Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính luận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Trần Trung Đạo: Trung Cộng phải sụp đổ

Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng và gia tăng hàng năm. Năm 2023, trên giấy tờ ngân sách gia tăng 7.7 phần trăm tính theo dollar lên đến 227.9 tỷ dollar. Nhưng theo phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Dan Sullivan dựa theo tin tình báo ngân sách của Trung Cộng có thể lên đến 800 tỷ dollar.

Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có hơn hai triệu nam và nữ được đào tạo đang tại ngũ, khiến lực lượng này trở thành lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Trần Trung Đạo: Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Joe Biden và những vấn đề cần biết

Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Joe Biden vào tháng 10, 2023 đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ và Cộng sản Việt Nam (CSVN) đúng như Tổng Thống Mỹ ‘lẩy Kiều’ “Vinh hoa bõ lúc phong trần / Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày".

Tổng Thống Biden không phải là tổng thống đầu tiên ‘lẩy Kiều’. Trước ông, Tổng Thống Barack Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2016 đã ‘lẩy Kiều’ và Tổng Thống Bill Clinton cũng đã ‘lẩy Kiều’ tại Hà Nội năm 2000. Việc ‘lẩy Kiều’ của các Tổng Thống Mỹ không đáng nói, đáng nói chăng là thời điểm.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Trần Trung Đạo: Xin đừng bắn sau lưng

Ảnh của tổ chức Human Rights Watch

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Trần Trung Đạo: Không phải nước mắt nào cũng mặn


Hai sự kiện “chuyến bay giải cứu” và ‘concert BLACKPINK’ có một hiện tượng giống nhau là khóc nhưng hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau. Các cháu khóc khi nghe Blackpink hát vì đam mê âm nhạc và các cán bộ tham nhũng khóc “xin lỗi đảng” chỉ để nhẹ tội.

Khóc khi nghe nhạc là một đáp ứng giao cảm tích cực phát xuất từ khu vực “phần thưởng” (mesolimbic system) của não bộ. Theo Frances Wilson, một nhạc sĩ dương cầm và nhà phê bình âm nhạc trong bài viết Rơi Nước Mắt (Moved to tears), khoảng 25% người nghe trải qua phản ứng này với âm nhạc.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Trần Trung Đạo: Trót đà gây việc chông gai.

Cựu phó chủ tịch UBND Quảng Nam Trần Văn Tân trước tòa. Hình: Facebook Trần Trung Đạo.

Phiên tòa xử 54 bị can về tội tham nhũng (nhận hối lộ và đưa hối lộ) trong việc tổ chức 2.000 chuyến bay để đưa 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia về nước đã trở thành một sân khấu với tất cả đặc điểm hỉ, nộ, ái, ố.

Công chúng quan tâm theo dõi không chỉ vì mức độ nghiêm trọng của vụ án mà còn để nghe và nhìn tường tận qua các ‘video’ những con người độc ác đã lợi dụng hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nạn nhân nghèo khó để làm giàu.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023

Trần Trung Đạo: Tham nhũng dưới chế độ Cộng sản

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu” ngày 11/7. Ảnh: TTXVN.

Dưới chế độ Cộng sản tham nhũng mang tính đảng. Tính đảng là gì?

“Tính đảng gắn liền với sự ra đời, lý tưởng và con đường đấu tranh của đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân – ra đời trên cơ sở kết hợp giữa lý luận (chủ nghĩa xã hội khoa học – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân) và thực tiễn (phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản).” (Tạp chí Xây Dựng Đảng ngày 22 tháng 8, 2021)

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Trần Trung Đạo: Nhân dịp Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Báy 17-6-1930 tìm hiểu lý do Trung Cộng “vinh danh” Tôn Dật Tiên và Cộng sản Việt Nam “vinh danh” Nguyễn Thái Học

Chân dung Nguyễn Thái Học, Wikipedia
Chữ ký Nguyễn Thái Học (hình tư liệu)

Theo The New York Times số ra ngày 6 tháng 3, 1982, 32 năm sau khi chiếm toàn lục địa, nhà cầm quyền Trung Cộng mới thả hết các đảng viên Quốc Dân Đảng Trung Hoa ra khỏi nhà tù mặc dù trong thời điểm đó nhiều đài tưởng niệm, nhiều đường phố và ngay cả nhiều trường đại học mang tên Tôn Văn, người sáng lập ra đảng này. 


Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Khi Bộ trưởng trả thù

Hình trên facebook Lê Thanh Lâm,
vợ của anh Bùi Tuấn Lâm.

Chế giễu thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực là lập lại hành động, giọng nói của người khác với ý định không thân thiện.

Nhưng theo Eben Harrell, chủ bút của tạp chí Harvard Business Review trong bài viết “Chế Giễu Có Thể Giúp một Sáng Kiến Thành Công” (Mocking Can Help an Initiative Succeed) nhằm giới thiệu quan điểm của bà Magdalena Cholakova, Giáo sư tại Đại học Rotterdam và tác giả của nghiên cứu về tác dụng của trò đùa. Theo giáo sư Magdalena Cholakova chế giễu không chỉ mang ý nghĩa tiêu cực nhưng cũng có tác dụng tích cực. Chế giễu là một cách chứng tỏ sự khác biệt trong quan điểm của hai người hay hai nhóm người về một sự kiện để sau đó tìm cách giải quyết.

Tại các nước tự do dân chủ chế giễu chẳng những không bị ngăn cấm mà còn được khuyến khích và bảo vệ bởi hiến pháp như trường hợp Tu Chính Án Thứ Nhất (Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và quyền kiến nghị chính phủ giải quyết những bất bình) và Tu Chính Án Thứ Tư (Quyền của mọi người được bảo đảm an toàn về người, nhà cửa, giấy tờ và tài sản) của Mỹ.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam

Câu “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” mà Marx đã viết trong Tuyên ngôn đảng cộng sản để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19, đã trở thành bóng ma của quá khứ. Một trăm năm chục năm sau ngày công bố Tuyên ngôn đảng cộng sản, nơi yên nghỉ của Marx tại nghĩa địa High Gates ở ngoại ô London đã nhiều lần được chọn để làm ngoại cảnh cho những cuốn phim ma. Thế nhưng, có một nơi, bóng ma Cộng sản vẫn còn đang ám ảnh trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội. Nơi đó là Việt Nam.

Những sản phẩm của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam còn đầy dẫy: cơ chế chính trị độc tài, nền kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, sùng bái cá nhân, suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đổ thừa có hệ thống.

Lấy trường hợp suy tôn Hồ Chí Minh làm ví dụ.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Lý Quang Diệu: Chiến tranh Việt Nam giúp nuôi Đông Nam Á

Không ít người đồng ý tuyên truyền tẩy não dưới chế độ Cộng sản thật là khủng khiếp nhưng vẫn nghĩ loại thuốc độc này chỉ có tác dụng trong tầng lớp quần chúng nghèo nàn, ít học còn thành phần có học như luật sư, bác sĩ, kỹ sư thì không. 

Không đúng. Dưới chế độ Cộng sản, mức độ khác nhau, nhưng rất ít người được miễn nhiễm khỏi vi trùng Cộng sản. Ngay cả Mikhail Gorbachev, trong bài phát biểu tại đại học Columbia tháng 3, 2002, cũng thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản Xô Viết mà ông phục vụ gần cả đời chỉ là "thuần túy tuyên truyền". 


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Trần Trung Đạo: Hun Sen là ai?

Hun Sen năm 2019.
Hình Wikipedia

Cambodia đang được nhắc tới nhiều vì là nước chủ nhà của Đông Nam Á Vận Hội (Southeast Asian Games) lần này. Nhiều người ca ngợi Hun Sen vì ông đối xử rộng rãi với phái đoàn các quốc gia tham dự khi cho phép họ được “được miễn phí ăn uống, lưu trú”. Hành động được báo chí Việt Nam khen như “một quyết định chưa có tiền lệ trong lịch sử SEA Games”. Nhưng nhiều người có thể chưa biết nước này cũng có một trong những nhà lãnh đạo lâu năm nhất trên thế giới. Ngoại trừ vài gián đoạn ngắn về thời gian, Hun Sen bắt đầu làm thủ tướng từ 14 tháng 1,1985 đến nay đã tròn 38 năm. Dù chỉ 26 tuổi, học hành chưa xong bậc trung học và không có một chút kiến thức ngoại giao nào, Hun Sen được Cộng sản Việt Nam (CSVN) đưa lên giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao trong chính phủ do CSVN dựng lên sau khi đánh bại Pol Pot. Từ đó đến nay, mọi phương pháp tàn bạo học hỏi được trong thời gian phục vụ trong hàng ngũ Khờ Me Đỏ đã được ông ta áp dụng để trấn áp đối lập, kể cả tra tấn và ám sát. 


Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trần Trung Đạo: Giá trị của Việt Nam Cộng Hòa

Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. 

Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ thì VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”. 


Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas hơn mười năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc. 


Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Có.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có. 

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có.

Nhưng các đặc điểm đó có đại diện cho Việt Nam Cộng hoà (VNCH) không? Không. 


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Món nợ tuổi hai mươi

Bìa cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20”.
(Đọc Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi, nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở chiến trường Quảng Trị 1972)

Giới thiệu: Nhận thức của một người trưởng thành theo những va chạm, tác động, gạn lọc của kiến thức đa chiều. Ai cũng có thể một thời hiểu sai về một vấn đề nào đó, một biến cố nào đó, một nhân vật nào đó nhưng quan trọng là biết mình sai và tự sửa đổi để hội nhập vào dòng phát triển của văn minh và tiến bộ chính trị thời đại.

Nhiều thanh niên miền Bắc một thời tin rằng Thép Đã Tôi Thế Đấy là hồi ký của một thanh niên Cộng sản gương mẫu, có thật, bằng xương bằng thịt và đã cống hiến đời mình cho lý tưởng Cộng sản.

Không phải, Thép Đã Tôi Thế Đấy chỉ là một hồi ký hư cấu (a fictionalized autobiography) được xuất bản với mục đích tuyên truyền và nội dụng đã được sửa tới sửa lui để đúng với chủ trương “sùng bái cá nhân” của Stalin trong thập niên 1930. Nhiều phần trong bản in 1932 đã bị xóa bỏ trong bản in 1936.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Trần Trung Đạo: Bàn về tẩy não

Tẩy não hay kiểm soát tinh thần là một tiến trình làm thay đổi nhận thức và niềm tin trong con người, qua đó một người hay một nhóm người sử dụng các phương pháp phi đạo đức để khuất phục kẻ khác làm theo các quyết định của một người hay của một nhóm người đó. 

Khái niệm tẩy não được biết đến từ lâu qua các tà đạo, chiến tranh, tình báo, tuy nhiên chỉ dưới các chế độ Cộng Sản kỹ thuật này mới được nâng lên thành quốc sách và được thực hiện một cách triệt để, có hệ thống, bao trùm mọi lãnh vực xã hội và trong mọi tầng lớp nhân dân.


Tẩy não một người 


Chính sách tẩy não nhắm vào từng cá nhân được phát hiện lần đầu tiên qua hành vi của các tù binh Mỹ bị Trung Cộng bắt trong chiến tranh Triều Tiên. Một số binh sĩ Mỹ sau khi được trao trả đã thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, thái độ và cả hành động. Tác giả Edward Hunter phỏng vấn nhiều tù binh bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não và ghi lại trong tác phẩm gây tiếng vang lớn Tẩy não tại Trung Cộng (Brainwashing in Red China) xuất bản 1951. Nhà báo Edward Hunter trong tác phẩm Tẩy não, câu chuyện của những người đã thách thức nó (Brainwashing, The Story of Men Who Defied It) xuất bản 1956 cũng mô tả nhiều trường hợp những lính Mỹ bị bộ máy tuyên truyền Trung Cộng tẩy não. 


Trần Trung Đạo: Võ Nguyên Giáp. Một trường hợp nghiên cứu về tẩy não

Ông Võ Nguyên Giáp năm 2008.
Hình Wikipedia
Việt Nam có mấy ông Võ Nguyên Giáp?

Những người có chút kiến thức thời sự sẽ nhảy dựng lên phản đối “Một Võ Nguyên Giáp chứ làm gì có mấy ông, câu hỏi vớ vẩn”.

Đúng ra, Việt Nam có hai ông Võ Nguyên Giáp.
Một ông Võ Nguyên Giáp đã chết từ năm 1984 và một ông Võ Nguyên Giáp khác qua đời đầu tháng 10, 2013. Hai ông Võ Nguyên Giáp về thịt xương chỉ là một ông nhưng trong quan điểm của lãnh đạo Cộng sản lại là hai.

Khi Võ Nguyên Giáp còn sống đảng xem như đã chết nhưng khi Võ Nguyên Giáp tắt thở đảng lại quyết định ông ta phải sống như một “anh hùng dân tộc”.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Trần Trung Đạo: Dân chủ cho Việt Nam, khó khăn và hy vọng

 (Để nhớ ngày Nguyễn Lân Thắng bị kết án 6 năm tù, 2 năm quản chế)

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng

Khi cuộc cách mạng mang tính dây chuyền bùng nổ tại các nước Bắc Phi trong Mùa Xuân Á Rập (Arab Spring) hay Cách Mạng Hoa Lài (Jasmine Revolution) 2011, nhiều người Việt hy vọng một cuộc cách mạng tương tự sẽ bùng nổ ở Việt Nam. 


Thật ra, cuộc vận động cách mạng dân chủ Việt Nam khác và khó khăn hơn nhiều so với cuộc vận động đã diễn ra tại Bắc Phi.


Điều kiện ra đời và tồn tại của chế độ độc tài Cộng sản tại Việt Nam không giống các chế độ độc tài cá nhân như Muammar Gaddafi tại Lybia, Ḥosnī Mubārak tại Ai Cập hay Ben Ali của Tunisia và cũng không giống các chế độ Cộng Sản chư hầu chùm gởi sống bám vào cây đại thụ Liên Xô một thời tồn tại ở Đông Âu. 


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Nếu Việt Nam không có đảng Cộng sản

Không ít người đến nay vẫn lấy làm tiếc vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi Tổng Thống Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thật ra niềm hối tiếc này chỉ dựa vào những lá thư mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao Tổng Thống Truman không trả lời.

Sự việc bắt đầu từ hội nghị giữa Tổng Thống Franklin Roosevelt, Thủ Tướng Winston Churchill và Thống Chế Tưởng Giới Thạch tại Cairo, Ai Cập, cuối tháng 11, 1943. Những vấn đề của Á Châu trong đó có Việt-Miên-Lào hay còn gọi là Đông Dương (Indo-China) được đem ra bàn. 


Bản thân tổng thống Franklin D. Roosevelt vốn có cảm tình với các dân tộc bị trị. Tổng Thống Roosevelt là người khẳng định việc tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia như ông đã đề ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) tháng 8, 1941. Hiến chương gồm 6 điểm, trong đó các điều 2 và 3 tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. 


Tại Cairo, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt và Thống Chế Tưởng Giới Thạch đồng ý Đông Dương nên độc lập nhưng chưa tự quản được mà nên đặt dưới sự quản trị quốc tế (international trusteeship) một thời gian. 


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Ai có quyền viết Sử Việt Nam?

Nhà thơ Tô Thùy Yên viết trong bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang:

“Ta phá lên cười, ta phá lên cười

Khi tưởng tượng ngươi cùng ta gặp gỡ

Ở cõi âm nào ngươi vốn không tin

Hỏi nhau chơi thoả chút tính bông đùa:

Ngươi cùng ta ai thật sự hy sinh

Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...?”

Muốn biết “ai thật sự hy sinh cho tổ quốc” phải đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại theo từng thời điểm.

Từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay, có bao nhiêu cuộc chiến diễn ra trên đất nước Việt Nam?

Nếu đem ra hỏi Nguyễn Phú Trọng, ông ta sẽ trích ngay từ các nghị quyết của đảng, đó là cuộc “chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa Cộng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam chính thức bắt đầu vào tháng Giêng, 1930 tại Cửu Long, Hương Cảng và chấm dứt vào sáng 30 tháng Tư, 1975.” 

Không đúng. 


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Chính luận Trần Trung Đạo: Quân đội nước ngoài tại miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol-su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn. Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.

Năm 2000 những tin đồn cũng được Cộng sản Việt Nam xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam-sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ trong bài “14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam” phát hành ngày 18 tháng 8, 2008 nhắc lại “Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của Việt Nam.”


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Chính Luận Trần Trung Đạo: Mao Trạch Đông và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam


Một sự kiện chính trị ít người để ý. “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã từng nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và đơn gia nhập đã được đem ra thảo luận vào đầu tháng 8, 1975.

Thật ra, chẳng có “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” nào tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam. Với CSVN, việc đưa hai miền Cộng sản Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.