Nam m rng, bt đu t nhng năm 1980 và 1990. Hình tMai Trn



Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Đỗ Trường: Phạm Tín An Ninh: Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu

Nhà văn Phạm Tín An Ninh và tác phẩm

Sau chiến tranh, tuy bị bức tử, nhưng Văn học miền Nam vẫn hồi sinh, phát triển, để bước sang một trang sử mới. Văn học Hải ngoại, một hình thức, hay tên gọi văn chương tị nạn, là sự nối dài của nền Văn học ấy. Và từ đó, ngoài các nhà văn tên tuổi, ta thấy, xuất hiện một loạt các cây viết mới. Họ xuất thân từ những người lính, tù nhân, thuyền nhân tị nạn, như: Cao Xuân Huy, Song Vũ, hay Phạm Tín An Ninh… Chiến tranh, con đường giải oan cho cuộc bể dâu ấy, là đề tài đã được các nhà văn đào sâu, tìm kiếm làm sáng tỏ một cách chân thực, sinh động. Và khi đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, Phạm Tín An Ninh là một trong những nhà văn tiểu biểu nhất viết về đề tài này.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Lê Hữu: Nhà thơ của trẻ thơ, thi sĩ Trần Trung Phương

Hình minh hoạ Inge Wallumrød

 Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm

(“Tương tư chiều”, Xuân Diệu)

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

(“Bẽn lẽn”, Hàn Mặc Tử)

Mặt trời mặt trăng trong những câu thơ trên được nhân cách hóa, sinh động. Mấy câu thơ bên dưới cũng mặt trời mặt trăng, cũng nhân cách hóa, cũng sinh động không kém.

Mặt trời ngủ gật đằng sau núi

Mấy bóng cây dừa ngã xuống ao

.  .  .  .  .

Trăng ngà tắm dưới cầu ao

Hạt trai đánh vãi vương vào lá sen

Nếu có khác, đấy là thơ trẻ em, không phải thơ người lớn như thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Những câu thơ ấy ở trong tập thơ thiếu nhi Mấy Vần Tươi Sáng của Trần Trung Phương, Nxb Bình Minh, in lần thứ hai năm 1952 tại Hà Nội.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Việt Dương: Họa sĩ Vị Ý với giấc mộng không thành?

Họa sĩ Vị Ý (1924-1988).
 Hình Nguyễn Tiến Thịnh, báo Người Việt.

Trên đảo Galang

Tàu Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đón những những người tị nạn cộng sản ở đảo Subi về Galang và cập bến đảo Galang khoảng 9, 10 giờ đêm. Khi điểm danh xong, chúng tôi được xe chở về barracks cách bến chừng 3 cây số.

Sáng hôm sau, tôi đang nằm nghĩ đến sự nhẹ nhàng thoát nạn với niềm vui cập bến Galang thì có một ông từ ngoài đi vào nhìn quanh, rồi đứng lại trước sạp tôi nằm. Tôi sửng sốt ngồi bật dậy:

- Vị Ý, gặp ông ở góc biển này ư?

Với nụ cười tươi và cái pipe quen thuộc, Vị Ý đưa tay kéo tôi xuống sạp:

- Chuyến tàu nào của Cao Ủy chở người tị nạn tới Galang, tôi đều đến nhìn mặt một lượt xem có ai quen biết. Cả chục chuyến chẳng gặp ai. Đến hôm nay thì trời không phụ lòng người.

Vị Ý quàng vai tôi:

- Ra quán.


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Lê Hữu: Đêm rất thánh, đêm không cùng

Hát là cầu nguyện đến hai lần.

~ St. Augustine

Một anh bạn tôi, lấy cô vợ có đạo, nói với tôi là anh chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh.  

“Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa. 

“Riêng lễ Giáng Sinh,” anh bạn nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca nữa.”  

Tôi hỏi “Bài gì?”, anh nói “Đêm thánh vô cùng.” 


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “Cõi chữ – Cõi người” của Trần Hữu Thục –Trần Doãn Nho



Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận. Là một tác giả quen thuộc trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 và cho đến hiện nay ở hải ngoại. Đã tốt nghiệp Đại học Huế ngành Triết năm 1968. Tiếp tục theo bậc cao học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến cuối năm 1969, ông được Đại học Huế mời về làm Phụ khảo Triết. Khi hết hạn hoãn dịch, thay vì xin gia hạn, ông chọn nhập ngũ, thuộc khóa 6/70 trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường, chỉ vỏn vẹn làm Hành chánh Quân y 3 tháng, rồi được biệt phái trở về dạy Đại học Huế. Trước năm 1975, ông đã cộng tác với các tạp chí văn học ở Sài Gòn như Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện. Sau tháng Tư Đen, như tất cả các sĩ quan và viên chức chế độ VNCH, ông bị tù cải tạo cho đến năm 1981 và 12 năm sau, 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Trên mảnh đất dung thân mới, ông cầm bút trở lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O, Người Việt. Ông đã xuất bản các tác phẩm cả về văn, thơ, tạp bút, tiểu luận [1] và gần đây nhất là Tuyển tập Tiểu luận “Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập: