Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Hà Sĩ Phu: Búa liềm phải chắp vá thế nào trước kỷ nguyên trí tuệ?
Bài tham gia cuộc Hội thảo năm 2008 “TRÍ THỨC LÀ AI?”, do GS Phan Đình Diệu chủ trì, đã công bố trên báo, đã in mẫu “Phiếu đăng ký tham gia”, nhưng không hiểu vì sao cuối cùng cuộc Hội thảo lại không được phép diễn ra.
Ở Việt Nam ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, năm 1930 Trí thức từng được xếp số 1 trong chuỗi bốn kẻ thù TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO cần “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Nhưng rồi thế cục xoay vần, năm 2008 này, sau một khoá họp trung ương của Đảng Cộng sản, Trí thức đã được kéo lên, xếp hàng cuối trong chuỗi ưu tú “CÔNG NÔNG TRÍ”. Chừng ấy năm trời, từ “kẻ thù” số 1 được chuyển lên thành “đồng chí” số 3 cũng quý lắm rồi!
Lịch sử đã trôi 78 năm, tức đã quá tuổi một người thọ “xưa nay hiếm”, hôm nay chúng ta lại phải thảo luận để tìm một định nghĩa cho loại công dân “quái dị” này: TRÍ THỨC LÀ AI? Không “quái dị” sao được, khi loại công dân này luôn làm cho Đảng đau đầu, trước đây đã bị “xuống chó” nay lại được “lên voi”, dẫu loại “voi” nhỏ con này vẫn rất cần có quản tượng cầm búa cầm liềm đứng bên chế ngự!
TRÍ THỨC có ba đặc điểm, hay ba tính chất:
1/ Tính chất tự do và không ranh giới: Người Trí thức có thể đi sâu vào một lĩnh vực nhất định, nhưng không bị khoanh vùng trong lĩnh vực đó, trong quốc gia đó. Sự phân chia thành các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hoá, văn nghệ, chính trị, đạo đức, kinh tế, quốc gia, quốc tế, con người, nhân loại… vân vân… đều chỉ là những sự phân chia tương đối, quy ước, tạm thời. Sự phát triển và liên tưởng của lô-gích tư duy sẽ vượt qua những ranh giới ấy.
2/ Tính chất tiên phong và phát hiện, dự báo: Bởi được trang bị bằng hai công cụ đặc biệt là kho tri thức ngàn đời của nhân loại đã đúc kết thành các khoa học và sức nhạy cảm chủ quan của bộ óc cá nhân, những người Trí thức như những “bộ máy dò” tiên phong vô cùng nhạy cảm, nó bay về muôn phương, nó cảm ứng lập tức với những cái mới, cái bất thường, nó xâu chuỗi lập tức những quan hệ tuyến tính, những quan hệ thuận quy luật và trái quy luật. Học vấn tuy là điều kiện cần thiết tất yếu cho đặc điểm này, nhưng cũng chỉ là những điều kiện làm nền, điều kiện ban đầu thôi, chưa hề đầy đủ để tạo nên Trí thức.
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022
Nguyễn Quang Dy: Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger
“Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).
Henry Kissinger là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ suốt năm thập kỷ qua, đã sống gần 100 tuổi nhưng không chịu ngồi yên. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos, 23/5/2022), ông đã một lần nữa làm dư luận dậy sóng khi khuyên Ukraine nhượng đất cho Nga để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger? Liệu cây đại thụ Kissinger còn minh mẫn hay đã lỗi thời? Phải chăngKissinger định bắt chước Neville Chamberlain (thủ tướng Anh, 1937-1940) khi “nhân nhượng” Adolf Hitler (9/1938)?
Chamberlain đã ngây thơ tin rằng nếu đối xử với Hitler “một cách thực tế và nghiêm túc” thì có thể thuyết phục được Hitler về hiệu nghiệm của hòa bình. Chamberlain cấm BBC và các báo đưa tin về chủ trương “nhân nhượng” (appeasement). Đó là biện pháp mà Nixon và Kissinger cũng áp dụng. Chamberlain vẫn ảo tưởng khi Đức chiếm Austria (3/1938). Tại Munich (9/1938), Anh và Pháp đã ép Czechs đầu hàng Đức. Ông không thông báo hay đề nghị nội các chấp thuận và không tham vấn Quốc hội trước khi đàm phán với Hitler.
BBC đã cấm Winston Churchill và những người phản đối nhân nhượng không được lên sóng. Với đa số của Đảng Bảo thủ tại Hạ viện, Chamberlain cố dập tắt sự chống đối tại Quốc hội với lập luận ai chống đối là phản quốc. Khi Hitler xâm lược Ba Lan (9/1939), Chamberlain không còn lựa chọn nào khác nên phải tuyên bố chiến tranh với Đức, nhưng chỉ chiến tranh giả vờ (phony war) cho đến khi từ chức để Winston Churchill lên thay (10/5/1940). Cùng ngày, Hitler đã tấn công Tây Âu bằng đòn chớp nhoáng (blitzkrieg).
Bài học xưa và nay
Cũng như nhiều người khác, tôi đã từng ngưỡng mộ Henry Kissinger với các tác phẩm kinh điển như “Ý nghĩa của Lịch sử” (the Meaning of History, 1950) và “Một Thế giới được Phục hồi” (A World Restored, 1957). Nhưng sau khi thấy rõ những gì ông ấy đã làm trong chiến tranh Việt Nam và nội chiến Bangalis, tôi đã phải nhìn nhận lại. Kissinger đúng là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ đã từng làm đảo lộn thế giới, nhưng bàn tay ông ấy đã nhúng chàm diệt chủng (genocide). Sẽ nguy hiểm và ảo tưởng nếu người ta nghe theo ông ấy với trò chơi realpolitik để một lần nữa làm đảo lộn thế giới (in reserse).
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022
Thu Hà: Hội nghị Trung ương 5 và nội tình của đảng
Đúng như nhiều đồn đoán, ông Nguyễn Phú Trọng không có ý định chuyển giao quyền lực để rút lui khỏi chính trường lúc này. Ba lý do mà phe ông Trọng loan ra: Một là thời điểm chưa “chín muồi”, hai là chưa có được sự đồng thuận cao trong đảng cho nhân sự kế vị, ba là dân chúng mong ông Trọng ngồi hết nhiệm kỳ để “đốt lò”.
Sau cú đột quỵ ở Kiên Giang hồi tháng 4-2019, ngày 6-4-2022, ông Nguyễn Phú Trọng “vi hành” đoạn đường dài hơn…150km để thăm tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ ông Trọng muốn minh chứng cho đồng đảng thấy được sức khoẻ của ông vẫn ổn, không vấn đề gì.
Thật ra, nguyên nhân lớn nhất buộc ông Trọng ở tuổi 78 phải ngồi lại là, do nội bộ đảng ở thượng tầng đang lục đục, các phe nhóm chính trị tranh quyền không nhượng. Trước thềm hội nghị 5, trong hai ngày 28 và 29-4-2022 khi Vương Đình Huệ thăm Trà Vinh, Vĩnh Long, thì Phạm Minh Chính cũng làm việc ở Sóc Trăng. Hình như cả hai nhân vật ứng viên sáng giá kế vị chiếc ghế Tổng Bí thư đang tranh thủ lấy lòng các đồng chí Nam Bộ.
Những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau đã thành truyền thống trong đảng CSVN. Chỉ cần tung bằng chứng một trong ba yếu tố: Có vấn đề về lý lịch và lập trường, sai phạm trong đạo đức và lối sống, tham nhũng và bảo kê; thì lập tức một chính trị gia sẽ nhanh chóng trở thành tội đồ của đảng.
Hội nghị Trung ương 5 lần này, dự kiến là hai Uỷ viên BCH Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ lên “thớt”, do dính vào đại án Việt Á. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị đuổi ra khỏi Trung ương đảng khoá 13 như trường hợp Trần Văn Nam, bí thư tỉnh Bình Dương.
Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022
Nguyễn Quang Dy: Thách thức và cơ hội sau Ukraine
Nga và Trung Quốc
Theo Richard Haass (Foreign Affairs) trên thực tế có hai cuộc chiến tranh: một cuộc chiến tranh của Nga chủ yếu nhằm hủy diệt các thành phố Ukraine, và một cuộc chiến tranh của quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga. Nếu Nga thắng cuộc chiến thứ nhất, thì Ukraine đang thắng cuộc chiến thứ hai. Tất cả phụ thuộc vào liệu Putin có thắng được canh bạc này hay không, và liệu cái giá mà Putin phải trả có vượt quá cái mà ông thu được hay không (The early winners and losers in Putin’s war, Richard Haass, ASPI, April 1, 2022).
Sau hơn một tháng, lực lượng hùng mạnh của Nga với 150 ngàn quân vẫn không chiếm được Kiev, bị tổn thất nặng nề, đang bị sa lầy, nay phải điều chỉnh chiến lược. Nga đã mất khoảng 15 ngàn quân với 6 sỹ quan cấp tướng, bộc lộ nhiều điểm yếu phải mất nhiều năm để xây dựng lại. Phương Tây cấm vận chưa từng có, đang làm cho kinh tế Nga bị kiệt quệ. Đến nay, hàng vạn người đã phải “bỏ phiếu bằng chân” rời bỏ nước Nga. Làn sóng phản chiến ngày càng lan rộng, làm cho Putin ngày càng bị cô lập về đối nội và đối ngoại.
Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021
Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ (Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp)
HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1
Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021
Jude Blanchette & Richard McGregor (Biên dịch: Phan Nguyên): Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc
Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021
Âu Dương Thệ: Độc tài quyền lực càng khiến Nguyễn Phú Trọng sa lầy trong giả dối, ngông cuồng không biết phục thiện!
- Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại
- Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ!
- Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới!
- Biểu đồ tiến lên thiên đàng XHCN theo kiểu Nguyễn Phú Trọng!
Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớn của nhân loại
Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021
Nguyễn Thế Anh: Sức hút và lực đẩy - hai khía cạnh trái ngược trong quan hệ Việt-Trung[1]
Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021
Cấn Thị Thêu: Lần đầu nếm mùi công an trị
Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021
Nguyễn Văn Tuấn: Những cuộc xâm lăng mềm (đọc sách "Hidden Hand" của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg)
Chiến tranh Lạnh
Nguyễn Khoa: Cấu trúc quyền lực “lõi” Cộng sản
Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020
Minh Tâm: Vì sao các chế độ độc tài cách mạng tồn tại lâu đến vậy?
Trong Làn sóng Dân chủ hóa Thứ ba, một loạt các chế độ độc tài trên thế giới sụp đổ, trong đó có các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Tuy nhiên, có một số chế độ, như chế độ cộng sản tại Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba… tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ sau đó, bất chấp việc đối mặt với áp lực bên ngoài, thành tích kinh tế kém cỏi, cùng những thất bại lớn về chính sách.Khi nghiên cứu về vấn đề này, hai học giả Steven Levitsky và Lucan Way thấy rằng các chế độ ở trên, thuộc một nhóm gọi là các chế độ cách mạng, và có những đặc tính riêng khiến cho chúng tiếp tục sống sót bất chấp việc đối mặt với các thách thức nghiêm trọng. Nghiên cứu có tên “The Durability of Revolutionary Regimes” được công bố trên Journal of Democracy tháng 7/2013.
Vậy chế độ cách mạng là gì?
Tại sao các chế độ này lại dẻo dai như vậy?
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019
Phạm Đình Trọng: Thảm hoạ cộng sản
KỲ 1 - ÔNG ĐẢNG TRƯỞNG LẠC LÕNG
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019
Thanh Trúc, RFA: Mô hình Nhà nước kiến tạo có là tối ưu cho Việt Nam?
![]() |
Một bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/9/2016. AFP photo |
Nhà nước vẫn đang loay hoay
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019
Stephen M. Walt: Chiến tranh lạnh hôm qua cho thấy làm thế nào để đánh bại Trung Quốc hôm nay (Nguyễn Quang A dịch)
Chính quyền Trump đã bỏ qua sách chiến lược đã gây ra sự sụp đổ của Liên xô
Bài học #1: Đảm bảo chắc chắn bạn có các đồng minh đúng
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019
Âu Dương Thệ: Việt Nam „đổi mới“ ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó !
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019
Hoàng-Văn-Chí: Từ Thực-Dân Ðến Cộng-Sản (Nguyên tác Anh ngữ, Bản dịch của Mạc-Ðịnh)
LTS: Diễn Đàn Thế Kỷ xin mời độc giả đọc một chương trích từ quyển “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” của học giả Hoàng Văn Chí để hiểu trong quá khứ đảng Cộng sản Việt Nam đã có một chương trình nô dịch hóa con người như thế nào. Những tác hại của một quá trình dài nô dịch gọi là “cải tạo tư tưởng” ấy ngày nay đã hiện rõ khắp các mặt tiêu cực trong đảng, chính quyền và trong xã hội Việt Nam.
PHẦN 4
CẢI TẠO TƯ TƯỞNG
Chương 9
Công Tác Tư Tưởng
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019
Lê Phú Khải: Đổi mới chính trị?
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019
Hà Sĩ Phu: Vài điều tóm lại cho gọn
Phần 1: Lý thuyết Mác-Lê xuất phát từ những nhầm lẫn, phản tiến hóa
1/ Mác-Lênin hiểu nhầm về thời đại mà các ông đang sống.
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019
BBC: Trump-Kim 2 - Bắc Hàn có thể học gì từ chủ nhà Việt Nam?
![]() |
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ diễn ra tại ở Hà Nội vào cuối tháng Hai |