Hiển thị các bài đăng có nhãn DSDP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DSDP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Đào Trung Đạo: Đọc tiểu thuyết Đổi Vai của Kenzaburo Oë (1935-2023)

Hình bìa cuốn The Changeling 
của Kenzaburo Oë
The Changeling/Đổi Vai xuất bản năm 2000 của Kenzaburo Oë là một tiểu thuyết mang nhiều dấu ấn tự truyện kể lại mối liên hệ giữa một nhà văn về già với một đạo diễn điện ảnh tự sát như một cái cớ để bàn về những chủ đề như mối liên hệ giữa văn chương và đời sống hoặc chủ đích của việc viết văn. Kenzaburo Oë, nhà văn Nhật được trao giải Nobel Văn Chương năm 1994 là một tác giả hàng đầu của văn chương Nhật kể từ cuối thập niên 60s. Trong diễn văn trao giải của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, ông được đánh giá là nhà văn “đã sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng trong đó đời sống và huyền thoại kết tinh đậm đặc với nhau tạo nên một bức tranh đầy kinh ngạc về hoàn cảnh khắc nghiệt của con người hôm nay.” Vì trong tiểu thuyết của Kenzaburo Oë luôn ẩn hiện những nét đời tư của tác giả cho nên muốn thấu hiểu văn chương của ông, ta không thể bỏ qua những chi tiết trong tiểu sử của nhà văn này.


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Đào Trung Đạo: Đọc Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh của Cao Hành Kiện

Hình bìa cuốn sách
"Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh",
tên tiếng Anh: 
One Man's Bible

Cao Hành Kiện cho xuất bản Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh, truyện dài thứ nhì sau Linh Sơn (1989) ở Đài Bắc năm 1999, một năm trước khi được trao tặng giải thưởng Văn Chương Nobel. Bản dịch tiếng Pháp do Noel & Liliane Dutrait được Editions de l’Aube xuất bản năm 2000 và bản tiếng Anh do Mabel Lee dịch và được Harper Collins xuất bản năm 2002. Cả hai bản Pháp ngữ với cái tựa Le Livre d’un home tout seul và bản Anh ngữ tựa đề One Man’s Bible có lẽ vì nhu cầu thị trường cần một cái tựa sách bắt mắt quần chúng độc giả hơn nên đều không dịch sát nghĩa tựa đề nguyên bản Nhất Cá Nhân Đích (cái bản ngã đích thực của một người) bao hàm chủ ý của tác giả khi viết cuốn tiểu thuyết này.  Chuyển tựa sách này sang tiếng Việt nghe sao vừa thuận tai vừa văn vẻ thực là khó: chúng tôi đề nghị hãy tạm đặt tên cho cuốn sách này là Tôi Thực Là Tôi. Tuy nhiên với những độc giả Việt đã làm quen với danh từ Hán Việt thì tựa đề nguyên bản cũng không khó hiểu gì mấy.


Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

Nguyễn Xuân Diện: Phẩm cách và đức hạnh Hoàng hậu Nam Phương qua tư liệu lần đầu công bố

Ông Phạm Hy Tùng là một nhà sưu tập cổ ngoạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của các cuốn sách “Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa” (2006), “Bộ sưu tập cổ vật Trung Hoa” (2020), “Cổ vật gốm sứ có trang kim” (2021)… Cuốn sách mới nhất của ông là "Hoàng hậu Nam Phương (qua một số tư liệu chưa công bố)" do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa ấn hành. Sách dày 280 trang và phần phụ lục ảnh.

Đây là lần đầu tiên có một cuốn sách công bố nhiều tư liệu về Hoàng hậu Nam Phương, bao gồm các bức ảnh quý hiếm và 87 bức thư, trong đó có 73 bức thư viết tay, thủ bút của Hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.

Ngoài thư của Hoàng hậu Nam Phương, có 6 bức của bà Charles – mẹ nuôi của cựu hoàng, cũng viết tay bằng tiếng Pháp gửi cho ông khi còn ở Hongkong (1946-1948) hay gửi về Đà Lạt (1949-1954), 3 bức của bà Agnès – chị ruột của Hoàng hậu Nam Phương, 1 bức của bà Từ Cung viết bằng tiếng Việt. 


Bùi Văn Phú: Những ngõ ngách và con người vùng đất Ngã ba Ông Tạ

Sách về khu vực Ngã ba Ông Tạ của Cù Mai Công (Ảnh: Bùi Văn Phú)

[Đọc sách: SÀI GÒN một thuở “Dân Ông Tạ đó” – Tập 2. Cù Mai Công. Nxb Trí Việt – First News, 287 trang]

Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ.


Hình ảnh những phụ nữ đội nón lá buôn thúng bán bưng trên đường Thoại Ngọc Hầu, nay là Phạm Văn Hai, cũng là hình ảnh của u tôi hơn 30 năm về trước. Khúc đường này tôi đã nhiều lần đi bộ qua lại từ khi lên mười và khi lên cấp 3 đi học bằng xe máy thì cũng thường chạy qua đây.


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Đào Trung Đạo: Đọc Underworld (Thế giới ngầm) của Don DeLillo

Don DeLillos thuộc vào những tên tuổi lớn của tiểu thuyết Mỹ nửa sau thế kỷ 20 như Thomas Pynchon, William Gaddis, Tony Morrison…Vào tháng 5 năm 2006, tạp chí The New York Times Book Review trong cuộc bầu chọn quyển tiểu thuyết hay nhất trong vòng 25 năm trở lại đây thì Underworld/Thế Giới Ngầm của Don DeLillo được chọn là tác phẩm chỉ đứng sau quyển Beloved của nhà văn nữ da đen Toni Morrison, người được trao giải Nobel Văn Chương năm 1993.

Trong số hàng chục tiểu thuyết của Don DeLillo, quyển Underworld được coi là tác phẩm quan trọng nhất. Đây là một quyển sách khá đồ sộ, trên 800 trang, mô tả những biến cố ở Mỹ trải dài gần nửa thế kỷ suốt trong thời gian cuộc chiến tranh lạnh. Theo tác giả cho biết tựa đề quyển sách Underworld/Thế Giới Ngầm đến với ông khi ông nghĩ về những chất thải phóng xạ được đem chôn sâu dưới đất và về thần chết Pluto.


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: "Life and Fate", "Chiến tranh và Hòa bình" của Liên Xô

Bìa sách
Được viết từ thập niên 50 của thế kỷ XX ở Liên Xô nhưng xuất bản lần đầu tiên năm 1980 ở nước ngoài và dịch lần đầu sang tiếng Anh năm 1985,
Life and FateCuộc đời và Số phận (Жизнь и судьба) của Vasily Grossman có vẻ không được biết đến nhiều ở Việt Nam. 

Tuy nhiên trong thế giới tiếng Anh, Life and Fate được ca ngợi là War and Peace của Liên Xô và một trong những tiểu thuyết vỹ đại nhất của thế kỷ XX. 

Life and Fate đặc biệt càng đáng đọc trong thời điểm hiện nay, khi cuộc chiến Ukraine đang diễn ra. 

Tác giả Vasily Grossman 

Vasily Semyonovich Grossman sinh ngày 12/12/1905 tại Berdichev, nay thuộc Ukraine. Ông là người Do Thái và, như nhân vật chính Viktor Shtrum trong Life and Fate, mẹ ông bị giết bởi phát xít Đức.

Ông bắt đầu viết truyện ngắn khi đang học kỹ thuật hóa học ở Moscow. 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Trần Doãn Nho: Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố


Dịch giả Nguyễn Phố và bìa trước của dịch phẩm “Hội Họa Trung Quốc”
(Hình: TDN)

“Hội Họa Trung Quốc”, nguyên bản chữ Hán của Từ Kiến Dung, do Nguyễn Phố dịch và chú thích, xuất bản tại Huế năm 2013,  Đây là một tác phẩm nghiên cứu về hội họa rất công phu, đề cập dến nhiều khía cạnh phức tạp khác nhau trải qua quá trình lịch sử của một trong những nền hội họa lớn nhất của nhân loại. Về mặt phiên dịch, dù gặp phải đủ thứ thuật ngữ, vừa trong lãnh vực chuyên môn hội họa vừa trong lãnh vực thuần túy ngôn ngữ, dịch giả Nguyễn Phố đã chuyển qua Việt ngữ bằng một lối văn trong sáng, dễ hiểu, khiến khi đọc, ta có cảm tưởng như đọc một văn bản nghiên cứu được viết bằng tiếng Việt. Trả lời cho một câu hỏi tự đặt ra trong “Lời nói đầu”, là một người “ngoại đạo” đối với hội họa, tại sao dám mạo muội làm một công việc không phải chuyên môn của mình, Nguyễn Phố nêu ra bốn lý do:


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Đào Trung Đạo: Đọc The Boat của Nam Lê

Nam Lê tên thực là Lê Hữu Phúc Nam, một nhà văn Việt Nam trẻ tuổi. Con Thuyền của Nam Lê do nhà xuất bản Knof ở Mỹ ấn hành đã được giới điểm sách đón nhận nồng nhiệt. Tiêu biểu là người điểm sách nổi tiếng “khó tính” của tờ The New York Times là Michiko Kakutani cũng đã có một bài giới thiệu sách đầy thiện cảm. 

Lê Nam sinh năm 1979, cùng gia đình vượt biển tỵ nạn năm anh mới 3 tháng tuổi. Cha anh, một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, sau khi ở tù cải tạo đã đem gia đình vượt biển đến Pulau Bidong, Malaysia và sau đó gia đình anh được định cư ở Melbourne, Úc Châu. Nam Lê tốt nghiệp luật sư, đi làm một thời gian nhưng sau đó bỏ nghề luật, sang Mỹ theo học lớp viết văn nổi tiếng Iowa Writer’s Workshop, tốt nghiệp và được học bổng Grace Paley Endowed Fellowship để hoàn tất việc học tại Trung Tâm Nghệ Thuật ở Provinetown, bang Massachusetts và tại Phillips Exeter Academy ở New Hampshire. Anh có truyện ngắn đăng trên những tạp chí văn chương thế giá như Conjunctions, Zoetrope, A Public Space, One Story, Best New American Voices, Best Australian Stories, Tuyển Tập Pushcart…và được trao những giải văn chương như giải Pushcart Award, Michener-Corpernicus Society Award. Nam Lê từng là chủ biên mảng tiểu thuyết của Harvard Review. 


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu...

Được biết những năm sau này, tác giả Đỗ Hồng Ngọc chọn “về thu xếp lại” khi một “chiều hôm thức dậy / ngồi ôm tóc dài / chập chờn lau trắng trong tay” (*). “Áo xưa dù nhàu...” là tựa tác phẩm mới nhất của ông do Phanbook.vn xuất bản với mười tám chân dung:

1. Nguyễn Hiến Lê, “… để cho người quân tử… hò ơ…”

2. Võ Hồng, “nỗi cô đơn uy nghi”

3. Cậu tôi, Ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, “người điên thứ thiệt”

4. Giáo Sư Trần Văn Khê, “Đời thường…”

5. Dương Cẩm Chương, “Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài” 

6. Thăm nhà văn Trang Thế Hy “… thì cứ hỏi cuộc đời” 

7. Thi sĩ Quách Tấn, “đọng bóng chiều” 

8. Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ” 

9. Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chỉ có tình thương để lại đời”


Đào Như: Phạm Xuân Tích - Suy tư và Ước mơ

Khi nhận được tập tiểu luận “ SUY TƯ VÀ ƯỚC MƠ” của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng ’’. Tôi sực nhớ đây là tác phẩm của tác giả vừa bước vào tuổi tám mươi mốt. Chắc chắn phải là tiếng hót của con chim bị nhốt trong chiếc lồng hạn hẹp của không gian và thời gian còn lại...Chính tác giả đã viết trong phần “Lời Mở” của tập tiểu luận này: “Không có tuổi nào hạn định ước mơ, cũng không có ước mơ nào hạn định tuổi tác...”.

Có thể nói “Lời Mở” của tâp tiểu luận, thật sự nói lên nội dung của thiên tiểu luận mà tác giả Phạm Xuân Tích có tham vọng triển khai và phân tích khả năng trí tuệ của con người mà ông thu gọn trong 5 chữ “Suy Tư và Ước Mơ”. 


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Việt Dương: Đọc Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng


Từ đầu thập niên 2000, Việt Nam rộn lên về việc Trung Cộng lấn chiếm biên giới, biển đảo và người Tàu tràn vào Việt Nam lập thành làng qua những gói thầu quan trọng thuộc các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế trên khắp nước.

Trong cùng thời gian đó, cùng với những bài viết phê phán, lên án chính quyền nhu nhược, hèn yếu trước sự xâm lấn của Trung Quốc của các ông Hà Sĩ Phu, Hà Văn Thịnh, Bùi Minh Quốc và các ông tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng sĩ Nguyên, năm 2013 chúng ta thấy xuất hiện tác phẩm Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng. Đây là một công trình tập đại thành đầu tiên để trả lời câu hỏi: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? Với nội dung đó, sự xuất hiện của Đứng Vững Ngàn Năm có giá trị như một tiếng nói trấn an dân Việt về chuyện mất nước.


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Trần Thị Nguyệt Mai: Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “Cõi chữ – Cõi người” của Trần Hữu Thục –Trần Doãn Nho



Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận. Là một tác giả quen thuộc trên văn đàn miền Nam từ trước 1975 và cho đến hiện nay ở hải ngoại. Đã tốt nghiệp Đại học Huế ngành Triết năm 1968. Tiếp tục theo bậc cao học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến cuối năm 1969, ông được Đại học Huế mời về làm Phụ khảo Triết. Khi hết hạn hoãn dịch, thay vì xin gia hạn, ông chọn nhập ngũ, thuộc khóa 6/70 trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra trường, chỉ vỏn vẹn làm Hành chánh Quân y 3 tháng, rồi được biệt phái trở về dạy Đại học Huế. Trước năm 1975, ông đã cộng tác với các tạp chí văn học ở Sài Gòn như Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện. Sau tháng Tư Đen, như tất cả các sĩ quan và viên chức chế độ VNCH, ông bị tù cải tạo cho đến năm 1981 và 12 năm sau, 1993, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Trên mảnh đất dung thân mới, ông cầm bút trở lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O, Người Việt. Ông đã xuất bản các tác phẩm cả về văn, thơ, tạp bút, tiểu luận [1] và gần đây nhất là Tuyển tập Tiểu luận “Cõi Chữ Cõi Người” gồm hai tập:


Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

Trùng Dương: Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh

Gần một năm sau ngày miền Nam thất thủ (30/04/1975), hầu hết các nhà văn miền Nam bị bắt đi học tập cải tạo. Doãn Quốc Sỹ cùng các văn nghệ sĩ như Trần Dạ Từ, Thanh Thương Hoàng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sỹ Tế, Chóe… bị giam tại trại Gia Trung, cách thành phố Pleiku 25 cây số. Đến năm 1980, ông được trả tự do nhờ sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế. Trong thời gian chờ đợi được con gái là Doãn thị Ngọc Thanh bảo lãnh đi Úc, ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nữa, trong đó có quyển “Đi!”, được ký với bút hiệu Hồ Khanh. Ông đã gửi tác phẩm này sang Pháp để xuất bản tại hải ngoại. Cũng vì lý do này, ông đã bị bắt lần thứ hai vào tháng 5 năm 1984, chỉ vài tháng trước ngày đi Úc. Cùng bị giam với ông trong đợt này có ca sĩ Duy Trác, nhà báo Dương Hùng Cường, hai nhà văn Hoàng Hải Thủy và Lý Thụy Ý… Ông bị kết án 10 năm tù và mãn hạn tù lần thứ hai vào tháng 11 năm 1991. Năm 1995, ông được con trai là Doãn Quốc Thái bảo lãnh để di dân sang Houston, Hoa Kỳ. Ông hiện sống tại Quận Cam, California. [Trích Tiểu sử Tác giả tại doanquocsy.com]

Bài viết bên dưới rút ra từ bài điểm tác phẩm “Đi!”40 năm trước, khi bản thảo cuốn sách này được lén chuyển sang Pháp, không kèm tên tác giả, và được Lá Bối tại Paris xuất bản và phát hành tại các cộng đồng người Việt tại hải ngoại vào năm 1982, dưới bút hiệu Hồ Khanh do chính nhà xuất bản chọn. Trích đăng lại bài điểm sách ở đây, ngoài việc giới thiệu tác phẩm vẽ lại bức tranh vô cùng sống động của Miền Nam sau 1975, còn nhằm vinh danh một nhà văn đáng trân trọng của nền văn học Việt Nam tự do nhân ngày sinh nhật thứ 100 của ông--Với lời cảm tạ chân thành. [TD]

***


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Đào Trung Đạo: Đọc La Place của Annie Ernaux

Annie Arnaux cấu trúc La Place/Vị thế, Chỗ đứng bằng những đoạn văn rời thường không dài quá ba trang, ngoại trừ hai đoạn khá dài nói về lịch sử gia đình (trang 24-30), và đoạn rời gần cuối truyện hồi ức về thời gian cha bệnh rồi từ trần (trang 103-110). Tác giả cố tình xếp đặt những đoạn rời không theo thứ tự thời gian liên tục, mục đích cho người đọc biết La Place không phải là hồi ký hay tự truyện. Annie Ernaux đề từ quyển sách bằng câu văn của Jean Genet “Tôi mạo muội đưa ra một lời giải thích: viết chính là phương cách cuối cùng khi người ta đã phản bội.”[1]

Ảnh chụp màn hình Gallimard