Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023
Ngô Nhân Dụng: Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc
Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc. Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.
Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023
Trung Quốc đáng sợ đến mức nào?, The Economist, Cù Tuấn biên dịch
Tóm tắt: Mỹ phải hiểu điểm yếu cũng như điểm mạnh của Trung Quốc
Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình ở San Francisco vào tuần tới, rủi ro sẽ rất cao. Giao tranh ở Trung Đông có nguy cơ trở thành một sân khấu khác cho sự cạnh tranh giữa các cường quốc, với việc Mỹ ủng hộ Israel và Trung Quốc (cùng với Nga) tăng cường liên kết với Iran. Ở Biển Đông, Trung Quốc đang quấy rối các tàu Philippines và cho máy bay của họ bay gần các máy bay Mỹ một cách nguy hiểm. Năm tới sẽ thử thách mối quan hệ Trung-Mỹ nhiều hơn nữa. Vào tháng 1, một ứng cử viên bị Bắc Kinh căm ghét có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan. Trong phần lớn thời gian của năm, cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ là một phần của việc chỉ trích Trung Quốc.
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023
Katsuji Nakazawa: Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.
Cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở tuổi 68 vào tuần trước đã vén bức màn mở ra một hồi mới trong vở kịch chính trị phức tạp tại Trung Quốc.
Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023
Nguyễn Hải Hoành: Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc
![]() |
Khu phố Tàu ở Flushing, Queens, thành phố New York. |
Tháng 6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, đề xuất mục tiêu đến năm 2020 Trung Quốc phải tiến vào hàng ngũ các cường quốc tài nguyên con người (chữ Hán là “nhân tài cường quốc”, “nhân tài” ở đây là tài nguyên con người).
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Tìm hiểu chiến lược quốc gia của Trung Quốc, Trịnh Khải Nguyên-Chương biên dịch
![]() |
Máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-15 bay từ tàu sân bay Sơn Đông trong cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan |
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023
Duan Xiaolin và Liu Yitong: Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc, The Diplomat, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Sự chuyển hướng của Trung Quốc sang chính sách ngoại giao cưỡng bức bắt nguồn từ những nguyên nhân trong nước rất quan trọng cần được xem xét, ngay cả khi chính phủ báo hiệu một cách tiếp cận mới.
Việc triển khai “ngoại giao chiến lang”, một phong cách ngoại giao cưỡng bức mới của Trung Quốc, đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu về sự hung hăng của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Dưới đây là một số ví dụ nổi bật.
Tháng 3/2020, Triệu Lập Kiên, khi đó là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, đã châm ngòi cho một thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể đã mang COVID-19 đến Trung Quốc trong Thế vận hội Quân sự (Military World Games), được tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 10/2019.
Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
Trịnh Khải Nguyên-Chương: Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nói một đằng, làm một nẻo
![]() |
Tập Cận Bình |
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu. Giới quan sát quốc tế không bỏ lỡ cơ hội này để tìm xem Trung Quốc có đưa ra ý niệm gì mới mẻ không, nhưng họ đã thất vọng hoàn toàn vì toàn bộ văn kiện chỉ thể hiện rõ ràng tính đạo đức giả của Bắc Kinh, và nó chẳng có gì mới lạ ngoài những ngụy luận cố hữu nhằm lôi kéo các quốc gia đang phát triển vào một cơ cấu chính trị toàn cầu chuyên quyền do Bắc Kinh chủ xướng.
Gina Anne Tam: Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?
Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm.