Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023
Nguyễn Hoàng Văn: Đất ở dưới chân và biểu tượng ở trên đầu
Chưa bao giờ người Việt máu me với đất như bây giờ, thuận nghịch hai chiều, nghĩa đen và nghĩa bóng: con người máu me với đất và đất khiến con người máu me với nhau. Đất đã làm cha ông chúng ta đổ máu biết bao đời nhưng đó là những giọt máu nóng, cho nước cho nòi, còn ngày hôm nay lại là một thứ máu lạnh tanh để thêm phần mục ruỗng nước non và bại hoại giống nòi. Máu me, hầu như cả xã hội quay cuồng trong cơn sốt với những hình nhân hung tợn hay bắng nhắng, xớn xác khiến tôi, có lúc, lại lẩn thẩn ước ao rằng giá mà đất cũng như là…. điện ảnh.
Nghĩa là chỉ ước để mà… ước. Hướng đi vô nghĩa của tổ quốc đã phát sinh những điều quái gỡ nhất cùng những tương đồng dị thường nhất, thí dụ như đất có thể đồng đẳng với… dân chủ thế nhưng đất không thể nào là điện ảnh. Không thể mà tôi vẫn cố là bởi nhà văn Nguyễn Tuân, sau chuyến đi Hương Cảng đóng phim năm 1938, kể lại trong tùy bút “Ấn Tín của người con hát Tỉnh Việt”. Đến chỉ để đóng một cuốn phim chẳng mấy tiếng vang mà lại thủ một vai vô danh, chỉ xuất hiện thoáng qua, nhà văn này lại lên giọng khinh bạc, cho rằng muốn phê bình nền điện ảnh Hương Cảng thì đừng mong vào sự công bằng mà phải “tỏ lòng từ thiện”: [1]
Katsuji Nakazawa: Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.
Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng).
Vào thập niên 1990, học giả người Mỹ Lester Brown đã đăng một bài trên tạp chí World Watch với tiêu đề Who Will Feed China? (Ai sẽ nuôi Trung Quốc?) bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu lương thực ở nước này.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Phil Robertson: Không được phép đùa ở Việt Nam, Human Rights Watch
![]() |
Vợ, hai em trai, và các bạn của Bùi Tuấn Lâm tụ hợp ở Đà Nẵng, Việt Nam, để đòi tự do cho ông, tháng Năm năm 2023. © 2023 Lê Thanh Lâm |
Bùi Tuấn Lâm trở nên nổi tiếng vào tháng Mười một năm 2021 khi làm một đoạn video chế ghi hình bản thân bắt chước đầu bếp nổi tiếng có nghệ danh là Thánh Rắc Muối, người mấy ngày trước đã nổi như cồn ở Việt Nam sau khi rắc muối lên miếng bít tết dát vàng giá 2000 đô la và bón tận miệng cho bộ trưởng công an Việt Nam, Tô Lâm. Trong đoạn video của mình, Bùi Tuấn Lâm thay miếng bít tết dát vàng bằng tô mì thường nhật với vài lát thịt và hành. Đoạn video này cũng được lan truyền rộng rãi, mang lại cho Bùi Tuấn Lâm cái tên lóng “Thánh Rắc Hành” và tai tiếng cho ông bộ trưởng.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Chính luận Trần Trung Đạo: Khi Bộ trưởng trả thù
![]() |
Hình trên facebook Lê Thanh Lâm, vợ của anh Bùi Tuấn Lâm. |
Nhưng theo Eben Harrell, chủ bút của tạp chí Harvard Business Review trong bài viết “Chế Giễu Có Thể Giúp một Sáng Kiến Thành Công” (Mocking Can Help an Initiative Succeed) nhằm giới thiệu quan điểm của bà Magdalena Cholakova, Giáo sư tại Đại học Rotterdam và tác giả của nghiên cứu về tác dụng của trò đùa. Theo giáo sư Magdalena Cholakova chế giễu không chỉ mang ý nghĩa tiêu cực nhưng cũng có tác dụng tích cực. Chế giễu là một cách chứng tỏ sự khác biệt trong quan điểm của hai người hay hai nhóm người về một sự kiện để sau đó tìm cách giải quyết.
Tại các nước tự do dân chủ chế giễu chẳng những không bị ngăn cấm mà còn được khuyến khích và bảo vệ bởi hiến pháp như trường hợp Tu Chính Án Thứ Nhất (Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và quyền kiến nghị chính phủ giải quyết những bất bình) và Tu Chính Án Thứ Tư (Quyền của mọi người được bảo đảm an toàn về người, nhà cửa, giấy tờ và tài sản) của Mỹ.
Ngô Nhân Dụng: Đề phòng rủi ro kinh tế vì Trung Quốc
Hội nghị của bảy quốc gia kinh tế hàng đầu mới công bố một chính sách chung. Khối G-7 họp ở Hiroshima hồi đầu tháng Năm, đồng ý phải giảm bớt mối rủi ro khi tùy thuộc vào hệ thống cung cấp từ Trung Quốc, mặc dù không cắt đứt các quan hệ thương mại. Dùng tiếng Anh, người ta nói sẽ “de-risking,” không “decoupling.”
Michael Wasima: Nhạc Pop cũng vùng lên tranh đấu (Pop Culture Goes To War), Newsweek, June 2023, Thiên Nhất Phương phỏng dịch
Kể từ khi có cuộc xâm lăng của Putin, những bài hát được sáng tác thận trọng hơn, tinh thần hài kịch trở thành u sầu hơn và ý hướng thân thiện với Nga sô cũng chết hẳn.
![]() |
Ca sĩ kiêm blogger người Ukraine Jerry Heil (Yana Shemayeva), 2022. Hình Wikipedia |
Vào buổi sáng ngày 24 tháng Hai, 2022, khi chiến xa Nga vượt biên giới Ukraine hướng về Kyiv, ngôi sao nhạc pop Jerry Heil, lúc đó 26 tuổi, đang nổi tiếng với những bài ca vui nhộn, và tự nhận thức về bản thân, thí dụ như bài “Okhrana Otmera, tạm dịch “Anh bỏ Em”, chuyện kể về một thanh niên gọi nhầm tên người nữ trong lúc làm tình. Những bài khác nói đến việc mua sắm, ăn chay trường.
“Bây giờ, dù thiên hạ yêu cầu tôi trình diễn trên sân khấu những bài hát tiền chiến, tôi cũng không lòng dạ nào mà hát lên được.”Heil đã cho Newsweek biết vậy vào cuối tháng Ba, trước buổi trình diễn tại thị trấn Iano-Frankivsk, ở phía tây của Ukraine.
Hoàng Lan: Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam: Ý đồ và Hậu quả quốc tế
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.[1]
Trương Nhân Tuấn: Nhìn lại chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông
Các cuộc thủy chiến cận đại của Trung Quốc đối đầu với một quốc gia khác, ta có thể kể tới là trận hải chiến trên sông Mân và phong tỏa Đài Loan với hải quân Pháp năm 1885 và trận Áp lục năm 1895 với Nhật. Cả hai trận hải quân Trung Quốc, lúc đó là nhà Thanh, đều thua tơi tả. Toàn bộ lực lượng hải quân của Trung Quốc bị tiêu diệt. Ta cũng không thể không nhắc đến các cuộc xâm lăng Việt Nam của các triều đại người Hán. Trong tất cả các cuộc thủy chiến với Việt Nam, hải quân người Hán đều thua Việt Nam.
Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc, cho tới năm 1945 Trung Quốc chưa hề có tham vọng về biển, như kiểm soát các hải lộ quốc tế cũng như tham vọng chinh phục hay thống trị không gian biển. Hầu hết các hoạt động của Trung Quốc về biển chỉ tựu trung ở các ngư dân đánh cá ven bờ. Ngoài ra những sinh hoạt về biển khác của Trung Quốc đều thuộc về hải tặc.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Ngô Nhân Dụng: Indonesia trên lộ trình Dân Chủ
![]() |
Lễ nhậm chức Tổng thống của Hội đồng tư vấn nhân dân (People’s Consultative Assembly, Majelis Permusyawaratan Rakyat, MPR) tại khu phức hợp Quốc hội Jakarta, 2014. Hình Wikipedia |
Tuần trước, mục này đã kể chuyện dân Thái Lan đang hy vọng phục hồi chế độ Dân Chủ. Dân Indonesia còn đáng phục hơn nữa: Chế độ Dân Chủ đang tiến những bước vững vàng.
Người Việt nên học tập gương sáng của Indonesia. Đó là một quốc gia mới thành hình trong thế kỷ 20, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa Hòa Lan – trong khi Việt Nam vẫn tự hào mấy ngàn năm văn hiến. Trong 274 triệu dân có 1,300 sắc tộc nói 700 thứ ngôn ngữ, rất khó kết hợp với nhau – còn người Việt gần như thuần chủng, nói cùng một thứ tiếng. Đất nước Việt Nam nối liền một giải gần 2,000 km, dân Indonesia sống trên hàng ngàn hòn đảo; từ Papua đến Aceh xa cách nhau hơn 5,000 km.
Cao Tuấn: Chiến tranh Nga–Ukraine sẽ kết thúc thế nào?” (Phần 3)
Phần thứ ba: Ý kiến về một giải pháp hòa bình trường cửu cho Ukraine.
Ngưng chiến không nhất thiết dẫn đến một giải pháp hoà bình trường cửu cho Ukraine. Một giải pháp kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine, bảo đảm hoà bình lâu dài cho Ukraine chỉ có thể trở thành sự thật nếu cả ba nước Mỹ, Nga và Ukraine đều muốn giải quyết mâu thuẫn bằng thương thuyết và tương nhượng. Quan trọng nhất là Mỹ và Nga nhưng Mỹ, ở thế mạnh hơn, phải đi bước đầu tiên trên con đường có tên là “chung sống hoà bình” ở lục địa Âu Châu.
“Chung Sống Hoà Bình ở Âu Châu” phải xem là một Sách Lược của nước Mỹ để đối phó với “Trung Quốc Mộng” của Tập Cận Bình
Để đi bước đầu tiên này, trước hết Mỹ phải tự thuyết phục một số điểm căn bản:
Abishur Prakash: ‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan, Nikkei Asia, biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve, SPR) ban đầu được dự định sẽ chứa tới 1 tỷ thùng dầu. Trớ trêu thay, lượng dầu đầu tiên được đưa vào SPR vào năm 1977 lại đến từ Ả Rập Saudi, quốc gia đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ.
50 năm sau, người ta bắt đầu lo lắng về một sản phẩm khác mà phương Tây nhập khẩu. Đài Loan, nguồn cung cấp phần lớn vi mạch của thế giới và hơn 90% các loại chip tiên tiến nhất, đang phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược hoặc phong tỏa ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Nguyễn Tiến Cường: VinFast – Thánh Gióng thời @
Hiện nay chiếc ô-tô điện rẻ nhất trên thế giới là chiếc Wuling Hongguang hai chỗ ngồi của Tàu Cộng, giá chỉ 5.000$ tức khoảng hơn 110 triệu VNĐ, tuy nhiên loại xe này chưa được bán bên ngoài China. (1)
Theo Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Hợp Genk (2), trong đại hội cổ đông thường niên tuần trước 17.05. 2023 của VinFast, ông Phạm Nhật Vượng cho biết đến tháng 8.2023, VinFast sẽ trở thành hãng xe điện đầu tiên trên thế giới, sản xuất đủ các loại xe điện trong dải xe từ A đến E. Dải xe từ A đến E là cái gì, như thế nào, ai tò mò muốn biết hoặc có tinh thần học hỏi, dám nghĩ dám làm, dám chơi dám (bỏ) chạy thì...hỏi ông Vượng hoặc ban biên tập Genk.
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Chính luận Trần Trung Đạo: Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam
Những sản phẩm của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam còn đầy dẫy: cơ chế chính trị độc tài, nền kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, sùng bái cá nhân, suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đổ thừa có hệ thống.
Lấy trường hợp suy tôn Hồ Chí Minh làm ví dụ.
Cao Tuấn: Chiến tranh Nga–Ukraine sẽ kết thúc thế nào? (Phần 2)
Phần thứ hai: Cuộc chiến tại Ukraine nhìn trong chính trị của “thế chân vạc”
Như đã nói ở PHẦN THỨ NHẤT, để hiểu đầy đủ chiến tranh Nga-Ukraine, cần phải đặt nó trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược của 3 đại cường quốc là Mỹ, Tàu, Nga. Vậy, cái bối cảnh ấy gồm những điểm đáng lưu ý nào?
“Siêu” nhưng không “siêu”
Mỹ, Tàu, Nga là 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, vượt xa các nước khác. Mỹ là siêu cường. Tàu là siêu cường. Hai nước mạnh gần như toàn diện. Nga không phải là siêu cường nhưng Nga “siêu” về kho vũ khí nguyên tử lợi hại ; “siêu” về sản xuất và xuất cảng các loại vũ khí chiến tranh; “siêu” về kỹ thuật thám hiểm không gian; “siêu” về lãnh thổ rộng gần gấp đôi toàn thể Âu Châu; “siêu” về năng lượng dầu hoả và khí đốt; “siêu” về tài nguyên thiên nhiên – vàng, bạc, sắt, đồng, chì, kẽm, uranium, than đá, đất, nước; “siêu” vì là đang là quốc gia Âu Châu “hung hăng” nhất trên lục địa này; “siêu” về hào quang là hậu thân của Liên Xô – có đạo lục quân mạnh nhất trong thế chiến 2, đã đánh bại đế quốc Nhật và nhất là đánh bại Đức Quốc Xã; “siêu” về vị thế là một trong 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình chưa thấy kinh tế hồi phục
Địa điểm cuộc họp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, rất có ý nghĩa. Đó là kinh đô Trường An từ đời Hán, đời Đường. Trong hơn một ngàn năm những vị tướng Trung Hoa như Phó Giới Tử, Mã Viện, Địch Nhân Kiệt từng kéo quân chinh phạt những dân tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ này nhiều lần. Tập Cận Bình hứa hẹn bảo đảm an ninh và viện trợ tài chánh cho các nước thuộc Liên Xô cũ, bây giờ mang tên là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. Các nước này cùng chung mối lo sẽ bị Vladimir Putin xâm lăng, giống như số phận Ukraine hiện nay.
Chính tại Kazakhstan, Tập Cận Bình đã công bố Kế hoạch “Nhất Đới, Nhất Lộ” (Một vòng đai, một con đường) tái lập Con Đường Tơ Lụa cũ, dự định đầu tư $400 tỷ mỹ kim vào 160 quốc gia, vượt xa ngân sách $130 tỷ của Kế hoạch Marshall tái thiết Âu châu sau Đại chiến Thứ hai. Tổng số trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước trên đã lên mức kỷ lục $70 tỷ đô la trong năm 2022.
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023
Chính luận Trần Trung Đạo: Lý Quang Diệu: Chiến tranh Việt Nam giúp nuôi Đông Nam Á
Không ít người đồng ý tuyên truyền tẩy não dưới chế độ Cộng sản thật là khủng khiếp nhưng vẫn nghĩ loại thuốc độc này chỉ có tác dụng trong tầng lớp quần chúng nghèo nàn, ít học còn thành phần có học như luật sư, bác sĩ, kỹ sư thì không.
Không đúng. Dưới chế độ Cộng sản, mức độ khác nhau, nhưng rất ít người được miễn nhiễm khỏi vi trùng Cộng sản. Ngay cả Mikhail Gorbachev, trong bài phát biểu tại đại học Columbia tháng 3, 2002, cũng thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản Xô Viết mà ông phục vụ gần cả đời chỉ là "thuần túy tuyên truyền".
Ngô Nhân Dụng: Thái Lan hồi phục chế độ Dân Chủ?
Hai đảng đối lập chiếm đa số gần 300 trong số 500 ghế ở Quốc hội chứng tỏ dân chúng muốn thoát khỏi “chế độ Prayuth.” Tướng Prayuth Chan-ocha đang làm thủ tướng, với 8 năm cai trị độc tài từ sau cuộc đảo chính năm 2014.
Cao Tuấn: Chiến tranh Nga–Ukraine sẽ kết thúc thế nào?
![]() |
Một tòa nhà dân cư ở Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát bị thiệt hại sau cuộc không kích ngày 9 tháng 10 năm 2022. Hình Wikipedia |
![]() |
Khu dân cư đổ nát ở Bakhmut, tháng 3 năm 2023. Hình Wikipedia |
Phần thứ nhất: Các Kịch Bản
Cuộc chiến của người Ukraine chống Nga xâm lăng là cuộc chiến tranh vệ quốc có chính nghĩa rất khó phủ nhận. Ngay cả đối với những người muốn bênh vực hay ủng hộ nước Nga của Putin.
Chính nghĩa tất thắng?
Đúng vậy, theo quan điểm đạo lý.
Không hẳn, nếu nhìn vào lịch sử các cuộc chiến tranh hoặc vào “chính trị thực tế”.
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Ngô Nhân Dụng: Putin nên nghe ‘Ông Đầu Bếp’
Yevgeny Prigozhin: Từ đầu bếp cho Putin trở thành người thành lập WagnerYevgeny Prigozhin: From Putin's chef to Wagner founder https://t.co/EJleMpa20U
— BBC News (World) (@BBCWorld) March 20, 2023
Đạo quân Wagner không chiếm được Bakhmut vào ngày 9 tháng 5 để mừng Lễ Chiến Thắng ở Matskva, như Vladimir Putin mong đợi. Yevgeny Prigozhin đổ tội vì quân Nga đã bỏ chạy: Lữ đoàn 72 bỏ trốn, để cho quân Ukraine chiếm trọn “một giải đất dài 2km rộng 500 mét, khiến 500 lính của tôi bị chết,” chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner giải thích.
Hai bài viết phản biện bài của ông Cù Huy Hà Vũ
Terry Lee: Trả lời ông Cù Huy Hà Vũ
Bài này tôi viết để trả lời ông Cù Huy Hà Vũ trong bài viết “Trao đổi với ‘Lính Già VNCH’ Chu Tất Tiến nhân ngày 30 tháng 4”. Link bài của ông Vũ ở đây:
Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ 1)
Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ cuối)
Vì mục đích chỉ là để tranh luận với ông Vũ, nên tôi không bàn về quan điểm của ông Chu Tất Tiến ở đây.