Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu sách mới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giới thiệu sách mới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Giới Thiệu Sách Mới

 ĐÁY TẦNG VƯỢT SÓNG

Hồi ký của Đoàn Viết Hoạt, 506 trang, Thăng Long xuất bản năm 2022.

Đầu sách có hai bài giới thiệu tác phẩm và tác giả :

  • “Đọc hồi ký của Đoàn Viết Hoạt” của Đỗ Quý Toàn

  • “Một ngày Duy Dân, một đời Duy Dân” của Đinh Quang Anh Thái











TO DISTANT SHORES


Sách viết bằng Anh ngữ bởi hai tác giả Huân Phan và Tiếp Phan, 251 trang, do các tác giả xuất bản năm 2022. Đây là ký ức của một gia đình với những kinh nghiệm về chiến tranh, về cuộc vượt biển trong biến cố Sài Gòn thất thủ năm 1975 và sau đó tái định cư tại Hoa Kỷ.




Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Giới Thiệu Sách Mới

Gót Chân Luân Hồi, tạp ghi của Hạ Long Lưu Văn Vịnh, gồm bốn chương : Gót Chân Luân Hồi, Âm Nhạc Xóa Hết Biên Cương, Bóng Cũ Chuyện XưaCõi Nam Ly Kỳ.

Sách dày 244 trang, giá $20. Liên lạc : unclvv@hotmail.com











Nhà Tù Hình Chữ S, đây là Tập III của truyện dài Chiến Tranh Bên Cạnh, Tình Yêu của Huy Văn Trương, 229 trang, giá $15.


Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Giới Thiệu Sách Mới

  • Mối Thâm Tình của Nguyễn Đình Chiểu dành cho “Quan Phan” Phan Thanh Giản, khảo cứu văn học của Winston Phan Đào Nguyên, 261 trang, do Nhân Ảnh xuất bản 2022.

C:\Users\Pham Phu Minh\Desktop\Mối thâm tình của NĐChiểu 001.jpg


  • Quan Âm Tế Độ, truyện Nôm Phật giáo dài nhất trong văn học Việt Nam, do Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Hiền Tâm phiên âm và chú giải. 513 trang. Nhân Ảnh xuất bản 2022.

D:\PhamPhuMinh\Pictures\Scanned\2022-08-31 Quan Âm Tế độ\Quan Âm Tế Độ 002.jpg


  • Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại, truyện ký của Phạm Quốc Bảo, cuốn I 128 trang, cuốn II 165 trang, do Lotus Media xuất bản 2022.


C:\Users\Pham Phu Minh\Desktop\Chuyện náo 1 001.jpg    D:\PhamPhuMinh\Pictures\Scanned\2022-08-31 Chuyện nào 2\Chuyện nào 2 002.jpg

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Sách Mới: Sống Và Viết Ở Hải Ngoại, hồi ký của Nguyễn Hưng Quốc

Cuốn Chí Phèo, thật ra, là hồi ký của một gã nông dân bị tha hoá trong một xã hội thối nát. Nam Cao chỉ là người chấp bút. Tôi không cần ai viết giùm. Tôi có thể tự viết. Viết, ở đây, là việc làm hoàn toàn có tính cá nhân, một tiếng nói của cái tầm thường. Tôi tưởng tượng: Một ngày nào đó, tâm hồn thật thanh thản, hết những tranh chấp trong/ngoài, quốc/cộng, người ta sẽ nhìn lại mấy chục năm văn học hải ngoại. Sau khi đọc những bài thơ hay, những cuốn tiểu thuyết lớn, hẳn có lúc người ta sẽ nảy chút tò mò muốn tìm hiểu những cái tầm thường chung quanh đời sống văn học: Lúc ấy cuốn sách này sẽ lên tiếng. 

Trong lãnh vực văn học, mọi nỗ lực khái quát hoá và phạm trù hoá đều trở thành bất cập. Với văn học lưu vong, vốn nằm trên những biên giới, chịu nhiều tác động từ bên ngoài, lại càng dễ bất cập. Ở đó, mọi tự sự đều là những tiểu tự sự. Những tiểu tự sự ấy lại phân tán. Như những tia nước bắn tung toé, không tụ lại thành dòng. Để tìm hiểu, người ta phải nhặt nhạnh từng giọt. Từng giọt.

Từng cái tôi lửng lơ.

Những cái tôi lửng lơ ấy thường im lặng. Giới cầm bút Việt Nam ít viết hồi ký. Ở hải ngoại càng ít viết. Cuốn sách này được viết với một tham vọng duy nhất: Ghi lại những cái tầm thường nhất trong đời sống văn học, từ chuyện làm báo đến viết sách, từ chuyện nhuận bút đến tiền bản quyền cho các cuốn sách tiếng Việt và tiếng Anh. Quan trọng nhất, nó ghi lại những thao thức và trăn trở, thường nhuốm vị ngậm ngùi, của một cây bút sống và viết ở một nơi xa lắc ngoài quê hương.


Sự ngậm ngùi bàng bạc trong cả cuốn sách, nhưng không chừng rõ nhất là ở đoạn kết: 


“Phần tôi, mặc dù sống ở ngoại quốc đã gần 40 năm, vẫn chủ yếu viết bằng tiếng Việt. Tiếng Việt là quê hương của tôi. Các thứ tiếng khác chỉ là những cõi lưu đày, ở đó, tôi không có quá khứ, cũng không có họ hàng. Tiếng Việt còn là thân thể của tôi. Khác với tất cả các ngôn ngữ khác mà tôi biết, cảm xúc của tôi đối với tiếng Việt, và chỉ với tiếng Việt, là những cảm giác mang tính vật lý, thậm chí, nhục thể để tôi có thể run lên với chữ, phập phồng thở với từng thanh bằng thanh trắc. Viết tiếng Việt, với tôi, là tham gia vào một cuộc giao hoan. Lặng lẽ và cô độc.”


Nguyễn Hưng Quốc


***

Sách do Lotus Media xuất bản và phát hành toàn cầu trên Amazon.com


https://www.amazon.com/S%E1%BB%90ng-Vi%E1%BA%BEt-H%E1%BA%A2i-Ngo%E1%BA%A0i-Vietnamese/dp/108805076X/ref=sr_1_21?crid=DM8DMJQSNTKO&keywords=nguyen+hung+quoc&qid=1657805315&s=books&sprefix=nguyen+hung+quoc%2Caps%2C366&sr=1-21



Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

Thông C áo B áo Chí Tuyển Tập II Chân Dung VHNT & VH


"Tuyển tập II chân dung văn học nghệ thuật và văn hoá" là một công trình mới của nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hoá thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hoà. GS Nguyễn Văn Tuấn, Australia 


Việt Ecology Press 

ISBN # 9781990434181

www.amazon.com, các hiệu sách

P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Phát hành tháng 2/2022




PRESS RELEASE

TUYỂN TẬP 2 CHÂN DUNG VHNT & VH


This anthology is a portrait of life and work of 15 accomplished authors, artists and educators who have made lasting contributions to the literature, arts and culture of South Vietnam during the 1954-1975 period. The anthology offers a rich collection of biographies, works, photos and letter-writing materials, illustrating a modern and dynamic community of authors and artists who had thrived under the Republic of Vietnam before it was taken over by communists in 1975. In this anthology, writer Dr. Ngo The Vinh guides readers through a non-linear journey of cultural transformation in South Vietnam, and provides a fresh interpretation of the transformation that has left a rich heritage legacy for the ensuing generations to explore in the future. Prof. Nguyễn Văn Tuấn, Australia  


Việt Ecology Press 2022

ISBN # 9781990434181

www.amazon.com, bookstores

P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Coming soon in February 2022




COMMUNIQUÉ DE PRESSE 

TUYỂN TẬP II CHÂN DUNG VHNT & VH 


"L'Anthologie II est une collection de Portraits de littérature, d'art et de culture assemblée par Ngo The Vinh, pour introduire 15 artistes et personnalités culturelles renommés au Sud Viet Nam durant les années avant 1975. Les œuvres, portraits et témoignages dans cette collection sont les preuves de la fondation artistique humaniste, dynamique vibrante et surprenante du Sud Viet Nam qui fut démolie après l' évènement catastrophique du 30 avril 1975. Pour cette raison, cette collection est une source précieuse de recherches pour étudier le patrimoine artistique et culturel de la République du Viet Nam. Prof. Nguyễn Văn Tuấn, Australie


Việt Ecology Press 

ISBN # 9781990434181

www.amazon.com, librairies

P.O.Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Date de parution Février 2022


 


Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

Giới thiệu Sách mới

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


PR 1/6/2022

SÁCH MỚI


                                                            Trân trọng giới thiệu:



VIỆT NAM CỘNG HÒA

1955-1975

Kinh Nghiệm Kiến Quốc


Chủ biên:


VŨ TƯỜNG & SEAN FEAR


VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2022


                                          ***


Giới thiệu tác phẩm


Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc là ấn phẩm đầu tiên do Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ tổ chức thực hiện, bắt đầu từ một Hội thảo ở Đại học California, Berkeley vào tháng 10 năm 2016. Bản tiếng Anh của sách tên là The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building, được xuất bản bởi Chương trình Đông Nam Á của Đại học Cornell năm 2019, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Chúng tôi mong bản tiếng Việt sẽ giúp ích cho người Việt ở khắp thế giới và ở Việt Nam có thêm hiểu biết về Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bản tiếng Anh được xuất bản, bốn tác giả trong sách, ông Phạm Kim Ngọc, Giáo sư Cao Văn Thân, ông Bùi Quyền và Giáo sư Vũ Quốc Thúc, đã qua đời. Chúng tôi biết ơn đóng góp của họ cho sách và cảm thấy hân hạnh đã kịp giúp họ để lại một chút gì đó cho thế hệ sau.


Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

SÁCH MỚI NHẬN

Diễn Đàn Thế Kỷ vừa nhận được các sách do tác giả hoặc nhà xuất bản gửi tặng sau đây :

Vũ Mạn Tạp Lục Thư, nguyên văn chữ Hán của Ôn Khê Nguyễn Tấn, xuất bản lần đầu năm 1898,
do Nguyễn Đức Cung sưu tầm, khảo cứu, dịch và chú giải, 526 trang,
do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Giới thiệu sách: ĐI. TRONG MỘT BUỔI SÁNG

Trân trọng giới thiệu:

ĐI. TRONG MỘT BUỔI SÁNG

Tập truyện
T R Ầ N D O Ã N N H O

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021

Bạt: Đặng Thơ Thơ

Tranh & thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh

Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE:

Giá: US$18.00

Xin bấm vào đường dẫn sau:

Keyword: tran doan nho, di trong mot buoi sang




Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình


– Đặng Thơ Thơ

Đọc những truyện ngắn Trần Doãn Nho viết từ trước 1975 đến thời gian gần đây, có thể thấy anh sáng tác trong ý thức sâu sắc về thể loại và nghệ thuật viết truyện ngắn. Truyện của anh luôn có sự đầu tư công phu về ý tưởng, hình ảnh, ẩn dụ, chủ đề… lồng trong cấu trúc chặt chẽ của tổng thể, trong đó các yêu cầu về miêu tả, tường thuật, đối thoại, diễn tiến, tư tưởng giữ một tỷ lệ hài hoà và hữu hiệu.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Giới thiệu sách mới: PHAN THANH GIẢN và vụ án “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”

Để giới thiệu nội dung của tác phẩm này, chúng tôi được sự đồng ý của tác giả, đăng lại dưới đây phần Dẫn Nhập của cuốn sách, là một công trình tóm tắt rất đầy đủ và sáng sủa những gì được trình bày trong sách.

Cuối bài Dẫn Nhập này sẽ có các thông tin về việc phát hành sách.

DẪN NHẬP


Có lẽ ít có nơi đâu trên thế giới mà một “câu” gồm 8 chữ và không có xuất xứ rõ ràng lại được đem ra làm bằng chứng, mà lại là bằng chứng độc nhất, để buộc tội “bán nước” cho một nhân vật lịch sử. Nhưng chính điều đó đã và đang diễn ra trong sử học cận đại Việt Nam suốt 60 năm qua. Và cái câu 8 chữ nói trên là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Sử dụng câu này liên tục từ thập niên 1950s đến nay, các sử gia tại miền Bắc Việt Nam đã nhân danh “nhân dân” để kết tội bán nước cho hai đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (Phan) và Lâm Duy Hiệp (Lâm), với sự chú trọng đặc biệt vào Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.

Mặc dù không có xuất xứ rõ ràng, mặc dù không biết tác giả của nó là ai, và mặc dù không biết cái câu gồm 8 chữ đó là câu đối, câu thơ, câu phú, “khẩu hiệu”, hay thậm chí là một loại “vè”, nó đã được đem ra để làm bằng chứng mỗi khi một “sử gia” nào đó tại Việt Nam muốn lên án Phan Thanh Giản. Và do không hề có một bài viết hay một tác giả nào đặt vấn đề để gạn hỏi một cách rõ ràng và có hệ thống về câu này, hiện nay ở Việt Nam hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận sự hiện hữu cũng như tính chất “lịch sử” của nó. Họ dễ dãi cho rằng nó có gốc gác “trong dân gian”, đồng thời nhìn nhận rằng nó đã nói lên tâm trạng của “nhân dân” thời đó, là lên án cả hai ông Phan, Lâm và triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức.

Điển hình là bài viết sau đây về Phan Thanh Giản trong Wikipedia:

“Ngày 5 tháng 6 năm 1862, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp có Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn đã ký với Bonard và Palanca một hiệp ước gọi là Hòa ước Nhâm Tuất (1862), cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong 10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Sài Gòn . . . Do hành động này mà dân gian có câu truyền ‘Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân’ (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng).”

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Giới thiệu sách ĐƯỜNG THI CHÚ GIẢI

Quyển 1
Tác giả : NGUYỄN MINH
Đây có lẽ là công trình nghiên cứu về thơ Đường mới nhất và công phu nhất của người Việt Nam trong hiện tại. Một hiện tại trong đó sinh hoạt văn học Việt Nam ngày càng xa quá khứ chữ Hán, và cũng xa luôn sự thưởng thức thi ca cổ của nước Tàu như những thế hệ trước đây của người Việt Nam. Ngôn ngữ viết chính thức của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đã là chữ quốc ngữ, và càng ngày khuynh hướng học ngoại ngữ là học các thứ chữ thông dụng trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp. Chữ Hán thành một ngành chuyên biệt để nghiên cứu quá khứ nhiều thế kỷ của dân tộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng gần như tuyệt đối của nền văn hóa Trung Hoa.

Người Việt Nam hiện đại không mấy ai biết chữ Hán, do đó cũng không mấy ai để tâm ngâm nga, dịch thuật thi ca cổ của Trung Quốc, mặc dù cái ảnh hưởng của hàng ngàn năm Hán tự không dễ gì rời khỏi tâm hồn Việt Nam. Bằng chứng là quyển thứ nhất của bộ Đường Thi Chú Giải gồm tám quyển của tác giả Nguyễn Minh vừa được xuất bản, như mở lại con đường về với quá khứ.

Trong Lời Nói Đầu của sách, tác giả đã viết : “Mục đích của bộ Đường Thi Chú Giải này là mạnh về chú thích và giải nghĩa, để giúp độc giả tự mình dịch được bài thơ Đường nào mình thích.”

Mục đích ấy của tác giả chứng tỏ ông đã hiểu rất rõ tình hình Hán học của người Việt Nam hiện nay. Phàm người nào muốn dịch một văn thi phẩm nào của nước ngoài sang tiếng nước mình thì trình độ ngoại ngữ của người đó đã phải rất vững vàng, phải thấu hiểu sâu thứ tiếng mà mình muốn dịch. Hiểu lơ mơ mà vẫn muốn đòi dịch là một thái độ hơi ngông cuồng. Nhưng đó là đối với những ngôn ngữ khác, chứ với Hán tự, đã được dùng như ngôn ngữ viết từ hàng ngàn năm cho nhà cầm quyền lẫn dân chúng Việt Nam thì đã thấm sâu vào tâm hồn và từng tế bào thần kinh của người Việt. Ngay đối với một người không học chữ Hán, âm vang của một câu thơ cổ chữ Hán được đọc lên theo lối Việt Nam vẫn có thể gây một cảm xúc sâu xa nơi người nghe. Chỉ vì cái vốn cũ của tổ tiên không dễ gì phai nhạt trong tâm hồn bất cứ người Việt nào.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Nắng Lạnh, tiểu thuyết mới của Nguyễn Chí Kham


Cuốn tiểu thuyết viết về một thời kỳ ở Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới về chính trị và văn học. Lồng vào sự kiện này là câu chuyện tình cảm động và chân thực của hai người bạn xưa trong thời niên thiếu ở thành phố Huế. Rồi đến lúc chia tay bất ngờ, sự xa cách một thành phố sẽ rơi vào lãng quên, không ngờ, biến cố đất nước sau chiến tranh đã cho hai người có một ngày gặp lại để yêu thương nhau bằng một mối tình như hơi thở trong ánh nắng của mùa thu vừa ấm, cũng vừa lạnh.

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

Trịnh Y Thư: Milan Kundera - Cái cười cái nhẹ cái quên

Milan Kundera

Trong bài tựa cuốn tiểu thuyết Chuyện đùa, Milan Kundera thuật lại giai thoại sau: Năm 1980 (lúc này ông đã cùng gia đình sang Pháp định cư), có buổi hội thảo trên kênh truyền hình nào đó nói về sự nghiệp văn học của ông. Một nhân vật trong thành phần tham dự đứng lên phát biểu, gọi cuốn Chuyện đùa là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo tội ác của chủ nghĩa Stalin. Kundera nghe vậy vội vàng ngắt lời, “Ông làm ơn đừng gán ghép chủ nghĩa Stalin của ông vào tôi. Chuyện đùa chỉ là một câu chuyện tình.”

Quả vậy, mặc dù tiểu thuyết Kundera không thiếu những mạch đoạn viết về chính trị – đúng hơn lịch sử chính trị – và ông không bao giờ che giấu thái độ hằn học, gần như thù hận, với nước Nga, bởi quốc gia này đã gây nên không biết bao nhiêu tai họa và thống khổ cho quê hương, dân tộc ông, thậm chí cho chính cá nhân ông, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta bới móc giữa những dòng chữ ông viết để tìm kiếm một thông điệp hay luận đề chính trị nào. Ông có vẻ dị ứng với tất cả những điều đó. Với ông, Lịch sử chỉ là tấm phông trừu tượng mà ông ví tiểu thuyết gia như nhà thiết kế sân khấu kịch sử dụng để kiến dựng một tiết kịch. Câu nói “Tiểu thuyết gia không phải là kẻ hầu của sử gia” thường được ông nhắc đi nhắc lại trong những bài tiểu luận (ngoài vai trò một tiểu thuyết gia hàng đầu trên thế giới vào nửa sau thế kỷ XX, Kundera còn là một ngòi bút viết tiểu luận văn học xuất sắc) như trong những đoạn viết sau:

Bởi Lịch sử, với tất cả những động thái của nó, chiến tranh, cách mạng, phản cách mạng, quốc nhục, không được chen vào can dự ngòi bút của nhà văn – không thể để nó trở thành đề tài cho nhà văn minh họa, lên án hoặc biện giải. Tiểu thuyết gia không phải là kẻ hầu của sử gia; nhà văn có thể bị mê hoặc bởi Lịch sử, nhưng bởi nó là thứ đèn giọi xoay vòng chạy xung quanh hiện hữu con người, chiếu luồng sáng lên nó, lên những khả thể bất ngờ, mà ở những lúc bình ổn, khi Lịch sử đứng yên, không ló mặt ra phía trước, chúng nằm yên phía sau, không ai thấy, không ai nhận biết.
Lịch sử nhẹ như đời sống cá nhân con người, nhẹ khôn kham, nhẹ như lông hồng, nhẹ như hạt bụi cuốn lên không trung, như bất cứ cái gì ngày mai không tồn tại.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Lâm Vĩnh Thế: Giáo Dục Và Huấn Luyện

Lời Tòa soạn.- Dưới đây là chương “Giáo Dục và Huấn Luyện”, chương đầu tiên trích từ cuốn hồi ký mới xuất bản có nhan đề Tròn Nhiệm Vụ của tác giả Lâm Vĩnh Thế, một “quản thủ thư viện gốc Việt” tại Canada. Diễn Đàn Thế Kỷ xin cám ơn tác giả Lâm Vĩnh Thế đã cho phép chúng tôi đăng lại. Mời bạn đọc thưởng thức.

NGUỒN GỐC GIA ĐÌNH

Ông Nội làm việc tại tòa soan nhựt
báo 
Lục Tỉnh Tân Văn (1923-1944)

Hoàn toàn không có một điều gì báo trước là tôi sẽ trở thành một quản thủ thư viện. Ông nội tôi, cụ Lâm Văn Ngọ (1882-1960), là một hậu duệ đời thứ ba của một gia đình người Minh Hương [1] giàu có lớn ở Chợ Lớn (khu người Hoa của thành phố Sài Gòn), đã làm việc trong nhiều năm với tư cách là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút cho tờ nhựt báo tiếng Việt Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV) cho đến khi tờ báo đình bản vào năm 1944. Ba tôi, ông Lâm Đình Thâm (1901-1948), làm Phụ tá cho Ông Nội tôi tại tòa soạn của tờ báo này.

Ông Ngoại tôi, cụ Nguyễn Ngọc Bích (?-?), là Cai Tổng của Tổng An Điền bao gồm 9 xã, trong đó có xã Linh Đông là quận lỵ của Quận Thủ Đức, thuộc tỉnh Gia Định, ngay bên cạnh thành phố Sài Gòn. Trước khi trở thành Cai Tổng, Ông Ngoại tôi là một thương gia giàu có, chủ một vựa cá lớn phục vụ cho vùng Thủ Đức – Dĩ An. Mẹ tôi, bà Nguyễn Thị Ất (1904-1979), được Ông Ngoại tôi cho đi học đến hết lớp Ba bậc Tiểu học. Do đó, Mẹ tôi biết đọc, biết viết, biết làm 4 phép toán, và cũng biết được một ít tiếng Pháp. Và nhờ vậy, Mẹ tôi đã có thể giúp cho Bà Ngoại tôi lo việc sổ sách cho vựa cá của gia đình cho đến khi Mẹ tôi lập gia đình với Ba tôi.
Ông Ngoại trong vườn sau nhà

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Thông Cáo Báo Chí: VÒNG ĐAI XANH – THE GREEN BELT A Novel, Bilingual Edition


Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyênvào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh. Những tin tức hiện nay mà tôi nhận được từ Cao nguyên thật đáng buồn. Người Thượng đang phải đối đầu với những mối đe dọa tệ hại hơn bao giờ hết trên nếp sống của họ. Cũng như người Pháp trước đây, người Mỹ đã dùng người Thượng và sau đó đã lạnh lùng bỏ rơi họ. Điều mà người ta có thể làm là cố gắng tạo mối quan tâm từ các nhà lãnh đạo Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn. Hy vọng và vẫn chỉ là hy vọng. Gerald C. Hickey, nguyên Giáo sư Nhân chủng Đại học Yale và Cornell, tác giả Free in the Forest, Ethnohistory of theVietnamese Central Highlands,1954-1976

Tôi rất xúc cảm về những hiểu biết, tầm nhìn xa và mối từ tâm mà Ngô Thế Vinh đã dàn trải trong Vòng Đai Xanh, cuốn sách được viết từ hơn 30 năm trước. Mặc dầu là một tiểu thuyết nhưng nhiều biến cố mang dấu ấn lịch sử và một số nhân vật thì như là rất thật. Đối với những phe phái liên hệ, qua những biến động và nghịch cảnh, thì các sắc dân Thượng luôn luôn là hình ảnh nạn nhân của các chính sách và những cuộc tranh chấp. Oscar Salemink, Hòa Lan, Giáo sư Đại học Amsterdam, tác giả The Ethnography of Vietnam’s Central Highlanders.

Văn Học Press & Việt Ecology Press
ISBN #9781989993453

www.amazon.com, các hiệu sách
P.O. Box 3893, Seal Beach, CA 90740

Sách phát hành giữa tháng 01/2021

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Phan Tấn Hải: Nhà Biên Khảo Vy Thanh Ấn Hành - Ho Chi Minh, A Documentary Study

Nhà biên khảo Vy Thanh và tác phẩm “Ho Chi Minh: A Documentary Study.” (Photo PTH)

Bạn muốn tìm một tác phẩm nói đầy đủ về cuộc đời ông Hồ Chí Minh, người mang Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, bằng tiếng Anh để hế hệ trẻ hải ngoại hiểu được vì sao bạn kinh sợ Chủ nghĩa CS và trở thành người tỵ nạn? Bạn muốn giải thích cho thế hệ trẻ về những thảm cảnh dân tộc đã trải qua dưới chế độ CS? Bạn muốn thế hệ trẻ đọc các hồ sơ mật bằng Anh văn về ông Hồ Chí Minh từ các văn khố an ninh của Nga, Trung Quốc, Pháp quốc… để biết về khuôn mặt thật của người khai sáng chế độ CSVN? Bạn muốn thế hệ trẻ đọc về ông Hồ với một số giấy tờ nêu nghi vấn ông thủ tiêu một số lãnh đạo CSVN thời kháng Pháp (như Hoàng Đình Giong) để giành quyền lãnh đạo, hay về chuyện Nguyễn Thị Minh Khai (vợ chính thức của Lê Hồng Phong) có đứa con gái với ông Hồ, hay về hồ sơ và hình ảnh nhân vật Thiếu Tá Hồ Quang có phải đã đóng thay ông Hồ sau khi Nguyễn Ái Quốc có tin đã chết… Có một tác phẩm nghiên cứu viết bằng tiếng Anh đi tìm câu trả lời cho bạn.

Tác phẩm “Ho Chi Minh: A Documentary Study” (sẽ viết tắt: HCMDS) viết bằng tiếng Anh của tác giả Vy Thanh – tức Giáo sư Nguyễn Văn Thùy, tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo dục tại Michigan State University năm 1970 – vừa ấn hành tuần qua, và dự kiến sẽ lưu hành qua mạng Amazon. Tác giả đã để ra nhiều tháng bay sang Paris, Moscow, Bắc Kinh để tìm các hồ sơ từ Văn Khố Pháp, Nga, Trung Quốc về các lãnh tụ CSVN thời sơ kỳ.

Tác phẩm dày 330 trang, chứa đựng nhiều hình ảnh chưa từng được phổ biến về ông Hồ, về những người liên hệ ông Hồ (kể cả các tình nhân, bạn gái), thẻ căn cước từ thời Pháp, các thủ bản lưu giữ trong các văn khố quốc tế…

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Giới thiệu sách mới: MỐI CHÚA, Tiểu thuyết của TẠ DUY ANH


MỐI CHÚA,
Tiểu thuyết của TẠ DUY ANH
NGƯỜI VIỆT BOOKS xuất bản tháng Bảy 2018


Năm 2017 cuốn Mối Chúa lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam với tên tác giả là Đãng Khấu, dù đã cắt xén nhiều chỗ, cũng bị thu hồi ngay sau khi phát hành.

Lý do thu hồi, theo nhà cầm quyền :

Trích nội dung công văn số 914/CXB1PH-QLXB, do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng, ký ngày 13-9-2017, yêu cầu cấm lưu hành tiểu thuyết Mối chúa.

“... Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ mảy chỉnh quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền. Một số chi tiết được viết với giọng giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến cho hiện thực trở nên đen tối, u ám. Các trang viết về chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi đó như hai lực lượng thù địch, chính quyền đàn áp như một trận đánh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ vũ khí đến lực lượng bí mật”.

Tác giả Tạ Duy Anh khi chọn Người Việt làm nhà xuất bản Mối Chúa tại hải ngoại đã viết : “Tôi gửi các anh bản thảo đầy đủ nhất của Mối chúa”. Và ông cũng gửi cho Người Việt bài viết ngắn sau đây :


MẤY LỜI CÙNG BẠN ĐỌC YÊU QUÝ

Tạ Duy Anh

Khi tiểu thuyết Mối Chúa in lần đầu trong nước, vì sự an toàn của một vài người mà tác giả mang ơn, nên tác giả đồng ý cắt đi một số đoạn. Nhưng kể cả như vậy thì Mối Chúa vẫn gặp vấn đề, không thể tiếp tục đến tay bạn đọc qua hệ thống xuất bản hiện hành. Với tư duy 0.0, nền xuất bản của chúng ta tiếp tục vui vẻ với thành tựu kẽo kẹt lê lết về quá khứ.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Phạm Ðoan Trang: Chính Trị Bình Dân (Lời nói đầu)

Chính trị bình dân
Tác phẩm của Phạm Đoan Trang
Giấy Vụn – Green Trees xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2017
Biên tập & hiệu đính: Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Vi Yên
Bìa & Trình bày: AK Demy
ISBN 978-1548466565
Copyright © 2017, Giấy Vụn, Green Trees & Phạm Đoan Trang.

Với tất cả tấm lòng yêu mến và kính phục, xin dành tặng cuốn sách này cho những người Việt Nam đã, đang và sẽ cống hiến, đấu tranh không mệt mỏi và sẵn sàng hy sinh vì một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng. — Kính tặng Bố và Mẹ của con. — Thương tặng các anh chị của em.

Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Giới thiệu sách mới: KẺ KHÔNG CHIẾN TUYẾN Truyện ngắn và Bút ký của HOÀNG NGA


Chiến tranh Việt Nam đã qua đi rất lâu. Nhiều người thuộc thế hệ tham chiến đã không còn. Nhiều thế hệ không biết chiến tranh là gì đã lớn lên. Cả hai thế hệ này đều biết rõ ràng mình thuộc về đâu, có những ranh giới nào trong đời mình.

Tuy nhiên cũng có một thế hệ khác, sinh vào cuối thập niên 50 - giữa thập niên 60, từng biết thế nào là chiến tranh, từng chứng kiến những điêu tàn của chiến tranh, cũng như hứng chịu rất nhiều hậu quả sau chiến tranh. Họ là những người đang sống lưu vong ở hải ngoại, hay vẫn còn ở lại quê nhà, như một miếng bánh mì kẹp thịt, như nhà văn Tưởng Năng Tiến nhận xét là “một thế hệ lọt khe”, đã bị đẩy qua đẩy về giữa hai lằn ranh.

Họ đã không đủ tuổi để tham chiến, không có kinh nghiệm chiến đấu để có một chỗ đứng khi nói về chiến tranh, nên đối với thế hệ đàn anh miền Nam, họ vẫn còn là trẻ con; và đối với người miền Bắc, họ không hề được tin cậy để có thể bước chân vào đại học, để được sống và làm việc mà không bị nghi kỵ vì họ đã được giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

“Kẻ Không Chiến Tuyến” gồm 18 truyện ngắn và bút ký của Hoàng Nga ghi lại tâm tình của những người đã lớn lên như vậy, được đăng tải trên các báo Văn Học, Làng Văn, Diễn Đàn Thế Kỷ, và Việt Báo.

Sách được Nhân Ảnh xuất bản và phát hành vào tháng 11 năm 2017.

Xin liên lạc nhà xuất bản Nhân Ảnh để mua sách qua email:
Điện thoại số: (408) 844 3507

Hoặc mua trực tiếp online qua Amazon.com, quí vị ở Âu châu có thể trả bằng Euro qua Amazon.de






Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Giới thiệu sách mới: NÚI ĐOẠN SÔNG LÌA - Truyện dài của Ngô Nguyên Dũng


Ngô Nguyên Dũng hiện sống tại Đức, đã  đóng góp nhiều sáng tác trên báo Thế Kỷ 21 trước đây và Diễn Đàn Thế Kỷ trong hiện tại.

Ngô Nguyên Dũng tên thật là Ngô Việt Dũng, sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Du học và định cư tại CHLB Đức từ 1969. Tốt nghiệp đại học và trình luận án Tiến sĩ Hóa học năm 1989.

Trong thời gian gần hai thập niên (từ 1988 đến 2006) đã ấn hành 10 tập truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài, như Âm Bản, Khung Cửa Nắng, Ngôn Ngữ Tuyết v.v...
Tập truyện viết bằng tiếng Đức: Die Inselder Feuerkrabben xuất bản năm 2011.


Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Buổi Ra Mắt Sách cuả Giáo-sư Trần Ngọc Ninh: Ngữ-Vựng Tiếng Việt và Ngữ-Pháp Việt-Nam



Viện Việt-Học vàvà các Bác-sĩ Y Khoa Khoá 1969-1976 
Y Khoa Đại Học Sài Gòn Trân-trọng mời các quí-vị tham dự
Buổi Ra Mắt Sách
Ngữ-Vựng Tiếng Việt 
• Ngữ-Pháp Việt-Nam
cuả Giáo-sư Trần Ngọc Ninh