Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Trần Thanh Cảnh: Hủy diệt ký ức Việt!
Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây. Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết...
Nước Việt ta từ khi hình thành một quốc gia tự chủ sử dụng chữ viết gì? Chính là chữ Hán Nôm- chữ quốc ngữ mới chỉ được sử dụng chưa đầy hai trăm năm nay. Bởi thế hầu như di sản ký ức của ông cha ta truyền lại cho đời sau được lưu giữ trong những cuốn sách cổ Hán Nôm! Có lẽ vì hiểu tầm quan trọng của di sản Hán Nôm như vậy nên nhà nước ta mới cho thành lập cả một VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM: nơi sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và bảo quản những cuốn sách Hán Nôm của cha ông ta, ký ức của cả một quốc gia Việt tự chủ từ ngàn năm gửi lại cho chúng ta ngày nay! Mà không phải chỉ nhà nước ta thấy tầm quan trọng của lưu giữ các di sản Hán Nôm đâu. Ngay thời thuộc Pháp, người ta cũng đã lập ra VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ để làm việc này...
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Nguyễn Lương Hải Khôi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hơn 1000 cuốn sách cổ bị mất, bị mục nát ?!
2) Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ.
Lần 1 là thời vua Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết), lần 2 là vua Minh Mạng (quy tập để xây dựng nhận thức chung về một nước Việt Nam thống nhất, mở rộng cả sang Lào và Campuchia, sau khoảng 200 năm chia cắt), lần 3 là Viện Viễn Đông Bác Cổ của thực dân Pháp.
3) Việt Nam cũng có 3 lần mất sách cổ ở quy mô lớn.
Lần 1 là nhà Minh cướp phá, thế kỉ 15. Chủ nhiệm đề tài này là Trương Phụ. Không rõ chi phí cho khâu “chạy đề tài”.
Lần hai là năm 1946, dịp "Toàn quốc Kháng chiến", tháng 12. Lúc đó ông Ngô Đình Nhu, Giám đốc Nha lưu trữ Quốc gia của VNDCCH, đã kịp chuyển tư liệu cổ về kho Đà Lạt trước khi chiến sự nổ ra ở Hà Nội 19/12. Ngày nay, kho sách này nằm trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt (Trước 1975 tòa nhà được dân gian gọi là biệt điện Trần Lệ Xuân).
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Tổng hợp thông tin và bình luận xung quanh một vụ mất sách
Từ khoảng ngày 20.12.2022 trở đi, thông tin về vụ một số cuốn sách cổ quý hiếm-- trong số đó có những cuốn là bản chép tay, là độc bản, có tuổi đời hai, ba trăm năm, có thể xếp vào hàng bảo vật quốc gia--, bị “biến mất” khỏi Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, được đăng tải, bình luận rộng rãi trên mạng xã hội facebook và báo chí trong nước, khiến dư luận xôn xao. DĐTK xin tổng hợp lại một số thông tin và bình luận xung quanh vụ việc này.
Thông tin lúc đầu là 25 cuốn sách cổ bị thất thoát, nhưng theo báo chí “Sau vài giờ đưa ra thông báo, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm - xác nhận đã tìm thấy 1 trong số 25 cuốn sách cổ bị thất lạc. Đó là cuốn “Nam quốc địa dư chí” có ký hiệu ST.49 trong danh sách tài liệu.
“Cuốn sách này thực chất không bị mất, chỉ bị nhóm kiểm kê ghi ký hiệu nhầm từ ST.49 thành ST.48/3, và hiện tại sách vẫn đang tồn tại trên giá”, ông Cường cho hay.
Như vậy, còn 24 cuốn sách bị mất hoặc thất lạc. Trong đó có 4 cuốn “Toàn Việt thi lục” thuộc 3 bộ khác nhau - là bộ sách lớn do nhà bác học Lê Quý Đôn sưu tập và biên soạn theo lệnh của nhà vua. Bộ sách này hoàn thành năm 1768 và dâng lên vua Lê Hiển Tông đọc, nhưng chưa được khắc in. Ngoài ra còn bộ “Việt âm thi tập” do nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị ngự sử Chu Xa kế tục biên soạn…” Bài báo này cũng cho biết: “Ngoài việc mất 24 cuốn sách cổ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang phải đối mặt với thực trạng 4.000 tư liệu cổ bị xuống cấp, hư hại” (“Thách thức bảo tồn sách cổ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, báo Giáo Dục &Thời Đại)