Hiển thị các bài đăng có nhãn Di Cảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di Cảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Tòa soạn
DĐTK rất cám ơn Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã gửi bài viết cuối cùng của nhà sử học Tạ
Chí Đại Trường, sau khi đã bỏ rất nhiều công phu soạn lại từ bản in và thêm nhiều
hình ảnh có tính cách tư liệu, trong đó quý nhất là bức ảnh hai anh Tạ Chí Đại
Trường và Phùng Nguyễn chụp trước khi anh Tạ Chí Đại Trường lên máy bay về Việt
Nam, đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua.
Bác sĩ Ngô
Thế Vinh có được các tài liệu này là do gia đình của anh Phùng Nguyễn cung cấp.
Chúng tôi
rất hoan nghênh ý định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh trong việc phổ biến rộng rãi những
ý kiến, những tâm sự về Sử học sau cùng của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Theo ý
chúng tôi, hiểu được tất cả những gì sử gia đã viết trong bản Di Cảo này không
phải là điều dễ dàng, có thể vì nhiều vấn đề quá chuyên môn, có thể vì tác giả
viết về những trường hợp quá riêng biệt mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu
hết. Nhưng nhìn tổng quát, chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần muốn mang lại
công bằng cho một số vấn đề của Sử học mà tác giả gặp phải, và thấy cần ghi lại
trước khi ra đi. Và chúng ta đón nhận những dòng ghi lại ấy như là một Di Cảo.
Đối với một
Di Cảo, vật chứng của người vừa rời khỏi cuộc sống, chúng ta phải tôn trọng và
việc công bố rộng rãi cho nhiều người biết là cần thiết. Việc giải thích các
trường hợp lịch sử quá cá biệt, giải mã những đoạn ngôn ngữ quá cô đọng, nếu được
càng đông người tham gia, nhất là những vị có chuyên môn Sử học cao, thì các nỗi
u ẩn của người quá cố sẽ sớm được bạch hóa.
DĐTK
ĐỂ VÀO ĐÂU
Để vô chỗ Huỳnh Thị Ánh Vân
viết về "Bình Nam đồ" trên tờ Nghiên cứu Lịch Sử.
TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Lời
Dẫn Nhập:
Tuần lễ đầu tháng Mười 2015, Phùng Nguyễn từ miền Đông về California thăm Mẹ.
Ngày 3 tháng 10 năm 2015, cũng là ngày thứ Bảy cuối tuần, buổi sáng sớm như thường
lệ, Phùng Nguyễn hẹn tôi cùng đi bộ trên bãi biển Huntington Beach. Sáng hôm đó
là ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Phùng nhận được điện thoại của chị Diệu Chi
Nguyễn Mộng Giác cho biết, buổi tối cùng ngày anh Tạ Chí Đại Trường sẽ lên máy
bay về Việt Nam. Như lá rụng về cội, anh TCĐT chọn về chết ở quê nhà. Nghĩ rằng
đây là dịp cuối cùng được gặp anh TCĐT, bậc đàn anh mà Phùng rất quý mến và
thân tình từ những ngày sinh hoạt với nhóm Văn Học, cũng là nơi Phùng Nguyễn khởi
sự nghiệp văn. Quyết định không đến Peek Family dự đám tang Võ Phiến, Phùng đã
tới gặp được anh TCĐT, đang trên con dốc tử sinh với sự sống được đếm từng
ngày, và Phùng nghĩ rằng đó là một cuộc gặp mặt và chia tay vĩnh biệt. Tôi gặp
lại Phùng sáng Chủ nhật hôm sau cũng trên bãi biển Huntington Beach. Dù biết
anh TCĐT không còn ăn được gì nhưng Phùng vẫn mua và đem tới món gỏi cuốn
Brodard mà TCĐT thích. Phùng Nguyễn còn cho biết, TCĐT có tặng Phùng một ít
sách quý mà anh không thể mang theo về Việt Nam, cùng với bản thảo một bài viết
mà anh dặn để Phùng đọc trước và chỉ cho phổ biến sau khi anh TCĐT mất. Nhưng rồi
chẳng thể ngờ, người ra đi trước lại là Phùng Nguyễn[17.11.2015]. Nay thì anh
TCĐT cũng vừa mất [24.03.2016]. Việc tìm lại và phổ biến bài viết như một di cảo
của anh TCĐT, là một nghĩa vụ cần thiết. Rất may là bài viết ấy đã được gia
đình em gái Phùng Nguyễn gìn giữ và cung cấp cùng với mấy tấm hình hiếm quý như
di ảnh cuối cùng của hai cố tri Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn. Sự ra đi của
hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho ngành sử học
và văn học của Việt Nam. Đây cũng là nén hương tưởng nhớ của bằng hữu gửi tới
hai Anh. [Ngô Thế Vinh, California 26.03.2016]
Hình 1: di ảnh cuối cùng của đôi bạn vong niên Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn do Huy Văn chụp ngày 03.10.2015 bằng chiếc iPhone của Phùng Nguyễn [source: tư liệu gia đình Phùng Nguyễn]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)