Hiển thị các bài đăng có nhãn Financial Times. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Financial Times. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023
Cuộc đua mới: Hạ cánh xuống Mặt Trăng, Financial Times, Cù Tuấn biên dịch
Tiếng hò reo chiến thắng tràn ngập bộ phận kiểm soát chương trình vũ trụ ở Bengaluru khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 nhẹ nhàng chạm vào bề mặt Mặt Trăng vào thứ Tư. “Ấn Độ đang ở trên Mặt Trăng,” S. Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, mỉm cười và nói, vẻ mặt rõ ràng là nhẹ nhõm.
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023
Gideon Rachman: Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt, Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump
Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù.
Điều gì khiến cho một nhiệm kỳ tổng thống thực sự mang tính lịch sử? Về cơ bản, nó đòi hỏi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ – những hậu quả và tiền đề của nó sau đó sẽ được các đối thủ chính trị của bạn chấp nhận và tiếp thu. Franklin Roosevelt đã làm điều đó qua Chính sách Kinh tế mới (New Deal), còn với Lyndon Johnson là Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act). Ronald Reagan thì triển khai một loạt các chính sách bãi bỏ quy định, cắt giảm thuế, mà ngày nay thường được gọi chung là chủ nghĩa tân tự do.
Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù.
Điều gì khiến cho một nhiệm kỳ tổng thống thực sự mang tính lịch sử? Về cơ bản, nó đòi hỏi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ – những hậu quả và tiền đề của nó sau đó sẽ được các đối thủ chính trị của bạn chấp nhận và tiếp thu. Franklin Roosevelt đã làm điều đó qua Chính sách Kinh tế mới (New Deal), còn với Lyndon Johnson là Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act). Ronald Reagan thì triển khai một loạt các chính sách bãi bỏ quy định, cắt giảm thuế, mà ngày nay thường được gọi chung là chủ nghĩa tân tự do.
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023
Gideon Rachman: Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ, Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.
Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ.
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Gideon Rachman: Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì? (Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch)
Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.
“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”
Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957.
Qua những câu nói gợi nhớ đến Mao, Tập thường tuyên bố rằng, “Phương đông đang trỗi dậy, còn phương tây đang suy tàn.” Giống như Mao và Putin, Tập tin rằng Nga và Trung Quốc có chung lợi ích trong việc đẩy nhanh sự suy yếu của các cường quốc phương Tây. Hai tuần trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang theo đuổi chính sách “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” nhắm vào Trung Quốc.
“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”
Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957.
Qua những câu nói gợi nhớ đến Mao, Tập thường tuyên bố rằng, “Phương đông đang trỗi dậy, còn phương tây đang suy tàn.” Giống như Mao và Putin, Tập tin rằng Nga và Trung Quốc có chung lợi ích trong việc đẩy nhanh sự suy yếu của các cường quốc phương Tây. Hai tuần trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang theo đuổi chính sách “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” nhắm vào Trung Quốc.
Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021
John Reed, Kathrin Hille, Edward White & Song Jung-a: Làn sóng Covid ở Việt Nam tấn công chuỗi cung ứng toàn cầu ( Người dịch: Nguyễn Chí Thành )
Các công ty gia công cho Nike và Adidas buộc phải đóng cửa nhà máy vì lây nhiễm tăng. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 kỷ lục đã buộc các nhà máy ở miền nam Việt Nam phải đóng cửa, tấn công một trong những trung tâm sản xuất quần áo và giày dép nhiều việc nhất thế giới và khiến các thương hiệu toàn cầu phải tìm kiếm các nhà cung cấp dự phòng.
Sự gãy đổ chuỗi cung ứng là một đòn giáng mạnh vào một quốc gia đã chế ngự được phần lớn lây lan vi rút trong nước vào năm 2020. Vào năm ngoái, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế châu Á tăng trưởng và thu hút mới đầu tư nước ngoài bất chấp đại dịch.
Tại Việt Nam, các ca mắc mới hàng ngày đạt mức từ 7.000 đến 8.000 và hơn 200.000 ca nhiễm trên hầu khắp đất nước đã được ghi nhận kể từ đầu tháng 7.
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất của Việt Nam, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nó đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào ngày 9 tháng 7, bao gồm các quy định vận chuyển và nhà ở cho công nhân, và việc triển khai nhân viên trong nhà máy sản xuất.
Hai nhà cung cấp giày dép lớn - Pou Chen của Đài Loan, công ty sản xuất giày cho Adidas và Nike, và Changshin của Hàn Quốc, cũng cung cấp hàng cho công ty Mỹ - đã ngừng hoạt động vào tháng trước.
Vào ngày 14 tháng 7, Pou Chen đã ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà máy lớn nhất trong cả nước, và cho biết nhà máy này sẽ đóng cửa ít nhất cho đến ngày 9 tháng 8. Các nhà máy khác của công ty ở Việt Nam đã buộc phải giảm quy mô sản xuất.
Công ty đã cho biết: “Các yêu cầu của chính quyền địa phương đã ảnh hưởng đến việc công nhân đi làm và điều đó đã dẫn đến giảm công suất”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)