Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023
Chính luận Trần Trung Đạo: Lý Quang Diệu: Chiến tranh Việt Nam giúp nuôi Đông Nam Á
Không ít người đồng ý tuyên truyền tẩy não dưới chế độ Cộng sản thật là khủng khiếp nhưng vẫn nghĩ loại thuốc độc này chỉ có tác dụng trong tầng lớp quần chúng nghèo nàn, ít học còn thành phần có học như luật sư, bác sĩ, kỹ sư thì không.
Không đúng. Dưới chế độ Cộng sản, mức độ khác nhau, nhưng rất ít người được miễn nhiễm khỏi vi trùng Cộng sản. Ngay cả Mikhail Gorbachev, trong bài phát biểu tại đại học Columbia tháng 3, 2002, cũng thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản Xô Viết mà ông phục vụ gần cả đời chỉ là "thuần túy tuyên truyền".
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
TRỊNH CÔNG SƠN VÀ CHIẾN TRANH
PHẠM XUÂN ÐÀI
Nửa sau thế kỷ 20, Việt Nam có hai cuộc chiến tranh. Cuộc đầu chống Pháp, chấm dứt chế độ Pháp thuộc, từ 1946 đến 1954, thường gọi cuộc chiến chín năm. Cuộc thứ hai miền Bắc “chiếu cố” miền Nam, thực chất là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của hai phe cộng sản và tự do trên thế giới, chấm dứt vào năm 1975.
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
Đừng lập lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam (XV)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 15
Nhiều năm sau đó, đài CBS phần tin tài liệu tuyên bố rằng sự thành công của địch quân trong dịp Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân một phần nhờ bởi sự dàn xếp do Tướng Westmoreland đứng đầu, nhằm ém nhẹm các tin tình báo cho thấy số quân Cộng Sản nhiều gấp đôi số lính mà các sĩ quan ta dự đoán. Phim tài liệu này đã dai dẳng tấn công vào sự ngay thẳng của một vị chỉ huy đáng kính nể trong quân đội Hoa Kỳ, cho thấy phẩm chất “lá cải” của cơ quan truyền thông này. Đại tướng Westmoreland là một người vô cùng chính trực, gần như quá ngay thẳng và theo đúng sách vở một cách chuyên nghiệp. Tôi không thể nghĩ ra được một quân nhân nào khác hơn ông là người hầu như không bao giờ có thể lừa dối các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ hay quần chúng bằng cách đưa tin sai lầm, lạc quan về tình hình quân sự tại Việt Nam. Ngược lại, tôi nhận thấy ông là một người chỉ huy thực tiễn hơn bất cứ một vị chỉ huy quân sự hay dân sự nào tôi từng được gặp trong các chuyến đi làm việc tại Việt Nam.
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến: Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời
Tưởng Năng Tiến
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 14
Các cố vấn dân sự đã thuyết phục Johnson rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, gia tăng áp lực quân sự từ từ, trong khi tiếp tục thương lượng để đạt đến hòa giải. Việc bỏ bom của chúng ta bắt đầu ở mức độ rất thấp, rồi tăng lên từ từ. Chúng ta đã ngây thơ cho rằng, khi Hà Nội nhận ra sự gia tăng áp lực chậm chạp ấy, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị và ngưng ngay cuộc tấn công miền Nam để tránh thiệt hại cho miền Bắc.
Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011
Năm 2011: Những nguy cơ lớn thử sức toàn dân tộc
Bùi Tín
Thường vào đầu năm, ai cũng mong muốn và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp.
Năm 2011 vừa mở đầu, quan sát tình hình mọi mặt của đất nước, thật khó lòng tìm thấy những lý do để lạc quan và hy vọng.
Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 13
Johnson cố tình giảm thiểu sự quan trọng của các hành động ông làm trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ông tuyên bố rằng ông ra lệnh cho không quân Hoa Kỳ tham dự cuộc chiến trong một lời mở đầu ngắn ngủi của một cuộc họp báo. Ông không xin Quốc Hội cho phép gọi thêm lực lượng trừ bị. Ông không yêu cầu một quyết nghị cho tình trạng tổ quốc lâm chiến, hay ngay cả không xin một dự luật cho ngân quỹ hỗ trợ cuộc chiến. Ông không tường trình kế hoạch của mình cho chiến tranh vào buổi diễn văn đọc trước quốc dân. Ông không công bố mức độ lính tuyển mộ dự trù và không cả giải thích rằng lính Mỹ từ lúc này sẽ trực tiếp tham chiến. Ông không cắt giảm chi tiêu xã hội hay tăng thuế để sẵn sàng cho một đất nước đang lâm chiến.
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010
Tham nhũng ở Việt Nam: Thế hệ 3.0 và 4.0!
Phan Châu Thành
Tham nhũng thời nào và xã hội nào cũng có. Nó chỉ thể hiện và bị nhận diện để ngăn chặn theo cách khác nhau, do đặc thù và trình độ văn hóa, kinh tế của mỗi xã hội. Nó luôn biến đổi cùng với mức sống vật chất và phi vật chất (văn hóa, tinh thần và pháp lý) của xã hội đó.
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 12
(1)
Tổng thống Diệm đã ổn định miền Nam Việt Nam như một tảng đá chủ chốt giữ vững cả một vòm trời. Các lực lượng chính trị đồng quy tụ về ông từ mọi hướng khác biệt, nhưng vì có thể dùng lực lượng này để cân bằng lực lượng kia, ông đặt tất cả các phe đảng vào vị trí của họ. Sự quan trọng của hòn đá chủ chốt này chỉ rõ ràng khi nó bị lấy ra, vai trò tối cần yếu của Tổng Thống Diệm chỉ hiển hiện sau khi ông đã qua đời, khi mà toàn hệ thống chính trị miền Nam Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010
Câu trả lời cho "Tại sao, Hàn Quốc?" và "Việt Nam ơi, tại sao?"
SONG CHI
Gần đây, trên trang Tuần Việt Nam có mấy bài viết cùng một chủ đề về sự trăn trở trước tình trạng lạc hậu của Việt Nam so với các quốc gia khác. Bài “Tại sao, Hàn Quốc“ của tác giả Thảo Dân đặt câu hỏi “Một dân tộc ít người hơn Việt Nam, một dân tộc không có những trang sử "oai hùng" như Việt Nam, một dân tộc mà chỉ số IQ không cao hơn Việt Nam... thế mà hình như cái gì cũng... hơn Việt Nam. Lạ nhỉ? Tại sao?”. Bắt đầu từ cái nhìn của người Singapore: “Nhìn về Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và người dân quốc đảo Singapore thường đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam ngồi trên nhiều núi vàng mà vẫn nghèo?”, bài viết “Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo?” đưa ra những nguyên nhân hạn chế trong cung cách làm kinh tế của Việt Nam như Triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình, Và triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau… Trong khi bài viết “Việt Nam ơi, tại sao?” của tác giả Nguyễn Quang Thạch thì tìm cách lý giải cả hai câu hỏi này bằng cách nêu lên những hạn chế trong tính cách của người Việt như Chấp nhận sự dối trá và cổ vũ ăn cắp, tham nhũng; Không dám đối mặt với chính mình, thích tô vẽ và háo danh, Thiếu đoàn kết, ghen ăn tức ở, Nhiều lý thuyết, kém hành động, yếu thực hành, Thiếu tiêu chuẩn sống…
Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010
Người Việt gian tham?
Trần Thành Nam
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập…
Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 11 (Tiếp theo)
Trong một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về lời cáo buộc Tổng Thống Diệm, hai phật tử trẻ đã được ngăn không cho tự thiêu cho biết Thượng Tọa Trí Quang và Giáo Hội Phật Giáo đã chiêu mộ họ như thế nào. Cả hai được kể cho nghe những câu chuyện kinh sợ rằng chính quyền Diệm đốt phá chùa chiền, đánh đập, tra khảo, moi ruột người theo đạo Phật. Một phật tử kể rằng kẻ chiêu dụ họ đã cho biết “Hội Phật Giáo phụng sự cho Cộng Sản và cần có 10 thiện nam tín nữ tình nguyện tự thiêu”. Sau khi gia nhập, phật tử này được cho biết “ban tổ chức tự thiêu sẽ lo liệu hết mọi việc.” Điều này gồm có đưa cho em một áo cà sa tẩm xăng, lái xe đưa em đến một địa điểm thật đông người để việc tự thiêu được nhiều sự chú ý nhất, và viết hộ em thư phản kháng chính quyền để sau khi em tự thiêu thì họ sẽ tận tay phân phối cho báo chí.
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 10 (Tiếp theo)
Sự thất bại của chúng ta trong việc ngăn ngừa Bắc Việt Nam thành lập đường mòn Hồ Chí Minh tạo ra nhiều hậu quả chết người. Hà Nội đáng lẽ đã không thể nào theo đuổi cuộc xâm lăng như họ đã tiến hành tại miền Nam Việt Nam nếu không thể tự tung tự tác tràn xuống dọc theo lãnh thổ Lào. Nếu Cộng Sản bị ngăn chặn không thể dùng Lào và Cao Miên làm trạm chuyển quân cho sự xâm lăng, họ đã phải tấn công vượt qua 40 dặm vùng phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt Nam. Trên mặt trận giới hạn này, Nam Việt Nam sẽ dễ dàng tự phòng thủ mà không cần đến sự trợ giúp của lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010
Tâm thư gỡ rối cho mấy vị lãnh đạo đảng
Tô Hải
(Tiếp theo và hết)
Thưa các vị!
Sở dĩ tôi phải ôn lại tuy dài dòng đấy nhưng vẫn chỉ là tóm tắt, cực kỳ tóm tắt, vì tôi lo là các vị chưa trải nghiệm như lũ ngoại bát tuần chúng tôi, thậm chí không hề biết gì về cái quá trình biến tướng của cái chủ nghĩa chết tiệt, lạc hậu và phản khoa học…, đã bị loài người lên án, vứt vào sọt rác và ở nhiều nơi người ta đã phải dựng những tượng đài kỷ niệm hàng triệu nạn nhân của cái chủ nghĩa vô luân ấy sát hại…, để các ông biết hoặc tìm hiểu thêm… vì:
TÔI TIN TƯỞNG RẰNG CÁC VỊ CŨNG NHẬN THỨC ĐẦY ĐỦ HOẶC ÍT NHẤT CŨNG ĐƯỢC 50-60% VẤN ĐỀ NÀY NHƯ TÔI.
Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 9 (Tiếp theo)
Tại Việt Nam, sự nổi dậy không phải là một cuộc cách mạng dân tộc, vì người dân Việt không nổi dậy chống chính quyền. Cuộc chiến thực sự là cuộc xâm lăng từ Bắc Việt đội lốt nổi dậy qua quân du kích. Trong khi chúng ta bỏ công trị triệu chứng, chúng ta quên mất không trị căn bệnh gốc.
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 7 (Tiếp theo)
3
NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN TIẾN VIỆC HOA KỲ THAM DỰ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Chưa bao giờ trong lịch sử có quá nhiều năng lực bị tiêu phí một cách vô ích như tại chiến tranh Việt Nam.
Ít khi nào một quốc gia lại ở thế thượng thừa về vũ lực hơn là trường hợp Hoa Kỳ so với Bắc Việt năm 1959. Cuộc chiến đã làm sa lầy một siêu cường quốc với sức mạnh của khả năng hạt nhân, tổng sản lượng quốc gia 500 tỷ Mỹ Kim, quân số trên 1 triệu, và dân số 180 triệu giằng co với một nước nhỏ có khả năng quân sự non yếu, tổng sản lượng dưới 2 tỷ Mỹ Kim, quân số 250,000, và dân số dưới 16 triệu. Trên giấy tờ, các con số xem chừng như một sự gán ghép vô cùng khập khiễng và vô vọng. Nhưng chiến tranh - nhất là chiến tranh du kích – không thể dàn trận theo các con số trên giấy.
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010
Quốc gia Ba Ðình, và Hà Nội
LTS. Đây là một bài viết về Hà Nội cách đây đã sáu năm. Với một Hà Nội vừa kỷ niệm 1000 năm, mời quý độc giả so sánh xem có khác biệt gì đáng kể giữa những điều mô tả trong bài vào năm 2004 và con người, đời sống thủ đô ngày nay? DĐTK
Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Ðó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Ðường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
Lê Lô
Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Ðó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Ðường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì... chết mẹ.”
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 6 (Tiếp theo)
Đại đa số quan sát viên đều không tin rằng ông Diệm có thể tại chức trong thời hạn ngắn ngủi một năm. Nhưng chỉ trong 2 năm, ông ta đã thanh lọc hết các tướng lãnh và viên chức bất trung trong guồng máy chính phủ, kiểm soát lực lượng cảnh sát Sài Gòn, chia và tái phối trí các lực lượng quân đội, nhận diện các cán bộ Việt Minh tại Sài Gòn, thắng Vua Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý, và đang hướng đến tổ chức bầu cử quốc hội để soạn thảo hiến pháp. Khi tôi thăm Sài Gòn vào ngày kỷ niệm một năm tại chức củaTổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1956, tôi đã rất ngạc nhiên và khâm phục những tiến bộ vượt bực ông đạt được bằng cách mang lại sự ổn định tình hình và lòng tin cùng sự hỗ trợ của đa số người dân Việt.
Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
Ghi chép cuối năm: Bức tranh ảm đạm của nông thôn miền Tây (II)
Giáo dục
Nói về thực trạng giáo dục ở miền Tây, có lẽ bài sau đây (trên Người lao động) cung cấp cho chúng ta vài con số đầy đủ hơn là những nhận xét cá nhân:
ĐBSCL: vùng “trũng” giáo dục
Tỉ lệ chưa đi học còn cao
Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, nước ta còn 4 triệu người chưa bao giờ đi học, chiếm 5% tổng số dân. Số người 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ 86,7%. Trong đó, cao nhất là ở ĐBSCL (93,4%) và thấp nhất là ở đồng bằng sông Hồng (80,6%).
ĐBSCL gồm 13 tỉnh, TP từ Long An đến Cà Mau với dân số 17.213.400 người. Tại hội nghị các tỉnh, TP ĐBSCL bàn về nguồn nhân lực tổ chức ngày 4-12-2010 ở TP Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ đã báo cáo năm 2010, trong lực lượng lao động của TP trung tâm ĐBSCL này có 4,9% số người chưa bao giờ đi học; 22,5% chưa tốt nghiệp tiểu học. Tổng cộng, tỉ lệ chưa bao giờ đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học là 27,4%.
An Giang có dân số cao nhất vùng ĐBSCL (2.149.200 người) và cũng là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa. Theo báo cáo của tỉnh này, năm 2009, trong số người 15 tuổi trở lên có tới 10,3% chưa bao giờ đi học; 31,7% chưa tốt nghiệp tiểu học. Còn tại tỉnh Trà Vinh, trong số lao động đang làm việc có đến 15% chưa bao giờ đến trường hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học.
Nếu tổng cộng toàn vùng ĐBSCL thì có đến 6,9% số người từ 15 tuổi trở lên chưa đi học (chiếm gần 1 triệu người) và 26,7% chưa tốt nghiệp tiểu học (gần 3,5 triệu người). Cộng số chưa đi học và số chưa tốt nghiệp tiểu học là 33,6% (4,5 triệu người) - con số khiến chúng ta phải trăn trở.
Trình độ nghề nghiệp thấp
Do tỉ lệ người chưa đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học tại ĐBSCL còn cao nên dẫn đến hậu quả là trình độ nghề nghiệp cũng thấp hoặc không có nghề. Tỉnh An Giang có đến 94,2% số người từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề.
Tỉ lệ này ở tỉnh Trà Vinh là 74,5%. Tỉ lệ chưa được đào tạo nghề của toàn vùng ĐBSCL lên đến 93,4%. Số lao động được đào tạo chủ yếu là ngắn ngày (32,8%). Trong đó, trình độ CĐ trở lên chỉ 2,6% và thực tế số người được đào tạo trình độ ĐH, CĐ lại phần lớn là hệ tại chức.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, ĐBSCL hiện có 11 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH và 27 trường CĐ. Năm 2010, toàn vùng có 166.111 sinh viên. Điểm đáng lưu ý là sinh viên hệ tại chức chiếm tỉ lệ rất cao so với hệ chính quy. Cụ thể, ở Trường ĐH Trà Vinh, tỉ lệ này là 177,9%.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, vào thời điểm năm 2009, cứ 1 vạn dân ĐBSCL thì có 71,5 sinh viên ĐH, CĐ. Đây là tỉ lệ thấp nhất khi so với các vùng trong cả nước (đồng bằng sông Hồng là 370 sinh viên/vạn dân, trung du và miền núi phía Bắc: 108 sinh viên/vạn dân, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 169 sinh viên/vạn dân, Đông Nam Bộ là 344 sinh viên/vạn dân).
Từ cơ sở học vấn của người lao động còn thấp nên rất dễ lý giải vì sao năng suất lao động và thu nhập đầu người của ĐBSCL vẫn thấp hơn so với các khu vực khác.” Trích báo nld.com.vn
Những con số được trình bày một cách rối rắm, nhưng đọc kĩ thì thấy vài xu hướng rất đáng lo ngại:
· Gần 7% người trên 15 tuổi (tức gần 1 triệu người) chưa đi học;
· 27% (4.5 triệu người) chưa tốt nghiệp tiểu học;
· Tỉ lệ sinh viên trên 10,000 dân là 71.5, thấp nhất nước. Như vậy toàn vùng ĐBSCL chỉ có 121,500 sinh viên.
Như chúng ta biết trên dưới 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, hay làm nghề nông. Trong những năm bao cấp, cuộc sống của người dân ở nông thôn miền Nam hết sức khó khăn, những khó khăn mà – nói theo Nhà văn Bùi Ngọc Tấn – Một thời mà mỗi khi nhớ lại, bỗng nhiên thấy mình đã là những người anh hùng, đã vượt qua một quãng đời tưởng như là bịa đặt, không thể nào tin được. Và thế hệ hôm nay càng chẳng thể quan niệm nổi. Nhưng sau khi có chính sách đổi mới chỉ vài năm, nông thôn Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng, nhanh đến nổi chóng mặt. Nói chung là những phát triển theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng có vài hiện tượng tiêu cực đi kèm.
Nhưng nói chung đời sống của người nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi nhiều người khá lên thì cũng có nhiều người khác dậm chân tại chỗ, thậm chí thiếu ăn. Sau thời kì bao cấp hợp tác xã, Nhà nước có chia ruộng cho những gia đình nào chưa có ruộng. Thông thường một gia đình được chia khoảng 3 đến 5 công đất để trồng lúa. Nhưng sau một thời gian, nhiều gia đình không có khả năng tài chính để duy trì ruộng, và phải bán cho những gia đình có tiền của trong xóm. Trắng tay lại hoàn trắng tay. Họ quay sang nghề cũ là làm mướn. Mỗi ngày làm mướn chỉ được 30.000 – 50.000 đồng, tức trên dưới 2-3 Mĩ kim. Với một thu nhập khiêm tốn như thế, họ chỉ sống qua ngày...
Hai trong những vấn đề lớn nhất của nông dân hiện nay là y tế và giáo dục. Hệ thống y tế nông thôn trước đây gần như là không có, cho nên sau này, xây dựng một hệ thống y tế dự phòng ở nông thôn đòi hỏi một chi phí rất lớn. Ngay cả hiện nay, nhiều làng xã không có cơ sở y tế. Xã tôi may mắn hơn vì có một trạm y tế (do một người Đức, có vợ là một cô gái trong làng, xây và tài trợ) và có bác sĩ, y sĩ chăm sóc những bệnh thông thường cho bà con. Thành ra, khi có vấn đề sức khỏe, người dân phải hoặc là đi bệnh viện huyện hay bệnh viện tỉnh. Cả tỉnh chỉ có một bệnh viện đa khoa duy nhất (khoảng 1000 giường). Tuy số giường không phải là nhỏ so với các bệnh viện Tây phương, nhưng vì dân số liên tục gia tăng, nên bệnh viện này càng ngày càng lâm vào tình trạng quá tải. Có khi, như đề cập ở một bài viết khác, 2, 3 người bệnh phải nằm chung một giường!
Trong khi thu nhập của nông dân hết sức khiêm tốn, thì chi phí chữa trị bệnh tật lại cực kì đắt đỏ. Ngày nay, người dân không bị bệnh truyền nhiễm, mà những bệnh liên quan đến ăn uống và thừa thải thực phẩm.
Những bệnh thường hay gặp nhất ở nông thôn ngày nay là: cao huyết áp, tiểu đường, khớp xương, tim mạch và tai biến mạch máu não. Mỗi lần đi khám bệnh, chi phí bác sĩ thì không bao nhiêu, nhưng cái toa thuốc kèm theo mới làm cho nhiều gia đình điêu đứng, méo mặt. Chẳng hạn như dì tôi bị bệnh tiểu đường, mỗi lần đi khám bác sĩ đều có một toa thuốc trị giá 600.000 đồng có thể dùng trong vòng 1 tháng. Đó là chưa kể các dịch vụ thử nghiệm khác, cũng tốn khoảng 100.000 đồng một lần. Một người nông dân làm trung bình 1 tháng chưa chắc đủ tiền để trang trải toa thuốc này. Chính phủ chẳng có tài trợ gì, người dân phải tự lo liệu lấy.
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cứ 10.000 dân số có 18 giường bệnh, trong khi đó chỉ số cho cả nước là 35 giường. Ngoài ra, sự thiếu thốn về dụng cụ y khoa vẫn còn triền miên. Nhưng một vấn đề khó khăn khác là nhân sự trong hệ thống y tế còn thiếu nghiêm trọng.
Đời sống của người nông dân nói chung là một cuộc đấu tranh liên tục. Đấu tranh chống cái nghèo. Đấu tranh chống lại thiên nhiên. Mấy năm trước đây là họa ốc bưu vàng. Nay thì sâu rầy đang làm bà con khốn đốn. Muốn chống lại sâu rầy, bà con phải tiêu ra hàng nửa triệu đồng (một số tiền không phải là nhỏ) để mua thuốc trừ sâu. Cái khó trong việc trừ sâu là càng dùng thuốc mạnh, thì sâu rầy càng biến hóa đề kháng thuốc, và nông dân càng dùng thuốc mạnh hơn. Mà nếu dùng thuốc quá mạnh thì sẽ làm cho chết cá, một mối nguy cơ đối với người nông dân. Nói như một anh hàng xóm, “Sâu nó cũng như người mình vậy, nó cũng tìm cách thích nghi và sống sót, biết bao giờ mới xóa bỏ được nó.” Nhà nước có chương trình giáo dục về cách dùng thuốc trừ sâu, thậm chí có lệnh cấm dùng những thuốc có hại đến cá và môi trường, nhưng bà con vẫn cứ liều, bị phạt thì chịu, chứ để chết lúa thì chắc là không. Các nhà khoa học nông nghiệp cũng khá thành công trong việc nghiên cứu thuốc trừ sâu mới an toàn cho môi trường, nhưng thường thường họ đi sau con sâu khoảng 1 đến 2 năm! Bài toán trừ sâu thật là nan giải.
Với chi phí sản xuất càng ngày càng tăng, mà sản lượng lúa và giá lúa thì gần như chẳng có gì thay đổi, nên dẫn đến tình trạng thu nhập càng ngày càng ít. Theo một thống kê mà tôi đọc được gần đây, mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dẫn đầu về sản xuất lúa gạo, nông sản, hải sản cho cả nước, và có lẽ cũng là một trong những trung tâm sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới, nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở đây nói chung còn thấp so với các vùng khác trong nước. Số lượng gạo xuất khẩu từ vùng ĐBSCL là 4 triệu tấn, đem về hàng tỉ USD cho cả nước. Dĩ nhiên, thành tích này là do sự đóng góp từ nông dân vùng ĐBSCL. Nhưng trớ trêu thay, chỉ có 15% số tiền này là đến tay người nông dân, một số lớn (45%) lại nằm trong tay các công ty quốc doanh, và phần còn lại lọt về các tay trung gian buôn bán. Thật là hết sức bất công!
Chả thế mà vùng đất vốn mang tiếng "thừa gạo", nhưng lại bị thiệt thòi hầu như trên mọi mặt, thua kém các vùng khác trên hầu hết mọi chỉ số về kinh tế và xã hội. Thực ra, đối với phần đông bà con vùng ĐBSCL, hai chữ "thừa gạo" là một sỉ nhục. Theo một nghiên cứu gần đây của trường đại học Cần Thơ, khoảng 60% dân số thiếu gạo ăn từ 4 tới 5 tháng. Hơn ba phần tư dân chúng vẫn còn ở nhà tranh vách lá. Thu nhập quân bình của bà con trong vùng cũng thấp hơn cả nước và không theo đuổi kịp lạm phát. Do đó, dù nông thôn ĐBSCL đã phát triển và còn đang phát triển nhanh, đời sống dân khá hơn trước nhiều, trường học phát triển nhiều, hệ thống y tế cũng về đến tận làng xã, v.v…. nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Nói về thực trạng giáo dục ở miền Tây, có lẽ bài sau đây (trên Người lao động) cung cấp cho chúng ta vài con số đầy đủ hơn là những nhận xét cá nhân:
ĐBSCL: vùng “trũng” giáo dục
Tỉ lệ chưa đi học còn cao
Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, nước ta còn 4 triệu người chưa bao giờ đi học, chiếm 5% tổng số dân. Số người 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ lệ 86,7%. Trong đó, cao nhất là ở ĐBSCL (93,4%) và thấp nhất là ở đồng bằng sông Hồng (80,6%).
ĐBSCL gồm 13 tỉnh, TP từ Long An đến Cà Mau với dân số 17.213.400 người. Tại hội nghị các tỉnh, TP ĐBSCL bàn về nguồn nhân lực tổ chức ngày 4-12-2010 ở TP Cần Thơ, UBND TP Cần Thơ đã báo cáo năm 2010, trong lực lượng lao động của TP trung tâm ĐBSCL này có 4,9% số người chưa bao giờ đi học; 22,5% chưa tốt nghiệp tiểu học. Tổng cộng, tỉ lệ chưa bao giờ đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học là 27,4%.
An Giang có dân số cao nhất vùng ĐBSCL (2.149.200 người) và cũng là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa. Theo báo cáo của tỉnh này, năm 2009, trong số người 15 tuổi trở lên có tới 10,3% chưa bao giờ đi học; 31,7% chưa tốt nghiệp tiểu học. Còn tại tỉnh Trà Vinh, trong số lao động đang làm việc có đến 15% chưa bao giờ đến trường hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học.
Nếu tổng cộng toàn vùng ĐBSCL thì có đến 6,9% số người từ 15 tuổi trở lên chưa đi học (chiếm gần 1 triệu người) và 26,7% chưa tốt nghiệp tiểu học (gần 3,5 triệu người). Cộng số chưa đi học và số chưa tốt nghiệp tiểu học là 33,6% (4,5 triệu người) - con số khiến chúng ta phải trăn trở.
Trình độ nghề nghiệp thấp
Do tỉ lệ người chưa đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học tại ĐBSCL còn cao nên dẫn đến hậu quả là trình độ nghề nghiệp cũng thấp hoặc không có nghề. Tỉnh An Giang có đến 94,2% số người từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề.
Tỉ lệ này ở tỉnh Trà Vinh là 74,5%. Tỉ lệ chưa được đào tạo nghề của toàn vùng ĐBSCL lên đến 93,4%. Số lao động được đào tạo chủ yếu là ngắn ngày (32,8%). Trong đó, trình độ CĐ trở lên chỉ 2,6% và thực tế số người được đào tạo trình độ ĐH, CĐ lại phần lớn là hệ tại chức.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, ĐBSCL hiện có 11 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH và 27 trường CĐ. Năm 2010, toàn vùng có 166.111 sinh viên. Điểm đáng lưu ý là sinh viên hệ tại chức chiếm tỉ lệ rất cao so với hệ chính quy. Cụ thể, ở Trường ĐH Trà Vinh, tỉ lệ này là 177,9%.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, vào thời điểm năm 2009, cứ 1 vạn dân ĐBSCL thì có 71,5 sinh viên ĐH, CĐ. Đây là tỉ lệ thấp nhất khi so với các vùng trong cả nước (đồng bằng sông Hồng là 370 sinh viên/vạn dân, trung du và miền núi phía Bắc: 108 sinh viên/vạn dân, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 169 sinh viên/vạn dân, Đông Nam Bộ là 344 sinh viên/vạn dân).
Từ cơ sở học vấn của người lao động còn thấp nên rất dễ lý giải vì sao năng suất lao động và thu nhập đầu người của ĐBSCL vẫn thấp hơn so với các khu vực khác.” Trích báo nld.com.vn
Những con số được trình bày một cách rối rắm, nhưng đọc kĩ thì thấy vài xu hướng rất đáng lo ngại:
· Gần 7% người trên 15 tuổi (tức gần 1 triệu người) chưa đi học;
· 27% (4.5 triệu người) chưa tốt nghiệp tiểu học;
· Tỉ lệ sinh viên trên 10,000 dân là 71.5, thấp nhất nước. Như vậy toàn vùng ĐBSCL chỉ có 121,500 sinh viên.
Như chúng ta biết trên dưới 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, hay làm nghề nông. Trong những năm bao cấp, cuộc sống của người dân ở nông thôn miền Nam hết sức khó khăn, những khó khăn mà – nói theo Nhà văn Bùi Ngọc Tấn – Một thời mà mỗi khi nhớ lại, bỗng nhiên thấy mình đã là những người anh hùng, đã vượt qua một quãng đời tưởng như là bịa đặt, không thể nào tin được. Và thế hệ hôm nay càng chẳng thể quan niệm nổi. Nhưng sau khi có chính sách đổi mới chỉ vài năm, nông thôn Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng, nhanh đến nổi chóng mặt. Nói chung là những phát triển theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng có vài hiện tượng tiêu cực đi kèm.
Nhưng nói chung đời sống của người nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi nhiều người khá lên thì cũng có nhiều người khác dậm chân tại chỗ, thậm chí thiếu ăn. Sau thời kì bao cấp hợp tác xã, Nhà nước có chia ruộng cho những gia đình nào chưa có ruộng. Thông thường một gia đình được chia khoảng 3 đến 5 công đất để trồng lúa. Nhưng sau một thời gian, nhiều gia đình không có khả năng tài chính để duy trì ruộng, và phải bán cho những gia đình có tiền của trong xóm. Trắng tay lại hoàn trắng tay. Họ quay sang nghề cũ là làm mướn. Mỗi ngày làm mướn chỉ được 30.000 – 50.000 đồng, tức trên dưới 2-3 Mĩ kim. Với một thu nhập khiêm tốn như thế, họ chỉ sống qua ngày...
Hai trong những vấn đề lớn nhất của nông dân hiện nay là y tế và giáo dục. Hệ thống y tế nông thôn trước đây gần như là không có, cho nên sau này, xây dựng một hệ thống y tế dự phòng ở nông thôn đòi hỏi một chi phí rất lớn. Ngay cả hiện nay, nhiều làng xã không có cơ sở y tế. Xã tôi may mắn hơn vì có một trạm y tế (do một người Đức, có vợ là một cô gái trong làng, xây và tài trợ) và có bác sĩ, y sĩ chăm sóc những bệnh thông thường cho bà con. Thành ra, khi có vấn đề sức khỏe, người dân phải hoặc là đi bệnh viện huyện hay bệnh viện tỉnh. Cả tỉnh chỉ có một bệnh viện đa khoa duy nhất (khoảng 1000 giường). Tuy số giường không phải là nhỏ so với các bệnh viện Tây phương, nhưng vì dân số liên tục gia tăng, nên bệnh viện này càng ngày càng lâm vào tình trạng quá tải. Có khi, như đề cập ở một bài viết khác, 2, 3 người bệnh phải nằm chung một giường!
Trong khi thu nhập của nông dân hết sức khiêm tốn, thì chi phí chữa trị bệnh tật lại cực kì đắt đỏ. Ngày nay, người dân không bị bệnh truyền nhiễm, mà những bệnh liên quan đến ăn uống và thừa thải thực phẩm.
Những bệnh thường hay gặp nhất ở nông thôn ngày nay là: cao huyết áp, tiểu đường, khớp xương, tim mạch và tai biến mạch máu não. Mỗi lần đi khám bệnh, chi phí bác sĩ thì không bao nhiêu, nhưng cái toa thuốc kèm theo mới làm cho nhiều gia đình điêu đứng, méo mặt. Chẳng hạn như dì tôi bị bệnh tiểu đường, mỗi lần đi khám bác sĩ đều có một toa thuốc trị giá 600.000 đồng có thể dùng trong vòng 1 tháng. Đó là chưa kể các dịch vụ thử nghiệm khác, cũng tốn khoảng 100.000 đồng một lần. Một người nông dân làm trung bình 1 tháng chưa chắc đủ tiền để trang trải toa thuốc này. Chính phủ chẳng có tài trợ gì, người dân phải tự lo liệu lấy.
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cứ 10.000 dân số có 18 giường bệnh, trong khi đó chỉ số cho cả nước là 35 giường. Ngoài ra, sự thiếu thốn về dụng cụ y khoa vẫn còn triền miên. Nhưng một vấn đề khó khăn khác là nhân sự trong hệ thống y tế còn thiếu nghiêm trọng.
Đời sống của người nông dân nói chung là một cuộc đấu tranh liên tục. Đấu tranh chống cái nghèo. Đấu tranh chống lại thiên nhiên. Mấy năm trước đây là họa ốc bưu vàng. Nay thì sâu rầy đang làm bà con khốn đốn. Muốn chống lại sâu rầy, bà con phải tiêu ra hàng nửa triệu đồng (một số tiền không phải là nhỏ) để mua thuốc trừ sâu. Cái khó trong việc trừ sâu là càng dùng thuốc mạnh, thì sâu rầy càng biến hóa đề kháng thuốc, và nông dân càng dùng thuốc mạnh hơn. Mà nếu dùng thuốc quá mạnh thì sẽ làm cho chết cá, một mối nguy cơ đối với người nông dân. Nói như một anh hàng xóm, “Sâu nó cũng như người mình vậy, nó cũng tìm cách thích nghi và sống sót, biết bao giờ mới xóa bỏ được nó.” Nhà nước có chương trình giáo dục về cách dùng thuốc trừ sâu, thậm chí có lệnh cấm dùng những thuốc có hại đến cá và môi trường, nhưng bà con vẫn cứ liều, bị phạt thì chịu, chứ để chết lúa thì chắc là không. Các nhà khoa học nông nghiệp cũng khá thành công trong việc nghiên cứu thuốc trừ sâu mới an toàn cho môi trường, nhưng thường thường họ đi sau con sâu khoảng 1 đến 2 năm! Bài toán trừ sâu thật là nan giải.
Với chi phí sản xuất càng ngày càng tăng, mà sản lượng lúa và giá lúa thì gần như chẳng có gì thay đổi, nên dẫn đến tình trạng thu nhập càng ngày càng ít. Theo một thống kê mà tôi đọc được gần đây, mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dẫn đầu về sản xuất lúa gạo, nông sản, hải sản cho cả nước, và có lẽ cũng là một trong những trung tâm sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới, nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở đây nói chung còn thấp so với các vùng khác trong nước. Số lượng gạo xuất khẩu từ vùng ĐBSCL là 4 triệu tấn, đem về hàng tỉ USD cho cả nước. Dĩ nhiên, thành tích này là do sự đóng góp từ nông dân vùng ĐBSCL. Nhưng trớ trêu thay, chỉ có 15% số tiền này là đến tay người nông dân, một số lớn (45%) lại nằm trong tay các công ty quốc doanh, và phần còn lại lọt về các tay trung gian buôn bán. Thật là hết sức bất công!
Chả thế mà vùng đất vốn mang tiếng "thừa gạo", nhưng lại bị thiệt thòi hầu như trên mọi mặt, thua kém các vùng khác trên hầu hết mọi chỉ số về kinh tế và xã hội. Thực ra, đối với phần đông bà con vùng ĐBSCL, hai chữ "thừa gạo" là một sỉ nhục. Theo một nghiên cứu gần đây của trường đại học Cần Thơ, khoảng 60% dân số thiếu gạo ăn từ 4 tới 5 tháng. Hơn ba phần tư dân chúng vẫn còn ở nhà tranh vách lá. Thu nhập quân bình của bà con trong vùng cũng thấp hơn cả nước và không theo đuổi kịp lạm phát. Do đó, dù nông thôn ĐBSCL đã phát triển và còn đang phát triển nhanh, đời sống dân khá hơn trước nhiều, trường học phát triển nhiều, hệ thống y tế cũng về đến tận làng xã, v.v…. nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)