Hiển thị các bài đăng có nhãn CTXH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CTXH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Ngô Nhân Dụng: Donald Trump tái tranh cử

Tổng thống Donald Trump đã tranh cử tổng thống hai lần, thắng một thua một. Như một võ sĩ không mệt mỏi, ông mới thượng đài đấu hiệp thứ ba, năm 2024. Trong đảng Cộng Hòa chưa thấy ai có thể qua mặt ông khi bỏ phiếu sơ bộ, kể cả Ron DeSantis, thống đốc Florida. Trong đảng Dân Chủ chưa biết có người nào sẽ thay Tổng thống Joe Biden hay không. Nếu Trump và Biden tái đấu, chưa biết ai thắng ai, nhưng trận đấu sẽ rất hào hứng!

Nhiều chính khách Cộng Hòa đề nghị ông Trump không tuyên bố tái tranh cử trước ngày 6 tháng 12 khi tiểu bang Georgia sẽ bỏ phiếu chọn giữa Cầu thủ Herschel Walker, Cộng Hòa và Nghị sĩ Raphael Warnock, Dân Chủ. Nếu ông hoãn lại tới sau ngày đó thì Walker sẽ có cơ hội gây quỹ nhiều hơn, sau khi được 5 nghị sĩ Cộng Hòa cùng lên tiếng ủng hộ. Nhưng ông Trump không quan tâm.

Chỉ có một đại biểu Cộng Hòa đến dự cuộc họp báo tái tranh cử của ông Trump; là Dân biểu Madison Cawthorn, tiểu bang North Carolina; ông Cawthorn sắp về hưu vì không được đảng đưa ra tranh cử năm nay. Hai người con lớn của ông, Ivanka và Don Jr., cũng không có mặt.

Chính Luận Trần Trung Đạo: Bệnh Lười Dưới Chế Độ CS

Ngày 24 tháng 8, 2016, VietNamNet có bài viết “Việt Nam mãi nghèo vì người Việt quá lười? Ngẫm sâu hơn, có thể bạn sẽ nghĩ khác!”

Tác giả bài báo dùng các ví dụ về hợp tác xã nông nghiệp để phân tích và dù tránh đụng đến nguyên nhân sâu xa, cũng đã thừa nhận tệ trạng lười biếng phát xuất từ chính sách: “Dân lười nên nghèo hay chăm chỉ có của ăn của để do chính sách nông nghiệp khác nhau tạo ra môi trường khác nhau.” [1]

Một bài viết khác khá chi tiết “Đất nước của những kẻ lười biếng” của tác giả Lục Phong tập trung vào việc phê bình người Việt “lười học”, “lười làm”, “lười suy nghĩ”, “lười tập thể dục”, “lười tranh đấu.” [2]

Nói chung, đủ thứ lười. Những điều các tác giả đưa ra đều đúng. Không chỉ hai bài trên, quý vị chỉ cần vào google và đánh ba chữ “Việt Nam lười” sẽ hiện lên hàng chục bài viết tương tự.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Ngô Nhân Dụng: Cộng Hòa thắng nhưng không thắng lớn

Đáng lẽ đảng Cộng Hòa phải đại thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11. Trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của một tổng thống, đảng đối lập thường chiếm ưu thế. Thời Bill Clinton năm 1994, Đảng Dân Chủ mất 54 ghế ở Hạ viện; năm 2010 Barack Obama mất tới 63 ghế. Uy tín tổng thống Joe Biden đang xuống thấp, chỉ được 43% dân chúng ủng hộ, 55% chống, theo cuộc nghiên cứu dư luận của nhật báo Wall Street Journal. Đáng lẽ đảng Cộng Hòa phải chiếm thêm ít nhất 60 ghế dân biểu, nhưng chưa đạt được một phần ba.

Kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy dân Mỹ muốn bày tỏ nỗi bất mãn về Tổng thống Joe Biden, nhưng không muốn dồn hết quyền lực cho đảng Cộng Hòa. Các cử tri tỏ ra lo lắng nhất về tình trạng kinh tế và lạm phát, và tin rằng đảng Cộng Hòa có khả năng cải thiện hơn. Nhưng nhiều người cũng muốn bảo vệ quyền được phá thai, nghiêng về phía đảng Dân Chủ. Dân chúng các tiểu bang Michigan, California và Vermont bỏ phiếu cho các đề án bảo đảm quyền phá thai. Tại Kentucky, dân đã bác bỏ một đề án xóa bỏ quyền phá thai đã ghi trong hiến pháp; giống như dân Kansas trước đây.

Nhã Duy: "Trumpty, Dumpty", Donald Trump đã hết thời

Kết quả thắng thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ thế nào vẫn chưa được phân định rạch ròi, nhưng có một "ứng viên" bị xem đã hoàn toàn thất bại lần này. Đó là cựu Tổng thống Donald Trump.

Hai năm qua, kể từ ngày rời Bạch Ốc, bên cạnh việc tiếp tục tấn công vào các định chế dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ qua việc tiếp tục rêu rao về sự gian lận bầu cử tại Mỹ, cản trở vào công việc điều hành quốc gia của chính phủ đương nhiệm, tiếp tục thực hiện những hành động bị xem là phạm pháp, Donald Trump còn dành nhiều thời gian để vận động cho hàng trăm ứng viên Cộng Hòa được chính Trump chọn lựa hay hậu thuẫn cho cuộc bầu cử vừa qua.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Ngô Nhân Dụng: Nước Mỹ phân cực

Từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang. Những nơi dân bỏ phiếu cho Tổng thống George W. Bush, Cộng Hòa, được tô đỏ, cho Phó Tổng thống Al Gore, Dân Chủ, tô màu xanh.

Từ đó, nhiều tiểu bang giữ nguyên màu xanh hay đỏ và màu sắc ngày càng đậm hơn. Hồi 1992, chỉ có 19 tiểu bang, với khoảng một phần ba dân số Mỹ, do một đảng nắm quyền cả hành pháp (chức thống đốc) và hai viện lập pháp. Hiện nay, ba phần tư dân Mỹ sống tại các tiểu bang một đảng chiếm độc quyền như vậy, 23 tiểu bang Cộng Hòa và 14 Dân chủ.

Thanh Phương (RFI): Quan hệ Việt - Trung sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, ngày 23/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương mới đã bầu lại ông Tập Cận Bình vào chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm kỳ thứ ba. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã trở thành lãnh đạo có thế lực nhất ở Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.

Lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Tập Cận Bình không ai khác hơn, chính là tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng hôm qua, 30/10/202, đã bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc Kinh đến ngày 02/11, theo lời mời của ông Tập Cận Bình. 

Trước đó, vào ngày 23/10, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi điện chúc mừng Tập Cận Bình nhân dịp ông được bầu lại làm tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong bức điện này, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ tin tưởng là, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, “ toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc nhất định sẽ xây dựng Trung Quốc thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.”


Tuấn Khanh: Vì sao người Việt lại cứ bỏ ra đi?

Không có lời giải thích nào về việc những công dân hôm nay cứ im lặng tìm cách rời bỏ Việt Nam, ra đi và sống tạm thời hoặc mãi mãi ở đất khách. Những dòng tin miệt thị dòng người này trên báo chí Nhà nước thì cứ xoay quanh luận đề “những kẻ mê vật chất, ảo tưởng” cho đến “ham việc nhẹ, lương cao”... Nhưng thực sự không có một nghiên cứu khoa học nào hoặc những sự tìm hiểu, phân tích lý lẽ và những tác động xã hội vì sao những thanh niên đó lại cứ ra đi, bất chấp trên bản đồ thế giới Việt Nam luôn là một quốc gia được coi là đang phát triển rực rỡ.

Tin tức mới nhất của tháng Mười, 2022 cho biết có khoảng 100 người Việt Nam đã mất liên lạc sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc trong chuyến đi du lịch qua phi trường quốc tế Yangyang thuộc tỉnh Gangwon. Sau khi sự việc xảy ra, những hãng bay và các công ty du lịch có liên quan phải tạm cho dừng đưa khách du lịch đến Yangyang, tỉnh Gangwon đến hết tháng 10.


Song Thao: Happy Birthday Mr. President

Ngày 7/10 vừa qua là ngày sinh nhật 70 tuổi của Putin. Ông ăn mừng ngày sống dai này rất long trọng tại thủ đô Moscow. Ngày hôm sau, chiếc cầu nối liền Nga và bán đảo Crimea, bị đánh sập hai nhịp, giao thông gián đoạn. Đây là cây cầu gồm đường xe lửa và đường bộ dài nhất Âu châu được ông Putin long trọng khánh thành vào năm 2018. Trong cuộc chiến do Putin phát động tại Ukraine, cây cầu này là huyết mạch tiếp tế cho quân Nga tại chiến trường. Tên chính của cây cầu là cầu Crimea hay cầu Kerch nhưng người ta thường gọi là cầu Putin.

Sau khi cầu sập, trên mạng xuất hiện một video do một công dân Ukraine làm. Video được chia ra hai phần. Phần bên trái là đoạn quay cảnh cây cầu đang bốc lửa, bên phải là đoạn video cô đào cũng bốc lửa Marilyn Monroe hát bài “Happy Birthday Mr. President”. Coi đoạn video này, tôi thầm phục người đã sáng chế ra lối chọc quê ông Putin một cách hóm hỉnh và cay đắng. Ông Putin chắc phải chửi thề khi nhận được món quà sinh nhật này.



Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Ngô Nhân Dụng: Một người gốc Ấn Độ làm thủ tướng Anh

Nước Anh đã thay đổi: Ông vua vẫn là người lãnh đạo Thiên Chúa Giáo, ông thủ tướng theo Ấn Độ Giáo, đô trưởng thành phố London là tín đồ Hồi Giáo, và vị lãnh tụ đối lập kết hôn với một người theo Do Thái Giáo. Người sau cùng thuộc một sắc dân thiểu số lên làm thủ tướng Anh là Benjamin Disraeli, nhưng ông đã bỏ đạo gốc Do Thái từ trước.

Rishi Sunak còn là một người Ấn Độ hay không? Rất khó nói, dù khi tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tài chánh ông đã là người đầu tiên không đặt tay trên Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo mà dùng cuốn Bhagavad Gita, một Thánh thi Ấn Độ Giáo. Gia đình Sunak, bên nội cũng như bên ngoại, đều di cư từ Ấn Độ qua Phi châu từ nhiều đời, trước khi sang lập nghiệp ở Anh. Ông lên làm thủ tướng đúng ngày thánh lễ Diwali, một dịp cho dân chúng Ấn Độ reo mừng. Ông cũng là vị thủ tướng “da đen” đầu tiên ở Anh quốc, 14 năm sau khi ông Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ. Sunak trở thành thủ tướng mà không cần do dân bầu, sau khi được các đại biểu đảng Bảo Thủ trong Quốc hội tín nhiệm bầu làm lãnh tụ đảng. Ông cũng là vị thủ tướng trẻ nhất, 42 tuổi, trong vòng 200 năm.

Nguyễn Văn Tuấn (Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales): Chuyện của Thủ tướng Anh

Chúng tôi vừa có cuộc họp bàn về logo cho một trung tâm nghiên cứu mới. Vừa nhìn thấy, một Giáo sư buông bình luận gọn lỏn: “Too white” (Trắng quá!).

Trong khi mọi người đang tìm hiểu anh ấy nói gì, tôi nhận ra rất rõ. Logo được thiết kế tinh tế, có hình những người già trong nhà dưỡng lão, nhưng tất cả đều là người da trắng. Ý của Giáo sư (một người Australia da trắng) là logo này không đáp ứng tính đa dạng hóa mà chính phủ đang kêu gọi.

Đa dạng hóa ở đây nghĩa là ghi nhận, tôn trọng, và đánh giá đúng những đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng, mà không quan tâm đến các yếu tố như sắc tộc, tôn giáo, độ tuổi, hay giới tính của họ. Đa dạng hóa, nếu làm đúng, là một động lực quan trọng giúp phát triển xã hội, bởi vì mọi người đều cảm thấy mình thuộc về cộng đồng (chứ không phải người ngoài cuộc).

Ở các nước như Mỹ, Australia, Canada, Anh… trào lưu đa dạng hóa được đặt ra từ hơn 20 năm qua. Theo đó, chính phủ muốn có sự hiện diện bình đẳng của các thành phần xã hội trong tất cả thiết chế chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục, và doanh nghiệp. Đa dạng hóa là một cách nói cho thế giới biết rằng "chúng tôi là một quốc gia văn minh và dung nạp".

BBC tiếng Việt: 'Bom bẩn' là gì'? Tại sao Nga tuyên bố Ukraine có thể đã sử dụng?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố Ukraine có thể sử dụng một "quả bom bẩn" - một thiết bị chứa chất phóng xạ và chất nổ thông thường.

Ông Sergei Shoigu không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, và Ukraine - cũng như Pháp, Anh và Mỹ - đã bác bỏ các cáo buộc.

Nga tuyên bố gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với người đồng cấp Anh, Ben Wallace rằng "ông quan ngại về các khiêu khích có thể từ phía Kyiv bao gồm việc sử dụng bom bẩn".

Ông Sergei Shoigu cũng đã trao đổi với các bộ trưởng quốc phòng từ Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, đưa ra các bình luận tương tự.

Trong một phản ứng chung, Pháp, Anh và Mỹ nói chính phủ của họ "tất cả đều bác bỏ những cáo buộc rõ ràng giả mạo rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng bom bẩn trên lãnh thổ của chính họ".

VOA Tiếng Việt: Đại hội Đảng vừa xong, ông Tập Cận Bình mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp sang Trung Quốc hội kiến với người tương nhiệm là Tổng bí thư Đảng Cộng sản-Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình theo lời mời của ông Tập.

Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng CSVN, đây sẽ là chuyến thăm chính thức kéo dài trong 4 ngày, từ 30/10-2/11/2022. Do là chuyến thăm chính thức nên ông Trọng sẽ được phía Trung Quốc tiếp đón với đầy đủ nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia.

Thông cáo của Ban Đối ngoại không nêu rõ chương trình làm việc của ông Trọng ở Trung Quốc cũng như thành phần phái đoàn của ông Trọng gồm những ai.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình tự đẩy vào chân tường

Trước mắt thế giới, Mỹ và Trung Quốc là hai hình ảnh hoàn toàn đối nghịch. Nước Mỹ đang chia rẽ cùng cực, hai đảng chính trị sắp giành giựt quyền kiểm soát quốc hội; nội bộ mỗi đảng cũng chia phe. Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay Tập Cận Bình, một “đại lãnh tụ” với triển vọng sẽ nắm quyền trong mấy chục năm sắp tới.

Trong bài diễn văn dài 104 phút, Tập Cận Bình hoàn toàn tin tưởng vào địa vị lãnh đạo vững chắc của mình, địa vị thống trị của đảng Cộng sản trên 1.4 tỷ dân, và địa vị nước Trung Quốc với sản lượng kinh tế $17.7 ngàn tỷ mỹ kim và giao thương với 120 quốc gia khác, trên con đường làm bá chủ thế giới.

Chỉ có một dấu hiệu bất ổn: Bản báo cáo kinh tế đáng lẽ được đưa ra trong kỳ đại hội Đảng thứ 20 (Nhị Thập Đại) đã bị hoãn lại, không nêu lý do. Ngân hàng Thế giới (World Bank) tiên đoán kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ chỉ gia tăng được 2.9%, thấp hơn tỷ số 5.9% trong năm 2021.


Reuters: Ông Putin hiện đang an toàn cầm quyền, nhưng rủi ro hãy còn ở phía trước

Việc cầm quyền của ông Vladimir Putin ở Nga vẫn vững chắc bất chấp những thất bại quân sự ở Ukraine, một cuộc động viên chắp vá, và đấu đá chính trị nội bộ, theo tám nguồn thạo tin, nhưng một số người nói rằng điều đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu có dấu hiệu bị đánh bại hoàn toàn.

Hầu hết trong số này nói rằng Tổng thống Nga đang ở một trong những điểm khó khăn nhất trong hơn hai thập niên cầm quyền vì vấn đề Ukraine, nơi các lực lượng xâm lược của ông đã bị đẩy lùi ở nhiều địa điểm bởi một Kyiv được phương Tây vũ trang.

Nhưng các nguồn tin này, trong đó có các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ phương Tây đương nhiệm và tiền nhiệm, cho biết không có mối đe dọa sắp tới nào rõ ràng từ các giới thân cận, quân đội, hoặc cơ quan tình báo của ông Putin.

Ông Anthony Brenton, cựu đại sứ Anh tại Nga, nói: “Hiện tại, ông Putin vẫn còn giữ vững được.”