Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018
Kính Hòa RFA: Ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực mới có thực hiện cải cách hay không?
![]() |
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. 23/10/2018. |
Ngày 23/10/2018, Ông Nguyễn Phú Trọng đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam bầu lên làm Chủ tịch nước. Ông là ứng cử viên duy nhất, và được nói là được gần 100% phiếu bầu.
Kính Hòa Đài RFA có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học Georges Mason, Hoa Kỳ về vai trò mới của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đảm nhiệm cả hai chức vụ, Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Cộng sản.
Kính Hòa: Giáo sư có ngạc nhiên hay không về việc ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm hai chức vụ? Liệu điều này có phải là một giải pháp tình thế như ông ấy từng nói hay không?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không ngạc nhiên, vì việc này người ta nói đến lâu rồi, và gần đây trong mấy tháng thì rộ lên. Những người nghiên cứu không lấy gì làm ngạc nhiên cả. Nước Việt Nam là nước cộng sản duy nhất hiện nay mà ông lãnh đạo đảng không phải là lãnh đạo nhà nước, thành ra giải quyết cái vấn đề bất thường như vậy là đúng rồi. Cái chết của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cơ hội để người ta giải quyết vấn đề đó. Thành ra nói rằng đó là tình thế thì cũng không sai, nhưng theo ý tôi thì nó là giải pháp mang tính cơ chế.
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Việt Hà (RFA) - 40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc
Việt Hà (RFA)
40 năm về trước vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử và góp phần làm thay đổi cục diện thế giới.
![]() |
AFP PHOTO |
Việt Hà có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc Trường Đại Học George Mason, về chuyến đi này.
Chuyến thăm lịch sử
Việt Hà: Thưa Giáo Sư, câu hỏi đầu tiên xin hỏi ông là xin ông cho biết chuyến thăm lịch sử của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm1972 có ý nghĩa thế nào đối với nước Mỹ và Trung Quốc nói riêng, và đối với thế giới nói chung ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói về Mỹ trước. Vào giai đoạn đó Mỹ đã bị sa lầy trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và Mỹ muốn rút ra. Lúc bấy giờ kẻ đối đầu quan trọng nhất của Mỹ là Nga Sô, thành ra Mỹ muốn rút ra khỏi Việt Nam nên dùng Trung Quốc làm đòn bẫy để chống lại Nga Sô, thì chuyện đó đã thực hiện được. Khi Việt Nam bành trướng sang Cam Bốt là lập tức Trung Quốc chận lại, và Trung Quốc với Mỹ là đồng minh với nhau để chận Việt Nam, vì ở Mỹ họ quan niệm Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nga Sô. Hồi đó Nga Sô có căn cứ hải quân Cam Ranh, khi hạm đội Mỹ đi ra, hạm đội Nga đi vào thì cái ảnh hưởng của Nga lúc bấy giờ ở Việt Nam là đang lên, Mỹ muốn chận chuyện đó, và Mỹ đã làm được.
Điểm thứ hai là sau khi làm được việc đó thì Mỹ rảnh tay làm những chuyện khác dưới thời ông Reagan, và đến thời Bush thì Nga Sô sụp đổ. Vậy đối với Mỹ cũng nhờ cái đó mà Mỹ rút được khỏi (Việt Nam) và Mỹ đã thắng trận Chiến Tranh Lạnh. Và từ đó Mỹ không gặp phải nguy hiểm nữa, tức là Mỹ không bị sợ một quốc gia khác tấn công nguyên tử nước Mỹ nữa, không còn quốc gia nào có khả năng tấn công nguyên tử Mỹ mà đưa đến chiến tranh tận diệt được cả. Mỹ được lợi cái đó.
Về phía Trung Quốc thì Trung Quốc được gì? Sau khi ông Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình mở cửa ra bên ngoài. Và qua chương trình “4 hiện đại” của ông mà nước Trung Quốc đã tiến từ một quốc gia chậm tiến đến một cường quốc kinh tế ngày nay. Nếu mà nói về tổng sản lượng quốc gia (GDP) thì Trung Quốc là cường quốc kinh tế thứ hai rồi, nhưng nếu chia bình quân cho đầu người thì còn kém, tức là mức phát triển thì không được, so với nước Mỹ, nhưng mà mức lớn về kinh tế là hạng thứ hai trên thế giới. Và nhiều người còn lạc quan tiên đoán trong vòng hai ba mươi năm nữa, một thời gian ngắn thôi, thì Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về tổng sản lượng quốc gia. Vậy thì nhờ cái đó mà Trung Quốc đã tiến lên như vậy.
Và từ một nước, ngay cả từ thời Mao Trạch Đông, trước khi có cuộc xung đột đẫm máu vào năm 1965, thì vẫn còn hoàn toàn dựa vào Nga Sô, tức là nó chỉ là cái bóng của Nga Sô, ngày nay Trung Quốc đứng hẳn ra là một cường quốc. Như vậy Trung Quốc cũng được cái lợi đó.
![]() |
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration. |
Việt Hà: Thưa ông, trong chuyến thăm này chúng ta cũng biết là ngoài chủ đề Đài Loan được bàn thảo giữa Tổng Thống Mỹ với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì người ta cũng có nói đến cuộc chiến Việt Nam, vậy thì cuộc chiến Việt Nam được tiếp cận ra sao, và quan điểm của Mỹ với Trung Quốc về cuộc chiến này lúc đó thế nào ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Với Việt Nam, một trong những mục tiêu của ông Nixon khi lên cầm quyền là ông muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã, mà muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam thì vừa có biện pháp áp lực quân sự, mà hiện diện là các cuộc tấn công vào Cam Bốt, tấn công sang Lào, rồi oanh tạc Bắc Việt, và Việt Nam hóa chiến tranh.
Thứ hai nữa là vấn đề ngoại giao, thì về ngoại giao ông Nixon nhân nhượng hơn với Bắc Việt. Trước đó Tổng Thống Johnson đòi Bắc Việt rút quân trước rồi quân Mỹ rút sau, thì cuối cùng ông Nixon nói là rút quân song hành nhưng rồi cuối cùng thì tự mình (Mỹ) rút lấy một mình. Thế là ngoại giao với Bắc Việt, Nixon đã nhân nhượng.
Về ngoại giao quốc tế thì Mỹ đẩy mạnh cái gọi là “diplomatique offensive), tức là tấn công ngoại giao, tức là lập một thế tương quan tam hợp với Nga Sô và Trung Quốc. Hai nước đó muốn hưởng lợi khi liên lạc với Mỹ thì họ dùng áp lực để bắt Bắc Việt phải nhượng bộ để đi tới điều đình, thì chuyến đi Trung Quốc (của Nixon) lồng trong khung cảnh một chiến lược lớn của Mỹ để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đồng thời cái vấn đề thứ hai nữa là muốn chơi lá bài Trung Quốc để chống lại Nga Sô, bởi vì lúc bấy giờ mình yếu thì phải mượn lực người khác. Đó là hai mục tiêu quan trọng của chuyến đi của ông Nixon.
TT Nixon bắt tay TQ?
Việt Hà: Như vậy là 40 năm đã trôi qua kể từ chuyến đi đó, vậy thì những khác biệt lớn đáng chú ý nhất trong mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thời điểm đó, trong chuyến viếng thăm đó, cho tới bây giờ là gì, thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Khác rất nhiều vì thời đó hai bên không có liên lạc gì cả và Mỹ còn cấm vận Trung Quốc. Khi Nixon lên thì chỉ nới lỏng cái hạn chế về việc đi du lịch thôi, tức là cho người Mỹ được đi Trung Quốc mua nhiều đồ hơn xưa thôi, rồi giảm bớt sự tuần tiểu trong eo biển Đài Loan. Đó là một số hành động biểu tượng để chứng tỏ là ông Nixon muốn bắt tay với Trung Quốc. Như vậy là lúc đó không có gì cả mà bây giờ thì nền kinh tế hai bên đã phụ thuộc lẫn nhau, thành ra cái tiến bộ đã đạt được khá nhiều rồi, về đủ mọi phương diện. Về phương diện quân sự thì thăm viếng thường xuyên, về thương mại thì hai bên phát triển rất nhiều, thành ra nói tóm lại là hai hình ảnh rất là khác biệt. Ngày xưa Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù và là tay sai của Nga Sô, tức là đàn em của Nga Sô; ngày nay Mỹ coi Trung Quốc là đại cường quốc có hành động riêng của mình, và ngay cả Tổng Thống Obama cũng nói là rất quan tâm sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Việt Hà: Tổng thống Nixon từng nói rằng mối quan hệ hợp tác giữa các cường quốc, mà lúc đó có Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tây Âu và Nhật Bản, thì sẽ có lợi cho tất cả các nước, và nó sẽ giúp tránh được những cuộc xung đột và chiến tranh ở thế giới thứ ba, bao gồm cuộc chiến Việt Nam, vậy thì liệu điều này còn có thể áp dụng cho hiện nay không ạ? Và nhất là khi cường quốc như Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam, thưa ông?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nó tùy thuộc cái bản chất của cuộc tranh đấu đó, và tùy thuộc vào tầm quan trọng đối với mọi người. Trước hết, về cái mơ mộng của ông Nixon thì thực sự đó là ý kiến của ông Kissinger. Kissinger là người xuất thân từ bên Âu Châu và luôn luôn mơ hồ đến một cái thế tương quan giữa một số các cường quốc, khoảng bốn hay năm cường quốc, nó tạo thế quân bình với nhau và nó thay đổi để giữ thế quân bình trên thế giới, thì lúc bấy giờ các nước nhỏ có thể thở được. Và đối với họ thì những nước nhỏ với quyền lợi nhỏ thì tự giải quyết lấy, còn họ chỉ cần bảo vệ quyền lợi của họ, giữ thế quân bình mà không gây nên chiến tranh và giải quyết vấn đề của các nước nhỏ.
Thời đó ông Kissinger mới nghĩ ra là nên đưa các nước Tây Âu và Nhật Bản vào, ngày nay chúng ta thấy nó hoàn toàn sai, bởi mơ mộng Tây Âu mà Tây Âu giai đoạn đó chưa đi tới thống nhất, và ngay cả bây giờ đạt tới cái EU rồi mà chính sách ngoại giao cũng chưa thấy thống nhất gì cả. Thành ra nếu mà chưa thống nhất thì chưa có thể là một tác nhân gọi là thuần nhất trên thế giới. Còn Nhật Bản thì trong tình trạng bây giờ so với các nước khác thì cũng không phải là nước mạnh lắm. Vì thế ngày xưa trong giai đoạn đó tôi nghĩ là cái thế đó chỉ có một cái lợi là nó làm cho tình trạng thế giới, cán cân lực lượng được uyển chuyển hơn, không căng thẳng như thời lưỡng cực nữa. Cái đó là cái lợi của Mỹ thời đó thôi, thành ra cái mơ mộng đó là không thực hiện được và nó không thành công.
![]() |
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972. Photo courtesy Nixonfoundation.org |
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những nước nhỏ là hoàn toàn bất lực, bởi vì ngày xưa thời của Đài Loan năm 1979 ông Carter gần như bỏ Đài Loan rồi và mang quân đội Mỹ rút khỏi Đài Loan, chấm dứt hiệp định quân sự, nhưng mà Đài Loan nó thay đổi hoàn toàn, nó trở thành một cường quốc kinh tế, nó lại có dân chủ, thì lập tức nước Mỹ thay đổi, và ủng hộ Đài Loan cho đến ngày nay. Chúng ta thấy từ 1979 đến giờ là gần nửa thế kỷ rồi mà Đài Loan vẫn vững, thành ra nói như thế không có nghĩa là họ đổi chác ngay trên đầu mình được nếu mình khá. Nó tùy thuộc giống như hàng ế thì nó bán, còn nếu hàng tốt thì nó giữ.
Việt Hà: Như vậy là chúng ta có hy vọng đối với Việt Nam trong tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái đó là tùy Việt Nam thôi, tại vì ở Biển Đông thì Việt Nam và Mỹ có sự đồng thuận về mối quan tâm chiến lược, về quyền lợi chiến lược của hai bên đến huề với nhau rồi.
Việt Hà: Xin cảm ơn Giáo Sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012
Nguyễn Mạnh Hùng - Ổn định nông thôn và dân chủ cơ sở
Nguyễn Mạnh Hùng
procontra - Sai lầm cục bộ hay sai lầm hệ thống? Câu hỏi đó luôn đặt ra cho bất kì một hệ thống nào. Tác giả bài viết sau đây – GSTS Nguyễn Mạnh Hùng, Khoa Kinh tế, Đại học Laval, Canada – hướng cái nhìn vào việc thực thi dân chủ ở các cấp chính quyền địa phương, sau sự cố Tiên Lãng.
Làm sao nhích thêm một bước hướng đến mục tiêu ổn định đời sống ở nông thôn chao đảo nhiều nơi từ khá lâu. Mười lăm năm trước, GS Tương Lai giải trình biến động Thái Bình, năm năm sau đó ông đã kể10 cái nhất của nông dân, và đầu Xuân Nhâm Thìn, ông nhắc lời cụ Lê Quí Đôn rằng “phi nông bất ổn”. Với vụ cưỡng chế đất ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, được ông Đoàn Văn Vươn đối phó bằng súng hoa cải, tình trạng bất ổn tiềm ẩn khả năng bạo loạn lan rộng. Theo lời cụ Lê Hiền Đức, “thế thiên hành đạo”, vấn đề nông dân bị cướp đất, ức chế, bạo hành… trải từ Nam chí Bắc, và nói như ông cha ta, con giun xéo lắm cũng quằn. Xéo chân trên đất, nông dân oằn người, có kẻ đành chống cưỡng chế bằng cách tự thiêu như ông Nguyễn Văn Đương ở xã Đại Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên.
Đọc tin đưa lên cộng đồng mạng như đã dẫn, ta thấy:
Trong vụ Tiên Lãng, chính quyền từ cấp xã trở lên (ít là đến huyện) thông đồng với nhau, làm không đúng luật, và từ 3, 4 năm nay cố tình cưỡng chiếm đất đai, tài sản một cá nhân đã gầy dựng. Chưa thấy khu vực tư pháp lên tiếng mạnh mồm, hẳn trong trường hợp chưa ngã ngũ, im lặng là vàng. Chỉ có Mặt trận Tổ quốc các cấp, tuy dè dặt, nhưng không kín miệng.
Trong vụ Hưng Yên, bất chấp chính quyền cơ sở (cấp xã), các cơ quan điều hành tư pháp (các Tòa án Nhân dân) từ cấp huyện đến cấp tỉnh đều làm lơ mọi dữ kiện, thực tế, và cứ thế cho phép cưỡng chế, hẳn cũng phải thông qua được sự đồng tình của chính quyền cấp huyện, tỉnh. Tự thiêu để phản kháng là hành động cuối cùng đến từ tuyệt vọng. Và chẳng có cái chết nào lại tích cực, và củng cố chính danh, cho toàn chế độ.
Mới đây, Chính phủ đã ban bố những hành xử đáng cổ vũ trong vụ việc hai anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Thời gian tới, Quốc hội sẽ tiến hành những cải cách cần thiết của Luật Đất đai, vốn là đầu dây mối nhợ của những bất ổn ở nông thôn. Bất chấp luật pháp, những người cầm quyền cấp xã, cấp huyện thu hồi đất công để rồi giao lại, làm giầu trên mồ hôi nước mắt người dân có thể đi đến manh động khi bị dồn vào con đường cùng. Phải chăng thời ta đang sống là thời càn, vơ vét, xong là tháo chạy? Tháo chạy vì loạn, loạn to. Xã hội ta đã ngột ngạt trong cái bầu khán khí đầy nhũng nhiễu và bất cập, từ quản lý kinh tế vĩ mô tới vi mô, bị lấn đất mất biển, phải bán như cho không tài nguyên, đạo lý xã hội rệu rã, cướp đêm cướp ngày bất chấp pháp luật.
Dĩ nhiên, kiện toàn Luật Đất đai là cần nhưng chưa đủ. Về điều kiện đủ, những người trong chính quyền có trách vụ điều hành và quản lý việc làng việc xã còn phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong hiện trạng, dẫu mong ước, ta khó thấy điều này là khả thi và rộng khắp. Lý do thì nhiều, nhưng theo thiển ý, chủ yếu là vì chính quyền địa phương ở cấp cơ sở không phải là do dân. Chính vậy mà chính quyền đó không vì dân, và chắc chắn không phải là của dân, mà của Đảng. Vụ Tiên Lãng, ai cũng thấy loại cán bộ tham lam vơ vét dùng bạo quyền áp đảo người thấp cổ bé miệng đã gây tiếng xấu cho Đảng, và làm mất lòng tin của nhiều tầng lớp nhân dân.
Để tránh loạn, để ổn định đời sống nông thôn và yên lòng người, giải pháp căn bản và triệt để là trả lại làng xã chính quyền vì dân, của dân, và do dân. Thể thức tiến hành thiết lập chính quyền này chẳng có gì là lạ. Những cương vị chính quyền không nên chỉ Đảng cử, mà cho phép dân đề nghị, rồi dân bầu, dân giám sát một cách thực sự dân chủ. Có phải ta gọi thế là “dân chủ cơ sở” không nhỉ? Đừng để loạn Ô Khảm lây lan đến đất nước ta, hậu quả sẽ thật khó lường.
_________________
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng thường dùng bút danh Nam Dao trong các tác phẩm văn học. Xem trang Nam Dao trên Ăn mày Văn chươngtại đây.
© 2012 pro&contra
Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011
MỐI ƯU TƯ TO LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
MỐI ƯU TƯ TO LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM: HIỂM HỌA TRUNG QUỐC
HỎI: Trung Quốc và Hoa Kỳ, ai có quyền lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều hơn, đối với Việt Nam? Việt Nam có sự lựa chọn nào không, trong việc nên 'đi' với Bắc Kinh hay/và Washington? Hà Nội đã chọn lựa như thế nào trong thời gian qua? (Người Việt Nam)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ. Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã thành công.
GS Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau. Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn phương tám hướng' và không vĩnh viễn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.
Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng 'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.
HỎI: Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ một nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi hai nhiệm kỳ Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi bi quan quá đáng? (Henry Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.
GS Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
HỎI: Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ quốc? (Võ)
GS Carl Thayer trả lời:
Lãnh đạo cộng sản của Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không thể đi những bước lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn đề khác. Quần đảo Hoàng Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển Nam Hải mà Việt Nam phải chịu, vì Trung Quốc có quyền lực để làm như vậy.
Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng một mình Việt Nam, mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Một nước nhỏ lo âu đến áp lực của một láng giềng lớn là điều bình thường, và TQ là một láng giềng khổng lồ, ngạo mạng và hiếu chiến của Việt Nam.
Trách nhiệm tiên quyết của chính quyền VN là phải động viên nhân lực để bảo vệ đất nước. Người Việt hải ngoại làm được gì trước tình huống như vậy, xin xem câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của Ô. Paul Le.
HỎI: Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó hư thực ra sao, xin cho ý kiến? (Thọ Trần)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó có thật.
GS Carl Thayer trả lời:
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của TQ xuất hiện trước khi có cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Gates. Một chuyến bay thử kéo dài 15 phút được thực hiện vào lúc ông đang tiếp xúc với các quan chức cao cấp của TQ. Ông Gates xác nhận TQ đã tiến xa trong việc phát triển loại máy bay này hơn giới tình báo Hoa Kỳ nghĩ. Nhưng đây chỉ mới là một loại thử nghiệm của một thế hệ máy bay thứ năm, trong khi Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động phi cơ tiêm kích F-22 Raptor Joint ở Hawaii .
HỎI: Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại thời nay? (Nguyen Noi)
GS Carl Thayer trả lời:
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.
HỎI:
1. Hải Quân Hoa Kỳ đang điều qua vùng Tây Thái Bình Dương 3 lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần một căn cứ tiếp vận mới cho một lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm, vì Nhật Bản và Ðại Hàn ở vùng Ðông Bắc Á chỉ đủ chỗ cho
2. Giáo sư có nghĩ rằng Hoa Kỳ cần có một căn cứ ở Cam Ranh Việt Nam, hay Subic Bay Philippines, để cân bằng lực lượng cho cả 2 vùng Ðông Bắc và Ðông Nam Á. Căn cứ Changi ở Singapore thì quá nhỏ. (Nguyễn Mạnh Trí)
GS Carl Thayer trả lời:
Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ phát biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.
(Còn tiếp)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ. Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã thành công.
GS Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau. Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn phương tám hướng' và không vĩnh viễn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.
Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng 'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.
HỎI: Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ một nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi hai nhiệm kỳ Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi bi quan quá đáng? (Henry Nguyen)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.
GS Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
HỎI: Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ quốc? (Võ)
GS Carl Thayer trả lời:
Lãnh đạo cộng sản của Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không thể đi những bước lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn đề khác. Quần đảo Hoàng Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển Nam Hải mà Việt Nam phải chịu, vì Trung Quốc có quyền lực để làm như vậy.
Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng một mình Việt Nam, mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Một nước nhỏ lo âu đến áp lực của một láng giềng lớn là điều bình thường, và TQ là một láng giềng khổng lồ, ngạo mạng và hiếu chiến của Việt Nam.
Trách nhiệm tiên quyết của chính quyền VN là phải động viên nhân lực để bảo vệ đất nước. Người Việt hải ngoại làm được gì trước tình huống như vậy, xin xem câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của Ô. Paul Le.
HỎI: Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó hư thực ra sao, xin cho ý kiến? (Thọ Trần)
GS Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó có thật.
GS Carl Thayer trả lời:
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của TQ xuất hiện trước khi có cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Gates. Một chuyến bay thử kéo dài 15 phút được thực hiện vào lúc ông đang tiếp xúc với các quan chức cao cấp của TQ. Ông Gates xác nhận TQ đã tiến xa trong việc phát triển loại máy bay này hơn giới tình báo Hoa Kỳ nghĩ. Nhưng đây chỉ mới là một loại thử nghiệm của một thế hệ máy bay thứ năm, trong khi Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động phi cơ tiêm kích F-22 Raptor Joint ở Hawaii .
HỎI: Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại thời nay? (Nguyen Noi)
GS Carl Thayer trả lời:
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.
HỎI:
1. Hải Quân Hoa Kỳ đang điều qua vùng Tây Thái Bình Dương 3 lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần một căn cứ tiếp vận mới cho một lực lượng xung kích hàng không mẫu hạm, vì Nhật Bản và Ðại Hàn ở vùng Ðông Bắc Á chỉ đủ chỗ cho
2. Giáo sư có nghĩ rằng Hoa Kỳ cần có một căn cứ ở Cam Ranh Việt Nam, hay Subic Bay Philippines, để cân bằng lực lượng cho cả 2 vùng Ðông Bắc và Ðông Nam Á. Căn cứ Changi ở Singapore thì quá nhỏ. (Nguyễn Mạnh Trí)
GS Carl Thayer trả lời:
Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ phát biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.
(Còn tiếp)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)