Hiển thị các bài đăng có nhãn Du Tử Lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du Tử Lê. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Du Tử Lê: Nguyễn Ngọc Tư, hiện tượng tiêu biểu của 40 năm văn xuôi Việt

Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.

Nguyễn không cần phải mượn lớp màn che, trướng phủ của lịch sử đã lùi xa hàng trăm năm. Nguyễn cũng không cần lớp sơn son thếp vàng của dã sử, huyền sử, để chuyển thông điệp tới người đọc. Thậm chí, Nguyễn cũng không cần phải khai thác thân thể người nữ với những bản năng thú tính, để tự “P.R” với độc giả!!!

“Cánh đồng bất tận”, của Nguyễn Ngọc Tư, với tôi, là “bạch văn”. Nó không cần phải che đậy, mặc khoác cho nó, bộ quần áo vàng mã, lòe loẹt. Nó cũng không là những ẩn dụ phải cần đến sự giải mã của những nhà phê bình, hay chiêng trống như những tùy tinh chung quanh nhà xuất bản hoặc, nhà phát hành… Nó trực tiếp ghi nhận những hiện thực xã hội ngồn ngộn sần sượng; cùng lúc với những thơ mộng nhiều thi tính của sông nước miền Tây – đặc biệt, Đất Mũi, nơi Nguyễn sinh ra và lớn lên.

Ngay tự những dòng chữ đầu tiên, mở vào “Cánh đồng bất tận”, chỉ với một đoạn văn ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy tài năng sớm chín muồi của một nhà văn, khi viết:

“Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn…”

Một đoạn văn ngắn thôi, mà đã có tới hai nhân cách hóa… “dẫn đường” vào không khí truyện khô hạn, hung hãn, gom hết lửa…và, những cây lúa chết non, cong như tàn nhang chưa rụng…

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Du Tử Lê: Đám Táng Giữa Hư Vô,

Tôi không biết phải giới thiệu với bạn về họ ra sao, cách nào; khi mà chính tôi cũng chỉ mới thấy họ. Đó là lúc ở đường chân trời chỉ còn một vài vệt đỏ yếu, rớt; giống như những hơi thở hắt, cuối cùng, của mặt trời sau khi bị nhận nước. Tôi cũng không biết họ ở đâu tới, dù bãi biển không dài lắm. Nó được giới hạn bởi một doi đá lởm chởm đìu hiu và; vách núi dựng đứng gan, ruột. 

Lúc họ sắp sửa vượt qua tôi, thì, người đàn ông dừng bước. Ông chỉ con chim biển cô đơn, tự do sót lại trên bầu trời. Cô gái cũng dừng bước. Con chim biển dường cũng ngừng bay. Có thể nó đang nhìn xuống hai sinh vật (mà,) nó cho là cũng lạc lõng như nó. Hoặc giả, nó đã nhập vào họ, cách nào đó. 

Người đàn ông nói:

“Em nhìn kìa. Có phải con chim biển ngừng bay vì sức nặng của cả bầu trời, lẫn nỗi âu lo thất lạc quá tải trên đôi cánh nó?” 

Cô gái níu tay người ông, ngước mặt. Giây lát, cô đáp, tựa cho mình một câu hỏi khác:

“Hay vì sự có mặt của chúng ta? Em nghĩ, có thể nó sẽ vui lắm, nếu biết có thêm chúng ta, cũng không biết về đâu đêm nay?” 

Cô gái mỉm cười (nụ cười rạn, vỡ trẻ thơ,) như nỗ lực tự chế giễu sự bi thảm thái quá của mình.

Người đàn ông vòng tay ôm cô gái. Ông làm như không thấy tôi; hoặc có thấy, thì tôi cũng chỉ như chiếc bóng không in của một cánh chim nghi hoặc. Ông nhìn sâu gương mặt cô khá lâu, trước khi hỏi bằng giọng nói pha tiếng lục lạc: 

“Em không định giết chết buổi tối hiếm hoi của chúng ta đấy chứ?”

“Không. Trái lại. Anh ạ.” Cô gái nghiêm nghị. 

“Em nhớ, anh từng nói với em rằng, đám mây nào rồi cũng trôi đi. Trận bão nào rồi cũng phải chấm dứt. Tự thân nó phải hoàn tất chu kỳ sinh, trụ, hoại, diệt...” 

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Trịnh Cung: Gửi Du Tử Lê - Chút Khói Cho Ngày Giỗ Đầu

1. Cây Cọ Vẽ Cũ

Vậy mà Lê mất đã một năm...

Giờ này năm trước, tôi đang ở Việt Nam có chút việc, và cứ tưởng mình sẽ không đến dự kịp lễ tang của anh tại nhà quàn Peak Family. Nhưng may thay, cuối cùng công việc lại êm xuôi và tôi trở về Bolsa kịp đúng vào buổi sáng ngày di quan linh cữu của anh - nhà thơ của hằng ngàn bài thơ tình trong số đó có nhiều bài thuộc loại nằm lòng của rất nhiều bạn đọc Việt Nam, nhất là phái nữ.

Dù phải trải qua chuyến bay dài, tôi cũng dễ dàng bỏ qua sự mệt mỏi để đến dự tang lễ và nhất là đến để đưa tận tay chị Hạnh Tuyền, vợ anh, chiếc cọ vẽ cũ của tôi. Trong một buổi sáng cà phê nào đó ở Little SG, anh đã từng ngỏ ý muốn tôi tặng một cây cọ đã dùng của mình cho bộ sưu tập những cây cọ vẽ cũ của các hoạ sĩ Việt Nam nổi tiếng mà chị cất công sưu tập bấy lâu. Và đó là lúc mà tôi thực hiện lời hứa với bạn mình, chỉ là không ngờ phải thực hiện ngay trước linh cữu bạn.

Tầm 11 am, sau khi tìm được chỗ đậu xe, tôi đến nơi đang có rất nhiều người trong trang phục màu xẫm, họ đứng tràn ra trước cửa nhà tang lễ. Đưa tay vẫy nhẹ vài người quen, tôi đi thẳng tới chỗ những người thân nhà thơ Du Tử Lê đang đứng cạnh chiếc quan tài phủ hoa và nến. Họ đều mặc y phục đen và mang băng trắng. Tôi gặp chị Hạnh Tuyền, người đứng cuối cùng, đưa chị cây cọ cũ được bọc trong giấy bìa trắng và nói khẽ: “Đây là món quà mà tôi tặng chị như đã hứa trước kia với anh ấy.” Tôi quay lại nhìn lần cuối bạn mình, nhà thơ của những tình khúc trác tuyệt giờ đây đang nằm an lạc trong chiếc áo quan chờ đến giờ trở về làm tro bụi, rồi đi vội ra về với một âm vang trong đầu: “Rồi chẳng mấy chốc nữa...”

Du Tử Lê và bằng hữu tại cà phê Hạt Ngò

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Ngôn Ngữ Tình Yêu (Tiếp theo và hết)

11. Giai đoạn 2007 - 2008: Một người con gái trẻ tuổi, xuất hiện bất ngờ. Người nhón gót: thả vầng trăng thứ nhất. 

chào thơ ấu! - Chông chênh sầu, nẫu, đỏ
bước lầm than trong ngày, tháng tôi, vơi
người nhón gót: thả vầng trăng thứ nhất
trên tay tôi / cổ tích: mắt, môi người 

Những năm sau này, sức khỏe của anh có phần xuống. Con đường sáng tạo với nhiều người như vậy đã hoàn mỹ. Nhưng Du Tử Lê không thể dừng lại, có một điều gì đó được ký thác để anh viết cho đến ngày cuối. Đêm đêm anh vẫn :

Trì tụng cho tình kinh vãng sanh
Một pho Phụ Rẫy. Một Pho Quên

12. Năm 1994 đánh dấu khúc quanh quan trọng bậc nhất, lúc Du Tử Lê gặp lại Phan Hạnh Tuyền, người con gái xứ Huế mà anh yêu thương một thời gian ngắn trước khi hai bên mất liên lạc vào tháng 4 năm 1975.

Cả hai tâm thất đầy hoa khế
Sông núi người thơm nỗi nhớ nhà
Đôi mắt quầng đắm đuối
Từ khi đeo tình người

Chị là người chung thủy tận tình nhất với anh. Từ những ngày xa xưa hoa khế rụng đầy sân cho đến sau này xa quê, anh đứng ngẩn ngơ bên đường mà viết:

Không ai hiểu tâm hồn tôi bìa sách
Bọc bao ngoài quá đỗi thực hư chung

Tình yêu của họ cũng có lúc gặp sóng gió, mất mát. Nhưng Hạnh Tuyền sẽ là người vợ bao dung của anh, là người mang lại hạnh phúc trong bình an, đem anh đến bên ngọn lửa ấm của gia đình. Ngôi nhà cuối đời của anh.

Du Tử Lê được quần chúng biết đến phần lớn vì các ca khúc phổ thơ.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Ngôn Ngữ Tình Yêu

Từ trái : Nguyễn Đức Tùng, Du Tử Lê, Lena Nguyễn. Và, hai con trai của Nguyễn Đức Tùng. (Photo by Hạnh Tuyền)

Tình yêu là những khoảnh khắc xúc động trong đời, được nhớ lại khi tâm hồn an tĩnh, và được thăng hoa thành nghệ thuật.

Tìm em gió hú rừng hiu quạnh
Ôi tấm lòng em như cẩm lai

Khi biến mất, tình yêu trở thành sự tìm kiếm. Khi có mặt, nó đòi hỏi sở hữu, dành riêng, thuộc về, nhưng cũng đồng thời cho phép chúng ta nhìn thấy ở người khác sự tử tế, bao dung, và nhờ thế khuyến khích những phẩm chất ấy trong chúng ta. Bản chất của tình yêu là vị tha, vì đó là sự chia sẻ các giá trị, quên mình. Một tình yêu vị tha không dẫn tới chứng rối loạn ám ảnh của chiếm hữu, nó hướng đến hạnh phúc của người khác, thay vì thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, mặc dù nhu cầu ấy là có thật. Một tình yêu ích kỷ, ngược lại, chỉ tìm cách thỏa mãn trước hết những nhu cầu của chủ thể, thật ra chỉ là ham muốn. Ham muốn là nhất thời. Vì vậy, cân bằng giữa sở hữu và vị tha là nghệ thuật căn bản nhất, khó khăn nhất, của tình yêu.

Người ở cùng tôi mỗi mũi đường
Lập lòe năm tháng nạm không gian
Ngỡ ai hát nhỏ, mà, sao lạ
Nghe rõ ràng như tiếng hát nàng

Du Tử Lê nói về sự thiêng liêng, cõi khác, luân hồi, cứu chuộc, nhưng thơ của anh chính là hôm nay, tình yêu của anh là bây giờ, cái khả thể và cái bất lực. Chính vì tính thất bại, tự loại trừ, thơ anh trở thành thơ của người thua cuộc, ngay từ đầu trong trận đánh của số phận. Nhưng đó là sự thất bại có ý thức, đau đớn nhưng ngay thật. Nhiều câu thơ của anh trừu tượng hơn là cụ thể, do đó làm cho tính trữ tình đậm hơn chất tự sự. Nghệ thuật dùng chữ của Du Tử Lê không đều. Trong một số bài thơ, cách dùng chữ đẹp, độc đáo, không ai bắt chước được, trong một số bài thơ khác, nhiều chữ cũ, nhiều ý tưởng làm dáng, mang tính trang trí. Điều này có thể thấy rõ hơn trong vài trường hợp khi anh cố gắng chuyển từ thơ có vần sang thơ tự do. Một số bài như thế không thành công, nhưng Mẹ về biển Đông là ngoại lệ. Trong thơ Du Tử Lê, nỗi buồn là chất melancholy rõ rệt, đen tối, rời rã, gần như hủy diệt, gần với cái chết. Điều đáng ngạc nhiên là nỗi đau buồn ấy có khả năng mang người đọc đi qua ranh giới giữa quá khứ và tương lai, cái cũ và cái mới, sự trần trụi và huyền bí, rất gần với khái niệm thanh tẩy trong Thiên Chúa giáo, phân tâm học gọi là thăng hoa. 

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Cung Tích Biền: Du Tử Lê, Định Mệnh Của Tài Hoa

“Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”. Vì, một người vẫn luôn là một cơn mộng một đời. “Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời / nói gì kiếp khác với đời sau”. Có một đời để sa đà vào cái nhớ, cũng là một hạnh phúc thần tiên. Một đời chỉ nhớ là chỉ mộng suốt một đời. Đúng rồi, nhân gian đâu thể hiểu thần tiên. 

Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ. Tạ từ Du Tử Lê, một đời thơ trong ngần, một đời người bàng bạc như trăng.

Có người, trong phút hiển linh, chợt thấy trước, một cái thấy mơ màng, cái cách trong giấc ngủ đầy nắng, ngày/lúc, “Mình đứng tần ngần nhớ nhung chỗ đầu đường Exit. Trụi trơn không va-ly hành lý. Rồi một mình ngồi trên chuyến bay. Vé một chiều. Đi. Không Trở lại”.

Đi xem bóng dá, xem hát ca thì phải bỏ tiền mua vé. Vé “Ta Đã Thoát Rồi” là được ông Thần Số mạng ổng vui vẻ cho không. Cho ngay khi vừa lọt lòng mẹ. Công bằng, mỗi người một vé. Hiếm khi, tỉ người may ra đôi người, may mắn cầm nhầm hai vé. 

Sướng thật. Cái vui là có thật. Du Tử Lê khá thanh thản. Sáng Thứ bảy dự tiệc ra mắt sách, có hoa có rượu, bạn bè. Chủ nhật, lại quán cà phê quen thuộc cùng anh em, có tâm sự, nụ cười vui. Chiều thứ hai có người mời ngồi nhà hàng. Ngồi lâu, tớ mệt. Bạn bè dìu Lê về nhà. Lên giường nằm, còn lơ mơ, “Anh ngủ chút nhé T.”. Hóa ra, là giấc Thiên thu.

Trước đó, Du Tử Lê cũng chân thật tỏ lòng: 

“dù tôi hiểu: sớm, muộn gì tôi cũng sẽ biến mất,
như những con gió nhỏ nhẹ và, những hứa hẹn êm đềm của những đọt nắng xanh, non.
đó là lúc chúng tôi sẽ gặp lại nhau ở một cõi nào khác. có thể đó là lúc tôi không kịp cảm ơn vợcon, bằng hữu và ruột thịt xa, gần”

Đoạn thơ trên trong bài thơ có tựa đề “không ai chọn được đúng đời mình” thi phẩm cuối cùng của Du Tử Lê, xuất bản năm 2019.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Song Thao: Du Tử Lê, Rất Riêng

Tác giả và Du Tử Lê. Trong vườn nhà Du Tử Lê, Garden Grove, 12/1996
Thường buổi sáng, ngủ dậy, tôi hay vào Facebook coi có chuyện chi lạ không. Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”. Định lướt qua. Chuyện ông ngoại Lê và hai cháu Rock và Roll là chuyện vui chơi mà Hạnh Tuyền hay mang lên facebook cho vui. Những post này cho thấy một Du Tử Lê khác, rất hồn nhiên. Nhưng thấy mấy cái comment ở dưới mới giật mình. Lê đã bỏ đi thật. Như một phản xạ tự nhiên, tôi nhấc phôn, bấm số của Luân Hoán. Giọng Luân Hoán trầm buồn: “Tôi cũng vừa đọc đây!”. Rồi cúp. Biết nói với nhau những gì đây.

Tháng 9, Nguyễn Đức Bạt Ngàn cũng đã chuồn đi. Tháng 10, Sa Giang Trần Tuấn Kiệt cũng bai bai anh em. Tin muộn còn ghi những ra đi của họa sĩ Nguyễn văn Trung và nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân. Giờ tới Du Tử Lê. Anh thần chết coi bộ láo lếu dữ! Hàng phòng thủ của chúng tôi như đã vỡ. Anh thần khốn nạn đã đột nhập và chém lung tung. Ai cũng ngơ ngác, thấy trống vắng ở lưng. Cú chém nào sẽ giáng xuống tiếp đây? Ông Luân Hoán, vốn cả lo, đã thơ:

đang ở tận nỗi buồn / thật khó buồn thêm nữa
mất người mến đã buồn / buồn chính mình đợi cửa
người người sẽ giống nhau / khi đi vào cửa tử
nhưng hoàn toàn khác nhau / những gì đã dự trữ
lớn hơn 2 đã mất / nhỏ hơn 1 cũng đi
chẳng thể không lạnh gáy / nhưng đâu biết làm chi
thêm một dòng “cung kính / tiễn đưa và phân ưu”
ngẫm tuổi đời kề cận / vừa lo vừa ngậm ngùi

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

Bùi Văn Phú: Vĩnh biệt Du Tử Lê, ngôi sao của thơ cách tân và hoà giải

Từ phải: Giảng viên Việt ngữ Trần Hoài Bắc, Du Tử Lê cùng vợ Phan Hạnh Tuyền và Jimmy Tiến Phan tại Đại học U.C. Berkeley đầu thập niên 2000 (Ảnh: Jimmy Tiến Phan)
Một sao sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam vừa vụt tắt. Nhà thơ Du Tử Lê đã qua đời tối thứ Hai 7/10/2019 tại Quận Cam, California.

Nhắc đến Du Tử Lê, giới văn học nghệ thuật nhớ đến một thi sĩ có sáng tác trải dài hơn 60 năm, từ quê nhà ra đến hải ngoại. Ông bắt đầu làm thơ khi tuổi mới hơn mười và có sáng tác đầu tay được đăng trên tạp chí văn học Mai năm 1958, lúc 16 tuổi với bút danh Du Tử Lê. Năm 1973 ông đoạt giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc Việt Nam Cộng hoà thể loại thi ca, với tập thơ “Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972”.

Rời nước trong biến cố 30/4/1975, nhà thơ đến Mỹ định cư tại Quận Cam, California cho đến ngày qua đời.

Một trong những bài thơ đầu tiên trong đời tị nạn, ông viết từ trại Camp Pendleton:

“em đâu biết tôi có những giấc mơ
buổi sáng, camp Pendleton, xếp hàng, đợi bữa
có rất nhiều chuyến xe buýt miễn phí
nối liền Processing Center với Trại Một
người con gái ốm o ngồi cùng băng ghế
hỏi có phải tôi là người mới tới, vài hôm…”

Trước đó, năm 1969 Du Tử Lê đã đến Mỹ tu nghiệp về báo chí. Thời gian xa nhà ông có những vần thơ mang cảm giác xa lạ nơi xứ người:

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn

In Memoriam Du Tử Lê (1942- 2019)

(photo: Du Tử Lê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Tùng, Lê Đạt)

Con người có nhiều khả năng hành động hơn khi mối quan hệ với người khác trở nên tốt đẹp, bền vững. Trong một xã hội ngày càng bận rộn, đông đúc, ít người nhận ra, như khi chỉ một mình và trong hoàn cảnh nguy hiểm, đời sống thực ra rất mong manh. Khởi đầu, gắn bó với người mẹ, lớn lên chúng ta xa rời cuống rốn, càng độc lập càng dễ mất dần cảm giác cần đến người khác. Cần thiết và sở hữu: bản chất của tình yêu. Vị tha, đánh mất, chỉ là những khuôn mặt khác. Thơ tình Du Tử Lê cố gắng nói về điều ấy. Nhưng anh không chỉ viết về sự mất mát, mà còn chúc tụng, bình phẩm, thương tiếc, hồi phục. Sống hai lần cho một tình yêu. Không ai lấy văn chương làm mục đích của kinh nghiệm sống, nhưng có những số phận đặc biệt ở đó dường như mọi diễn tiến của đời sống đều nghiêng một phía, về hướng vecteur của sáng tạo. Chữ đẹp và lạ, hình ảnh đặc sắc, nhạc điệu mới hoặc biến đổi, hầu hết trong thể thơ quen thuộc bảy chữ hay lục bát. Vì vậy thơ Du Tử Lê phổ biến. Nhiều tuyển tập thơ Anh ngữ có mặt anh. Thơ tình mà đầy lòng trắc ẩn, bạn bè, chiếu rọi ánh sáng vào giấc mơ, vào thân xác, vào nhục cảm. Đôi khi tình yêu nam nữ vượt qua chính nó, trở thành câu chuyện về đất nước. Quả thật anh viết nhiều đề tài, chiến tranh, sự khó nghèo, quê hương, bạn hữu, thậm chí những đề tài thân mật và ít gặp trong thơ Việt như gia đình, con cái, chi tiết lặt vặt. Vì sống là nhớ lại. Một người biến mất khỏi trí nhớ của một người khác, tức là đã chết. 

Đêm về theo vết xe lăn 
Tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng 

Trần Mộng Tú: Bên Kia Đường

Du Tử Lê -Tranh Ðinh Cường

Mùa Thu đến thật rồi
thêm một người bỏ đi
đuổi theo những chiếc lá
sang bên kia con đường

con đường không có mặt
hoang mang như bài thơ
niềm tin như hạt cải
rắc trên dốc mơ hồ

con đường có thật không
phải đi rồi mới biết
đi có tới nơi không
hun hút và biền biệt

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Đỗ Dzũng/Người Việt: Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả của ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi

Cố thi sĩ Du Tử Lê. (HÌnh: Uyên Nguyên)

GARDEN GROVE, California (NV) – Thi sĩ Du Tử Lê vừa qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai, 7 Tháng Mười, tại tư gia ở Garden Grove, hưởng thọ 77 tuổi.

Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ của ông, cho nhật báo Người Việt biết lúc 11 giờ tối Thứ Ba.

Cô kể: “Em báo tin này hơi trễ vì bây giờ mọi việc mới xong. Thực ra, tim bố ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai. Lúc đó, em vẫn gọi 911 và đưa bố vào bệnh viện. Bây giờ thì bố đã thật sự vĩnh viễn ra đi.”

Theo trang nhà dutule.com, nhà thơ Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam.

Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam.

Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục, rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan QLVNCH.

Ông làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Du Tử Lê, Mẹ Về Biển Đông

Tôi đọc trường khúc Mẹ Về Biển Đông của Du Tử Lê lần đầu giữa một mùa hè khô hạn, mặt đất nắng cháy nứt nẻ thoảng mùi hoa hồng dại, thứ cây mọc nhiều ở Alberta. Bài thơ của anh thời ấy, đầu những năm chín mươi thế kỷ trước, làm tôi nhớ mẹ, nhớ quê hương đã mất.Thực ra, cũng không có gì biến mất. Thế giới của Du Tử Lê đầy tiếng động vì đã có một người đàn bà hoàn toàn im lặng. Thế giới ấy đầy ắp hình ảnh, vì có một khuôn mặt mờ dần đi dưới lớp đất mà anh vừa ném xuống.

Không phải thế sao?

tôi tìm ra nhà quàn dễ hơn mình tưởng
ngôi nhà trắng. Những chiếc ghế sắt cũng mầu trắng
đường xe chạy uốn cong hình móng ngựa khoảng sân trong có nhà bán 
hoa,
mấy tháng trước còn xanh những cây phong
nay lốm đốm đỏ
vòi nước từ chiếc bồn trước cửa tòa nhà chính
phun hoài như thế chẳng biết đã bao năm

Mẹ Về Biển Đông (MVBĐ) là trường ca duy nhất của Du Tử Lê, hình như cũng là trường ca duy nhất viết về mẹ trong thơ Việt Nam cho đến nay. Thực ra giữa các nhà thơ cùng thời, anh là một trong những người nhắc đến mẹ nhiều, rải rác trong nhiều bài thơ ngắn. 

Mẹ nằm thế chỗ cho con
Thịt xương cõi khác. Biển vàng sau lưng

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Du Tử Lê: Trịnh Y Thư, thơ ở quảng trường Siêu thực,


Trường phái Siêu thực xuất hiện trong sinh hoạt thi ca và hội họa, đã có hàng trăm năm trước. Nó khởi đầu từ thủ đô Paris, Pháp quốc. Tới nay, trong Bách Khoa Toàn Thư, Wikipedia – Mở vẫn còn ghi nhận sự thành hình của trường phái này:

“Trường phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và Phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Theo chủ trương, khuynh hướng nầy nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo. Những sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.”

“Với trường phái hội họa, những chủ thể rất bình dị được đặt trong một phông màn hoặc bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực. (Theo Bách Khoa Từ Điển Triết Học.)”

Ở Việt Nam, người sớm nhất bước vào trường phái thơ Siêu thực là cố thi sĩ Bích Khê / Lê Quang Lương (1916-1946) với thi phẩm Tinh Huyết xuất bản năm 1939.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Du Tử Lê: tôi muốn giấu dòng sông trong mỗi túi.

Hình: Getty Images

tôi muốn giấu dòng sông trong mỗi túi.
tôi muốn giấu mặt trời trong mỗi túi.
như hòn bi, viên kẹo thuở xa, xưa.
trong khốn đốn, tôi kiếm tìm mật ngọt.
thương con ong mù mắt hỏi đường về.
.
tôi muốn giấu dòng sông trong mỗi túi.
nghe phù sa bên lở gọi bên bồi.
như kỷ niệm có khi không về nữa!
mất hay còn vẫn chỉ một tôi thôi.
.
tôi muốn giấu giọt lệ em mỗi túi
và nụ cười xấu hổ (mãi… hai mươi?)
lệ sẽ hết và, nụ cười sẽ tắt!!!
như đôi ta, chẳng thể mãi lên mười.
.
tôi muốn giấu buồn / vui em mỗi túi.
chia đều cho những buổi tối ắng yên.
những năm, tháng qua đi, làm mặt lạ…
mỗi con đường na một xót xa, riêng.
.
tôi muốn giấu ngày mưa trong mỗi túi.
khi em còn như tượng thiếu đôi tay.
thiếu đôi mắt, ngu ngơ hồn thơ dại.
trong vết răng tôi cắn ngập vai, mời.
.
tôi muốn giấu một điều… ai cũng biết:
ta yêu nhau từ thuở nắng chưa về.
trăng chưa nhú và, trần gian rất lạnh.
những chân trời chưa biết dắt nhau, đi.
.
tôi muốn giấu hình em trong mỗi túi
để khi cần, tôi sẽ gọi… “ấy ơi!”
không ai đáp! vì chẳng ai nghe rõ!
tiếng tôi kêu? hay ngựa gục bên đồi?!?
.
và cứ thế. một ngày kia, em sẽ:
thấy tên tôi trong cột báo… “chia buồn”.

du tử lê

(sept. 2017)


Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Du Tử Lê: Kịch thơ Hoàng Cầm và tôi, những ngày Hội An, thơ ấu,

Nhà thơ Hoàng Cầm (Phải), Du Tử Lê

Cách đây mấy tuần, một buổi trưa, tôi tới Thư Viện Việt Nam ở thành phố Garden Grove, tham dự buổi ra mắt thi phẩm của một người bạn về từ tiểu bang Virginia. Nhà thơ Nguyễn Đức Liêm. Trong số bằng hữu đến chung vui với họ Nguyễn, tình cờ tôi gặp lại một người bạn từng làm khá nhiều thơ, những năm đầu di tản. Phùng Minh Tiến.

Điều tôi muốn nói, không phải vì quá lâu tôi không gặp anh. Cũng không phải vì tôi từng chú ý tới thơ của anh trong những năm đầu tỵ nạn.

(Ở những dậm đường lưu đầy thứ nhất, khi lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên còn choáng váng với biến cố 30 tháng 4; thân, tâm còn như những thanh củi mục dạt, trôi vô định, không ngày mai. Những thất lạc, mất mát nóng hổi như những vết thương còn đọng tươi hơi thép lạnh của những lát dao định mệnh hay, nhám, ám mùi bom, đạn oan khốc… Vậy mà, bạn tôi đã có thể viết xuống những vần thơ lãng mạn cho một cuộc tình, nghe đâu, khá gập ghềnh nắng, gió chông chênh.)

Điều tôi muốn nói, cũng không phải vì lần đầu bạn tôi bảo, anh vẫn nhớ tôi, những ngày đóng kịch “Hận Phi Khanh” (1) ở bên hông sân trường Nam Tiểu học Hội An, giáp tết Nguyên Đán, 1954.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

DĐTK sưu tầm: Tình mẫu tử trong tranh Bé Ký

Họa sĩ Bé Ký cùng tác phẩm của mình

Bé Ký là một nữ họa sĩ nổi danh miền Nam Việt Nam từ trước 1975 và ngày nay ở hải ngoại. Khi còn trẻ bà chuyên vẽ tranh về các sinh hoạt đường phố : một xe bán phở, những đứa trẻ đang chơi đùa, cô gái đang chở bạn trên chiếc xe đạp, người bán hàng rong... Khi đứng tuổi bà vẽ nhiều về nhân vật và các sinh hoạt khác, trong đó chủ đề về Mẹ Con là một mảng quan trọng.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Du Tử Lê - Quê hương là người đó


người nay xa xôi người bên kia trời
người nay xa xôi người bên kia đời
chân người có vui, những chiều cuối phố
mắt người có nguôi, những chiều mưa rơi 
ta lang thang cảnh tình lữ thứ
ta thương đau đời cuốn theo giòng
biết bao lần ta đã gọi em
biết bao lần nắng lên chân thềm  
ta thương em mảnh hồn tan vỡ
ta thương em bèo vướng chân cầu 
biết bao giờ ta có lại nhau
biết bao giờ gối chăn nhạt nhòa 
ôi người quê hương một đời ta gọi
ôi người trăm năm đời đời biệt ly
quê hương ta, đã vốn là người đó
hấp hối mãi với mối tình xót xa!

1981



Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Du Tử Lê - Ai là người đầu tiên xuất bản sách cách đây 40 năm?

Cách đây 40 năm, khi lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên, như những chiếc lá lìa cành bị vung vãi khắp cùng nước Mỹ thì, bên cạnh nhu cầu âm nhạc, lớp người này cũng còn có nhu cầu đọc, thấy tiếng mẹ đẻ trên những trang sách - -Nhất là khi tập thể đó, chưa có một tờ báo nào, được phát hành rộng rãi như hiện tại.

Ông Ðỗ Ngọc Tùng (phải) và nhà báo Ngọc Hoài Phương. (Hình: NHP)
Trước khao khát tinh thần cháy bỏng này, người đầu tiên có sáng kiến in lại tất cả những đầu sách đủ loại - Từ ưu tiên tự điển hay sách học tiếng Anh, các loại sách phổ thông, giải trí như truyện chưởng, truyện dịch Quỳnh Giao, truyện của các tác giả miền Nam, không phân biệt giá trị, tên tuổi, tới những cuốn sách dạy về gia chánh, nấu ăn, v.v... cũng đã được khẩn cấp in lại, như một nỗ lực đáp ứng khoảng trống quá lớn trong đời sống tinh thần của người tỵ nạn hồi tháng 4, 1975.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

DU TỬ LÊ - VÀI KHÍA CẠNH ĐẶC THÙ CỦA 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM

(Bài nói chuyện trong cuộc Hội thảo chủ đề “20 Năm văn học miền Nam, tổ chức tại phòng SH nhật báo Người Việt, Thứ Bảy, ngày 6 tháng 12-2014)

Nhà thơ Du Tử Lê (Hình: Uyên Nguyên)
Không cần phải nhấn mạnh, chúng ta đều biết dòng VH miền Nam 20 năm, là một dòng văn học cực kỳ phong phú, nhiều mầu sắc. Dù tuổi thọ của dòng VH đó, chỉ kéo dài  vỏn vẹn có 20 năm.

- Đứng về phương diện nhân sự  tức những cá nhân làm thành dòng VH này, tôi trộm nghĩ, có thể tạm chia thành 3 thành phần chính:
- Thành phần thứ nhất: Những nhà văn, nhà thơ gốc miền Bắc 

- Thành phần thứ hai: Những nhà văn nhà thơ gốc miền Trung. (Và)

- Thành phần thứ ba: Những nhà văn, nhà thơ Nam Bộ. 

-Vì miền Nam phải đương đầu với cuộc chiến được khởi xướng bởi nhà cầm quyền CS Hà Nội, nên miền Nam sớm có chế độ quân dịch hay động viên.

Do đó, trừ một thiểu số thanh niên được hoãn dịch vì lý do gia cảnh hay nghề nghiệp thì,  trong hạn tuổi quân dịch, ai cũng phải nhập ngũ. Và nhà văn, nhà thơ không ngoại lệ. 

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Du Tử Lê - Văn nghệ sĩ và “sân chơi” xuất bản của miền Nam, 20 năm

Nhà thơ Du Tử Lê

Nói tới sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam, 20 năm mà, không đề cập tới lãnh vực xuất bản, theo tôi là một thiếu sót lớn.

Lãnh vực này, có nhiều điều để nói. Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ muốn nhắc tới một khía cạnh mà thôi. Đó là sự kiện rất nhiều văn nghệ sĩ đã bước vào sân chơi xuất bản, với những bảng hiệu riêng; do chính họ làm chủ - Chủ yếu để in tác phẩm của chính họ và, một số bằng hữu.