Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Những câu hỏi cho ngày 30 tháng Tư
Đã 48 năm trôi qua kể từ khi nền dân chủ non trẻ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và Việt Nam thống nhất trở thành một quốc gia độc tài toàn trị dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản. Trái ngược với nước Đức, Đông Đức cộng sản chấm dứt tồn tại, nước Đức thống nhất trong một thể chế dân chủ tự do năm 1990 và ngày nay có thể nói gần như không người dân Đức nào phải băn khoăn về quá khứ, hiện tại hay con đường đi đến tương lai của đất nước, thì người Việt sau gần nửa thế kỷ vẫn có quá nhiều nỗi dằn vặt, quá nhiều câu hỏi phải đặt ra, quá nhiều vấn đề cần phải cùng nhau tiếp tục giải quyết vì một hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
Nhân dịp này, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đặt ra một số câu hỏi cho các văn nghệ sĩ trí thức trong và ngoài nước là nhà văn Nguyễn Viện hiện đang sống ở Sài Gòn - Việt Nam, nhà văn, nhà báo Từ Thức ở Paris - Pháp và nhà văn Võ Thị Hảo ở Berlin - Đức.
***
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện, nhà văn, nhà báo Từ Thức và nhà văn Võ Thị Hảo.
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023
Bùi Văn Phú: Nhìn lại phim “Đất Khổ”, về một gia đình trung lưu thời chiến tranh
Vào những năm đầu thập niên 1970 nền điện ảnh Việt Nam Cộng Hoà đã có những phim mầu gây tiếng vang và đạt những giải thưởng như “Chân Trời Tím” của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, “Người Tình Không Chân Dung” của Hoàng Vĩnh Lộc, “Hoa Mới Nở” của Lê Dân, “Hè Muộn” của Đặng Trần Thức v.v…
Trong những năm điện ảnh miền nam khởi sắc, một phim mầu là “Đất Khổ” của đạo diễn Hà Thúc Cần cũng đã được quay từ năm 1971, đến 1973 hoàn thành, được chiếu ra mắt nhưng rồi lại bị cấm chiếu, dù truyện phim dựa trên hai tác phẩm của nhà văn Nhã Ca là “Giải khăn sô cho Huế” và “Đêm nghe tiếng đại bác” và các vai chính và phụ trong phim là những nhân vật nổi tiếng trong giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thời bấy giờ.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Triều Hoa Đại: Nhà văn Ngự Thuyết - Đến với văn chương trễ nhưng không chậm
![]() |
Nhà văn Ngự Thuyết. |
Cùng với nhà văn Ngự Thuyết chúng tôi ngồi nhìn buổi chiều trôi di qua những tiếng chim gọi về một mùa xuân nơi quê xa mà nghe lòng mình chìm xuống mênh mang, hỏi ông một vài câu chuyện của buổi xa bầy, những truân chuyên sau cuộc đổi đời vì chính ông là một trong số những người còn ở lại để làm chứng nhân cho biết bao hoang tàn, đổ nát của chiến tranh, của hận thù. Chúng tôi hỏi ông về nguyên nhân của sự cầm bút và trở thành nhà văn giữa khi “chợ “chiều đã vãn, văn chương chữ nghĩa ở hải ngoại lúc gần đây được coi như lão hoá”, v.v...
Dù rằng góp mặt với sinh hoạt thơ, văn có chút muộn màng nhưng không vì thế mà ngòi bút của ông chậm lại vì chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nhà văn Ngự Thuyết đã gửi đến những người yêu thích văn chương những: Sông Trôi, Đào Thoát, Lưu Đày và Quê Nhà, Dấu Chân, Dấu Chân II, Tuyển Tập Ngự Thuyềt, Bắc Hành, Về Đâu, và Mẹ. Ông đã cộng tác với rất nhiều tạp chí văn chương hàng đầu ở hải ngoại như: Văn, Văn Học, v.v ...
Hôm nay mượn chút thời gian còn sót lại của buổi chiều ngày xuân chúng tôi trò chuyện cùng nhà văn Ngự Thuyết.
***
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Bùi Văn Phú: Trò chuyện cùng nhạc sĩ Trần Hải Sâm, “Một Ngày Trên Quê Hương Tôi”
![]() |
Nhạc sĩ Trần Hải Sâm (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco.
Mấy năm trước tôi được Hải Sâm cho nghe bản nháp những bài hát đầu tiên và tôi đã nhận ra chị có thiên khiếu về âm nhạc, dù không học qua trường nhạc và đến nay chị đã có cả trăm sáng tác.
Trần Hải Sâm dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay, về con đường đến với sáng tác âm nhạc của chị.
***
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Nhật Hiên: Hỏi chuyện một người Việt đang sống tại Kyiv, Ukraine
![]() |
Anh Nguyễn Xuân Quang |
Anh Nguyễn Xuân Quang đến Kyiv, thủ đô Ukraine để học đại học từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó Ukraine còn là một nước Cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Lúc đầu anh Quang cũng chỉ nghĩ là ở lại đây một thời gian rồi về nước hoặc tùy tình hình thì tính tiếp. Nhưng dần dần, anh cảm thấy đây là nơi mình có thể gắn bó cuộc đời và quyết định định cư lâu dài. Anh đã sống ở Ukraine suốt hơn 30 năm nay. Anh cho biết: “Ukraine là một đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa, mến khách, cuộc sống dễ chịu. Khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập. Và cũng như những nước cộng hòa khác của Liên Xô, Ukraine lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi. Nhưng cuộc sống dần dần đi vào ổn định, có những cải cách xã hội hướng tới tiêu chí phát triển như Ba Lan và các nước Châu Âu. Tuy vậy những cải cách này chậm và luôn bị phá hoại bởi những đảng phái thân Nga hoặc âm thầm nhận tài trợ của Nga, lôi kéo Ukraine về quỹ đạo của Nga”.
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023
Trần Mộng Tú: Nhã Ca và thế giới văn chương
![]() |
Chương trình buổi ra mắt sách của nhà văn-nhà thơ Nhã Ca |
Ngày 10 tháng 2 năm 2023, một buổi ra mắt sách của nhà văn – nhà thơ Nhã Ca sẽ được tổ chức tại The Villa, 15081 Beach Blvd, Westminster California.
Những cuốn sách được trình bày gồm có:
Một Tập Thơ, Từ năm 1964 – In lại
Gồm 70 bài thơ, có sự đóng góp của các Họa sĩ như: Nghiêu Đề, Duy Thanh, Đằng Giao và Thi sĩ Nguyên Sa
Tập Truyện Ngắn: O Xưa
(viết ở hải ngoại – 300 trang với 13 truyện ngắn)
Hồi Ký: Giải Khăn Sô Cho Huế –Truyện dài – In lại
***
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa hai người yêu Sử
Lời tác giả: Cuộc nói chuyện đã diễn ra cách đây mấy năm, song nhiều vấn đề vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, nhất là trong việc dạy và học sử tại Việt Nam hiện nay. Facebooker AT nay không còn giữ nickname này, mặt khác do không còn liên lạc được với chị, nên tác giả xin dùng chữ tắt cho nick cũ của chị
AT.-
Rất vui khi biết ông là người “sống được” nhờ nghề viết báo, càng vui hơn khi biết rằng những bài viết của ông hầu như liên quan đến lịch sử. Gắn nghiệp với Sử học đã đem đến cho ông những niềm vui gì, và có điều gì chưa thoả, thưa ông?
LÊ NGUYỄN -
Như bạn thấy đó, lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử thời Nguyễn, rất phong phú, vì có được nguồn tư liệu khổng lồ là các hồi ký, du ký, biên khảo do nhiều thương nhân, giáo sĩ, du khách phương Tây soạn thảo mà đến nay chúng ta chưa khai thác được bao nhiêu. Chúng có một hấp lực rất lớn đối với những người thích tìm tòi, học hỏi những cái mới lạ trong lịch sử. Tôi tìm đến sử học theo cách ấy.
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023
Triều Giang: Ai Đang Viết Sử Cho Chúng ta?
Pv. Gs. Vũ Tường, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ, Đại học Oregon
Hai Cuốn Sử Đầu Tiên Về Lịch Sử Người Việt Hải Ngoại
Sách Giáo Khoa Tại Trung Và Đại Học Hoa Kỳ
Gs. Tường Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ và cũng là giáo sư và khoa trưởng Khoa Chính trị Học tại Đại học Oregon
Lời tác giả: Vào những ngày cuối năm 2022, chúng tôi có cho phổ biến bài viết “Ai Sẽ Viết Sử Cho Chúng Ta?”, bài viết này đã được chúng tôi viết và phổ biến rộng rãi năm 2007, là những năm đầu khi hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) được thành lập vào năm 2004 để chia sẻ với thân hữu và đồng hương về sự lo âu và buồn bực khi thấy lịch sử và chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là lịch sử Người Mỹ Gốc Việt đã bị bóp méo, xuyên tạc qua những sách báo, phim ảnh và nhất là sách giáo khoa trong các trường tiểu, trung và Đại học tại Hoa Kỳ, nơi mà con em chúng ta đã và đang phải học những bài học sai sót và còn mang tính cách sỉ nhục cha ông các em. Bài viết này đã được quan tâm và đón nhận rất tích cực vào lúc đó của đồng hương, không những thế, đồng hương đã nâng đỡ, hỗ trợ hội VAHF trong gần 20 năm qua cho những chương trình hội theo đuổi; từ việc hoàn thành bộ sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam hiện đang đặt tại Việt Nam Center (2007). Năm 2008, hợp tác với các Đại học UT Austin, Rice University, University of California Irvine thực hiện chương trình Lịch sử Truyền Khẩu (Oral History, đã có trên 12 triệu người xem. Năm 2015 sản suất 2 cuốn phim Master Hoa’s Requiem về thảm cảnh thuyền nhân và VIETNAMERICA về chiến tranh Việt Nam, hành trình tìm tự do và những đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào quê hương thứ hai. Ngoài ra, hội cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại các Trung tâm sử liệu, các cuộc Hội thảo, và tại các trường Trung và Đại học.
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Nhật Hiên: Đầu năm Quý Mão 2023: Trò chuyện thời sự với một người làm thơ “thế sự”
![]() |
Nhà báo, nhà thơ Ngô Quốc Phương |
DĐTK có dịp trao đổi với anh về những vấn đề thời sự–văn chương đầu Xuân Quý Mão 2023.
DĐTK: Là người được biết đến gần đây trên mạng và một số tạp chí, tập san văn nghệ Việt ngữ online với thể tài “thơ thế sự”, như chúng tôi tạm gọi như thế, anh có bình luận hay dự đoán gì về tình hình chính trị của Việt Nam trong năm mới Quý Mão 2023?
NQP: Trước hết, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban Biên tập Diễn Đàn Thế Kỷ đã ưu ái dành cho tôi cuộc trao đổi đầu Xuân này, và nhân đây xin gửi tới Ban Biên Tập, Tòa soạn và toàn thể độc giả Diễn Đàn Thế Kỷ lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Xin được cảm ơn câu hỏi của DĐTK, nhưng quả thực là rất khó trả lời. Tuy vậy, nếu có thể vắn tắt và trên góc nhìn, quan điểm hoàn toàn cá nhân, tôi cho rằng Việt Nam hiện đang trong một quá trình chuyển đổi, biến đổi ở bên trong, kết quả của nó thế nào, cụ thể diễn ra ra sao, thì còn cần theo dõi, xem xét cụ thể.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Đinh Trường Chinh – Trút Nỗi Đau Đời vào Thơ, Họa
![]() |
Tranh tự họa của Đinh Trường Chinh |
Nhiều người nói tranh của Chinh đẹp nhưng buồn. Cũng có người thích tranh Chinh vì nỗi đơn độc, hoài xứ, trong trẻo mà đau đời vương vất trong đó như những câu thơ của Chinh.
“…căn nhà có thể sẽ cháy xém ngày mai.
hay ngập úng trong nước.
tất cả sẽ tro tàn
cái rương ký ức dưới tầng hầm
đã mất chìa khóa lâu lắm rồi
đừng ngoái nhìn lại nữa…”
(trích ĐI THẬT XA- Đinh Trường Chinh)
Tháng Giêng, cách đây bảy năm, là tháng mà chúng ta chia tay người cha tài hoa của Đinh Trường Chinh, họa sĩ Đinh Cường. Theo nhận định của thi sĩ Chân Phương, Đinh Cường.là người họa sĩ đã có hàng trăm bức họa biểu hiện tượng trưng giá trị, được cho là đã làm giàu cho tâm linh và mỹ thuật Việt Nam. Ông sanh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, VN, học sinh trường Pétrus Ký Sài Gòn, tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Huế năm 1963 và tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Quốc Gia, Sài Gòn năm 1964, từng giảng dạy tại trường Đồng Khánh, và sau đó là Trường Mỹ Thuật Huế. Từ năm 1989, ông cư ngụ tại Burke, Virginia, Hoa Kỳ. Ông đã 25 lần tổ chức triển lãm độc lập và 21 lần tham dự các cuộc triển lãm tập thể trong suốt thời gian từ năm 1965 tới 2006, từng đoạt huy chương bạc liên tiếp hai năm 1962, 1963 tại Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022
Song Chi: Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara và những nỗi niềm ưu tư của người Cham
Sinh ra tại làng Chakleng–Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) không chỉ là một nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt–Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại...
Nhưng điều đáng nói hơn, ông còn đóng góp rất nhiều trong việc lưu giữ văn học Cham hơn 40 năm nay, qua việc nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn học và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam…
(Về tên gọi, theo nhà thơ Inrasara, trước đây dân tộc này được gọi là Chiêm, Chàm, Hời, mãi đến năm 1979, do ngộ nhận rằng “Chàm, Hời” có tính miệt thị, nên được đổi thành Chăm. Gọi CHAM là chuẩn nhất, thứ nhất, Champa lược bớt âm tiết tên cuối thành Cham, thứ hai viết bằng chữ Cham Akhar thrah cũng được thể hiện là CHAM. Trong bài phỏng vấn, chúng tôi chấp nhận cách gọi này).
![]() |
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara. Photo: Lê Anh Hoài. |
Inrasara: Nói đến Cham, ta cần xác định, đó là Cham nào?
Qua quá trình Nam tiến của Đại Việt, Cham bị tứ tán khắp nơi:
Có thể kể 11 bộ phận:
Cham Hoa, khi Lý Kỳ Tông làm vua Champa cuối thế kỉ X, Cham qua Hải Nam.
Cham Kinh: tù nhân Cham bị đưa ra Bắc và ở lại qua các triều Lý, Trần, Lê…
Cham Hroi–Chàm Cổ: ở Phú Yên, Khánh Hòa, khi Lê Thánh Tông chiếm Đồ Bàn.