Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Ngô Nhân Dụng: Đặt tên đường là viết sử

Dinh Gia Long nằm ngay góc đường Công Lý và Gia Long. Năm 1978, tòa nhà này được trưng dụng làm Bảo tàng Cách mạng TP.HCM, đến 1999 lại được đổi thành Bảo tàng TP.HCM như hiện nay. Sau năm 1975, hai con đường trên cũng được đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lý Tự Trọng. Nguồn: Thời Xưa.

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ! Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước 4 ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

Đổi tên đường là một cách sửa lịch sử. Các đảng Cộng sản từ thời Stalin vẫn liên tục sửa đổi sách sử theo nhu cầu giai đoạn. Sau khi Leo Trotsky chống Stalin rồi trốn ra nước ngoài, những tấm hình ông ta đứng bên Lenin bị bôi xóa hết. Tên những lãnh tụ cộng sản trong Bộ Chính Trị hay Trung ương đảng cũng biến mất trong sách vì đã bị Stalin thủ tiêu. Sau khi chế độ cộng sản sập tiệm, thành phố mang tên Stalingrad nằm bên sông Volga được đổi tên thành Volgagrad.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Song Chi: Chuyện nhân sự ở cấp “Tứ trụ” và thái độ của người dân

 4 khuôn mặt “Tứ Trụ” hiện tại của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam

Từ trái qua phải: “Tứ Trụ” của đảng CSVN: Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai.

Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, mà người dân vẫn thường gọi một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là dân học Văn, có bằng Cử nhân Ngữ văn, nhưng sau đó đi theo chuyên ngành Sử và Lý luận Mác Lê, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô, được phong Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng, mở miệng ra nếu không làm…thơ thì nói chuyện lý luận Mác Lênin. Vì vậy làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản là phải, vì ngoài việc quan tâm bảo vệ đảng thì ông Trọng không biết bất cứ lĩnh vực nào khác.


Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Tomoya Onishi: Với vụ cách chức 2 phó thủ tướng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ củng cố thêm quyền hành (Mặc Lý dịch)

Bản dịch bài viết trên Nikkei Asia Review ngày 06/01/2023, một truyền thông trung hữu với độ xác tín cao, về việc hai phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cách chức.

***

(Cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình có thể đã thúc đẩy việc “đốt lò” của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tomoya Onishi, biên tập viên của Nikkei Asia Review


Hà Nôi – Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam có vẻ đã củng cố việc thâu tóm quyền hành hơn nữa khi quốc hội vào hôm thứ Năm 05/01/2023, trong một phiên họp bất thường khai mạc cùng ngày, đã chuẩn thuận cho việc cách chức hai Phó Thủ Tướng.


Người ta đã đoán trước được quyết định này, sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tước bỏ chức Uỷ Viên Trung Ương Đảng của hai người.


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Bùi Văn Phú: Sau 27 năm bang giao Mỹ-Việt, Hà Nội vẫn theo Nga và Trung Quốc

Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, khép lại một trang sử thù nghịch kéo dài nhiều thập niên trên chiến trường và chính trường ngoại giao.

Cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã có không lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, nhưng Hà Nội để mất cơ hội bắt tay với Washington vào những năm cuối thập niên 1970.

Hội nghị ghi dấu 27 năm quan hệ Việt-Mỹ do Đại học Fulbright Vietnam tổ chức vào tháng 8/2022 (Screenshot – Fulbright University Vietnam)

Sau chiến tranh, Mỹ muốn thừa nhận một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội, vì thế khi hai quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Miền Bắc) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (hậu thân của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hay còn gọi là Mặt trận Giải phóng Miền Nam, thay thế Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30/4/1975) cùng xin gia nhập Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 1975, Hoa Kỳ đã phủ quyết việc này, còn Trung Quốc, Liên Xô và Anh, Pháp đều ủng hộ. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa [Huang Hua] lúc đó đã ca ngợi cuộc chiến đấu lâu dài của nhân dân Việt Nam là “biểu tượng sáng ngời của chính nghĩa cách mạng chống đế quốc” trên toàn thế giới và ông nhấn mạnh hai dân tộc Trung, Việt đã là “đồng chí chiến đấu bên nhau.” (The New York Times 12/8/1975).

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Ngô Nhân Dụng: Việt Nam may mắn hơn Ukraine?

Mỗi năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày Thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.

Năm nay, bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân tộc Ukraine!”

Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, Vladimir Putin đang dùng nạn đói như một vũ khí tấn công Ukraine…” khi phóng các hỏa tiễn vào các khu dân cư, đánh phá hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông và các nhà máy điện trong khi mùa Đông đang tới; cho dân Ukraine chết đói chết rét như thời Stalin.