Hiển thị các bài đăng có nhãn Fareed Zakaria. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Fareed Zakaria. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Phạm Phú Khải: Fareed Zakaria và ‘Nỗi Sợ Hãi Trung Quốc Mới’



Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức lớn, và có thể nói lớn nhất, đối với Hoa Kỳ nói riêng, và trật tự thế giới hiện nay nói chung, trong nửa đầu thế kỷ này. Nhưng Hoa Kỳ có nên quá lo lắng để rồi đề ra các chiến lược đối phó với Trung Quốc thiếu hiệu quả và viễn kiến, hoặc phản tác dụng, hoặc nguy hiểm cho an ninh và hòa bình của nhân loại, là nội dung bài viết mới nhất của học giả Fareed Zakaria trên tạp chí Foreign Affairs. Zakaria hiện nay cũng là người điều hợp chương trình Global Public Square (GPS) trên CNN.

Với tựa đề “Nỗi sợ hãi Trung Quốc mới” (The New China Scare) đăng vào hôm qua 6 tháng 12, các lập luận của Zakaria mang đặc tính của người cổ võ và tin tưởng vào chủnghĩa quốc tế cấp tiến (liberal internationalism, mặc dầu Zakaria phủ nhận là ông đứng hẳn về một xu hướng chính trị nào): lạc quan, thực tế, và ôn hòa. Dù đồng ý hay không với Zakaria, những bài viết, phát biểu, tranh luận, điều hợp chương trình, và sách báo nghiên cứu của ông trong ba thập niên qua đáng để cho chúng ta tìm hiểu và suy ngẫm.

Bài viết này khá dài, nhưng tôi xin trình bày ba luận điểm chính của Zakaria để tóm tắt vào các ý tưởng đáng chú ý nhất: Mối lo ngại; cách (nên) đánh giá; cách đối phó.

Về mối lo ngại đối với Trung Quốc


Trước hết Zakaria công nhận Trung Quốc là nước đáng quan ngại trước những bằng chứng quá rõ ràng, đặc biệt trong 5 năm qua, qua các chính sách phi cấp tiến (illiberal policies): từ việc cấm tự do ngôn luận đến quản thúc thiểu số sắc tộc tôn giáo; từ việc gia tăng kiểm soát chính trị đến thực hiện nhà nước kinh tế (economic statism); ngoài nước, Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh, và có những nơi, là địch thủ của Hoa Kỳ. Chính vì thế mà lưỡng đảng, giới thành trì quân sự, các cơ quan truyền thông chính yếu tại Hoa Kỳ, hầu như đồng thuận với nhau rằng Trung Quốc hiện nay là mối đe dọa sống còn (vital threat) đối với Hoa Kỳ về kinh tế và chiến lược, và Washington cần có một chiến lược cương trực hơn để ngăn chặn Trung Quốc. Ngay cả người dân Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ 60 phần trăm, cũng có quan điểm không thuận đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Làm thế nào để thành một Đại Cường Quốc

Fareed Zakaria, Times
số ngày 28 tháng 11, 2011

Minh họa của Oliver Munday cho TIME
Trung Quốc đã hưởng Hòa Bình, ổn định và tự do thương mại. Họ cũng phải góp phần để tạo ra những điều đó.

Chiến dịch vận động sơ bộ [cho cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới] của đảng Cộng Hòa không thấy họ chú ý về những bàn cãi về chính sách ngoại giao. Nhưng một số tuyên bố đã làm nổi bật Trung Quốc của Mitt Romney [ứng cử viên TT]. Trong nhiều buỗi thuyết trình, trong câu trả lời và trong những bài bình luận, Romney đã lấy một thế đứng mạnh bạo, buộc tội Bắc Kinh đã gian lận “gần như tất cả mọi chuyện” trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và đã hứa sẽ ghi dấu nó với việc thao túng ngoại hối ngay ngày đầu tiên làm Tổng Thống. “Nếu bạn không muốn đứng lên đối diện với Trung Quốc, bạn sẽ bị thống trị bởi Trung Quốc,” ông phát biểu trong một buổi thảo luận vào tháng Mười. Thế đứng của Romney là quan trọng vì ông này đã phá vỡ một chính sách từ 40 năm nay của đảng Cộng Hòa về ngoại giao.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 8

Cuộc tranh đua xem ai là người cứng rắn đã đẻ ra những ý tưởng mới - những ý tưởng đã đi từ dở đến mất trí. Romney, người tự xem mình là một thứ thông minh, một nhà quản trị tài giỏi xứng đáng, gần đây đã giải thích rằng dù "một số người từng nói rằng chúng ta nên đóng cửa trại Guantánamo, quan điểm của tôi là chúng ta cần phải nhân đôi diện tích của trại tù này", vào năm 2005 Romney đã từng hỏi "Chúng ta có đang theo dõi (các đền thờ Hồi giáo) không ? Chúng ta có cài máy nghe lén chúng không ?". Dĩ nhiên, những đề xuất này còn là nhẹ so với những gì dân biểu Tom Tancredo, một ứng viên tổng thống khác, trong cùng năm ấy từng đề nghị. Khi được hỏi về một cuộc tấn công bằng hạt nhân có thể xảy đến bởi những người Hồi giáo cực đoan ở Mỹ, ông đề nghị rằng quân đội Hoa Kỳ nên đe dọa "chiếm lấy" Mecca.

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 7

6. Tính chính đáng là sức mạnh: Ngày nay, Hoa Kỳ có tất cả các loại sức mạnh trong nguồn tiếp liệu phong phú trừ một thứ: tính chính đáng. Trong thế giới ngày nay, đây là một thiếu sót quan trọng. Tính chính đáng cho phép một đất nước thiết lập chương trình hành động, xác định một mối khủng hoảng và huy động sự ủng hộ cho các chính sách giữa các sức mạnh của cả nhà nước lẫn dân sự như các giới doanh thương tư nhân và các tổ chức đại chúng. Tính chính đáng là tính cách khiến đã cho phép ca sĩ ngôi sao nhạc Rock Bono, chẳng hạn, thay đổi được chính sách của chính phủ trong một vấn đề hệ trọng, giải trừ nợ nần. Sức mạnh của ông ta nằm trong khả năng nắm bắt được căn bản quan trọng của trí thức và đạo lý của mình.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 6

3. Hãy là Bismark nhưng đừng là Anh Quốc : Josef Joffe từng lập luận rằng có hai điều tương tự của lịch sử Hoa kỳ có thể nhìn vào mà xây dựng chiến lược vĩ đại của mình: Anh Quốc và Bismark. Anh Quốc đã từng nỗ lực để cân bằng với các quyền lực đe dọa và đang nổi lên nhưng mặt khác vẫn giữ một vai trò thấp trong lục địa châu Âu. Ngược lại Bismark đã chọn lựa cách tham dự với tất cả các quyền lực lớn. Mục đích của ông là có những mối quan hệ với tất cả các quyền lực lớn tốt hơn là các quan hệ giữa họ với nhau - để trở thành một trung tâm cho cơ chế thế giới của Âu châu.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Tại sao diễn tiến tại Trung Ðông không đảo ngược lại được

* Fareed Zakaria, TIME / (Vann Phan chuyển ngữ)

Năm cách mạng khởi sự hồi Tháng Giêng, tại một quốc gia nhỏ và không mấy quan trọng. Rồi những cuộc phản đối lan rộng sang quốc gia lớn nhất và quan trọng nhất trong vùng, lật đổ một chế độ mà dường như đã bám chặt gốc rễ. Hệ quả của tình trạng này thật là xa rộng. Bầu không khí trong vùng tràn đầy những câu chuyện về tự do và quyền tự do. Những cuộc biểu tình ngoài đường phố nổi lên khắp nơi, thách thức quyền cai trị của những chế độ độc tài và vương quyền, khiến họ phải sợ sệt nhìn ra từ bên trong những dinh thự và cung điện.



Dân chúng thủ đô Tunis xuống đường mừng cuộc cách mạng
lật đổ Tổng Thống Tunisia Ben Ali vừa tròn một tháng,
ngày 14 Tháng Hai. (Hình: FETHI BELAID/AFP/Getty Images)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 5

Để diễn tả các loại hoạt động nào trong thế giới mới này sẽ ra sao cụ thể hơn, tôi đặt ra sáu chỉ hướng đơn giản :

1. Lựa chọn: Quyền năng vô hạn của Mỹ đã khiến Washington tin rằng mình được miễn trừ khỏi nhu cầu có các quyền ưu tiên. Washington muốn có tất cả. Việc Hoa Kỳ trở nên kỷ luật hơn về chủ đề này rất là hệ trọng. Thí dụ như trong các vấn đề về Bắc Triều Tiên, Iran, chính quyền Bush đã không thể quyết định được mình muốn thay đổi chế độ hay là thay đổi chính sách (trong việc tạo nên một vùng không có vũ khí hạt nhân). Cả hai đều có hiệu quả chồng chéo nhau. Nếu ta đe dọa thay đổi chế độ tại một quốc gia, chỉ khiến thúc đẩy mong muốn hạt nhân của chính phủ nước ấy, nghĩa là một chính sách không an toàn cho chính trị thế giới.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 4

Những quy luật mới cho một Kỷ nguyên mới

Một số người Mỹ tin rằng chúng ta chỉ cần bắt chước chứ không cần phải học hỏi từ lịch sử. Nếu chúng ta đã có thể tìm được một chính quyền Truman khác để có thể thiết kế nên một tập hợp các định chế mới cho một kỷ nguyên mới, nhiều người Cộng hoà và Dân chủ có lẽ mong mỏi lắm. Nhưng điều này chỉ là nỗi luyến tiếc quá khứ chứ không phải là chiến lược. Khi Truman, Acheson và Marshall xây dựng trật tự hậu chiến, cả thế giới còn lại đang ở trong tình trạng tả tơi. Dân chúng đã nhìn thấy các hậu quả tàn hại của chủ nghĩa quốc gia, chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ kinh tế. Hậu quả là, đã có được một sự ủng hộ rộng rãi ở mọi nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, cho một nỗ lực rộng lớn và hào phóng nhằm dự phần vào thế giới, đưa thế giới ra khỏi nghèo đói, tạo nên các định chế toàn cầu và bảo đảm các hợp tác quốc tế - để một cuộc chiến tranh như thế không xảy ra nữa. Hoa Kỳ đã có một căn bản đạo lý cao có được từ việc đánh bại chủ nghĩa phát xít và đồng thời Hoa Kỳ cũng có được một sức mạnh không thể so sánh. GDP của Mỹ gần đạt đến 50 phần trăm của nên kinh tế toàn cầu. Bên ngoài quỹ đạo Xô Viết, vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc phát kiến ra các định chế mới không hề bị thử thách. Ngày nay, thế giới là khác biệt, và vai trò của Mỹ trong thế giới ngày nay cũng khác biệt. Nếu Truman, Marshall và Acheson còn sống, hẳn các vị đó đã phải đối diện với những thử thách hoàn toàn mới. Nhiệm vụ của ngày nay là phải thiết lập một lối tiếp cận mới đến một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên sẽ giải quyết được một hệ thống toàn cầu mà trong đó quyền lực đã khuếch tán hơn nhiều so với trước đây, trong đó mọi người đều cảm thấy mình đang được tăng thêm sức mạnh.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch : Lê Quốc Tuấn

Mục đích của Hoa Kỳ

(3)
Lần này là khác hẳn

Rất dễ dàng để gạt bỏ tính thù địch từng phát triển từ chiến dịch Iraq như chỉ là một loại ghen tỵ với chủ nghĩa chống Mỹ (dù rằng một phần nào có thực là như thế). Giới bảo thủ Mỹ cho rằng đã từng có một sự chống đối lớn và phổ biến ở Âu châu mỗi khi Hoa Kỳ có hành động quân sự mạnh mẽ - chẳng hạn như khi Hoa Kỳ triển khai các đầu đạn hạt nhân Pershing ở Âu châu trong những năm đầu thập niên 1980. Thực ra, các ghi chép lịch sử đã nêu bật sự trái ngược. Các cuộc biểu dương và tuần hành của công chúng trên đường phố chống lại việc triển khai Pershing là chỉ để cho truyền hình, sự thực chính là, căn cứ vào hầu hết các thăm dò, 30 đến 40 phần trăm người châu Âu, và có thể hơn thế nữa, đã hết sức ủng hộ các chính sách của Mỹ. Ngay cả ở Đức, nơi các tình cảm hoà bình dâng cao ngất trời, 53 phần trăm dân số ủng hộ việc triển khai Pershing, theo một cuộc thăm dò năm 1981 ở Der Spiegel. Một khối đa số người Pháp đã ủng hộ chính sách của Mỹ qua hết hai nhiệm kỳ của Ronald Reagan và còn đã ưa chuộng ông hơn là ứng viên Dân chủ Walter Mondale trong cuộc bầu cử năm 1984. Ngược lại, ngày nay, một đa số dao động trong hầu hết các quốc gia ở Âu châu - lên đến 80 phần trăm ở nhiều nơi - chống lại chính sách đối ngoại của Mỹ và còn cho rằng Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất cho thế giới.

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục Đích Của Hoa Kỳ

Kỳ 2

Hiệu quả của sự cạnh tranh

Hoa Kỳ đã khởi đi như thế nào ? Hoa Kỳ đã từng có một vai trò phi thường để tham dự trong chính trường toàn cầu - một vai trò tốt nhất hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử. Tuy nhiên, từ bất cứ lãnh vực nào - khả năng giải quyết khó khăn, thành công đạt được, xây dựng cơ chế, tăng cường uy tín – Washington đã sử dụng vai trò này kém. Hoa Kỳ đã từng có một giai đoạn của ảnh hưởng không cân bằng. Đất nước này đã cho thấy gì từ điều đó?

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Mục đích của Hoa Kỳ

Kỳ 1

Khi các sử gia tìm cách để am hiểu thế giới của thế kỷ hai mươi mốt, họ nên lưu ý đến cuộc khủng hoảng Parsley. Vào tháng Bảy năm 2002, chính phủ nước Morocco gởi mười hai binh sĩ đến một hòn đảo nhỏ tí mang tên Leila, cách đất liền vài trăm bộ, trong dải Gibraltar để dựng một cột cờ ở đó. Hòn đảo không có người ở, chỉ có một số dê, mọc đầy trên đảo là toàn rau mùi, thành ra mới có cái tên Tây Ban Nha là Perejil. Nhưng từ lâu chủ quyền đảo bị tranh giành bởi Tây Ban Nha và Morocco và chính phủ Tây Ban Nha phản ứng rất mạnh mẽ với sự "xâm lược" của người Morocco. Chỉ trong vài tuần lễ, bảy mươi lăm binh sĩ Tây Ban Nha đã được thả dù xuống đảo. Họ nhổ lá cờ của Morocco, trồng lên hai cột cờ Tây Ban Nha và đuổi những người Morocco về xứ. Chính phủ Morocco lên án "hành vi gây chiến" này và tổ chức biểu tình, hàng ngàn thanh niên tràn ra đường xướng lên “Linh Hồn và Máu huyết chúng tôi sẽ hy sinh cho em, hỡi Leila!” Tây Ban Nha duy trì những chiếc trực thăng quần vũ bên trên hòn đảo và các tàu chiến ngoài khơi. Nhìn từ xa, toàn bộ sự kiện tựa như một màn hí kịch. Nhưng dù có giống như bao nhiêu ngu xuẩn, một ai đó sẽ phải dỗ dành hai quốc gia này dịu xuống.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Quân

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 7

Một nền Chính trị không làm gì cả

Hoa kỳ có một lịch sử của sự lo lắng là mình sẽ bị mất đi sự sắc bén của mình. Lần này tối thiểu đã là một cơn sóng lo lắng lần thứ tư kể từ năm 1945. Đợt lo lắng đầu tiên là vào cuối những năm 1950, hậu quả sau khi Xô Viết phóng vệ tinh Sputnik. Lần thứ hai là vào những năm 1970, khi giá dầu cao và sự tăng trưởng chậm đã thuyết phục người Mỹ tin rằng Tây Âu và Saudi Arabia là các sức mạnh của tương lai, và Tổng thống Nixon đã điềm báo về sự giáng sinh của một thế giới đa cực. Lần gần đây nhất đã đến vào giữa những năm 1980, khi hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Nhật bản sẽ là siêu quyền lực thống trị về kinh tế và công nghệ của tương lai. Những lo lắng trong các trường hợp như thế này có sự thể hiện thông minh và rất rõ rệt. Nhưng không một tình huống nào đã trở thành sự thật. Nguyên nhân là vì cơ chế Hoa Kỳ đã được chứng tỏ là một cơ chế mềm dẻo, có khả năng xoay sở, đàn hồi và có thể sửa chữa những khuyết điểm đồng thời có thể chuyển hướng các chú ý của mình. Một sự tập chú vào sự suy yếu của kinh tế Mỹ sẽ đưa đến kết quả là ngăn chặn được sự suy yếu đó. Vấn nạn của ngày nay là cơ chế chính trị Hoa Kỳ có lẽ có nhiều khả năng tạo nên các liên minh rộng rãi để giải quyết được các vấn đề phức tạp.

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 5


Vũ khí Bí mật của Hoa Kỳ

Các lợi thế của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy rõ ràng khi so sánh với Á Châu, vốn là một lục địa với đa phần là những quốc gia đang phát triển. Với Âu Châu, sự chênh lệch mỏng nhẹ hơn là nhiều người Mỹ từng biết. Khu vực Âu châu đã từng phát triển nhanh chóng ở mức độ ấn tượng, vào khoảng tốc độ tính theo đầu người gần tương đương với Hoa Kỳ từ năm 2000. Khu vực này có được một nửa số lượng các đầu tư nước ngoài, tự hào về năng lực sản xuất của mình mạnh mẽ như nền sản xuất của Hoa Kỳ và đã tạo được 30 tỉ thặng dư thương mại từ tháng Giêng đến tháng Mười vào năm 2007. Trong chỉ số Cạnh tranh WEF, các nước Âu châu chiếm bảy trong mười hàng đầu. Châu Âu có các khó khăn của họ - tỉ lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động cứng nhắc - nhưng cũng có các lợi thế, bao gồm hệ thống y tế và hưu bổng linh động, hiệu quả về tài chính. Quan trọng hơn cả, Âu châu đại diện cho sự thử thách ngắn hạn đáng kể với Hoa Kỳ trong khu vực kinh tế.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn


Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Kỹ nghệ tuyệt hảo nhất của Hoa Kỳ

"Nhưng mà", những kẻ còn lo lắng sẽ nói "quý vị chỉ đang nhìn vào một bức tranh chụp thoáng nhanh của hiện tại mà thôi. Nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang nhanh chóng bị ăn mòn khi đất nước này đang mất đi các nền tảng công nghệ và khoa học". Theo nhận xét của một số người, sự xuống dốc của khoa học là triệu chứng của một tình trạng suy tàn lớn hơn về văn hóa. Một đất nước từng tán thành đạo đức của Thanh giáo về sự tự chế (delayed gratification) đã trở thành một quốc gia hé lộ cho thấy sự tán thành sảng khoái tức thời. Chúng ta đang mất đi niềm ham thích trong những sự cơ bản – toán học, chế tạo, siêng năng làm việc, cần kiệm – và trở nên một xã hội hậu kỹ nghệ chú trọng đến tiêu thụ và an hưởng, “Nhiều người sẽ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2006 với các văn bằng có liên quan đến tập luyện thể thao hơn là các văn bằng kỹ thuật điện”, Jeffrey Immelt, giám đốc điều hành hãng General Electric đã cho biết, “Thành ra, nếu chúng ta muốn trở thành một thủ đô về đấm bóp của thế giới, thì rõ ràng là chúng ta đang ở đúng đường rồi”.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 2

Cuộc vươn dậy Lạ thường của Sức mạnh Anh Quốc

Anh Quốc từng là một đất nước giàu có từ hàng nhiều thế kỷ (và từng là một quyền lực vĩ đại hầu như trong suốt thời gian đó), nhưng chỉ là một siêu quyền lực về kinh tế chỉ trong hơn một thế hệ. Chúng ta thường lầm lẫn trong việc xác định thời cực thịnh của Anh Quốc bằng những biến cố lớn lao của thời đế chế, chẳng hạn như cuộc Lễ mừng Sáu Mươi Năm, vốn khi ấy được xem như một dấu ấn của quyền lực. Thực ra, tính đến năm 1897, những năm tháng huy hoàng nhất của Anh Quốc đã ở trong quá khứ. Thời cực thịnh của Anh Quốc là một thế hệ trước đó, từ năm 1845 đến 1870. Khi ấy, Anh Quốc làm nên hơn 30 phần trăm GDP toàn cầu. Tiêu thụ năng lượng của Anh là năm lần lớn hơn Hoa Kỳ và 155 lần hơn Nga. Anh Quốc tiêu biểu cho một phần năm giao thương của cả thế giới và hai phần năm của các loại giao thương về kỹ nghệ. Và đã đạt được tất cả những thành quả này chỉ với một dân số bằng 2 phần trăm dân số thế giới.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác Giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

(Tiếp theo)

Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 1

Vào ngày 22 tháng Sáu năm 1897, khoảng bốn trăm triệu người trên thế giới, nghĩa là một phần tư nhân loại, được nghỉ một ngày. Ngày đó là ngày Kỷ niệm lần thứ Sáu mươi ngày đăng quang của Nữ Hoàng Anh Victoria. Dịp Lễ Mừng Sáu Mươi năm đã kéo dài năm ngày trên biển và đất liền, nhưng đỉnh cao của buổi lễ là cuộc diễu hành và lễ tạ ơn vào ngày 22 tháng Sáu. Mười một vị thủ tướng các thuộc địa tự quản của Anh quốc đều cùng các hoàng thân, công chúa, các đại sứ và các phái đoàn từ mọi phần còn lại của thế giới đều tham dự. Một cuộc diễu binh của năm mươi nghìn quân nhân gồm các kỵ binh nhẹ Gia Nã Đại, lực lượng kỵ binh từ New South Wales, bộ binh súng trường từ Naples, đội quân lạc đà từ Bikaner, Gurkhas từ Nepal và nhiều binh chủng khác nữa. Đấy đúng là một niềm “Tự hào La mã” như một sử gia đã ghi lại.

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 7 (Tiếp theo)

Lạ lùng thay, ngăn cản thực sự đến thoả thuận ấy đã không đến từ Washington mà lại từ Tân Đề Li. Khi được trao cho một lời mời chào có giá trị lâu dài, một số bậc trí giả và chính khách Ấn độ đã từ chối. “Có lẽ chúng tôi đã không biết làm thế nào để trả lời ưng thuận”, một nhà bình luận trên hệ thống tin tức NDTV của Ấn đã nhận xét. Trong khi thủ tướng Ấn độ và các nhân vật cao cấp khác nhìn thấy được thỏa thuận (hạt nhân) là những cơ hội cực lớn lao để mở toang cửa cho Ấn độ, những người khác lại vẫn cứ nhìn thế giới qua lăng kính của Nehru - rằng Ấn độ là một nước nghèo, đoan hạnh thuộc về Thế giới Thứ Ba, là một nước có chính sách ngoại giao tách rời và trung lập (và, một ai đó có thể thêm là: không thành công). Họ hiểu cách thức vận hành trong thế giới như thế, với ai thì cần phải xuống nước và với ai thì có thể đánh nhau. Nhưng đối với một thế giới mà Ấn độ là một quyền lực lớn và di chuyển tự tin trên sân khấu thế giới, xếp đặt các lề luật chứ không hoàn toàn bị định dạng bởi chúng, trong một thế giới mà mình là đối tác của một quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử - tất cả đấy là một tiền đề mới và chưa được định rõ. “Tại sao hiện nay Hoa Kỳ lại tử tế với chúng tôi như thế ?” một số các nhà bình luận thời cuộc đã từng hỏi tôi. Vào năm 2007, họ vẫn còn đi tìm cội nguồn bí ẩn đó.

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 6 (Tiếp theo)

Thế thì tất cả những điều ấy có ý nghĩa gì đối với thế giới thực? Ấn độ giáo thực tiễn một cách sâu sắc. Họ có thể dễ dàng tìm được một sự hòa hợp với thực tại bên ngoài. Thương nhân Ấn độ - phần đông là những người Ấn giáo - có thể phát triển trong bất cứ môi trường nào cho phép buôn bán và trao đổi. Dù là ở châu Mỹ, châu Phi hay miền Đông Á. Miễn là họ có thể đặt một mẫu tượng nhỏ đâu đó trong nhà mình để thờ phượng hay tu tập thì ý thức của riêng họ về Ấn độ giáo đã là vẹn toàn. Cũng như với Phật giáo, Ấn độ giáo khuyến khích lòng vị tha của những khác biệt nhưng cũng khuyến khích việc hấp thụ, thẩm thấu vào trong sự khác biệt. Đạo Hồi ở Ấn độ đã thay đổi từ sự tiếp xúc với Ấn độ giáo để trở nên ít tính cách Abraham và nhiều tâm linh hơn. Người Hồi giáo Ấn độ thờ phượng các thánh thần và lăng tẩm, ca tụng âm nhạc, nghệ thuật và có những cái nhìn dự phóng thực tiễn về đời sống hơn là các tôn giáo chính ở ngoại quốc. Dù sự nổi dậy của đạo Hồi bảo thủ trong nhiều thập niên qua đã đẩy Hồi giáo ở Ấn độ đi giật lùi như họ đã như vậy ở nhiều nơi khác, vẫn có những lực đẩy xã hội rộng rãi hơn lôi kéo Hồi giáo ở Ấn độ đi vào dòng chính ở Ấn độ hơn. Điều này có thể giải thích được các con số thống kê hết sức đáng chú ý (vốn có thể chứng minh là một sự phóng đại) là mặc dù có 150 triệu người Hồi giáo ở Ấn độ từng quan sát sự nổi dậy của Taliban và Al Qaeda ở nước Pakistan và Afghanistan láng giềng, không một người Hồi giáo Ấn độ nào từng được biết là thành viên của Al Qaeda.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 5 (Tiếp theo)

Con Bò và con chim Đại Bàng

Đa số người Mỹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Ấn độ từng là nước ủng hộ Mỹ nhất trên thế giới, tối thiểu trong một phương diện. Khảo sát của PEW vào năm 2005, đã phỏng vấn dân chúng mười sáu nước xem họ có ấn tượng tốt với Hoa Kỳ hay không. Câu trả lời thật kinh ngạc là 71 phần trăm người Ấn độ trả lời “Có”. Chỉ có người Mỹ mới có một đa số quan điểm thích nước Mỹ (83 phần trăm). Những con số có thể là thấp hơn trong một số khảo sát khác, nhưng căn bản tìm được vẫn là đúng: Người Ấn độ cực kỳ thoải mái và hoàn toàn đồng lòng hướng về Mỹ.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)

Tác giả: Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Người Đồng Minh

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Trong bất cứ biến cố nào cũng không có cách gì khác. Dân chủ chính là số phận của Ấn độ. Một đất nước quá phân rẽ và phức tạp không thể được lãnh đạo bằng một cách thức khác hơn. Nhiệm vụ của một chính trị gia giỏi của Ấn độ là áp dụng dân chủ vào lợi thế của đất nước. Điều này thực đã xuất hiện trong một số phương diện. Chính phủ gần đây đã khởi sự đầu tư vào y tế và giáo dục ở nông thôn và tập trung vào việc cải tiến mức sản xuất trong nông nghiệp. Kinh tế tốt đẹp đôi khi có thể giúp cho chính trị tốt đẹp lên – hay tối thiểu thì đây cũng là niềm hy vọng của Ấn độ. Dân chủ đã từng được mở rộng từ năm 1993 khiến các làng thôn có được tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Các hội đồng hương thôn phải dành 33 phần trăm vị trí cho phụ nữ và hiện nay đã có một triệu phụ nữ dân cử trong các thôn làng trên khắp nước - tạo cho họ một nền tảng để qua đó có thể đòi hỏi được cho mình một nền y tế và giáo dục tốt hơn. Tự do thông tin cũng được mở mang trong niềm hy vọng rằng dân chúng sẽ đòi hỏi đến các chính phủ hữu hiệu hơn từ các lãnh đạo và hành chánh ở địa phương của họ. Đó là một sự phát triển từ dưới đi lên với thúc đẩy xã hội tác động vào nhà nước.