Hiển thị các bài đăng có nhãn Foreign Affairs. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Foreign Affairs. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Richard Gowan: Liên Hiệp Quốc đã đánh mất niềm tin trước thế giới ra sao?, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Để khôi phục lại hình ảnh, LHQ buộc phải chấp nhận một vai trò giảm sút trong một thời đại cạnh tranh

Thậm chí kể từ năm 1947, khi Đại hội đồng LHQ biểu quyết chia tách vùng đất Palestin thành các quốc gia Do Thái và Ả Rập, tổ chức này đã vật vã đối phó khủng hoảng Trung Đông rồi. Trong những thập niên qua, các cuộc thảo luận về hồ sơ xung đột Israel-Palestin tại LHQ đơn giản là bổn cũ soạn lại: Mỹ thường bỏ phiếu phủ quyết ngăn Israel không bị Hội đồng bảo an lên án, trong khi các nước Ả Rập vận động các nước đang phát triển bảo vệ thường dân Palestin. Các cuộc tranh cãi tại LHQ trong các tuần vừa qua sau vụ Hamas tấn công ngày 7 tháng 10 chủ yếu diễn lại kịch bản quen thuộc này. Hoa Kỳ cản trở Hội đồng bảo an kêu gọi một lệnh hưu chiến tại Dải Gaza, đồng thời không phản đối một nghị quyết vào cuối tháng 10 được đại đa số thành viên Đại hội đồng yêu cầu một “lệnh hưu chiến vì lý do nhân đạo”.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Michael A. Cohen, Christopher Preble và Monica Duffy Toft: Bài học cho Israel về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan, Foreign Affairs, Nhật Hiên biên dịch.

Lính IDF (Israel Defense Forces: Lực lượng Phòng vệ Israel) chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ ở Gaza

Làm thế nào đ tránh mt vũng l Gaza

Khi Israel thương tiếc v hơn 1.400 công dân b khng b Hamas thm sát vào ngày 7 tháng 10, Tng thng M Joe Biden đã ti Tel Aviv đ cam kết M s h tr. Nhưng khi xut hin cùng Th tướng Israel Benjamin Netanyahu, Biden cũng đưa ra điu cn thn trng lưu ý. Ông nh li, sau v tn công 11/9, “ Hoa Kỳ chúng tôi rt tc gin. Và mc dù chúng tôi tìm kiếm công lý và có được công lý, chúng tôi cũng đã phm sai lm.”


Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

Michael Bennon và Francis Fukuyama: Con đường dẫn tới sự hủy diệt của Trung Quốc, Foreign Affairs, Cù Tuấn biên dịch

Tóm tắt: Thiệt hại thực sự của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho hơn 100 quốc gia vay hơn 1 nghìn tỷ USD thông qua chương trình này, làm giảm tiền của phương Tây chi cho các nước đang phát triển và gây lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh. Nhiều nhà phân tích đã mô tả hoạt động cho vay của Trung Quốc thông qua BRI là “ngoại giao bẫy nợ”, được thiết kế để mang lại cho Trung Quốc lợi thế trước các quốc gia khác, và thậm chí chiếm đoạt cơ sở hạ tầng và tài nguyên của họ. Sau khi Sri Lanka chậm thanh toán cho dự án cảng Hambantota gặp khó khăn vào năm 2017, Trung Quốc đã có được hợp đồng thuê cảng này trong thời hạn 99 năm như một phần của thỏa thuận đàm phán lại khoản nợ. Thỏa thuận này làm dấy lên mối lo ngại ở Washington và các nước phương Tây khác rằng mục đích thực sự của Bắc Kinh là giành được quyền tiếp cận các cơ sở chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và châu Mỹ.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

Micheal Kimmage và Hanna Notte: Giải mã trật tự toàn cầu qua lăng kính cuộc khủng hoảng Trung Đông và các nơi khác, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Hamas phát động một cuộc tấn công bất ngờ, tuyên bố đã bắn hơn 5.000 quả tên lửa vào Israel từ Dải Gaza trong vòng 20 phút.

Các cường quốc đương đại – Trung Quốc, Châu Âu, Nga và Mỹ – không nghi ngờ gì, có một vai trò quyết định trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, không có bất kỳ một trong bốn nước kể trên có khả năng giải quyết hoặc kìm chế xung đột đó. Ý niệm cho rằng cuộc cạnh tranh giữa các đại cường được mô tả qua lăng kính địa chính trị đã thịnh hành trở lại sau một thời gian bị lu mờ vào thời điểm gần kề Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, các giả định bất thành văn thời Chiến tranh lạnh đã phủ bóng nhiều xác quyết đương thời về bản chất của mối cạnh tranh đó. Các đại cường, như phân tích nhấn mạnh, sẽ triệu tập các nguồn lực to lớn nhằm định hình trật tự quốc tế. Họ sẽ làm điều gì đó để định hình trật tự toàn cầu. Áp dụng chiến thuật vận dụng nguồn lực tài chính lẫn quân sự cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, họ sẽ vẫn hết sức dè chừng nhau. Nếu bên này động thủ, bên kia sẽ đáp lễ tương xứng.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Suzanne Maloney: Cái kết cho chiến lược thoái lui của Mỹ tại Trung Đông, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Cuộc tấn công của Hamas – và vai trò của Iran – sự vỡ mộng của Washington

Tàn tích của đồn cảnh sát Sderot sau khi bị Hamas tấn công và IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) chiếm lại được.

Vụ tấn công của Hamas gây chấn động Israel là chất kết tinh cho điểm khởi đầu và kết thúc cho Trung Đông. Những gì cho điểm khởi đầu, hầu như không thể đảo ngược, là chiến tranh sắp cận kề – cuộc chiến sẽ gây nên cảnh tắm máu, đắt đỏ, và thảm khốc đến nổi không ai có thể tiên liệu diễn tiến và kết cuộc của nó. Điểm kết thúc là, dành cho những ai quan tâm đến việc thừa nhận nó, việc Hoa Kỳ có thể thao túng một vùng từng đóng vai trò thiết yếu trong nghị trình an ninh quốc gia Mỹ trong nửa thế kỷ qua chỉ là ảo mộng hảo huyền.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

Hanna Notte: Moscow đang tập họp các kẻ thù chống Washington, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Nga chủ soái trục bị cấm vận

Nhìn bề ngoài, cuộc chiến chống Ukraine, ra xem là một thảm họa cho Nga. Với hầu hết binh lực đang dồn lực chiến đấu với lực lượng Kyiv, Moscow đang vật lộn duy trì quân đồn trú ở hải ngoại. Nga cũng đã tái triển khai cùng với một số vũ khí và hệ thống quân sự nhắm vào Châu Âu mà nó đã đặt tại Châu Á và Trung Đông. Và các thương vụ vũ khí của Moscow, vốn trên đà sụt giảm, hiện giờ đang ở tình cảnh bấp bênh hơn. Các lệnh trừng phạt đã cản trở các khách hàng truyền thống của Nga duy trì hợp đồng mua sắm vũ khí, cộng thêm bộ mặt trình diễn tệ hại của quân đội Nga trên chiến trường đã khiến niềm háo hức trang bị vũ khí Nga lụi tàn đi.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Gina Anne Tam: Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Ti sao Bc Kinh li tìm cách qung bá tiếng Quan Thoi?

Cui tháng 8 va qua, chính quyn Hong Kong đã đt kích vào nhà ca Andrew Chan, người sáng lp mt nhóm ng h tiếng Qung Đông có tên là Hip hi Hc tp Ngôn ng Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lc lượng an ninh quc gia đã thm vn Chan v mt cuc thi tiu lun mà nhóm ca ông đã t chc ba năm trước đó, dành cho các tác phm văn hc viết bng tiếng Qung Đông, ngôn ng ph biến Hong Kong. Mt trong nhng tác phm lt vào vòng chung kết ca cuc thi là mt truyn ngn vin tưởng, k v mt chàng trai tr tìm cách khôi phc lch s ca Hong Kong vn đã b chế đ đc tài xóa b. Trong quá trình lc soát nhà ca Chan mà không h có lnh khám xét, cnh sát đã yêu cu ông xóa tác phm trên khi trang web ca mình, đe da s gây ra hu qu nghiêm trng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên b rng ông không còn la chn nào khác ngoài gii tán Hip hi, mt t chc đã giúp qung bá văn hóa Hong Kong thông qua vic bo tn tiếng Qung Đông trong gn mười năm.


Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

John Mueller: Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn [1] Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Liana Fix và Michael Kimmage: Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga
từ cuối tháng 
2, 2022.
Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 2/2022, khi Nga tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine, sự miễn cưỡng đó gần như đã tan biến. Tính chất tàn bạo của cuộc xâm lược và tài lãnh đạo lôi cuốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dẫn đến đợt viện trợ tài chính và quân sự đầu tiên của phương Tây. Thành công đáng kinh ngạc trên chiến trường của Ukraine vào tháng 9 và tháng 10/2022 đã mở ra cơ hội cho những hỗ trợ tham vọng hơn.

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2023

Tatiana Stanovaya: Thời đại hỗn loạn của Putin – Nguy cơ nước Nga rối loạn, Foreign Affairs, Trịnh Khải Nguyên-Chương biên dịch.


 
Lời người dịch: Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik.

***

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Keren Yarhi-Milo và Laura Resnick Samotin: Đọc Vị Lòng Dạ Của Nhà Độc Tài? Chuyện không tưởng, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Cho đến tận tuần lễ trước diễn biến, hầu hết mọi người đều gạt phắt chuyện Nga sẽ tấn công Ukraine. Mặc cho nội các Biden nhiều lần lên tiếng cảnh báo cùng nhiều bằng chứng rành rành cho thấy quân đội Nga tập trung đông đảo dọc biên giới Ukraine, không dễ nuốt trôi ý nghĩ tổng thống Nga Vladimir Putin quyết chinh phạt cho bằng được quốc gia lớn nhất Châu Âu này. “Ông ấy sẽ không đẩy căng thẳng dâng cao”, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chắc nịch vào ngày 8 tháng 3 – chỉ trước cuộc xâm lược vỏn vẹn 16 ngày.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng không mấy tin vào sự thật này, với nhận định, vào cuối tháng giêng tổng thống Biden tuyên bố nếu sắp tới cuộc xâm lược diễn ra đơn giản sẽ là ‘thảm họa” cho Nga. Chính phủ Đức cũng đánh giá, Nga xua quân tấn công là điều không tưởng, đến nổi trưởng cơ quan tình báo Đức bị kẹt tại Kyiv vào thời điểm Nga tràn quân sang Ukraine và phải nhờ nhân viên an ninh hộ tống di tản để thoát khỏi chảo lửa chiến tranh.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Sheena Chestnut Greitens: Nỗi ám ảnh của Tập Cận Bình về an ninh, Foreign Affairs, Trịnh Khải Nguyên-Chương dịch

Tại sao Trung Quốc cố thủ trong nước và dương oai ở nước ngoài

Tập Cận Bình, hình chụp năm 2023.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.


Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Calder Walton: Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch.

Trung Quc và Nga đã s dng các cơ quan tình báo đ làm suy yếu M như thế nào?


Chiến tranh Lnh chưa bao gi kết thúc. Chí ít thì đó là quan đim ca Tng thng Nga Vladimir Putin. Du hiu rõ ràng nht cho thy Đin Kremlin vn tiếp tc cuc chiến vĩ đi chng li phương Tây ngay c sau khi Liên Xô sp đ là hot đng ca các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dch ca mình, và qua quyn lc to ln mà h nm gi trong xã hi Nga, h đã tiếp tc nhng gì mà tình báo Liên Xô đã b d. K t năm 1991, các cơ quan này đã b thúc đy bi mt chiến lược phc thù, nhm làm cho nước Nga vĩ đi tr li và đo ngược trt t quc tế do M lãnh đo sau Chiến tranh Lnh. Cuc chiến ca Putin Ukraine là kết cc đm máu ca chiến lược đó.


Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Andrei Soldatov & Irina Borogan: Cuộc khủng hoảng an ninh thực sự của Putin, Foreign Affairs, Trịnh Khải Nguyên-Chương biên dịch

Vladimir Putin. Hình Wikimedia


Một trong số nhiều câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng về cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin là tại sao guồng máy an ninh rộng lớn của Nga lại chuẩn bị quá kém cỏi để đối phó với cuộc nổi dậy đó. FSB, cơ quan an ninh chính của Điện Kremlin, từ lâu đã đặt nặng vấn đề “phòng ngừa” và thực hiện các bước tích cực để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đối với nhà nước Nga. Thậm chí cơ quan này còn gài mật báo viên trong tổ chức Wagner. Tuy nhiên, hình như họ đã không có hành động nào để ngăn chặn cuộc binh biến trước khi nó bắt đầu, hoặc để cảnh báo Điện Kremlin về kế hoạch của Prigozhin.


Francis Fukuyama: Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Phần 1.


Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Liana Fix & Michael Kimmage: Ngày tàn của Putin sắp đến?, Foreign Affairs, Trịnh Khải Nguyên-Chương biên dịch

Cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin ở Rostov-on-Don vào ngày 24 tháng 6 năm 2023. Hình Wikipedia

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã đập tan huyền thoại Tổng thống Nga Vladimir Putin là một nhà độc tài bất khả xâm phạm. Trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin có thể tỏ ra là vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các cuộc phiêu lưu quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông ta có vẻ như là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, trong một nước cờ tính toán, ông ta thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lăng một quốc gia không hề gây ra mối đe dọa nào cho nước Nga, và thất bại hết phen này đến phen khác trong những mưu lược quân sự của mình – mà ví dụ mới nhất là cuộc binh biến diễn ra trong thời gian ngắn ngủi do ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner, chủ mưu hôm cuối tuần qua. Điều này, thêm một lần nữa, cho thấy huyền thoại độc tài của Putin đang trên đà suy yếu.


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Gideon Rose: Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Ti sao phương Tây nên giúp Kyiv giành li toàn b lãnh th?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine vi ý đnh chiếm lãnh th và xóa b nn đc lp mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sp đ ba thp niên trước. Xét đến s chênh lch ln v quy mô quân đi và sc mnh gia hai bên tham chiến, gn như chng ai nghĩ Ukraine s có nhiu cơ hi. Nhng người bi quan cho rng Kyiv s tht th trong vài ngày hoc vài tun. Nhng người lc quan hơn thì tin rng quá trình đó mt vài tháng. Rt ít người nghĩ rng Ukraine có th đáp tr k tn công mình.

Mt tháng sau khi cuc xâm lược bt đu, hai chuyên gia v Nga, Thomas Graham và Rajan Menon, đã viết trên tp chí Foreign Affairs, “Mt chiến thng m mãn có l nm ngoài tm vi. Ukraine và nhng người ng h phương Tây ca h không có kh năng đánh bi Nga vi bt kỳ thi hn nào.” Cùng lúc đó, nhà khoa hc chính tr Samuel Charap đng ý, “Tinh thn phn kháng dũng cm ca Ukraine – ngay c khi được kết hp vi áp lc ngày càng ln ca phương Tây lên Moscow – vn khó có th vượt qua các li thế quân s ca Nga, ch chưa nói đến vic lt đ Putin. Nếu không đt được tha thun vi Đin Kremlin, kết qu tt nht có l là mt cuc chiến lâu dài, gian kh, mà đng nào Nga cũng s giành chiến thng.” Ba tháng sau khi chiến tranh n ra, hai nhà s hc Liana Fix và Michael Kimmage lp lun rng “mt tht bi quân s toàn din ca Nga trước quân đi Ukraine, bao gm c vic tái chiếm Crimea, gn như là điu vin vông.” Bn tháng sau, nhà khoa hc chính tr Emma Ashford đã nâng cp chiến thng ca Ukraine thành mt “tưởng tượng nguy him”.