Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Trí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Trí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Minh Phương (báo Dân Trí): "Ngựa ô" sắp xuất hiện trong cuộc chơi ngoại giao Mỹ - Trung?

Đại sứ tiếp theo của Trung Quốc tại Mỹ có thể là nhân tố bí ẩn trong mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Ở tuổi 68, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã qua tuổi về hưu thông thường. Ông đã nắm giữ vị trí quan trọng này suốt 8 năm qua - một khoảng thời gian dài bất thường.

Ông Thôi là một phần trong đội ngũ đối ngoại gạo cội của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách cải tổ để phản ánh tham vọng toàn cầu giữa lúc căng thẳng với phương Tây leo thang.

Vài tháng trở lại đây, Trung Quốc dường như bắt đầu đặt trọng tâm hơn vào việc bổ nhiệm mới các nhân sự quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao như đại sứ Trung Quốc tại Anh.

Sắp tới, Bắc Kinh được cho là sẽ bổ nhiệm chức vụ đại sứ quan trọng nhất tại nước ngoài - đại sứ tại Mỹ. Theo một số nguồn thạo tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang nhiều khả năng sẽ thay thế ông Thôi Thiên Khải. Nếu được xác nhận, việc bổ nhiệm ông Qin sẽ là một bất ngờ lớn với nhiều người, thậm chí với cả những nhân vật nội bộ chính phủ Trung Quốc. Mặc dù những năm qua đã có đồn đoán việc ông Thôi Thiên Khải về hưu, song ông Qin chưa từng được coi là ứng viên sáng giá kế nhiệm ông Thôi.

Hiện chưa rõ khi nào Bắc Kinh sẽ công bố chính thức. Thông thường, việc bổ nhiệm các đại sứ mới sẽ được công bố khoảng vài tuần sau bổ nhiệm. Theo các chuyên gia phân tích, Bắc Kinh dường như sẽ chưa công bố nhân sự mới trước khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm đại sứ mới tại Trung Quốc.

"Ngựa ô" trong cuộc chơi ngoại giao Mỹ - Trung


Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Thịnh vượng do 100 triệu người Việt quyết định, đừng ỷ lại vào nước ngoài"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tuyền, Báo Dân Trí

Dân trí xin trích đăng ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của các cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về mục tiêu, khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển năm 2045.

Khát vọng Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng. Không ít ý kiến cho rằng đây rõ ràng là mục tiêu cao, khát vọng lớn và đầy thách thức. Theo bà, Việt Nam gặp khó khăn, thách thức gì để thực hiện các mục tiêu này?

- Hai mục tiêu trên rất cao và đầy tham vọng. Để năm 2030 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao thì chúng ta phải đạt một loạt các tiêu chí về nhiều mặt. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội phải hiệu quả, liên tục, bền vững trong 10 năm tới. Mục tiêu năm 2045 càng cao hơn nhưng trước hết phải thực hiện được mục tiêu năm 2030 thì mới có cơ sở để đi tiếp.

Theo Báo cáo Việt Nam năm 2035 (được Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 2016), để đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035, nước ta phải tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình 6% một năm, tức là tăng GDP (theo cách ta thường đề cập) trung bình 7,5% trong 20 năm từ 2016 đến 2035. Nay ta đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, rút ngắn 5 năm hay 25% về thời gian thì mức tăng trưởng đương nhiên phải cao hơn.

Trong 5 năm 2016-2020, ta chưa đạt mức tăng trưởng mong muốn nói trên do nhiều nguyên nhân, đặc biệt do đại dịch Covid-19 và những biến động bất lợi trong kinh tế toàn cầu.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Nguyễn Tuyền (báo Dân Trí): Chuyên gia kinh tế lo doanh nghiệp Việt "bán mình" cho nước ngoài!

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của cố Thủ tướng Phan Văn Khải


"Điều tôi lo lắng là xu hướng doanh nghiệp Việt bán mình cho nước ngoài vì khó khăn, vì gặp phải vấn đề kỹ năng, quản trị" - bà Phạm Chi Lan cho biết.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, PV Dân trí có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về những trăn trở và gợi mở chính sách cho doanh nghiệp, doanh nhân.

- Phóng viên: Thưa bà, nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng bị tác động nặng bởi đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng dương nhưng ở ngưỡng thấp, điều này gây áp lực trả nợ cho nền kinh tế, gánh nặng thu ngân sách cho khu vực doanh nghiệp, bà bình luận gì về vấn đề này?

- Bà Phạm Chi Lan: Tăng trưởng thấp là minh chứng cho thấy tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, nguồn thu ngân sách sụt giảm, có những ngành trước đây đóng góp lớn cho ngân sách như hàng không, du lịch, vận tải nhưng nay họ không thể đứng dậy được do chịu tác động lớn từ đại dịch.

Theo tôi, thu của ngân sách giảm, trong khi chi ngân sách vẫn tăng lên như chi cho y tế, chi thường xuyên và trả nợ. Đáng nói, GDP tăng trưởng thấp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Việt Nam, thu ít nhưng các khoản nợ vẫn phải trả đều hàng năm.

Thời gian gần đây, vay nước ngoài của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, trong khi bổ sung vào đó là các khoản nợ vay từ trái phiếu. Điều này cho thấy GDP tăng trưởng thấp sẽ khiến khả năng trở nợ khó hơn đối với cả nợ nước ngoài và trong nước.


Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Mạnh Quân: Sao cứ ra tòa, họ lại nói "tôi không có trình độ..."?

(Dân trí) - Theo dõi nhiều phiên tòa xử các cán bộ, quan chức nhà nước vừa qua, có một điểm chung dễ thấy: Nhiều người khi nhận tội đều tự cho nguyên nhân do họ chưa được đào tạo, thiếu nhận thức...



Như Dân Trí đã nêu trong bài tường thuật phiên tòa xử bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 19/5 liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý 3 khu "đất vàng" tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM, bị cáo này nói: "Chưa từng một ngày được đào tạo quản lý kinh tế, nhất là quản lý đất đai".

Trước đó vài tháng, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng ghi nhận lại lời nói sau cùng của bị cáo này là do "suy nghĩ chủ quan, nôn nóng, nhận thức chưa đúng" nên đã dẫn đến những vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Một loạt "đại án" trước đó nữa, khi xét xử nhiều người nguyên là những cán bộ, quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, có người nguyên là lãnh đạo một ngành, có người nguyên là chủ tịch hội đồng quản trị một tập đoàn lớn của nhà nước, nguyên Bí thư thành ủy một thành phố lớn... khi nhận tội, họ cũng đều viện dẫn lý do: Do trình độ nhận thức, do chưa được đào tạo... trong phần tự bào chữa của mình.

Than ôi, trước khi những người này bị điều tra, truy tố, họ vẫn luôn là những người đã trải qua quá trình công tác dài, từng nắm các chức vụ trọng yếu trong các ngành mà họ nắm quyền điều hành và chẳng ai có thể nghi ngờ về trình độ, năng lực của họ.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

An Linh: TS Trần Đình Thiên – Nói tới năng lực doanh nghiệp Việt là... "chỉ muốn khóc"

"Bàn về doanh nghiệp Việt rất xúc động, nói tới doanh nghiệp Việt rất tự hào nhưng sức yếu quá, yếu đến mức ai yêu đất nước nói tới năng lực Việt đều muốn khóc". 

Đây là khẳng định của TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị "Ổn đinh kinh tế và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt" được tổ chức sáng 15/5 tại Hà Nội.

PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.

Theo TS Trần Đình Thiên, hiện nay nói về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt thì có không nhiều doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và cạnh tranh trên trường quốc tế. 

Ông này cho rằng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song và đa phương thế hệ mới (FTAs) nhưng doanh nghiệp ngoại 100% vốn FDI vào và chủ yếu họ hưởng lợi. 

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Mạnh Quân (Dân Trí): Vụ đường dây đánh bạc ngàn tỷ, nghĩ về chuyện "bảo kê"

Phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan đến đường dây đánh bạc trực tuyến có qui mô hàng chục ngàn tỷ đồng tuần qua đã cho thấy, tính chất của hoạt động "bảo kê" đã được nâng lên mức độ đỉnh cao, thật khó tưởng tượng.


Trong những từ Hán-Việt dễ hiểu, thông dụng nhất ở ta, có lẽ là từ "bảo kê". Trong vô vàn các hoạt động: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ karaoke, bán hàng quán... ai cũng hiểu, "bảo kê" là hành vi bảo đảm có tính bất hợp pháp cho những hoạt động ít nhiều cũng bất hợp pháp hoặc trái pháp luật. 

Tất nhiên muốn bảo kê phải có thế lực nhất định. Ở cấp thấp, như những hoạt động kinh doanh nhà nghỉ trái phép, karaoke, vũ trường, cầm đồ, cho vay nặng lãi... thì "bảo kê" có khi chỉ là những người hay được gọi là thành phần "xã hội đen", sẵn sàng ra tay đâm, chém... để bảo vệ cho người thuê chúng bảo vệ cho các hoạt động kinh doanh ít nhiều có tính bất hợp pháp của mình. 

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Bích Diệp (thực hiện) - Vụ Formosa: “Chưa đánh giá hết thiệt hại, bồi thường bao nhiêu mới thỏa đáng ?"

Dân trí Nói về việc Formosa sẽ chi 500 triệu USD để bồi thường thảm họa cá chết hàng loạt, TS Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, do chưa có đánh giá nào về thiệt hại nên không thể kết luận về con số bồi thường. Ông Dũng cũng kiến nghị phải thẳng tay loại bỏ tất cả các dự án đầu tư nếu không đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường.
Như cam kết trước đó của Chính phủ, sau 85 ngày chờ đợi, chiều nay (30/6/2016), Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ ngành cũng đã công bố rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết và thủ phạm không ngoài dự đoán là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh).
Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Hiện ông đang là Phó trưởng ban thường trực của Ban vận động thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Vietnam Sea Farming Association), dự kiến sẽ thành lập trong một vài tháng tới.
PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng (ảnh: LĐ)
Thưa ông, với việc Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết vào chiều nay, ông có đánh giá như thế nào?
Thời gian vừa qua, vấn đề này khiến không chỉ tôi mà người dân đều rất bức xúc. Bức xúc là vì không hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, bây giờ Chính phủ đã công bố nguyên nhân, công khai, minh bạch cả thủ phạm gây ra sự cố này, tôi cho đây là điều đáng hoan nghênh.
Formosa cam kết sẽ đền bù 500 triệu USD và cam kết khắc phục hậu quả. Mức đền bù này theo ông liệu rằng có xứng đáng? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Hoàng Thành/Dân Trí - Phải chăng, chúng ta đã mất “chủ quyền” ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?

Khu công nghiệp Vũng Áng 
Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với Công ty Vedan, còn KCN Vũng Áng lại là ngoại lệ?
Vừa qua, ở vùng biển có khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Có phải nguyên nhân là do khu công nghiệp này xả nước thải độc hại ra biển gây nên cá bị chết không? Câu hỏi đó cần được làm rõ, nhưng nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”.
Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung? Cá biển chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ do ngộ độc, cả ngư dân và người lái buôn tại các tỉnh miền Trung chỉ biết “ôm nhau khóc ròng” vì không ai dám mua cá, bán không được mà ăn cũng không xong do độc tố quá cao. Con đường sống của người dân dường như đi vào ngõ cụt. Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT. Ông Ly thông tin thêm: “Chúng tôi vào làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam

Dân Trí
(Dân trí) - 6h sáng nay, 9/6, tàu Viking 2 của Việt Nam đang khảo sát, thăm dò trên vùng thềm lục địa biển Đông lại bị tàu đánh cá có sự hỗ trợ của tàu ngư chính Trung Quốc áp sát, cắt cáp.

Ngày 09/6/2011, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã  trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 09/6/2011 tại khu vực lô dầu khí 136/03, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê khi đang khảo sát địa chấn đã bị một số tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, cản trở hoạt động.