Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023
Stephen M. Walt: Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông sẽ có tác động địa chính trị lan rộng.
Liệu cuộc chiến mới nhất ở Gaza có gây ra hậu quả sâu rộng? Về mặt nguyên tắc, tôi nghĩ rằng những diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi các lực lượng đối kháng khác nhau, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới thường sẽ không gây ra tác động lan tỏa lớn ở những nơi khác. Khủng hoảng và chiến tranh vẫn xảy ra, nhưng những cái đầu lạnh thường chiếm ưu thế và theo đó hạn chế hậu quả của các cuộc chiến.Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023
Joe Buccino: Chiến tranh địa đạo của Hamas gợi nhớ về Việt Cộng, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
IDF tiếp tục khám phá những đường hầm khủng bố ẩn giấu ở Dải Gaza, nơi được Hamas sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Israel. |
Khi lực lượng Israel bước xuống những địa đạo ở Gaza, mọi cuộc tấn công dưới lòng đất đều có tác động ở trên mặt đất.
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023
Oz Katerji và Vladislav Davidzon: Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023
Emma Ashford và Evan Cooper: Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Nhưng đó không phải là tin xấu đối với Mỹ.
Một thuật ngữ học thuật ít được mọi người biết đến đột nhiên trở nên thịnh hành trong các vấn đề quốc tế. Trật tự đa cực – ý tưởng cho rằng có nhiều cường quốc quan trọng trên toàn cầu, chứ không phải chỉ một vài siêu cường – đang được các nhà lãnh đạo, CEO, và học giả coi là tương lai. Tin tức khắp nơi đang gợi ý tầm quan trọng ngày càng tăng của các cường quốc tầm trung, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đến Hàn Quốc và Australia.
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023
Daniel Byman và Alexander Palmer: Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Tên lửa của Palestine. |
Tình hình đang rất hỗn loạn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Nhưng đã có thể rút ra một số quan sát như sau.
Sáng ngày 7/10, Hamas, nhóm chiến binh người Palestine, đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Israel với quy mô và phạm vi gần như chưa từng có tiền lệ. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Hamas đã bắn tên lửa từ Gaza và các thành viên của tổ chức này đã thâm nhập qua biên giới Israel, nơi họ tham gia các cuộc đọ súng tại bảy địa điểm khác nhau ở miền nam Israel. Có ít nhất 250 người Israel đã thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, với hơn 1.400 người bị thương, trong đó ít nhất 18 người bị thương nặng và 267 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hamas cũng được cho là đã bắt hàng chục người Israel làm con tin, công bố video để khẳng định tuyên bố của mình.
Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
Jo Inge Bekkevold: Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023
Adrian Karatnycky: Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.
Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023
C. Raja Mohan: BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Lãnh đạo BRICS và ông Sergei Lavrov (đại diện ông Vladimir Putin) tại hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023. |
Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7.
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023
Benedict Rogers: Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch.
Có ít nhất 5.000 người nước ngoài đang bị giam trong các nhà tù Trung Quốc – nhiều người vì lý do chính trị.
Tháng 6 này, tại London, tôi đã tiếp hai người nước ngoài đầu tiên từng thụ án trong các nhà tù của Trung Quốc và dám công khai chuyện đó. Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài. Trong lúc chính quyền Biden tiếp tục loạt chuyến thăm tới Bắc Kinh, tìm kiếm một sự hòa giải ngoại giao mà giới lãnh đạo Trung Quốc chẳng mấy quan tâm, thì các quan chức nước ngoài nên bắt đầu lưu ý đến hoàn cảnh của các tù nhân ở Trung Quốc.
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023
Stephen M. Walt: Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Trung Nam Hải, trụ sở của chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng
sản Trung Quốc
Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất?