Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 3)
TRƯỚC KỲ THI
Đơn vị chính trong các kỳ thi trên toàn miền Nam trước 1975 là cấp Tỉnh. Trường trung học công lập chính thức của tỉnh là nơi trực tiếp thực hiện những thủ tục cần thiết dưới sự sắp xếp của Nha Khảo thí và các cơ quan liên hệ của Bộ Giáo dục như Nha Trung học, Nha Tiểu học, đoàn Thanh tra.
Mấy tháng trước ngày thi, các trường tư thục trong tỉnh phải nộp học bạ của tất cả thí sinh thuộc trường mình cho trường Trung học công lập tỉnh kiểm nhận, và chỉ khi nào học bạ được kiểm nhận hợp lệ, học sinh liên hệ mới được cấp số báo danh để dự kỳ thi sắp tới. Cũng mấy tháng trước kỷ thi, các giáo sư công lập đang dạy chính môn nào thì được Nha khảo thí yêu cầu đề xuất một số đề thi thuộc môn đó (thường từ 3 đến 5 đề thi). Những đề thi này chỉ có tính tham khảo, xác suất được chọn rất nhỏ so với số đề thi đề xuất trên cả nước.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 2)
ĐÔI NÉT VỀ NGẠCH TRẬT VÀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG BỔNG CỦA CÔNG CHỨC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Trước khi đề cập đến thành phần giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa, xin trình bày sơ lược về chế độ ngạch trật và lương bổng dành cho các thành phần công chức nói chung.
A - VẤN ĐỀ NGẠCH TRẬT
Vào những năm 1954–1963 (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa) tại miền Nam, chế độ lương bổng dành cho các tầng lớp công chức khá ổn định và hài hòa ở hầu hết các ngành nghề, các lãnh vực khác nhau. Công chức thời ấy có hai thành phần chính: chính ngạch và ngoại ngạch.
* Công chức chính ngạch –Thường là những người được đào tạo ở các trường chính quy và được chia làm ba hạng chính:
- Hạng A – Dành cho những người tốt nghiệp Đại học trở lên
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 1)
Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30.4.1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng …, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai. Các bài viết này là một vài “ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.
I. SƠ LƯỢC VIỆC HỌC TẠI MIỀN NAM TRƯỚC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6, thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7–8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa (1954–1963), hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có 3 bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở 2 bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành 2 cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Facebook Lê Nguyễn: Nghĩ về ngôn ngữ sách giáo khoa
Có lẽ ở hầu hết các dân tộc trên thế giới, ngôn ngữ bao giờ cũng có trước văn tự. Ở nước ta cũng thế, ngay từ khi lập quốc, người Việt đã có ngôn ngữ riêng, mãi đến thế kỷ 13–14, dưới thời Trần, mới có một văn tự riêng là chữ Nôm để diễn tả ngôn ngữ của mình. Nhờ thế mà thế hệ chúng ta ngày nay mới có Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, truyện Hoa Tiên, truyện Kiều … để ngâm ngợi.
Cách đây gần 370 năm, giáo sĩ Alexandre de Rhodes là một trong những người đầu tiên nghĩ ra cách diễn đạt ngôn ngữ Việt bằng chữ la tinh, và thứ văn tự này được cải tiến dần thành chữ quốc ngữ chúng ta sử dụng ngày nay. Khi làm công việc trọng đại này, de Rhodes đã ở Đàng Ngoài 3 năm và Đàng Trong 8 năm (nhiều đợt), nhờ vậy, ông nắm hiểu được nhiều phương ngữ khác nhau. Dù cách ký âm trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của de Rhodes còn phôi thai, song nhờ sự trải nghiệm qua nhiều vùng miền, ông viết “con trâu” theo cách đọc của người Đàng Trong, chứ không viết “con châu” theo cách đọc của người Đàng Ngoài. Soạn từ điển, de Rhodes đã ý thức được tính đa dạng của ngôn ngữ Việt và áp dụng nhận thức đó trong biên soạn.
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022
Tạ Duy Anh: Lịch sử và môn học Lịch sử
Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021
Chu Mộng Long: Hoang tưởng và áp đặt về 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cho học sinh
Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021
Bùi Văn Phú: Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau
Một lớp học Việt ngữ cuối tuần ở California (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
Lâm Vĩnh Thế: Giáo Dục Và Huấn Luyện
Lời Tòa soạn.- Dưới đây là chương “Giáo Dục và Huấn Luyện”, chương đầu tiên trích từ cuốn hồi ký mới xuất bản có nhan đề Tròn Nhiệm Vụ của tác giả Lâm Vĩnh Thế, một “quản thủ thư viện gốc Việt” tại Canada. Diễn Đàn Thế Kỷ xin cám ơn tác giả Lâm Vĩnh Thế đã cho phép chúng tôi đăng lại. Mời bạn đọc thưởng thức.
NGUỒN GỐC GIA ĐÌNH
Ông Nội làm việc tại tòa soan nhựt báo Lục Tỉnh Tân Văn (1923-1944) |
|
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020
Lâm Vĩnh-Thế (Nguyên Giáo-sư và Quản-Thủ Thư-Viện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức): Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức - Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa
Thành Lập Trường THKMTĐ
“Chương trình ấy chỉ có thể thực hiện không phải bằng những cuộc bàn cãi về lý thuyết mà phải là kết quả của các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm.” [4]
Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020
Giáo Sư Đàm Trung Pháp [1]: Tại Sao Nhiều Học Trò Ngoại Quốc Viết Tiếng Anh Quá Kém?
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020
Vương Trí Nhàn: Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020
Vũ Quí Hạo-Nhiên: Làm toán bằng cách đếm ngón tay
![]() |
Hình minh họa. |
Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017
Mạnh Kim: Tự Do Trong Giáo Dục
Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017
Mai An Nguyễn Anh Tuấn: Cần làm gì để chấm dứt những bài học văn trống rỗng, vô vị?
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
TS. Phạm Ngọc Hiền - Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
![]() |
Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa (Ảnh: voer.edu.vn) |
Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015
Vương Trí Nhàn - Thầy bà như thế này thì làm sao có được một nhà trường đúng nghĩa phải có?
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Phạm Lê Vương Các - “Em hãy rút hồ sơ và nghỉ học ở trường này đi”
Các bạn có tin đó là câu nói của một thầy Chủ nhiệm Khoa “khuyên” sinh viên của mình sau khi nhập học được 1 tuần không?
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015
RFA - Bi hài dạy kỹ năng sống cho trẻ em
![]() |
Bài học cho các em tập đi mạnh dạn trên thủy tinh |
Xuân Quang - Sách có nội dung nhảm nhí, thô tục: "Mất dạy chứ giáo dục cái gì"
![]() |
Sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn (ảnh: Trí thức trẻ) |
Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Vũng Lầy Giáo Dục
Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình. - Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Thôi thì bắt chước cổ nhân thắp vài cây nến nhỏ, châm một bình trà, rồi ngồi nhẩn nha đọc lại vài bức thư xưa. Lá thư cũ nhất mà tôi còn giữ được, đề ngày 3 tháng 9 năm 1945, là “Thư Gửi Các Cháu Học Sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: