Hiển thị các bài đăng có nhãn Carl Thayer. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Carl Thayer. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021
Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc
Bốn nước ASEAN ven biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cần phải hợp tác để chống lại chiến thuật “Vùng xám” của Trung Quốc– Giáo sư (GS) Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra đã nhận định như vậy trong một trao đổi gần đây với RFA. Mời quý vị cùng theo dõi:
RFA: Được biết ông vừa có một bài thuyết trình về việc các nước ASEAN nên làm gì để đáp trả chiến thuật 'Vùng xám' của Trung Quốc (TQ) tại một hội nghị quốc tế về Biển Đông vào cuối tháng 5 vừa qua. Vậy theo ông, vì sao các quốc gia thành viên ASEAN nên hợp tác để đối phó với chiến thuật này của Trung Quốc? Lời khuyên của ông là gì, đặc biệt với quốc gia tuyên bố chủ quyền như Việt Nam?
GS Carl Thayer: Vì Myanmar đang là vấn đề nóng trong chương trình nghị sự của khối ASEAN và khối này đã có những bất đồng nhất định trong vấn đề Biển Đông nên tôi cho rằng sự hợp tác này nên được thúc đẩy giữa bốn quốc gia ven biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia.
Vì sao họ nên ngồi lại với nhau? Một là từ cuối năm 2019 và trong năm 2020, tất cả bốn nước này đều đệ trình công hàm tới Ủy ban Ranh giới về Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, chia sẻ cùng một quan điểm pháp lý và bác bỏ cơ sở yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định rằng phán quyết trọng tài năm 2016 nên được xem là là chỉ dẫn cho những gì đang diễn ra.
Hai là, cả bốn quốc gia này trong 18 tháng qua đều đã gặp phải một số hình thức đe dọa và gây áp lực của Trung Quốc. Và đặc biệt, trong năm nay hơn hai trăm tàu cá và dân quân biển của Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines, gây áp lực lên chính phủ nước này.
Vì vậy, các quốc gia này nên hợp tác với nhau và nên thành lập một nhóm họp không chính thức trong chính khối ASEAN để tư vấn chính sách. Và bởi vì họ đang phải đối mặt với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, ASEAN lại không muốn phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc nên bằng cách đến với nhau và để ASEAN hành động với tư cách một tổ chức, các quốc gia này sẽ có cơ hội tốt hơn để duy trì tính trung lập của họ.
Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021
Carl Thayer: Quan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tế (Thái An - Quỳnh Anh chuyển ngữ)
Australia bấy lâu nay quan ngại về những tác động địa chính trị trong sự trỗi dậy của Trung Quốc – Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và tiếp tục “lách” luật pháp quốc tế
Tại sao Australia không nên tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)? Những người phản đối việc Australia tham gia BRI của Trung Quốc đưa ra các lập luận sau đây:
Thứ nhất, BRI có phạm vi chưa từng có và câu hỏi thực sự đặt ra là tính khả thi của rất nhiều dự án khi hầu hết các quốc gia trong BRI đều có xếp hạng rủi ro thể chế thấp do đó tạo ra nhiều nguy cơ lớn với đầu tư.
Thứ hai, BRI sẽ ưu tiên cho các công ty Trung Quốc. Thứ ba, thiếu sự đối ứng của Trung Quốc trong việc tiếp cận đầu tư. Thứ tư, BRI thiếu luồng đối ứng thương mại hai chiều.
Thứ năm, BRI sẽ thúc đẩy ưu thế chiến lược và kinh tế của Trung Quốc với khu vực Âu-Á và xa hơn nữa. BRI sẽ làm suy yếu các thể chế tài chính Bretton Woods và xói mòn vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực bằng cách gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Thứ sáu, quyền sở hữu nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu (cầu cảng, năng lượng, đường sá) là nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc sẽ sử dụng các dự án BRI làm đòn bẩy kinh tế để tác động tới việc hoạch định chính sách của Australia.
Thứ bảy, BRI tác động bất lợi đến quyền con người và môi trường ở các nước.
Trung Quốc và cơ sở hạ tầng trọng yếu của Australia
Trong nội bộ Australia xảy ra cuộc tranh luận về việc tham gia BRI dẫn tới những thách thức an ninh và địa chính trị từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những quan ngại dẫn đến sự chỉ trích với Bắc Kinh và “thêm dầu vào lửa” khi mối quan hệ song phương có chiều hướng xấu đi.
Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020
Tina Hà Giang - BBC News Tiếng Việt: Carl Thayer - 'Việc trục xuất tàu Mỹ mà TQ tuyên bố hoàn toàn bịa đặt'
![]() |
Tàu chiến USS Barry |
Nhận định về tuyên bố đã ''trục xuất'' tàu Mỹ khỏi vùng Biển Đông gần đây của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer nói rằng điều này hoàn toàn là một bịa đặt có tính cách tuyên truyền.
Hôm 28/4, Trung Quốc cáo buộc tàu chiến USS Barry của Mỹ đã đi vào vùng đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, mà ''không được Trung Quốc cho phép.'' Trung Quốc cũng nói họ sau đó đã thiết lập một thủ tục để theo dõi, theo dõi, xác minh, xác định và trục xuất USS Barry ra khỏi Biển Đông.
Nhưng ngay sau đó, một quan chức của Hải quân Hoa kỳ nói rằng USS Barry không hề bị trục xuất như Trung Quốc tuyên bố, và tàu khu trục, được đặt theo tên của "Cha đẻ của Hải quân Mỹ", đã tuần tra theo đúng kế hoạch mà không gặp phải bất kỳ hành vi không an toàn hoặc không chuyên nghiệp nào từ máy bay hoặc tàu chiến của Trung Quốc.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua email từ Canberra, Úc, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế giải thích rằng Trung Quốc tuyên bố như thế với mục đích tuyên truyền và cảnh báo các quốc gia khác trong khu vực.
GS Carl Thayer: Mỗi khi Hải quân Hoa Kỳ thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, Trung Quốc lại đưa ra loại tuyên bố tương tự là họ đã theo dõi, kiểm soát và ''trục xuất'' tàu chiến Hoa Kỳ. Đây hoàn toàn là những lời ngoa ngữ, cường điệu.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019
Carl Thayer: Đảng Cộng sản Việt Nam trước ba lựa chọn xử lý căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc
![]() |
Hình minh họa. Một hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1/10/2012. AFP |
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có kỳ họp thứ 11 từ ngày 7 đến 13 tháng 10 tới. Theo điều lệ đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp 2 lần mỗi năm. Kỳ họp thứ hai của năm thường được tổ chức vào tháng 10, và vì vậy thời điểm của cuộc họp lần này là hoàn toàn bình thường.
Dù thời điểm của cuộc họp là bình thường, lãnh đạo Việt Nam lại phải đối mặt với một thách thức lớn liên quan tới sự lãnh đạo của họ trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Vào đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng nước rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, để tiến hành các khảo sát trái phép.
Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014
BBC - Chính trị VN: 'Thả tù chỉ là chiến thuật'
GS. Carl Thayer (Hình: internet) |
Nhà quan sát Carl Thayer nói việc thả các nhà bất đồng chính kiến mới đây chỉ là chiến thuật thay vì là chiến lược của Hà Nội.
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Carl Thayer -Những gì đằng sau vụ Vinalines
Giáo sư Carl Thayer
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
Dư luận đang chú ý vào ông Dương
Chí Dũng và bà Đặng Thị Hoàng Yến
Trong nhiều năm nghiên cứu chính trị
Việt Nam, tôi chưa bao giờ chứng kiến một nỗ lực kiểm soát thông tin về các
động thái nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam chặt chẽ như trong những năm
gần đây.
Giới chức cộng sản đã thành công
trong việc làm nhụt chí báo giới nước ngoài ở Việt Nam, và ít ai trong
số phóng viên thường trú ở Hà Nội nay dám cả gan tường thuật về chính trị
nội bộ Việt Nam như những người đi trước, thí dụ Murray Hiebert (Far
Eastern Economic Review) và Robert Templer (AFP).
Đảng gia tăng kiểm soát các cơ quan
tuyên truyền và hạn chế truyền thông Việt Nam tiếp cận các hội nghị và họp
hành của Đảng.
Nhận định của tôi về kiểm soát thông
tin quanh các quyết định nội bộ trong Đảng được đúc kết ra từ tường thuật
các tranh luận hiện thời về việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như chiến dịch
chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng.
Toàn bộ các tường thuật của báo giới
Việt Nam về kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa rồi đều thiếu vắng chi tiết.
Điều này, theo tôi, chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ Đảng
về cả các chính sách và các cá nhân.
Mạng lưới quyền lực
Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các
bê bối nhiều tỉ đôla liên quan các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là
Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này có liên hệ trực tiếp tới trọng tâm
chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền
lực về kinh tế và chính trị.
Nói cách khác, Vinashin và Vinalines
không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn,
mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
Các tập đoàn này đã được tung
hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả.
Năm ngoái, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.
Rõ ràng là phong cách lãnh đạo
tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung
ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng
bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu
rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn
Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi
ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
Tại Hội nghị Trung ương 5, quyết
định thành lập một Ban Chỉ đạo Trung ương mới chống tham nhũng có vẻ là một
trong các bước đầu tiên của Đảng nhằm tái lập kiểm soát với chính phủ.
Nếu các tin tức là chính xác, Thủ
tướng sẽ thôi chức trưởng ban và thay vào đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Ban Nội chính Trung ương sẽ đóng vai trò thường trực của Ban Chỉ
đạo mới.
Hai trường hợp
Nếu chính trị Việt Nam hiện thời
phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại
biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo
Vinalines.
Bà Hoàng Yến được đồn là thân cận
với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự nghiệp kinh doanh lên như diều gặp gió
của bà được đánh dấu bằng nhiều lần xuất hiện trước công chúng với các
bức hình chụp cùng ông Sang.
Một số người xem vụ điều tra ông
Dương Chí Dũng (trái) là nhắm đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng sau)
Đơn xin từ nhiệm của bà bị Thường vụ
Quốc hội bác bỏ với lý do các đại biểu đánh mất lòng tin nhân dân chỉ có thể
bị Quốc hội bãi nhiệm. Nếu bà Yến từ nhiệm, câu chuyện đã kết thúc. Nay bà sẽ
phải đối diện cuộc bỏ phiếu gây hổ thẹn tại Quốc hội.
Thủ tướng Dũng, về phần mình, thì
phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt
ông Dương Chí Dũng và các quan chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm
giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy
tố.
Cuộc đấu tranh nội bộ ngầm hiện
tại giải thích vì sao đang có một đợt trấn áp đáng kể nhắm vào các
blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI.
Giới chức an ninh, sau khi đã thuần
phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng các nguồn thông tin khác duy
nhất còn lại nói về chính trị nội bộ của Việt Nam.
Chính phủ cần đưa ra các quyết
định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai và chống
nạn tham nhũng. Các quyết định này sẽ tác động tới mạng lưới quyền lực và bảo
trợ ở các cấp độ.
Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương
Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và
các cá nhân, thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về
chính trị. Tình hình này sẽ lại càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu
kém.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)