Hiển thị các bài đăng có nhãn GS Nguyễn Văn Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GS Nguyễn Văn Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn: Vaccine không phải là 'viên đạn bạc' chống covid-19

Đó là nhận định của một viên chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [1], và tôi đồng ý. Mục đích chính của các vaccine hiện nay là phòng ngừa người bị nhiễm bị bệnh nặng, chớ không phải ngăn ngừa lây nhiễm. Phương tiện ngăn ngừa lây nhiễm hữu hiệu nhứt là hạn chế tụ tập.

Hiệu quả của vaccine


Việt Nam hiện nay đang có chủ trương mua vaccine từ nhiều nguồn, kể cả từ Tàu. Câu hỏi đặt ra là các vaccine này có hiệu quả ra sao, và có thể so sánh để có một cái nhìn tổng quan? Cách thức để đánh giá hiệu quả (efficacy) của vaccine là qua các nghiên cứu RCT, so sánh xác suất bị nhiễm ở người được tiêm và người không được tiêm. Trong thực tế thì các vaccine được lưu hành hiện nay đều đã qua thử nghiệm RCT, và tôi có thể tóm tắt hiệu quả của các vaccine đó như sau:
• Pfizer/BioNtech vaccine: 95% [2]
• Sinovac (Tàu): 50% [3]
• Johnson & Johnson: 72% [4]
• Moderna (Mĩ): 94% [5]
• Oxford/AstraZeneca (AZ): 70% [6]
• Novavax: 86% với biến thể B.1.1.7 và 55% với B.1.351 [7].

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy vaccine của Tàu có hiệu quả thấp nhứt so với các vaccine phương Tây.

Có lẽ các bạn hỏi 'còn vaccine Nga thì sao?'. Xin thưa là số liệu của vaccine Nga công bố trên Lancet được đánh giá là không đáng tin cậy vì có khá nhiều điều bất thường và khó giải thích và kém minh bạch. Vì thế, trong y giới phương Tây, vaccine của Nga ít khi được đề cập đến.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn: Vì sao giới khoa học cho rằng Nga công bố vaccine COVID-19 là 'liều lĩnh'?

Giới khoa học thế giới và Nga cho rằng quyết định sử dụng vaccine Covid-19 đại trà của Nga là liều lĩnh, nguy hiểm và thiếu trách nhiệm.

Ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng giới chức y tế Nga vừa phê chuẩn cho dùng đại trà một vaccine do Nga bào chế trong việc phòng chống dịch Covid-19. Nhưng giới khoa học thế giới và Nga cho rằng quyết định trên của Nga là liều lĩnh, nguy hiểm và thiếu trách nhiệm.

Để hiểu tại sao có những phê phán gay gắt của giới khoa học, chúng ta cần tìm hiểu quá trình nghiên cứu và phê chuẩn của một vaccine (hay thuốc điều trị). Có hai bước nghiên cứu chánh: tiền lâm sàng và lâm sàng. Nghiên cứu tiền lâm sàng liên quan đến các dòng tế bào hay vi sinh vật (in vitro) và nghiên cứu trên động vật (in vivo). Nếu kết quả nghiên cứu có triển vọng thì mới tiến tới bước kế tiếp là nghiên cứu lâm sàng, tức nghiên cứu trên người.

Bốn giai đoạn thử nghiệm


Vì nghiên cứu trên người, nên nhà nghiên cứu phải tuân thủ theo các qui định về thử nghiệm và thiết kế nghiên cứu. Các qui định này được các tổ chức khoa học quốc tế như Liên hiệp hội Y khoa Âu châu (European Medicines Agency), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Cục Quản lí Thuốc và Thực phẩm Hoa Kì (FDA) công nhận. Trong thực tế, nghiên cứu lâm sàng phải trải qua 4 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng:

Giai đoạn I: vaccine được tiêm cho một số ít (vài mươi) người khoẻ mạnh. Mục đích của thử nghiệm giai đoạn I là xem xét sự an toàn của vaccine và phản ứng miễn dịch của các đối tượng nghiên cứu. Một mục đích khác là xác định liều lượng, thời lượng của vaccine.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Nguyễn Văn Tuấn: Chuyên nghiệp

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Đại học New South Wales, Australia
Nhiều quan chức gặp dân ăn mặc xuề xòa và nghĩ đó là "gần dân", nhưng với cái nhìn của phương Tây, đó là thiếu tính chuyên nghiệp.

Trong thời hội nhập, duy trì và thể hiện tính chuyên nghiệp là quy ước bất thành văn của người chuyên nghiệp. Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện về các quan chức và giới khoa bảng hành xử, như làm phiền đối tác trong đàm phán, hay có những hành vi làm ngạc nhiên cử toạ trong các hội thảo. Đó là những cách giao tiếp qua email, tin nhắn; cách phát biểu mang tính xúc phạm cá nhân; phát biểu khiếm nhã trong tọa đàm; hành xử thiếu tôn trọng đối với đồng nghiệp và người trẻ hơn. Những hành vi đó nói lên tính chuyên nghiệp của họ.

Tính chuyên nghiệp là gì? Người phương Tây đã có khái niệm này từ lâu. Một cách ngắn gọn, định nghĩa này nói rằng tính chuyên nghiệp bao gồm những việc làm, hạnh kiểm, mục tiêu và phẩm chất làm nên một chuyên gia. Nhưng từ điển không nói những hạnh kiểm và phẩm chất đó là gì. Trên báo, mỗi bài nói một khác. Trong thực tế, qua cọ xát với giới chuyên môn phương Tây nhiều năm, tôi nghĩ tính chuyên nghiệp có bảy đặc điểm sau đây: kiến thức chuyên ngành; tài năng; liêm chính; tôn trọng; có trách nhiệm; tự kiểm soát và hình ảnh, phong cách.

Đặc điểm quan trọng nhất của tính chuyên nghiệp là kiến thức chuyên môn. Chuyên gia được biết đến là qua kiến thức chuyên môn, hiểu theo nghĩa họ có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hay một khía cạnh nào đó. Có người bỏ ra cả 30 năm chỉ để theo đuổi một gene hay một phân tử, hay một phương pháp rất hẹp. Kiến thức của giới chuyên gia được cập nhật hóa liên tục. Không chỉ là người có kiến thức, họ cũng có thể là người tạo ra kiến thức qua nghiên cứu hay các hoạt động chuyên môn khác. Người có bằng cấp cao chưa chắc kiến thức chuyên môn vững vàng, vì họ thiếu cập nhật hay chẳng có nghiên cứu. Do đó, bằng cấp là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để tạo nên một nhà chuyên môn hay tính chuyên nghiệp.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Nguyễn Văn Tuấn - Sinonization of Vietnam

Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".

Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Ts Nguyễn Văn Tuấn - Thân Tàu


T
rong chính trường Việt Nam, hình như thời nào cũng có một nhóm thân Tàu, và nhóm này tồn tại bên cạnh các thế lực thân một vài ngoại bang khác. Thế lực thân Tàu có vẻ rất ngang nhiên, không thấy xấu hổ, và cũng chẳng cần dấu giếm. Họ làm thơ ca tụng Tàu và Mao Trạch Đông (một kẻ giết hàng triệu người). Họ tôn sùng Tàu như là mẫu quốc. Thấp hơn chút, họ xem Tàu là bạn. Chẳng hạn như trong một lá thư của ba ông giáo sư lưu hành trên mạng mới đây, họ chỉ trích phát biểu “hữu nghị viển vông” của ngài Thủ tướng, và lớn tiếng cho rằng Thủ tướng làm phương hại đến tình hữu nghị Việt Trung!

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Học giả = làm ruộng


Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng. Mới đọc bên fb của Hoàng Oanh thấy người ta tổ chức hội thảo 100 năm ngày sinh của ông, và cái hình chụp lại tờ “Giấy thông hành” cấp cho ông vào ngày 24/5/1955 (tức thời Cải cách ruộng đất) rất thú vị. Tờ giấy ghi nghề nghiệp của ông là “làm ruộng”, nhưng phía dưới ghi mục đích của chuyến đi là “gặp Ban nghiên cứu Văn Sử Địa”. Vui thật! Một anh nông dân mà có việc gì phải đi gặp một cơ quan nghiên cứu, mà còn nghiên cứu văn sử địa!

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng niệm và kỉ niệm

Tháng 4 năm nay giữa Úc và Việt Nam có một sự trùng hợp mang tính lịch sử. Úc kỉ niệm 100 năm ngày lính Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kì), gọi là Ngày ANZAC. Còn Việt Nam thì kỉ niệm 40 năm ngày "giải phóng miền Nam". Đối với Úc, Ngày ANZAC là tưởng niệm sự hi sinh của lính Úc trong trận chiến mà Úc là phía chiến bại, còn đối với Việt Nam thì đó là ngày kỉ niệm chiến thắng. Nhưng quan sát hai nơi kỉ niệm ngày trọng đại đó làm tôi suy nghĩ Việt Nam nên thay đổi cách kỉ niệm trong tương lai: nên dành ngày 30/4 hàng năm để tưởng niệm những người lính và đồng bào của hai miền đã hi sinh trong cuộc chiến.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Lại giở giọng trịch thượng


Đó là ghi nhận tôi muốn dành cho bài báo “Sino-Vietnamese conflicts can be contained till solution found” (Xung đột Tàu – Việt có thể kiềm chế cho đến khi tìm ra giải pháp) đăng trên tờ Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản Tàu(1). Điều đáng nói là bài báo được công bố sau khi đoàn của ông Nguyễn Bí thư về nước.

Vẫn giọng điệu trịch thượng đối với Việt Nam, bài báo mở đầu với một giọng văn xách mé bằng cách đề cập đến tên của ông Nguyễn Phú Trọng trống trơn là “Nguyen Phu Trong”, chẳng cần “Mr” hay “Professor” gì cả. Có lẽ nó chẳng xem cái học hàm “giáo sư” của ông Tổng Bí thư ra gì? Bài báo nói đoàn của ông Trọng có đến 1/3 Bộ Chính trị, có lẽ để ngầm nói rằng Tàu quan trọng như thế nào đối với Việt Nam.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bề ngoài thơn thớt nói cười


Rất nhiều khi, chúng ta tìm thấy những lời huấn giảng, những "wisdom" chẳng đâu xa, mà ngay trong kho tàng văn học và truyện dân gian. Trong mối quan hệ với Tàu, và đặc biệt là trong chuyến viếng thăm gần đây của ngài Nguyễn bí thư, câu "Bề ngoài thơn thớt nói cười / Mà trong nham hiểm giết người không dao" của thi hào Nguyễn Du thật thích hợp (1). Nhìn cái mặt cười cười của họ Tập với thân hình bự như hộ pháp bắt tay ông Nguyễn bí thư nhỏ thó, tôi dù tự thâm tâm rất muốn tin đó là một thiện chí của gã, nhưng thực tế thì lại cho thấy đằng sau là một cái dao găm to tướng.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Quên mình là ai


Không biết các bạn thì sao, chứ mỗi lần nghe tin một ông/bà “lãnh đạo” đi thăm Tàu là tôi thấy… sờ sợ. Cái xứ đó có quá nhiều cạm bẫy, và họ cũng có truyền thống lâu đời bày mưu tính kế để hãm hại người khác (và họ làm rất tốt). Nhớ lần trước, khi ông Nông đi thăm Tàu và kí kết mấy dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, mà bây giờ chúng ta biết là đã sập bẫy của Tàu. Nay đến ông Nguyễn sang đó. Sau màn tay bắt (có khi dùng cả hai tay!) mặt mừng với “bạn”, ông tuyên bố một cách khẳng định rằng “Việt Nam hoan nghênh và mong muốn TQ tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ” (*). Nghe qua thì chẳng khác gì rước họ về làm tất cả cho chúng ta. Đã hơn 60 năm qua, VN đã ăn quá nhiều quả đắng của kẻ thù truyền kiếp này, vậy mà nay lại có người muốn rước họ vào để có thêm quả đắng! Không có một logic nào, không có một lương năng bình dân nào, và không có một lợi ích dân tộc nào có thể giải thích cho sự mời mọc đó.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

GS Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó


Thỉnh thoảng các quan chức Tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị quan chức Tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông “giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó”. Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Gs Nguyễn Văn Tuấn - Phức cảm tự ti vì … ít sao!


Hệ thống tuyên truyền ở các nước XHCN, kể cả Việt Nam -- dĩ nhiên, rất tài giỏi trong việc thần thánh hoá các lãnh tụ, và họ cũng rất giỏi trong việc xây dựng nên những ấn tượng đẹp về lãnh đạo như là những người tài ba siêu quần, có khả năng kinh bang tế thế mà dưới vòm trời này không ai bằng họ. Chắc chắn họ giỏi hơn hệ thống truyền thông của các nước tư bản, vốn suốt ngày đi tìm cách để "cởi truồng" các chính khách do chính họ bầu ra. 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Gs Nguyễn Văn Tuấn - Từ chối bạn, chào đón kẻ thù

Có lẽ các bạn đã biết kí giả Bill Hayton vừa mới xuất bản một cuốn sách có tựa đề là "The South China Sea: The Struggle for Power in Asia" (Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu). Tôi chưa đọc cuốn sách (và chắc cũng không có thì giờ đọc trong tương lai gần) nhưng có nhận bài điểm sách của David Brown đăng trên Asia Sentinel (1). Đọc bài điểm sách này, tôi thấy sách có lẽ là nguồn thông tin tốt cho những ai còn quan tâm đến chủ quyền biển đảo và sự đe doạ của Tàu cộng đối với Việt Nam. Nhưng câu chuyện về mối liên hệ giữa cá nhân của tác giả với Chính phủ VN cũng thú vị.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bạn có tự hào là người Việt Nam?


Cuốn sách "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn, có thể nói là một hiện tượng (1). Cách đây vài năm, trung tâm Thuý Nga bên Mĩ có sản xuất một show nhạc có tên là "Tôi là người Việt Nam" cũng rất thành công. Những sản phẩm loại này có thể nói là cũng có tác động tốt trong việc lên dây cót tinh thần cho công chúng. Nhưng là người va chạm thực tế hơi nhiều, tôi nghi ngờ cái ý tưởng cao đẹp "tự hào là người Việt Nam".

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nói láo kiểu VN và thống kê


Đã từ lâu, các tổ chức quốc tế không tin vào những con số thống kê của VN do các cơ quan Nhà nước sản xuất và cung cấp. Chẳng hạn như con số thất nghiệp (1.84%) gần đây gây ra nhiều tranh cãi, nếu không muốn nói là khó tin. Càng khó tin hơn khi người ta trình làng con số 80% người dân hài lòng về dịch vụ công. Trời ạ!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ


Đọc trên RFI thấy có tin chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus (1). Thế là 25 năm sau ngày XHCN suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài của những người cộng sản "tay tổ" như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ lâu.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tội chống Tàu xâm lăng


Người đàn bà tuổi trung niên với mái tóc ngắn đã điểm sương nhìn thẳng vào phía toà bằng một anh mắt sáng ngời và sắc sảo, thần sắc toả lên một thái độ cương nghị, không hề dao động. Bà là Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới bị toà án Đồng Tháp tuyên án 3 năm tù giam vì tội danh “gây cản trở giao thông”. Bà Minh Hằng lãnh mức án tối đa (vì theo luật người bị tội này có mức án từ 3 tháng đến 3 năm). 

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận?


Nói rằng bằng tiến sĩ y khoa VN không được thế giới công nhận (1) cũng không hẳn sai, nhưng cũng nên nói thêm rằng bằng bác sĩ của VN cũng chẳng được ai công nhận. Hai chữ “công nhận” ở đây còn tuỳ vào bối cảnh. Nếu ứng viên tốt nghiệp tiến sĩ ở VN mà có bài báo khoa học công bố trên những tập san quốc tế có impact tốt thì ứng viên vẫn có thể xin việc bất cứ nơi nào trên thế giới.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bao giờ Việt Nam có đại học đẳng cấp quốc tế?


Đại học Giao thông Thượng Hải của Tàu mới công bố danh sách “top 500” đại học trên thế giới (1). Không có một đại học VN nào trong danh sách. Câu hỏi mỗi năm lại đặt ra: bao giờ VN có đại học nằm trong top 500? Câu trả lời đơn giản là “còn rất lâu”.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Hoa hoè màu mè

Tướng Phùng Quang Thanh tiếp tướng Martin Dempsey
Tôi để ý thấy một trong những điểm VN không giống ai là … màu mè. Nói theo cách nói dưới quê tôi là hoa hoè. Hãy xem những buổi tiếp kiến ông Đại tướng Mĩ Martin Dempsey. Đi đâu cũng thấy bông (hoa). Xuống phi trường Đà Nẵng ông bị tống ngay một bó bông chình ình. Còn mấy cô gái trông xinh xinh đứng đó cầm bông chẳng biết để làm gì?