Hiển thị các bài đăng có nhãn CỔ-LŨY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CỔ-LŨY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Cổ-Lũy: ‘Tuần lễ tệ hại nhất’ của ông Trump

Không đầy bốn tháng nữa là “Mid-term elections/Bầu cử giữa nhiệm kỳ” 
của Tổng Thống Donald Trump.

“Mid-terms” cũng là “trưng cầu dân ý/referendum” về tổng thống sau hai năm tại chức, qua việc cử tri Tháng Mười Một có chịu chọn nhiều nhân vật dân cử Cộng Hòa hay không.

Ông Trump biết đa số người đi bầu rất bất mãn với ông, và sợ họ sẽ “đuổi” bớt dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội mà ông hiện nắm trong tay.

Việc này mang ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, vì sau “Mid-terms,” nếu phe Dân Chủ lấy lại đa số Hạ Viện chắc chắn họ sẽ bắt đầu thủ tục “bãi nhiệm/impeachment” tổng thống; Thượng Viện sẽ quyết định tổng thống có tội hay không.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

CỔ-LŨY: TỪ NAM CALIFORNIA: NGƯỜI CHỨNG SẼ TỐ CÁO ÔNG TRUMP


Amy Berman Jackson

Thứ Sáu tuần trước, nguyên chủ tịch Mặt Trận Tranh Cử Trump 2016, Paul Manafort bị quan tòa   Amy Berman Jackson xử tù ngay tức khắc vì ông dùng mật mã nhờ hai đồng nghiệp cũ khai gian về làm lóp-bi bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Việc này vi phạm tội nặng “lung lạc nhân chứng/witness tampering” và “cản trở thi hành công lý/obstruction of justice”—cộng với gần hai tá tội nặng từ Tháng Mười 2017 đủ cho ông hết đời trong tù. Bà Berman Jackson giải thích: “Ông phạm tội cản trở việc thực thi công lý… Ông phản bội tin tưởng [trước đây] của tòa” đã cho ông tại ngoại hầu tra, với $10 triệu tiền thế chân và quản thúc tại gia.

MANAFORT: LÀM BẬY, LÀM GIẦU?

Paul Manfort là con một thị trưởng nhỏ ở tiểu bang Connecticut; thời 1960 học tại đại học tư Georgetown danh tiếng ở Washington. Năm 1980 Manafort cùng bạn học Roger Stone thành lập tổ hợp luật sau này chuyên làm lóp-bi trong thời cực bảo thủ và đầy lem nhem Ronald Reagan. Năm 1985 Manafort mở đầu con đường “làm bậy ăn tiền” với “tổng thống muôn năm” Ferdinand Marcos độc tài và tham nhũng ở Philippines. Sự nghiệp Manafort lên cao thời 1990 và sau đó với một loạt những “lãnh chúa, người hùng” tham nhũng, ác ôn vi phạm nhân quyền vùng Phi Châu: Nigeria, Kenya, Zaire, Equatorial Guinea, Saudi Arabia và Somalia. Năm 1992 tổ hợp lóp-bi của Manafort “được” gọi là “Lóp-Bi Cho Các Đồ Tể” bởi Trung Tâm Công Chính.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Cổ-Lũy: Ông Trump: Theo gót Nixon?

Thứ Sáu tuần trước Công Tố Viên Robert Mueller lại tăng thêm một loạt những cáo trạng nghiêm trọng vào cựu chủ tịch mặt trận Tranh Cử Trump 2016, ông Paul Manafort – ngoài gần hai tá cáo trạng năm ngoái. Tuần này ông Manafort ra tòa vì những cáo trạng mới và có thể vào tù ngay, không còn tại ngoại hầu tra với hai cùm điện tử trên chân. Manafort chưa nhận những tội trên, với hy vọng Tổng Thống Donald Trump sẽ “bãi tội/pardon” cho mình.

Gần đây, trước các tấn công tới tấp từ phía chính quyền Trump, các luật sư và FBI dưới quyền ông Mueller gia tăng điều tra về việc ông Trump (a) “đồng lõa” với Nga để đắc cử tổng thống, (b) những lời nói cùng hành động “cản trở thi hành công lý” che giấu việc này, và (c) những tiền bạc bất chính.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Cổ-Lũy: Tòa Bạch Ốc: Một năm trong cuộc điều tra

Thứ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Rod Rosenstein, 
người đang bị Tổng Thống Trump ép từ chức nhiều lần. 
(Hình: Getty Images)

Ngày 17 Tháng Năm đánh dấu một năm Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller điều tra ông Trump về “đồng lõa/collusion” với Nga trong tranh cử tổng thống 2016, và những “cản trở thi hành công lý/obstruction of justice” sau đó để che giấu chuyện này cùng những liên hệ tiền bạc mờ ám – những chuyện đều có thể khiến ông bị bãi nhiệm. Cuộc điều tra âm thầm nhưng ráo riết vẫn tiếp tục với những khám phá ngày một bất lợi cho ông Trump.

Thứ Năm tuần trước ti-vi toàn quốc chiếu hình tỷ phú Nga Viktor Vekselberg, chủ tịch công ty mẹ Renova ở Nga, và em họ Andrew Ingrater đứng trước quầy tiếp khách ở Trump Tower ghi tên vào gặp ông Michael Cohen và Donald Trump, 11 ngày trước khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống. Chủ tịch công ty con Columbus Nova ở Mỹ, ông Ingrater đã cho quỹ mừng nhậm chức Trump $125,000.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

CỔ-LŨY: TỪ NAM CALIFORNIA BẠCH ỐC BẤT ỔN



Tuần trước, “ứng viên” tổng trưởng Cựu Chiến Binh Ronny Jackson của Tổng Thống Trump bị đẩy đến mức phải rút lui vì những chi tiết tiêu cực về nghề nghiệp dồn dập từ giới truyền thông tung ra. Giám Đốc Scott Pruitt cũng lung lay, với gần một tá điều tra về lạm dụng công quỹ, hối lộ và “lóp-bi” đã trở lại—sau khi được tạm quên vì tin nổ ở Syria, bán đảo Hàn, và thăm viếng của tổng thống Pháp. Thêm hai Công Tố Viên (CVT) ở Washington và Nam New York ráo riết điều tra tổng thống và những người thân cận nhất, và ông Trump không kiềm chế nổi gọi vào ti-vi, nói ngược những điều mình từng nói.

BẠCH ỐC: “THẤT NGHIỆP CAO”

Dựa vào các dữ kiện 15 tháng qua của chính quyền Trump, giới truyền thông nhận xét đúng tuy khôi hài: trong khi số người Mỹ thất nghiệp đi xuống dưới 5%, con số người ở Bạch Ốc và trong nội các Trump “thất nghiệp” gia tăng hơn 50%. Đây phần nhiều vì những lý do không mấy đẹp đẽ, nổi bật nhất là lạm dụng chức vụ đẽo đục tài sản quốc gia, tiêu tiền thuế của dân, và “mất cảm tình” với tổng thống—hơn cả thời 1980 Cộng Hòa cực thịnh với “thần tượng” bảo thủ Ronald Reagan. Từ đầu năm tới nay hàng loạt nhân vật cao cấp rời Bạch Ốc, tạo nhiều khoảng trống không người thay thế kịp; đáng chú ý như ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia, phó giám đốc FBI, và cố vấn truyền thông—chưa kể giám đốc CIA, tổng trưởng Cựu Chiến Binh, hai luật sư chính bảo vệ ông Trump. Cũng chưa kể những ra đi im lặng của nhiều cố vấn, bí thư làm việc cho Phó Tổng Thống Mike Pence; chi tiết lạ: ông Pence mới thêm một “cố vấn cao cấp,” nhưng ông này lại là người “Never Trump/Không Chấp Nhận Trump” từ đầu.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Cổ-Lũy: Tổng Thống Trump: Gieo gió, gặt bão?

Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Getty Images)

Thứ Hai tuần trước, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện với đa số Cộng Hòa chấm dứt điều tra liên hệ Trump-Putin trong tranh cử 2016. Họ nêu lý do không thấy bằng chứng đi lại, đồng lõa giữa Mặt Trận Tranh Cử Trump (MT) và Nga nhằm thay đổi kết quả bầu cử. Trước đây, Ủy Ban cũng nỗ lực đả phá uy tín của ông Mueller và FBI – dù 17 cơ quan an ninh, tình báo liên bang và cáo trạng của FBI xác nhận Putin triệt hạ đối thủ Hillary Clinton nhằm giúp ông Trump đắc cử.

Trong khi đó cuộc điều tra của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller mở rộng và buộc tội nặng ít nhất bốn người làm việc trong MT; ba người đã nhận tội và hợp tác với FBI; riêng nguyên chủ tịch MT Paul Manafort chưa nhận tội, bị thêm 32 cáo trạng về làm việc với Nga và lóp-bi lén cho Putin, có thể ngồi tù 305 năm.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Cổ-Lũy: Tổng Thống Trump: Cô lập, phẫn nộ

Tổng Thống Trump. (Hình: Getty Images)

Hai tuần lễ sau Tết, Tòa Bạch Ốc như nằm trong những xáo trộn, khủng hoảng ghê gớm, có thể đe dọa sâu xa đến chính quyền Trump.

Đáng chú ý là cố vấn an ninh thứ nhì của tổng thống trong hơn một năm, H.R. McMaster, sẽ trở về quân đội sau tuyên bố, “Những cáo trạng về Nga xen vào tranh cử 2016 là điều không thể chối cãi được.” Trước đó, chánh văn phòng thứ nhì John Kelly rục rịch từ chức vì phụ tá thân tín Rob Porter. Cuối Tháng Hai, giám đốc Truyền Thông thứ tư, Hope Hicks, xin nghỉ. Con gái và rể, Ivanka và Jared Kushner bị hạ cấp về an ninh, bởi nhiều rắc rối về tài chính trong và ngoài nước, và có thể phải rời Bạch Ốc vì đã thành mục tiêu của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Cổ-Lũy: Năm mới, Tổng Thống Trump ở dưới sao xấu


Ngày cuối năm Âm lịch, giới truyền thông đã rục rịch tin về điều tra liên hệ Trump-Putin, đã hơi lặng lẽ vài tuần. Chiều năm mới Thứ Trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein chính thức cho biết báo cáo mới nhất của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller về liên hệ này trong bầu cử 2016 – với nhiều xui xẻo hơn đáng mừng cho ông Trump. Mùng Ba Tết, tờ Los AngelesTimes (LA Times) tiêu biểu miền Tây đưa tin nổ: Phó chủ tịch tranh cử Trump, Richard Gates, đã nhận tội và hợp tác khai thật về Chủ Tịch Paul Manafort – cả hai đã làm lóp-bi, gian lận, rửa tiền cho Nga và chư hầu Ukraine hơn thập niên mà không đăng ký.

‘Mười điều’ về báo cáo

Báo Anh Guardian ngắn gọn đưa ra mười điều chính về công bố của ông Rosenstein, nhưng theo báo Mỹ nhiều chi tiết đáng chú ý trong và ngoài 37 trang cáo trạng. Cáo tội rõ rệt: Nga đã bất hợp pháp xen lấn vào bầu cử qua 13 người và ba công ty Nga (Internet Research Agency hay IRA, điều khiển bởi Concord Management and Consulting, và Concord Catering). Ba công ty này thuộc tỷ phú Yevgeniy Prigozhin, liên hệ trực tiếp với Putin. Họ sử dụng nhân viên và Internet để lũng đoạn tiến trình dân chủ Mỹ và tìm cách liên hệ với ba người (chưa nêu tên) trong trong tranh cử Trump.

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Cổ-Lũy: Tổng Thống Trump: 365 ngày sau


Ngày 20 Tháng Giêng vừa qua, chính quyền Donald Trump đi vào mức một năm tại chức – với bao cái bề ngoài ồn ào, hỗn độn làm lu mờ những điều bên trong cần phải nhìn lại cho rõ. Công việc này tuy phức tạp, nhưng nhờ hiến pháp bảo vệ quyền tự do tư tưởng và báo chí, và tư cách cùng lương tâm của giới truyền thông uy tín lâu đời (giới này cũng dựa nhiều vào lớp trí thức đại học giàu phương tiện học hỏi, nghiên cứu), nó cũng tương đối không hẳn là khó.

Đi ngược dòng lịch sử 

Năm qua khẳng định điều nhiều người đã biết: ông Trump không có tư cách lẫn khả năng làm tổng thống nước Mỹ. Với tỉ số dân chúng liên tục “một bênh, hai chống” gấu ó, sát phạt lẫn nhau ngoài Tòa Bạch Ốc, thêm những loạt “tuýt/tweet” hàng tuần đầy những kệch cỡm và láo khoét từ tổng thống khó mà biết chính quyền thật sự nói và làm gì. Tuy nhiên, giới quan sát chính trị và xã hội có thể nhận ra chiều hướng đi ngược dòng lịch sử trở lại thời giữa thế  kỷ 20, khi chính sách và người Mỹ bị xem như “hiểm độc và sai lầm.” Theo nhật báo tiêu biểu miền Tây, Los Angeles Times, có thể nói nhiều chuyện xấu hơn tốt.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Cổ-Lũy: ‘Special Counsel’: Điều tra Trump-Putin đi vào giai đoạn hai

Tháng Mười, “Công Tố Viên Đặc Nhiệm/Special Counsel” Robert Mueller, cựu giám đốc FBI hai đời tổng thống, truy tố ba nhân vật quan trọng đầu tiên trong mặt trận tranh cử của ông Donald Trump.

Ba người này bị xem là có dính dáng, liên hệ chặt chẽ với chính quyền Vladimir Putin – đã bị 17 cơ quan tình báo Mỹ chính thức xem là xen vào bầu cử 2016 với mục tiêu lũng đoạn cơ cấu dân chủ Mỹ, triệt hạ đối thủ Hillary Clinton, và giúp ông Trump lên làm tổng thống. Chính quyền Putin từ lâu đã có tiếng trực tiếp can thiệp vào những bầu cử ở Đông và Tây Âu, mới nhất là ở Pháp.

Ba bài trước cho thấy phương cách điều tra của FBI dưới quyền ông Mueller và nhóm luật sư cự phách với kiến thức và kinh nghiệm về các tội ác quốc tế, nhất là tội dính tới Nga và các nước chư hầu cũ. Theo đây, bị cáo dễ buộc tội nhất bị áp lực ngay để phải hợp tác và cung cấp những bằng chứng cần thiết đưa đến buộc tội các nhân vật chính.

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Cổ-Lũy: Tổng Thống Trump khập khiễng tới Châu Á?


Đầu Tháng Mười Một, Tổng Thống Donald Trump bắt đầu chuyến Á du cần thiết, nhưng hơi trễ dù đã vào thời khóa biểu trước.

Chuyến đi lại xem ra hơi thiếu sửa soạn vì từ lâu ông từng công khai cho biết không bận tâm mấy về vùng này, và bỏ ngay chính sách “Chuyển trục về Châu Á/Pivot” và “Hiệp Định Mậu Dích Xuyên Thái Bình Dương/TPP” mà Tổng Thống Barack Obama đã thực hiện nhằm chống lại Trung Quốc bành trướng thế lực trong vùng và xa hơn. Ông cũng tới Châu Á vào thời điểm rất bất lợi cho mình và Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Cổ-Lũy: TT Trump và vùng Asia-Pacific: Lại chuyện ‘cọp giấy’ nữa?


Người đọc cột báo này đã quen thuộc với những nghiên cứu của Giáo Sư Mark Beeson từ đầu năm nay. Ông là chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và chiến lược vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Ông đều đặn cho xuất bản những công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific.

Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh Mỹ-Hoa (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọng bá chủ) là đề tài vô cùng quan trọng cho cả thế giới; hệ quả từ đây có thể nói là rất sâu đậm và lâu dài riêng trường hợp Việt Nam.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Cổ-Lũy: TT Trump và vùng Châu Á-Thái Bình Dương: Ngoảnh mặt thờ ơ? (Phần 2)

(Tiếp theo kỳ trước)

Đầu năm 2017, khi cột báo này trở lại báo Người Việt người viết giới thiệu những nghiên cứu  năm trước của Giáo Sư Mark Beeson, chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và an ninh vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Ông đều đặn cho xuất bản những công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific.

Năm 2016 ông đã đưa ra năm nghiên cứu về chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Công trình thứ sáu cuối năm đặt nhiều câu hỏi về bang giao Mỹ-Hoa và cố gắng đưa ra một số trả lời. Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọng bá chủ) là đề tài vô cùng quan trọng cho cả thế giới; hệ quả từ đây có thể nói là rất sâu đậm và lâu dài riêng trường hợp Việt Nam.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Cổ-Lũy: TT Trump và vùng Châu Á-Thái Bình Dương: Ngoảnh mặt thờ ơ?

Đầu năm 2017, khi cột báo này trở lại báo Người Việt, người viết giới thiệu những nghiên cứu  năm trước của Giáo Sư Mark Beeson, chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và an ninh vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Gần đây ông đã xuất bản sáu công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific.

Năm 2016 ông đã đưa ra năm nghiên cứu về chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Công trình thứ sáu cuối năm đặt nhiều câu hỏi về bang giao Mỹ-Hoa và cố gắng đưa ra một số trả lời. Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọng bá chủ) là đề tài vô cùng quan trọng cho cả thế giới; hệ quả từ đâycó thể nói là rất sâu đậm và lâu dài riêng trường hợp Việt Nam.

Cột báo xin trình bày công trình nghiên cứu mới nhất của ông năm nay, với những ý chính của tác giả, thêm những giải thích cần thiết và góp ý nhỏ bé của người viết. 

Những nét tổng quát

Ông Beeson mở đầu với cái nhìn về những điểm nay đã là kiến thức phổ thông về Tổng Thống Donald Trump: như nhiều người đi trước, ông Trump tranh cử với hứa hẹn đặt quyền lợi quốc gia trước hết; khác với họ, ông mang theo khẩu hiệu thời tranh cử “America first/Nước Mỹ trước hết” vào tòa Bạch Ốc. Khẩu hiệu này như có ma lực lôi cuốn nhóm “base/ủng hộ trung kiên” của ông, gồm những người da trắng lớn tuổi hoặc trung niên, vùng thôn quê, bình dân, không bằng cấp đại học, thiếu hiểu biết, thêm kỳ thị chủng tộc. Hiện ở mức 24%  cử tri, ông phóng đại nhóm “base” lên thành “silent majority/đa số thầm lặng” – theo chữ của Tổng Thống Cộng Hòa Richard Nixon trước khi bị bãi nhiệm năm 1974 vì xì-căng-đan Watergate.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Cổ-Lũy: Nhìn tới liên hệ Việt-Mỹ thời Tổng Thống Donald Trump


Bối cảnh: Nhân vật Donald Trump
Ðã hai năm sau ngày ông Donald Trump quyết định ra tranh cử cấp sơ bộ làm người đại diện đảng Cộng Hòa, đi qua tuyển cử toàn quốc, rồi đắc cử một cách bất ngờ và làm tổng thống gần sáu tháng; dân chúng trong và ngoài nước đã có dịp chứng kiến và biết thêm về ông ở nhiều mặt. Ðáng buồn thay, những hiểu biết và nhận xét tiêu cực về cá nhân ông và những gì ông nói và làm không thay đổi mấy. Những biện hộ yếu ớt về con người ông, và gượng gạo, trâng tráo cho những phát ngôn, hành động của ông qua từng giai đoạn không mấy hiệu quả và không đủ để thay đổi những cái nhìn và nhận định ban đầu. Trước khi ông Trump đắc cử hầu hết giới truyền thông, nhất là những tờ báo độc lập, đứng đắn, với lịch sử lâu dài và uy tín nghề nghiệp xứng đáng để nắm “quyền thứ tư/fourth estate” đều lên tiếng chống đối ông. “Fourth estate,” tuy không có trong Hiến Pháp nhưng có tác dụng “kiểm soát và quân bằng/checks and balances” quyền lực của nhà nước với ba quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp qui định rõ trong Hiến Pháp Mỹ.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Cổ-Lũy: Nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ: thập niên thứ nhì thế kỷ 21

TỪ NAM CALIFORNIA

Tháng Tư Đen” đã ra đi lần thứ 42; đây là dịp tiếp tục nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ một cách đúng đắn để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, người viết dựa vào những học hỏi, nghiên cứu, và khám phá từ người đi trước và đương thời của những chuyên gia, giáo sư đại học —những vị này cũng đều dựa vào những khám phá, học hỏi và nghiên cứu của người đi trước và đương thời, theo đúng truyền thống học thuật.
Cột báo đã đi qua liên hệ Việt-Mỹ thời ông Bill Clinton mang nhiều tính chất ngoại giao và lịch sử; thời ông George W. Bush chú trọng vào ngoại thương. Không quên những gánh nặng tiêu cực trong lịch sử ngoại giao Mỹ, Tổng Thống Barack Obama hướng liên hệ vào chiến lược lâu dài cho thế kỷ mới.
Giai đoạn thập niên thứ nhì này dựa vào tài liệu bộ Ngoại Giao Mỹ, các nghiên cứu về bang giao quốc tại George Washington University. Ông Jonathan Rauch, nhà phân tích chính trị nguyệt san The Atlantic và The Economist cũng đưa ra cái nhìn về ông Obama so với những tổng thống khác. 

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

CỔ-LŨY: TỪ NAM CALIFORNIA: NHÌN LẠI LIÊN HỆ VIỆT-MỸ: THẬP NIÊN THỨ NHÌ THẾ KỶ 21

Giáo Sư Michael J. Boyle

“Tháng Tư Đen” đã ra đi lần thứ 42; đây là dịp tiếp tục nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ một cách đúng đắn để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, người viết dựa vào những học hỏi, nghiên cứu, và khám phá từ người đi trước và đương thời của những chuyên gia, giáo sư đại học —những vị này cũng đều dựa vào những khám phá, học hỏi và nghiên cứu của người đi trước và đương thời, theo đúng truyền thống học thuật. Giai đoạn thập niên thứ nhì dựa nhiều vào nghiên cứu của Giáo Sư Michael J. Boyle, chuyên gia về bang giao quốc tế, chính trị học và triết lý thuộc viện đại học La Salle, Pennsylvania. Ông cũng từng học, giảng dạy và nghiên cứu tại các viện đại học khác như Harvard, Stanford ở Hoa Kỳ, St. Andrew ở Scotland và Canberra ở Úc. Ông Jonathan Rauch, nhà phân tích chính trị nguyệt san The Atlantic và The Economist với uy tín lâu đời trong truyền thông thế giới cũng đưa ra nghiên cứu về Tổng Thống Barack Obama so với những tổng thống khác nửa thế kỷ qua.
Cột báo đã đi qua liên hệ Việt-Mỹ thời Tổng Thống Bill Clinton mang nhiều tính chất ngoại giao và lịch sử; thời Tổng Thống George W. Bush chú trọng vào ngoại thương. Không quên những gánh nặng gánh nặng tiêu cực trong quá khứ ngoại giao Mỹ, Tổng Thống Barack Obama hướng liên hệ vào chiến lược lâu dài cho thế kỷ mới. 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

THẾ GIỚI THẾ KỶ 21 ÐI VỀ ÐÂU: TIỀN BẠC VÀ TRANH CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2012

CỔ-LŨY 


Ði vào cá nguyệt chót của năm 2011 chỉ còn hơn một năm nữa là tổng tuyển cử (general election) Mỹ tháng Mười-một 2012 mở ra, trong đó đáng chú ý nhất là bầu chọn tổng thống cho nhiệm kỳ bốn năm tới. Tổng thống đương nhiệm, ông Barack Obama, kể như không có người cùng đảng ra tranh chức với mình và do đó chính thức thành người đại diện đảng Dân Chủ tranh cử tổng thống mà không phải đi qua đợt tranh cử sơ bộ (primary election). Trong khi đó, đâạy là thời điểm tranh cử sơ bộ đi vào giai đoạn gắt gao bên phía Cộng Hòa đối lập; đảng này có con số ứng viên gần chục người với khuynh hướng và mức độ bảo thủ (conservative) khác nhau (xin xem bài trước, Nhìn Về Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2012, cùng người viết), nhưng vẫn chưa rõ rệt ai sẽ nắm được thế hứng khởi “bảo thủ dâng cao” để được chọn làm đại diện đảng tranh đua với ông Obama cuối năm tới.