Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Tường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Tường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Seth Mydans: Dương Tường, Người Đưa Tác Phẩm Phương Tây Đến Với Độc Giả Việt Nam, Qua Đời Ở Tuổi 90 (The New York Times)

 Lời giới thiệu: Thật ra bài viết này không có thêm thông tin gì đặc biệt hơn về nhà thơ, dịch giả Dương Tường ngoài những điều mà báo chí Việt Nam trong, ngoài nước đã đưa tin kể từ khi ông qua đời, nhưng rất hiếm khi một tờ báo lớn, lâu đời và có uy tín như The New York Times có bài viết về một nhà thơ, dịch giả Việt Nam như vậy, nên Diễn Đàn Thế Kỷ quyết định chuyển ngữ để hầu độc giả.

***

Ông đã dch các tác phm ca Proust, Nabokov, Tolstoy và Emily Brontë sang tiếng Vit, và mt tác phm thi ca c đin ca Vit Nam, ‘Truyn Kiu’, sang tiếng Anh.

A black and white head shot of an older Vietnamese man, his hair disheveled, his face unsmiling.
Dương Tường có nh hưởng trong c văn hc và ngh thut khi thế gii văn hóa hu chiến ca Vit Nam m rng, bt đu t nhng năm 1980 và 1990. Hình tMai Trn



Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Đọc lại thơ Dương Tường

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường.

Nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình nghệ thuật Dương Tường vừa rời cõi tạm ngày 24/2/2023, thọ 91 tuổi. Mấy ngày qua, trên các tờ báo, mạng xã hội facebook tràn ngập bài viết của bạn bè văn nghệ sĩ Việt Nam bày tỏ lòng thương tiếc ông –một tài năng, một nhân cách, người đã chọn im lặng và tận hiến cho cái Đẹp trong văn học nghệ thuật để đi qua những năm tháng khó khăn, giông bão nhất của văn nghệ sĩ ở miền Bắc giai đoạn 1945-1975 và cả sau này, với giới văn nghệ, trí thức nói chung.

Một đời sống với chữ, miệt mài say sưa với chữ (theo cách nói của ông là "ăn nằm với con chữ suốt 60 năm cuộc đời"), đến mức được gọi là “ngữ nhân” hay “kẻ chữ” (từ của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, và ông Đặng Tiến giải thích:


“…Tôi gọi anh là ngữ nhân, hay kẻ chữ, người sống với ngôn ngữ, thao tác trên ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm lương thực trần gian. « Ngữ nhân » rộng nghĩa, và trầm trọng hơn từ « phu chữ » mà bạn anh, Lê Đạt đã dùng.

Phu, dù là đại phu, trượng phu hay phu phen vẫn còn giới hạn nghiệp vụ hay giai cấp.

Nhân là người. Ngữ nhân là người sống bằng ngôn ngữ, xem ngôn ngữ là lẽ sống. Ngôn là lời nói cá nhân, là parole, ngữ là tiếng nói cộng đồng, là langue, của nhiều dân tộc.