Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn: Từ Việt Nam, Lithuania, Ba Lan, đến Ukraine: Hoà Bình Thế giới trong thời Putin

Tác giả điều hợp phần hội thảo sau khi phát biểu. 

Hình: Ross Patterson, Fulbright Association. 2022.


Lời giới thiệu: Tại Đại Hội Fulbright thường niên ngày 05-09, tháng Mười, 2022 tại Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net) đã có bài phát biểu được chọn làm General Session, có hội thảo, kéo dài một giờ đồng hồ. Trangđài nhận học bổng Fulbright toàn phần, bậc tối ưu, năm 2004-2005 để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được chọn đến Thuỵ Điển trong lịch sử của chương trình Fulbright. Trong thời gian đó, cô đã nhận được thêm nhiều học bổng ngoại lệ (exceptional basis) từ Uỷ Ban Fulbright của Thuỵ Điển để đến nghiên cứu về người Việt ở Phần Lan, và cho các chuyến thuyết trình tại Klaipeda, Berlin, và Stockholm. Sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu dưới sự bảo trợ của chương trình Fulbright Hoa Kỳ, Trangđài đã tự túc đến tìm hiểu đời sống người Việt tại nhiều nước Châu Âu khác trong mùa hè 2005. 

Bài viết này đã được chỉnh sửa lại từ bài phát biểu trên, đánh dấu hơn một năm kể từ ngày Nga tấn công xâm lược Ukraine.


****


Gideon Rachman: Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì? (Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch)

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957.

Qua những câu nói gợi nhớ đến Mao, Tập thường tuyên bố rằng, “Phương đông đang trỗi dậy, còn phương tây đang suy tàn.” Giống như Mao và Putin, Tập tin rằng Nga và Trung Quốc có chung lợi ích trong việc đẩy nhanh sự suy yếu của các cường quốc phương Tây. Hai tuần trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang theo đuổi chính sách “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” nhắm vào Trung Quốc.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

The Economist: Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga? (Nguyễn Thanh Mai biên dịch)

Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ  và châu Âu.


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Nguyễn Xuân Quang: Tiễn đưa một người anh hùng của Ukraine

Di ảnh Dmytro Kotsyubaylo. Hình: Nguyễn Xuân Quang

Hôm nay ngày 10 tháng 3 năm 2023, Kyiv cùng Ukraine tiễn đưa Dmytro Kotsyubaylo biệt danh "Da Vinci" về nơi an nghỉ cuối cùng.

“Một người Anh hùng của Ukraine, một tình nguyện viên, một biểu tượng của đàn ông và lòng dũng cảm. Anh đã hy sinh trong trận chiến gần Bakhmut, trong trận chiến bảo vệ Ukraine. Một trong những anh hùng trẻ nhất của Ukraine. Một trong những người có lịch sử cá nhân, tính cách và lòng dũng cảm mãi mãi trở thành lịch sử, tính cách và lòng dũng cảm của Ukraine” - Tổng thống Zelensky nói.

Nguyễn Xuân Thọ: “Năm ấy” – Một bộ phim đáng xem

Chiến tranh Ukraine kéo dài đã hơn một năm. Nhiều nhận thức đã thay đổi.

Nhiều người nghĩ rằng Nga chính nghĩa, Nga hùng mạnh, Nga văn hiến sẽ nhanh chóng tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít Ukraine, nay đã thất vọng.

Nước Nga Putin không thể thắng được dân tộc Ukraine, đó là điều chắc chắn. Nga có thể hủy diệt toàn bộ nền kinh tế, hạ tầng cơ sở, toàn bộ các thành phố của đất nước này, nhưng sẽ chẳng bao giờ lấy được lòng dân ở đây nữa, kể cả của những công dân Ukraine gốc Nga. Quá nhiều tội ác quân Nga gây ra đã đẩy hai dân tộc này ra khỏi nhau. Nó khiến cả người gốc Nga ở đây cảm thấy càng phải như vậy. Họ cần bản sắc khác.

Nhưng ngược lại, những ai cho rằng nước Nga với 1.400 tỷ USD GDP sẽ không đủ sức cầm hơi vài tháng với tổng GDP 45.000 tỷ USD của liên minh phương Tây gồm EU, Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn…cũng nhầm to. Nước Nga thừa hưởng toàn bộ sức mạnh hủy diệt của Liên Xô để lại nên kho vũ khí của nó không ai lường hết.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Nhật Hiên: Hỏi chuyện một người Việt đang sống tại Kyiv, Ukraine

Anh Nguyễn Xuân Quang


Anh Nguyễn Xuân Quang đến Kyiv, thủ đô Ukraine để học đại học từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó Ukraine còn là một nước Cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Lúc đầu anh Quang cũng chỉ nghĩ là ở lại đây một thời gian rồi về nước hoặc tùy tình hình thì tính tiếp. Nhưng dần dần, anh cảm thấy đây là nơi mình có thể gắn bó cuộc đời và quyết định định cư lâu dài. Anh đã sống ở Ukraine suốt hơn 30 năm nay. Anh cho biết: “Ukraine là một đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa, mến khách, cuộc sống dễ chịu. Khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập. Và cũng như những nước cộng hòa khác của Liên Xô, Ukraine lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi. Nhưng cuộc sống dần dần đi vào ổn định, có những cải cách xã hội hướng tới tiêu chí phát triển như Ba Lan và các nước Châu Âu. Tuy vậy những cải cách này chậm và luôn bị phá hoại bởi những đảng phái thân Nga hoặc âm thầm nhận tài trợ của Nga, lôi kéo Ukraine về quỹ đạo của Nga”. 


Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Ngô Nhân Dụng: Ukraine: Tập Cận Bình ‘tọa sơn quan hổ đấu’?

Người Trung Hoa có thành ngữ: Ngồi trên núi coi cọp đánh nhau, tọa sơn quan hổ đấu. Tập Cận Bình đang ngồi trên núi coi những con cọp Nga, Ukraine và các nước Âu, Mỹ đấu với nhau. Tập có thể ngồi coi chiến tranh diễn ra càng lâu càng tốt. Vì trong lúc đó Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, sẽ quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế, đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Tập Cận Bình “tọa sơn quan hổ đấu,” biết rằng nếu cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài sẽ chỉ có lợi cho nước Trung Quốc. Vladimir Putin sẽ không thể chiến thắng dù được Trung Cộng tiếp sức bằng cách mua dầu, khí bán “đại hạ giá.” Nhưng nước Nga sẽ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc hơn. Ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, Stalin và những người kế vị vẫn coi Mao Trạch Đông là một đối thủ, nhưng không đáng sợ. Bây giờ, với dân số Nga so với Trung Quốc chỉ bằng một phần mười, kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì trên thế giới, Nga đứng hàng thứ 11, ngang với Tây Ban Nha. Tổng Sản Lượng Nội Địa của Nga chỉ bằng một phần 6 Trung Quốc, đến năm 2040 sẽ chỉ bằng một phần tám.

Nguyễn Gia Kiểng: Khi cuộc chiến Ukraine bước vào năm thứ hai

Cuộc chiến Ukraine vừa bước vào năm thứ hai. Giữa những thông tin và bình luận dồn dập hàng ngày từ suốt một năm qua có lẽ chúng ta cần một cái nhìn thật bao quát. Càng cần vì cuộc chiến này sẽ thay đổi hẳn và một cách nhanh chóng bối cảnh chính trị thế giới và nước ta.

Ukraine sẽ vươn lên trong khi Nga gục xuống

Điều đầu tiên cần được nhấn mạnh là cuộc chiến Ukraine đã chỉ trở thành một khúc quanh lịch sử trọng đại của thế giới vì người Ukraine. Nếu tất cả diễn ra như Putin dự định thì cuộc xâm lăng Ukraine đã chỉ là một cuộc "hành quân đặc biệt" như Putin gọi nó và thế giới dân chủ chỉ có thể lên án với sự phẫn nộ bất lực trước một sự đã rồi. Putin tin là có thể chiếm được thủ đô Kyiv trong một vài ngày và sau đó chinh phục cả nước Ukraine để thiết lập một chính quyền bù nhìn tay sai trong một vài tuần. Không chỉ một mình Putin tin như vậy. Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đề nghị giúp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chạy trốn. Tình hình đã thay đổi hẳn nhờ sự dũng cảm của quân và dân Ukraine. Họ đã chặn đứng cuộc tấn công ồ ạt của Nga và khiến cả thế giới kinh ngạc.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ngô Nhân Dụng: Chiến tranh Ukraine sau một năm

Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Kiyv, thủ đô Ukraine đầu tuần này có lẽ là những giờ phút đáng nhớ nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Biden đi xe lửa suốt đêm trong 10 tiếng đồng hồ, tất cả các điện thoại di động phải tắt hoặc bị tạm tịch thâu. Trong lúc ông cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky đứng trước cửa nhà thờ St Michel thì nghe tiếng còi báo động, cho biết một oanh tạc cơ của Nga mới cất cánh, có thể bay đến trong vòng mấy phút.

Chiến tranh giống như đánh vật, luôn luôn là một cuộc tranh hùng coi bên nào ý chí mạnh hơn. Putin vốn làm mật vụ không ngại giết người, ý chí sắt đá, tin tưởng sẽ thắng người đàn ông gần 80 tuổi này. Joe Biden rất dễ bị đánh giá thấp. Ông không có tài hùng biện mà lại thích nói, cứ trông đã thấy là một cụ già. Bị tật nói lắp từ nhỏ, kiên nhẫn tự chữa được nhưng vẫn hay nói sai, nói nhịu khiến bị nghi ngờ cả khả năng phán đoán.

Nhưng một năm sau, các nước Âu châu đoàn kết giúp Ukraine, Biden nghiễm nhiên được chấp nhận đóng vai dẫn đầu. Còn Putin như cá mắc cạn trong cuộc chiến hoàn toàn vô vọng, địa vị có thể lung lay.

The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)

Kết quả của cuộc xung đột sẽ quyết định quyền lực của phương Tây

Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.


Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.

Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Ngô Nhân Dụng: Mỹ được lợi hại những gì ở Ukraine?

Chuyến đi của ông Volodymyr Zelensky từ Bakhmut, tỉnh Donetsk, Ukraine qua Washington diễn ra trong bí mật như phim gián điệp. Buổi sáng ông đến thăm binh sĩ đang chiến đấu bảo vệ một thành phố đang bị quân Nga tấn công hàng ngày. Sau đó ông đi hơn 400 cây số đường bộ tới một phi trường Ba Lan gần biên giới, rồi bay 11 tiếng đến căn cứ Andrews, ở thủ đô Mỹ. Từ ngày Ukraine bị Nga xâm lăng ông chưa đi thăm thủ đô một nước nào trong khối NATO dù việc đi lại dễ dàng giản dị hơn nhiều.

Zelensky biết rằng Mỹ sẽ không viện trợ tất cả những thứ vũ khí mà Ukraine yêu cầu. Vì ông Joe Biden muốn tránh không để Vladimir Putin lấy cớ mở rộng cuộc chiến. “Khối NATO không muốn một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga,” ông Zelensky nói, “Họ không muốn thấy Thế Chiến Thứ Ba bùng nổ!” Tổng thống Biden cũng nghĩ như vậy. Nhưng ông Zelensky vẫn thấy cần thuyết phục quốc hội Mỹ, là cơ quan nắm “quyền chi tiền” cho Tòa Bạch Ốc!

Sự kiện ông Zelensky đứng nói trước các đại biểu cả hai viện quốc hội ở Washington đã là một thông điệp mạnh mẽ. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã khuyến cáo ông rằng chắc chắn Putin sẽ đánh, và đề nghị kế hoạch giải cứu ông ra khỏi thủ đô Kyiv. Các nước Âu châu cũng nghĩ rằng quân Nga sẽ chiếm được Kyiv trong vài ngày, và biết rằng gián điệp Nga đang thi hành kế hoạch ám sát Zelensky cùng toàn bộ các nhà lãnh đạo Ukraine. Nhưng Zelensky can đảm ở lại, thề sống chết với thủ đô Kyiv, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng cự. Quân đội và nhân dân Ukraine đã chứng tỏ họ sẽ chiến thắng, họ chỉ cần thêm vũ khí và rất đáng được giúp! Trước khi ông Zelensky đến, quốc hội Mỹ đã biểu quyết các ngân sách $1.85 tỷ và $45 tỷ viện trợ Ukraine.


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Ngô Nhân Dụng: Chiến dịch mùa đông của Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã bay tới Washington để gặp Tổng thống Joe Biden và nói chuyện với quốc hội Mỹ. Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên kể từ khi nước ông bị quân Nga xâm lăng vào tháng Hai năm nay.

Sau khi quân Ukraine tái chiếm nhiều phần đất bị quân Nga chiếm đóng, cuộc chiến tranh Ukraine đang ở trong tình trạng dằng co. Từ tháng Chín Ukraine đã tái chiếm tỉnh Khakiv, đoạt lại những vùng bị quân Nga chiếm ở phía Tây của hai tỉnh Luhansk và Donetsk giáp biên giới Nga. Tháng 11 họ đã đánh vào tỉnh Kherson bị Nga cướp từ ngày cuộc chiến bắt đầu, lấy lại được thủ phủ đầu tháng 12. Nhưng Ukraine đang bị đe dọa về kinh tế cũng như quân sự, trong lúc Putin đang chuẩn bị cuộc tấn công trong mùa Đông sắp tới.

Trong hai tháng qua, Nga áp dụng chiến tranh phá hoại, bắn vào các nhà máy và hệ thống điện trên toàn quốc với các hỏa tiễn tầm xa và các máy bay nhỏ không người lái, drones, do Iran cung cấp. Mùa Đông khắc nghiệt đang tới, Ukraine có thể sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện, thiếu nước dùng, các cơ xưởng công nghiệp bị phá hoại hàng ngày.