Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị –Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị –Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Trần Trung Đạo: Trót đà gây việc chông gai.

Cựu phó chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân trước tòa. Hình: Facebook Trần Trung Đạo.

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

Công chúng quan tâm theo dõi không chỉ vì mức độ nghiêm trọng của vụ án mà còn để nghe và nhìn tường tận qua các ‘video’ những con người độc ác đã lợi dụng hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nạn nhân nghèo khó để làm giàu.

Ngô Nhân Dụng: Thử thách nền dân chủ Israel

 

Ba quốc gia nhỏ được nhiều người ngưỡng mộ. Thụy Sĩ tập hợp mấy sắc dân, sống hòa bình, nghệ thuật làm đồng hồ và hệ thống ngân hàng dẫn đầu thế giới. Singapore kinh tế phồn thịnh, dân kỷ luật, sạch sẽ, trọng chữ Tín, như một Thụy Sĩ ở châu Á. Và Israel bé hạt tiêu, 9 triệu dân; từ khi lập quốc, gần 3 phần tư thế kỷ, đã phải đương cự với mấy trăm triệu người Á Rập và các giáo sĩ Iran; luôn luôn sống trong tình trạng chiến tranh nhưng vẫn duy trì chế độ tự do dân chủ.

Chris Buckley và David Pierson: Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức, The New York Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Tần Cương (Qin Gang).
Wikipedia

Tn Cương, mt nhân vt được Tp Cn Bình trng dng, đã b thay thế bi Vương Ngh, mt nhà ngoi giao dày dn kinh nghim, đ li nhiu câu hi chưa có li đáp v s tht sng ca Tn.

Ch mi 5 tun trước, Ngoi trưởng Trung Quc, Tn Cương, còn gi v trí trung tâm trong nhim v khôi phc quan h ngoi giao cp cao M-Trung: Ông đã bt tay vi Ngoi trưởng Antony J. Blinken ti Bc Kinh và nhn li mi ti thăm M.

Nhưng trong mt du hiu minh ho cho s tht thường ca chính tr cung đình Trung Quc, Tn đã đt ngt b cách chc Ngoi trưởng vào th Ba, sau khi biến mt khi tm nhìn ca công chúng sut 30 ngày. Đng thái này đã chm dt s nghip ca mt nhà ngoi giao tng vươn lên v trí hàng đu, vi tư cách là mt trong nhng ngôi sao đang lên được Ch tch Tp Cn Bình tin cy nht.


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Phạm Đình Trọng: Ngậm ngùi thân phận người dân mất nước

1. Bằng lá phiếu người dân được tự do và bình đẳng bầu chọn hiền tài trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và tổ chức, điều hành hoạt động xã hội. Đó là quyền làm chủ đất nước của người dân. Không những là quyền lớn nhất, thiêng liêng nhất của con người, của công dân, quyền làm chủ đất nước còn gắn bó máu thịt người dân với đất nước. Từ đó mà có khái niệm Mẹ Tổ Quốc. Quyền làm chủ đất nước đặt trên vai người dân bổn phận công dân với đất nước như đứa con có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.

Thời thực dân Pháp cướp nước ta, người dân Việt Nam vẫn còn chút quyền tự do ngôn luận, tự do ra báo, tự do mít tinh, tự do hoạt động hội đoàn khi hội đoàn đăng ký hoạt động được chính quyền Pháp chấp nhận, tự do sản xuất kinh doanh trong luật pháp bình đẳng. Không có thành phần kinh tế nào được phép trở thành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Dù doanh nghiệp của tư bản Pháp cũng không có chính sách biệt đãi riêng. Doanh nghiệp của người Pháp cũng bình đẳng với doanh nghiệp của người Việt. Nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền làm chủ đất nước Việt Nam máu thịt của mình. Người dân không có quyền làm chủ đất nước là mất nước thực sự rồi.

Gregory B. Poling: Các Quốc Gia Đông Nam Á Cứng Rắn Với Trung Quốc Trên Biển Đông (tạp chí Asia Times, Mặc Lý dịch)

(Ghi chú từ ND - Đây là bản dịch bài viết của Gregory B. Poling, trên tạp chí Asia Times ngày 23/01/2023, trích lại từ East Asia Forum. Tác giả là nhà nghiên cứu cao cấp, Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á và Sáng Kiến Minh Bạch Trong Hàng Hải Á Châu, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington, DC)

***

Lần đầu tiên trong một thập niên, sự kiểm soát của Trung Quốc trên những vùng biển đang tranh chấp không thể tiến triển thêm trong năm 2022 đầy biến động – Gregory B. Poling.


Tình hình ở Biển Đông vẫn chưa ổn định. Tàu bè Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc chạm trán nguy hiểm và ngày càng leo thang với tàu của các quốc gia khác trong suốt năm 2022. Nhưng lần đầu tiên sau một thập niên, sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng biển đang tranh chấp không có tiến bộ nào đáng kể.