Hiển thị các bài đăng có nhãn Dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023

Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023.

Tạp chí dịch thuật duy nhất văn học nghệ thuật triết học thế giới do nhà văn Ngu Yên dịch và thực hiện.

MỤC LỤC

  • Thơ Octavio Paz (phần một)

  • Truyện ngắn: Con Bò. Bull của Mạc Ngôn.

  • Tiểu luận: Lý thuyết Biểu Hiện Trong Nghệ Thuật của Noel Carroll. The Philosophy of Art.

  • Điêu khắc: Chủ đề “Lạ”.

  • Thơ. Ngôn Ngữ cho Thế Kỷ mới. Language for a New Century.

  • Tiểu luận: Thi Pháp Nhận Thức. Cognitive Poetics của Chloe HarrisonPeter Stockwell.


Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Mặc Lý: Bài thơ dạ hành của Nguyễn Du

Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc, làm bài thơ này, khoảng năm, sáu năm trước khi vua Gia Long lên ngôi, một thời gian tao loạn của đất nước. Bài thơ là một trong 78 bài trong Thanh Hiên Thi Tâp, trước tác bằng chữ Hán và được viết ra khi Nguyễn Du, tuổi ngoài ba mươi, về ẩn ở quê hương Hà Tĩnh. 

 


宿





Dạ hành

Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân,
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân.
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý,
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu,
Bạch đầu vô lại chuyết tàng thân.
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ,
Thả hỉ tu mi bất nhiễm trần


Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Annie Ernaux: Mẹ tôi qua đời (Dịch thuật: Ngu Yên)

My Mother Died- Trích Trong A Woman’s Story

Bản dịch Anh ngữ: Tanya Leslie

(A Woman’s Story là câu chuyện của Annie Ernaux "ảnh hưởng sâu sắc đến các bà mẹ và con gái, tuổi trẻ và tuổi già, ước mơ và hiện thực" (Kirkus Reviews). Sau cái chết của mẹ bà vì bệnh Alzheimer, Ernaux bắt đầu một cuộc hành trình đầy cam go xuyên thời gian, khi bà tìm cách nắm bắt một người phụ nữ thực sự. Ernaux viết: “ Tôi tin rằng tôi đang viết về mẹ tôi bởi vì đến lượt tôi đưa bà vào thế giới.")
Vào thứ Hai ngày 7 tháng 4 từ nhà dành riêng cho người già cư ngụ nối liền với bệnh viện tại Pontoise, nơi tôi đã đưa bà vào ở, hai năm trước đây; y tá nói qua điện thoại: “Mẹ của cô đã qua đời sáng nay, sau khi ăn điểm tâm.” Lúc đó khoảng 10 giờ.

Lần đầu tiên cửa phòng của bà đóng lại. Thân thể đã được lau rửa sạch, một dải băng mỏng quấn quanh đầu và dưới cằm, đẩy tất cả vùng da đầy lên quanh mắt và miệng. Một tấm vải che từ thân lên đến vai, không thấy đôi bàn tay. Bà giống như một xác ướp nhỏ. Hai thành giường đã hạ xuống hai bên. Tôi muốn mặc cho bà chiếc áo ngủ trắng có viền móc mà bà đã mua cho đám tang của chính mình. Y tá nói, một trong đám nhân viên sẽ lo chuyện này, rồi lấy cây thánh giá được cất trong ngăn kéo cạnh giường, đặt lên ngực bà. Hai con vít để đóng hai cánh tay đồng vào thánh giá đã mất. Y tá không chắc họ có thể thay thế bằng vít khác.

Ngu Yên: Nobel và Nữ quyền - Annie Ernaux

Annie Ernaux, nhà văn người Pháp 82 tuổi, đoạt giải Nobel văn học năm 2022, có lẽ được biết đến nhiều nhất ở Hoa Kỳ với cuốn sách phát hành năm 2000 "Happening", ghi lại trường hợp nạo phá thai bất hợp pháp mà bà đã trải qua, vào năm 1963 ở tuổi 23 và là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Audrey Diwan. Bộ phim đã được phát hành vào tháng 5 vừa qua, không lâu trước khi Tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ kết thúc gần nửa thế kỷ Quyền bảo vệ sinh sản của liên bang bằng cách lật ngược Roe vs. Wade. (Tin msn, David L. Ulin, ngày 6 tháng 10 năm 2022.)

Dù sau khi cải cách, Hàn Lâm Viên Thụy Điển đã nỗ lực tuyên bố giải Nobel văn học đánh giá trên giá trị văn chương, nhưng câu hỏi vẫn được nêu ra: Giá trị văn chương và ảnh hưởng chính trị có biên giới ở đâu? Như trường hợp giải Nobel năm 2016, trao cho nhạc sĩ Bob Dyland. “Một nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc, không phải tác giả. Mặc dù ông đã viết một hồi ký rất hay, một tập thơ dở và một bài diễn văn về The Eagles Woman.” (Nhận xét của Alex Shephard, biên tập viên của The New Republic, New York.) Việc này đưa đến nhiều dư luận phê phán, tạo ra tên gọi “kỷ nguyên hỗn loạn của giải Nobel.”

Tạp chí Đọc và Viết Số 13 tháng 12 năm 2022. Giáng Sinh

Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu Tạp Chí Đọc và Viết Số 13 Tháng 12 năm 2022. Tạp chí duy nhất về dịch thuật văn học thế giới do nhà văn Ngu Yên dịch và thực hiện.

MỤC LỤC Số 13

1. Cây Giáng Sinh và Đám Cưới. Fyodor Dostoyevsky.

2. Tin Văn Học Nghệ Thuật Thế Giới.

3. Nobel và Nữ Quyền . Annie Ernaux.

Truyện Ngắn: Mẹ Tôi Qua Đời

4. Thi Sĩ Thế Giới.

Jure Kastelan. Thi Sĩ Yugoslav.

5. Mục Thường Trực: Nhà văn viết về viết văn.

- Geraldine Brook.

- Carolyn Chute.

6. Truyện Ngắn Thế Giới. William Trevor. Nhà văn Ái Nhĩ Lan.

Học Trò Của Thầy Dạy Dương Cầm.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Dịch thuật: đi tìm sự tương đương


Trong giới cầm bút Việt Nam tại Úc cũng như ở hải ngoại nói chung, nhiều người vừa sáng tác vừa dịch thuật. Hỏi lý do, nhiều người đáp: dịch để học hỏi. Nhưng theo tôi, đó không phải là lý do chính: Người ta có thể học hỏi về tư tưởng và kỹ thuật viết lách bằng cách đọc thẳng từ trong nguyên tác chứ không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam (Bản dịch mới – Kỳ 1)

Lời Tòa soạn DĐTK.- Cách đây mấy tuần, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đăng lại bản dịch bài viết này của Thomas A. Bass từ Pro&contra nhưng chưa trọn vẹn thì bản dịch đã bị gỡ xuống. Nay một bản dịch của một dịch giả khác được đưa lên, chúng tôi lại xin phép được đăng lại đầy đủ.
Lý do, bài viết của Thomas A. Bass là một bản cáo trạng kinh hoàng về tình trạng kiểm duyệt sách xuất bản tại Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi nghĩ cần được tiếp tay phổ biến rộng rãi cho bạn đọc trong và ngoài nước. Trước cách kiểm duyệt này, người ta có thể nói chắc chắn rằng không một bản dịch của bất cứ tác phẩm tiếng nước ngoài nào, không có cuốn sách được tái bản nào từ kho văn học Việt Nam tiền chiến (trước 1945), hoặc của miền Nam trước 1975, hoặc được xuất bản tại hải ngoại v.v... xuất hiện ở Việt Nam mà còn được nguyên vẹn như bản gốc cả. Sự cảnh báo này rất cần thiết để mọi người quan tâm đến việc nên tìm bản gốc để dùng, đặc biệt trong những công trình cần đến nguyên bản. DĐTK
Phạm Hồng Sơn dịch
Bài liên quan:
Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass
Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia 
Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1) 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (2)  
Lời người dịch
Truyền thông đại chúng (mass media), cạnh những đức hạnh không thể phủ nhận, có một ác tính cũng không thể phủ nhận: đẩy con người thành những đám đông, giết tư duy độc lập cá nhân. Dù đám đông không phải luôn vô ích, có lúc đám đông còn là yếu tố cốt tử cho tiến bộ, Guistave Le Bon năm 1895 đã viết thế này: “Dù sao tôi cũng phải nói với độc giả ngay rằng tại sao những nghiên cứu của tôi sẽ đưa ra những kết luận khác với những gì ban đầu mọi người có thể mong đợi, ví dụ các đám đông thường có mức độ trí tuệ vô cùng thấp, kể cả các đám đông toàn người tinh hoa”.(1)

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Matthieu Ricard - LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ VỪA QUẢNG BÁ LÒNG TỪ BI LẠI VỪA GIẾT SÚC VẬT ĐỂ ĂN

Hoang Phong chuyển ngữ

Nhà sư Matthieu Ricard


            Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard. Bài phỏng vấn này cũng đã được trang web Phật Giáo Buddhachannel giới thiệu:
http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article23824.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Gordon G. Chang - “GORBACHEV” TÀU ĐANG XÉ NÁT ĐẢNG CỘNG SẢN

Phan Trinh dịch
“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”
Giới thiệu của người dịch:
Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Bernhard Zand (*) - Trung Quốc sau Thảm sát Thiên An Môn: Cường quốc của sự sợ hãi


Trước đây 25 năm, Bắc Kinh đập tan cuộc nổi dậy trên quảng trường Thiên An Môn. Ngày nay, Đảng theo dõi bất kỳ ai nói công khai về vụ thảm sát. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh, mà là của sự sợ hãi.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

G. John Ikenberry - Ảo tưởng địa chính trị – Sức mạnh bền vững của trật tự tự do

Trần Ngọc Cư dịch
Trong tiểu luận sau đây, G. John Ikenberry phản biện lại bài viết nhan đề “Địa chính trị đang trở lại vị trí trung tâm” của Walter Russell Mead, bản dịch đã đăng trên pro&contra ngày 11/5/2014. Cả hai tiểu luận đều xuất hiện trên Foreign Affairs, May/June 2014. - Người dịch
Walter Russell Mead vẽ một bức tranh nhiễu loạn về tình trạng khó xử của Hoa Kỳ trong lãnh vực địa chính trị. Theo quan điểm của ông, một liên minh ngày càng đáng sợ của các cường quốc phi tự do –Trung Quốc, Iran, và Nga – đang quyết tâm phá hoại sự dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh và trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vốn đứng đằng sau sự dàn xếp ấy. Khắp khu vực Á Âu, ông lý luận, nhóm quốc gia thù hận này đang ra sức xây dựng các vùng ảnh hưởng nhằm đe dọa các nền tảng của vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và trật tự toàn cầu. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải xét lại thái độ lạc quan của mình, gồm sự cả tin phát sinh sau Chiến tranh Lạnh cho rằng các quốc gia đang trỗi dậy bên ngoài phương Tây có thể được thuyết phục gia nhập khối này và chơi theo luật lệ của nó. Theo Mead, đã đến lúc phải đối đầu với những đe dọa từ những kẻ thù địa chính trị ngày càng nguy hiểm này.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

The Economist - Xã Hội Dân Sự: Ngầm Dưới Sông Băng

The Economist
Phan Trinh dịch
Giới thiệu của người dịch: Bài này tuy nói về xã hội dân sự Trung Quốc, nhưng cũng gợi ra nhiều điều đáng suy nghĩ về xã hội dân sự Việt Nam. Dù sao, Trung cộng và Việt cộng đều là bạn cùng “tàu”, và có chung nhiều tật.
Chỉ cần nhìn cách Đảng Cộng sản Việt Nam đàn áp dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong nhiều năm, rồi đùng cái cho biểu tình ngày 11/5, rồi đùng cái đàn áp trở lại ngày 18/5 là có thể thấy quan hệ giữa Đảng và dân là một thứ “quan hệ bất trắc, luyến ái phập phồng” (dangerous liaison).

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

KEITH BRADSHER/New York Times - Trung Quốc và Việt Nam bế tắc về giàn khoan ở biển Đông


Huỳnh Phan dịch 

Trung Quốc và Việt Nam dường như đã gặp phải bế tắc, ít nhất là tạm thời đối với việc giàn khoan khổng lồ được Tổng công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đưa đến một địa điểm trên biển Đông giữa bờ biển Việt Nam và một nhóm đảo có tranh chấp, khi mà đối đầu tiếp tục nâng nhiều vấn đề gai góc của luật pháp quốc tế lên.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Michel Chossudovsky/BVN - Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?

Lời người dịch30-4: Ai đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam?
Bạn có biết: Việt Nam đã từng trả nợ chiến tranh cho Mỹ? Việt Nam đã trả các khoản vay của chính quyền Sài Gòn thời chiến tranh, để đổi lấy các khoản vay mới của Mỹ và phương Tây và đó cũng là điều kiện để Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.
Đó là cái giá mà chính phủ CSVN, hay nói đúng hơn là người dân VN đã phải trả, do chính phủ CSVN không chịu bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến phí 3,25 tỉ Mỹ kim. Tiền bồi thường của Mỹ ở đâu không thấy, chỉ thấy sau đó phía VN phải bỏ tiền ra bồi thường chiến phí.
Thắng trong chiến tranh, nhưng chỉ 20 năm sau chính phủ CSVN đã phải đầu hàng Mỹ về kinh tế.Đây là bài viết của GS Michel Chossudovsky về những thỏa thuận bí mật giữa chính phủ CSVN với các tổ chức tài chính quốc tế trước năm 1995. - Ngọc Thu

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc bằng lực lượng cộng sản chiếm giữ Sài Gòn và sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh và nội các của ông ấy trong Dinh Tổng thống. Khi đội quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Sài Gòn, các nhân viên Hoa Kỳ và lính thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng đã vội vã sơ tán từ nóc tòa nhà Đại Sứ quán Mỹ. Hai mươi năm sau, một câu hỏi cơ bản vẫn chưa có lời giải đáp: Ai đã thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam?

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Wolfgang Hirn - Biển Đông yên lặng dối lừa

Hình: internet
Khách cao cấp từ lục địa Trung Quốc cách đó trên 600 kilômét đã bay đến để dự lễ. Họ đến với một chiếc Boeing 737 mà đường băng trên hòn đảo nhỏ 13 kilômét vuông chỉ vừa đủ cho nó.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Wladimir Kaminer - Tôi xấu hổ cho đất nước tôi

Hình: internet
Phạm Thị Hoài dịch
Tôi xấu hổ cho đất nước tôi, vô trách nhiệm tuân theo kẻ được mệnh danh là tổng thống mà đẩy thế giới đến bờ chiến tranh. Không, không phải mọi người Nga đều hoan hô quân Nga tiến vào Ukraine; người dân ở Krym chắc chắn không muốn bị một đơn vị vũ trang cai quản. Hiếm có hai dân tộc nào gần gũi nhau hơn Nga và Ukraine.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Jamie Metzl - Trở lại tương lai ở Ukriane và châu Á

Hình: internet
Phạm Nguyên Trường dịch

Cùng với việc quân đội Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraina và Hải quân Trung Quốc thả neo ở vùng lãnh hải Philippines trong biển Nam Trung Hoa [biển Đông – ND], thế giới hiện đang bước vào giai đoạn nguy hiểm.

Về mặt địa chính trị, Nga và Trung Quốc đang tái lập các tiêu chuẩn của thế kỉ XIX, đấy là khi các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách tích lũy sức mạnh cứng trong hệ thống của chủ nghĩa dân tộc không kiềm chế và chủ quyền quốc gia cứng nhắc. Thật vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang tìm cách tái lập bản đồ thế kỷ XIX của thời Sa hoàng, bằng cách nắm chặt Crimea, Abkhazia, Nam Ossetia, và những khu vực khác của đế chế cũ bằng mọi giá.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

La Khắc Hòa dịch - 10 nước tạo thành nguy cơ lớn nhất với Trung Quốc

Hình minh họa: Internet
La Khắc Hòa (Dịch) 

(VHNA): Chúng tôi giới thiệu nội dung một bài viết trênhttp://www.cnfol.com, một trang Web của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, được nhiều hãng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo trợ.

Jamie Metzl - Trở lại tương lai ở Ukriane và châu Á

Jamie Metzl
Phạm Nguyên Trường dịch

Cùng với việc quân đội Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraina và Hải quân Trung Quốc thả neo ở vùng lãnh hải Philippines trong biển Nam Trung Hoa [biển Đông – ND], thế giới hiện đang bước vào giai đoạn nguy hiểm.
Về mặt địa chính trị, Nga và Trung Quốc đang tái lập các tiêu chuẩn của thế kỉ XIX, đấy là khi các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách tích lũy sức mạnh cứng trong hệ thống của chủ nghĩa dân tộc không kiềm chế và chủ quyền quốc gia cứng nhắc. Thật vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang tìm cách tái lập bản đồ thế kỷ XIX của thời Sa hoàng, bằng cách nắm chặt Crimea, Abkhazia, Nam Ossetia, và những khu vực khác của đế chế cũ bằng mọi giá.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Wolfgang Hirn - Tư tưởng hệ: độc tài chống dân chủ

Hình: internet
Phan Ba trích dịch (*)

“Sớm hay muộn thì cuộc cạnh tranh toàn cầu này cũng sẽ dẫn tới một xung đột về các giá trị và quy tắc xã hội, và rồi đối với Phương Tây thì đó sẽ là về bản chất cốt lõi của nó.” Joschka Fischer, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức.