Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Quốc Chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Quốc Chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Đồng bào các sắc dân bản địa ở Tây Nguyên: Con giun xéo lắm cũng quằn”, “Tức nước vỡ bờ"…

Tin tức trong ngoài nước cho hay, rạng sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023, một nhóm người không xác định danh tính đã tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, giết chết ít nhất 7 người, bao gồm 4 viên công an.

Cho đến chiều ngày 13/6 (giờ Việt Nam), Bộ Công An cho biết đã bắt được 45 nghi phạm, thu giữ nhiều vũ khí, và vẫn đang tiếp tục truy tìm những người còn lại.

Theo BBC Tiếng Việt, chỉ trong vòng nửa ngày 11 tháng 6, đã có có khoảng 2258 tin bài trên các trang báo, diễn đàn và mạng xã hội viết và bình luận về vụ tấn công. Trong đó, có 386 bài báo và 1707 bài đăng đến từ mạng xã hội và hầu hết là từ Facebook. Dư luận nhìn chung tuy không tán thành việc sử dụng bạo lực, nhưng chỉ trừ các “dư luận viên” ăn lương để binh vực mọi chính sách, việc làm của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, mọi người đều không lên án nặng nề những người đã nổ súng mà lại đặt ngược câu hỏi vì sao mà đồng bào lại đi đến phản kháng một cách tuyệt vọng như vậy.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Thấy gì từ việc nhà nước cộng sản Việt Nam phản ứng vụ đồng 2 đô Úc có in hình cờ của chế độ VNCH?

Hình Royal Australian Mint
Kỷ niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi miền nam Việt Nam năm 1973, Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc sản xuất bộ đồng xu 2 đôla Úc, gồm hai loại: phiên bản giới hạn bằng đồng mạ vàng, phiên bản thường bằng bạc mạ vàng. Trên các đồng xu này có hình cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ.

“Ngày 4-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự việc trên, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết "Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh 'cờ vàng', cờ của một chế độ đã không còn tồn tại".

"Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Úc. Chúng tôi đã trao đổi với phía Úc về việc này", bà Hằng khẳng định

Dương Quốc Chính: Canh bạc tất tay của Trung Cộng

Trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu lâu nay người Việt, thậm chí cả Tây, vẫn nghĩ là sự thần thánh của đạo quân chân đất Việt Minh. Nhưng thực ra đó là 1 canh bạc lớn của Trung cộng, họ phải dồn nguồn lực vào đó, hỗ trợ bằng được ông em (về tuổi tác còn là ông anh) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) để đánh thắng Pháp.

Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành 4 năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế.

Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra 1 nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của Trung Quốc. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Dương Quốc Chính: Lịch sử mối quan hệ Nga/Liên Xô -Trung Quốc

Bây giờ vai trò của Trung Quốc với Nga đã lật ngược trở lại so với giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Thời đó Liên Xô bảo kê cho Trung Quốc (cả Quốc lẫn Cộng), coi Trung Quốc là đàn em. Đến năm 45, Liên Xô (và cả Mỹ) bỏ rơi Tưởng, là Mao thắng. Từ đó mới khai sinh ra nước Trung Cộng ngày nay.

Khi Stalin chết, Khrushchev lên thay sau cuộc đấu tranh giành quyền lực kế vị. Ông này chủ trương chung sống hòa bình với bọn đế quốc, trái với quan điểm của Mao. Vì thế, Trung Quốc và Liên Xô xung đột, chửi lẫn nhau và còn tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn là phận nhược tiểu so với Liên Xô.

Kể từ năm 64, Việt Nam trở thành vị trí đặc biệt, là nơi hội tụ của 2 thế lực Cộng sản đang xung đột, cùng muốn lấy số má với thế giới tự do, bằng cách cùng viện trợ cho Bắc Việt chống Mỹ. Lúc đó, trong thâm tâm, cả 2 ông anh đều không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất cả nước, họ muốn duy trì 1 nước Việt chia 2 để có thể dùng Việt Nam làm con bài để gây sức ép với Mỹ và phương Tây.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Dương Quốc Chính: Tâm Lý Cuồng Nga

Người Việt chúng ta, từng bao gồm cả mình, đặc biệt là dân miền Bắc, hầu hết đều có một tình yêu nồng nàn với nước Nga và Liên Xô. Như thế hệ 7x bọn mình chẳng hạn, từ thời học sinh đã mơ ước được tới LX, được du học ở Nga... Với dân Việt Nam hồi 198x về trước thì LX chính là thiên đường. Học sinh toàn lấy họa báo LX để bọc vở. Hồi đó họ đã in đẹp ngang tạp chí Thời trang bây giờ, toàn những hình ảnh ở thiên đường XHCN.

Trí thức miền Bắc hồi đó, trừ số ít người do Pháp đào tạo, thì 100% là du học ở LX hoặc Đông Âu về, mà Đông Âu lúc đó cũng là cái bóng của Nga, nên sự ảnh hưởng bởi văn hóa Nga là rất khủng khiếp. Những tiểu thuyết đầu tiên của mình đọc cũng đều là tiểu thuyết kinh điển của LX thời đó như: 17 khoảnh khắc mùa xuân, Và nơi đây bình minh yên tĩnh - Tên anh chưa có trong danh sách, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Chiến tranh và Hòa bình, Thép đã tôi thế đấy...Và còn nhiều, rất nhiều.

Giai đoạn 8x, LX thay thế Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ cái kim sợi chỉ, nên hồi đó người ta luận chữ viết tắt LX bằng tiếng Nga CCCP là các chú cứ phá, tội vạ đâu LX chịu! Đấy là chưa kể LX sát cánh cùng Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ. 

Vì thế, trong sâu thẳm của con người XHCN miền Bắc thì LX là người cha, người anh cả, sẵn sàng xả thân vì em dại, hi sinh tất cả vì đàn em XHCN. Việt Nam có hai đồng minh TUYỆT ĐỐI tin cậy lúc đó là LX và Cuba. Trung Quốc giai đoạn 8x thì biến thành kẻ thù rồi chứ nếu giai đoạn 5x-7x, nhất là thời Chủ tịch HCM còn sống thì Trung Quốc còn có vai trò hơn cả LX.

Đến năm 1989, Đông Âu sụp đổ, rồi năm 91 cụ LX đi gặp Lenin, người Việt Nam bị sốc, trở nên bơ vơ không nơi nương tựa, nhất là trước đó bị Gorbachev hờ hững, cắt giảm viện trợ cũng chả khác gì Mỹ cắt viện trợ cho VNCH. 


Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Dương Quốc Chính: Tại sao dân VN lại tàn bạo với đồng loại như vậy?

Mấy hôm nay người ta share rất nhiều bài viết của ông Lê Kiên Thành, một thái tử đảng chính hiệu, con trai cố TBT Lê Duẩn. Bài viết thể hiện tâm tư sâu sắc của ông với hiện tình đất nước nhưng với các câu hỏi để ngỏ hoặc ngầm ý đánh lạc hướng người đọc.

Có lẽ đa số độc giả sẽ cho rằng sự tàn bạo kia là lỗi của chính CHÚNG TA, tức là người dân. Và trách nhiệm để giải thoát chính là dựa vào thức tỉnh của CHÚNG TA. Vậy đổ lỗi cho “chúng ta” chính là cào bằng trách nhiệm, với các nước CS thì mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo. Chính phủ vú em muốn ôm hết quyền lợi thì trách nhiệm cũng phải chịu tất, sao lại vu cho bọn CHÚNG TA chưa thức tỉnh!?

Nếu ông Thành đang là người của hệ thống, từng là UV TƯ chẳng hạn, mà nói đó là lỗi của chúng ta, thì còn tạm chấp nhận. Nhưng như mình biết, ông Thành chưa từng tham gia hệ thống này. Nên khái niệm chúng ta đó chính là toàn dân.

Bài viết của ông Thành cũng cho độc giả hiểu rằng VN ta còn giỏi hơn Bắc Triều Tiên và Hàn quốc khi đã có thể thống nhất đất nước. Điều đó hàm ý ca ngợi chính bố ông là TBT Lê Duẩn! Nhưng cái giá của thống nhất không hề nhỏ không chỉ có vấn đề kinh tế chậm phát triển hơn Hàn Quốc 30 năm mà còn vô số hệ luỵ về xã hội, đạo đức mà ông đang chỉ ra.

Ông cho rằng VN hiện tại có quá nhiều vấn đề về đạo đức xã hội xuống cấp, tham nhũng tràn lan, CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ, kể cả khi so với thời đế quốc thực dân người Việt vẫn không tàn ác như giờ. Nhận định đó có đúng không?

Nhận định này qua mặt được nhiều người, thậm chí cả anh em dân chủ vì nó vừa đúng vừa sai!

Xin thưa, khi chúng ta nội chiến (mà ta gọi là chống đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc) thì chúng ta có tàn bạo với đồng bào không? Hỏi tức là trả lời. Quá tàn bạo, nhưng với vỏ bọc ý thức hệ và được coi là hợp lý và hợp pháp. Sự tàn bạo đó diễn ra hàng ngày trong hơn 20 năm (nếu tính cả thời gian tù cải tạo thì hơn 30 năm) và đó là một phần của cái giá phải trả cho sự thống nhất. Sự tàn bạo đó để lại hệ luỵ đến giờ khi dân tộc chưa thể hoà hợp được khi những nhân chứng của 2 bên vẫn còn sống.