Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trần Gia Phụng: Vận động ngoại giao cuối cùng trước ngày 30-4-1975

Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam.  Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương.

Nguyên sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, nhà cầm quyền CHND Trung Hoa chẳng những bang giao với nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Việt Nam, mà còn đề nghị bang giao với chế độ tương lai thân tây phương ở Nam Việt Nam.  Tuy nhiên Nam Việt Nam đã từ chối. (Stanley Karnov, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 204.  Nguyễn Văn Duệ, Nhớ lại những ngày ở cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm, California, 2003, tt. 33-34.)  


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Món nợ tuổi hai mươi

Bìa cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20”.
(Đọc Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi, nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở chiến trường Quảng Trị 1972)

Giới thiệu: Nhận thức của một người trưởng thành theo những va chạm, tác động, gạn lọc của kiến thức đa chiều. Ai cũng có thể một thời hiểu sai về một vấn đề nào đó, một biến cố nào đó, một nhân vật nào đó nhưng quan trọng là biết mình sai và tự sửa đổi để hội nhập vào dòng phát triển của văn minh và tiến bộ chính trị thời đại.

Nhiều thanh niên miền Bắc một thời tin rằng Thép Đã Tôi Thế Đấy là hồi ký của một thanh niên Cộng sản gương mẫu, có thật, bằng xương bằng thịt và đã cống hiến đời mình cho lý tưởng Cộng sản.

Không phải, Thép Đã Tôi Thế Đấy chỉ là một hồi ký hư cấu (a fictionalized autobiography) được xuất bản với mục đích tuyên truyền và nội dụng đã được sửa tới sửa lui để đúng với chủ trương “sùng bái cá nhân” của Stalin trong thập niên 1930. Nhiều phần trong bản in 1932 đã bị xóa bỏ trong bản in 1936.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Ai có quyền viết Sử Việt Nam?

Nhà thơ Tô Thùy Yên viết trong bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang:

“Ta phá lên cười, ta phá lên cười

Khi tưởng tượng ngươi cùng ta gặp gỡ

Ở cõi âm nào ngươi vốn không tin

Hỏi nhau chơi thoả chút tính bông đùa:

Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh

Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...?”

Muốn biết “ai thật sự hy sinh cho tổ quốc” phải đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại theo từng thời điểm.

Từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay, có bao nhiêu cuộc chiến diễn ra trên đất nước Việt Nam?

Nếu đem ra hỏi Nguyễn Phú Trọng, ông ta sẽ trích ngay từ các nghị quyết của đảng, đó là cuộc “chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa Cộng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam chính thức bắt đầu vào tháng Giêng, 1930 tại Cửu Long, Hương Cảng và chấm dứt vào sáng 30 tháng Tư, 1975.” 

Không đúng. 


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Quân đội nước ngoài tại miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol-su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn. Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.

Năm 2000 những tin đồn cũng được Cộng sản Việt Nam xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam-sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ trong bài “14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam” phát hành ngày 18 tháng 8, 2008 nhắc lại “Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của Việt Nam.”


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Chính Luận Trần Trung Đạo: Mao Trạch Đông và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam


Một sự kiện chính trị ít người để ý. “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã từng nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và đơn gia nhập đã được đem ra thảo luận vào đầu tháng 8, 1975.

Thật ra, chẳng có “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” nào tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam. Với CSVN, việc đưa hai miền Cộng sản Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Bùi Văn Phú: Kỷ niệm 40 năm Bức tường Đá đen

Tên của 60 nghìn lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam được khắc trên những phiến đá đen (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên.

Thỉnh thoảng chúng tôi đi ăn trưa, kể chuyện Việt Nam cho nhau nghe, phần tôi còn muốn học hỏi từ anh về nếp sống Mỹ. Qua anh, tôi mới hiểu rằng dư luận và xã hội Hoa Kỳ trong những năm của thập niên 1970 không trân trọng những người lính đã từng qua Việt Nam chiến đấu.