Hiển thị các bài đăng có nhãn Blogs. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Blogs. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Ghé thăm các Blogs: 11/04/2014


Án oan và xin lỗi
Nguyễn Thông

Vừa qua, trong chưa đầy tuần lễ, các cơ quan tư pháp tổ chức một loạt cuộc xin lỗi công khai đối với những người bị kết án oan. Cụ thể, ngày 28.3, Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hải Phòng xin lỗi ông Nguyễn Hồng Cầu (ở H.Tiên Lãng) vì đã kết án oan ông 3 tháng tù từ... hơn 17 năm trước.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Ghé thăm các Blogs: 03/04/2014


BLOG QUÊ CHOA
01-04-2014

Nguyễn Mộng Hoài 

Trên các phương tiện thông tin đại chúng cả quốc doanh lẫn dân doanh gần đây ồn ào về con số 24.000 tiến sĩ, lại ồn ào về 72.000 cử nhân (và tương đương) đang bị thất nghiệp, nghĩa là đang bị thừa. Chắc Việt Nam ta quá giầu "chất xám" nên mới có nhiều, để thừa nhiều cử nhân, tiến sĩ như vậy. Không biết có nước nào trên quả đất này giống Việt Nam ta không ?

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 31/03/2014


FACEBOOK NGUYỄN HƯNG QUỐC

Trong khi chính phủ lâm thời ở Ukraine cũng như Mỹ và các quốc gia Tây phương chưa biết cách nào để đối xử với âm mưu bành trướng thô bạo của Nga, giới phụ nữ Ukraine hình như đã biết ngay là mình sẽ và nên làm gì: Tuyên bố cấm vận về tình dục đối với bọn đàn ông Nga. 

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 28/03/2014


BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ 

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nạn thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Các cơ sở làm ăn đều đình trệ, nguời dân sống cầm chừng lay lắt qua ngày.

Từ khi nên ngôi, Vệ Kính Vương cho rằng trăm sự khốn khó ngày nay đều do Bạo và phe cánh gây nên cả. Ngặt vì thế lực Bạo lúc ấy rất lớn, quan quân phủ Chúa nắm mọi quyền binh, điều khiển chính sự. Vương không thể làm gì. Đành phái người sang Tề cầu kiến.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 18/03/2014

Hình: internet
BLOG CÁNH CÒ

Mon, 03/17/2014 - 02:43 — canhco

Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 14/03/2014

Hình: internet
BLOG CÁNH CÒ 
Wed, 03/12/2014 - 14:53 — canhco

Tại một quán cà phê cóc nhỏ xíu ven đường thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Huyền tỉnh Cà Mau một nhóm thanh niên khoảng 5 người ngồi chồm hổm trên những chiếc ghế xập xệ mắt nhìn không chớp vào chiếc TV của chiếc quán nghèo để nghe tin tức về chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất từ mấy ngày nay.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 11/03/2014

Hình: internet
BLOG TRỊNH XUÂN BÁU

1. Vụ việc được dư luận xôn xao nhất trong tuần là vụ tai nạn tại cầu treo Chu Va tỉnh Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Tại hiện trường, neo cáp treo của cầu bị gãy làm đôi, và đây là lý do dẫn đến tai nạn.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 07/03/2014

Hình: internet
BLOG KAMI
Thu, 03/06/2014 - 03:25 — Kami

Phiên Tòa xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất đã khép lại, với bản án 02 năm tù giam, là án mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 (trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng), cho dù ông Trương Duy Nhất khẳng định sẽ kháng án. Bản án này được dư luận đánh giá là quá nhẹ so với những gì người ta đồn đoán sau khi Trương Duy Nhất bị bắt.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 03/03/2014


BLOG QUÊ CHOA 
27-02-2014

Bài viết nhân ngày thầy thuốc Việt Nam

Nguyễn Minh Hòa  

Hôm nay 27-2 ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi cũng như mọi người dân Việt cầu chúc cho các thầy thuốc mạnh khỏe,  yêu nghê và trọng bệnh nhân.

Trong cuộc đời của mình, ai cũng có những nỗi đau khổ và mất mát, nhưng có những nỗi đau dằn vặt ta cho đến khi sang thế giới bên kia mà không thể nào hiểu được tại sao lại như thế.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Ghé thăm các Blogs:20/02/2014

Hình: internet
BLOG ĐÀO TUẤN

Tháng Hai 19, 2014 

Có những thứ còn tồi tệ hơn cái đói đang xảy ra xung quanh những “hạt gạo cứu đói”. Và để định danh sự tồi tệ đó, không gì hơn phát biểu nghị trường của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Người ta ăn của dân không từ một cái gì.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Ghé thăm các Blogs: 17/02/2014

Hình: internet

BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH

ĐI THĂM THÀY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH


Người Việt Yêu Nước

Chiều tối ngày 13-2-2014, mình và một bạn trẻ vào thăm thầy Đinh Đăng Định. Vợ của Thầy thấy chúng tôi định đỡ Thầy ngồi dậy, tôi vội ngăn lại: Chị cứ để anh ấy nằm. Ngay lập tức một cậu CA còn trẻ ngồi bàn gần giường Thày đứng dậy hỏi chúng tôi: quan hệ thế nào với Thầy Định?. Thày rất nhanh: Đây là học trò cũ của tôi. Anh ta yêu cầu chúng tôi ra ngoài hành lang nói chuyện và nói: Theo "qui định" không cho phép ai ngoài gia đình của ông Định được thăm hỏi.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ghé thăm các blogs: 11/02/2014

Hình: internet

FACEBOOK VŨ ĐỨC TÂM

CÓ CỰC ĐOAN KHÔNG?


Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Tràn ngập trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Ghé thăm các Blogs: 07/02/2014


FACEBOOK NHẤT NAM

Hôm nay, 3/2/2014. Tròn 84 năm Đảng CSVN ra đời. 84 năm qua là 84 năm của 3 thế hệ gia đình tôi và bản thân tôi luôn trung thành và đi theo Đảng. Trong đó hơn 40 năm bản thân tôi đã sống và tin yêu Đảng. Hơn 40 năm đó, tôi chưa từng là một Đảng viên nhưng nếu trừ đi 5 năm thơ ấu chưa biết bước đi vững vàng: Tôi từ một Đội viên nhi đồng, một Đội viên thiếu niên rồi một Đoàn viên Đoàn TNCS HCM. Tôi đã luôn là một người trung thành tuyệt đối đi theo sự lãnh đạo của Đảng, luôn thực thi đầy đủ mọi nghĩa vụ theo bất cứ chính sách nào của Đảng! 

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Ghé thăm các blog

Hình: internet
BLOG J.B NGUYỄN HỮU VINH

Đảng vinh quang, tài tình: Thứ tôn giáo xuống cấp


Ngày đầu xuân Giáp Ngọ, trên mọi nẻo đường đất nước, nhan nhản đâu đâu ta cũng gặp câu khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Đọc   qua, người ta cứ ngỡ rằng "Đảng ta" được ca tụng tận mây xanh, vinh quang thật và vĩ đại thật!

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Ghé thăm các Blogs: 31/01/204

Photo: Internet
BLOG HIỆU MINH:

Như tin VNN đã đưa, với hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như bị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân. Bên cạnh đó, xét thấy Vietinbank hoàn toàn không hay biết quá trình Huyền Như lừa đảo nên tòa tuyên án Vietinbank không phải bồi thường.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Ghé thăm các Blogs: 28/01/2013


BLOG NHƯ CÂY TRE VIỆT NAM  


(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn

Franz Kafka chết lúc 41 tuổi trong lặng lẽ gần như tuyệt đối, vì không mấy ai biết Kafka là Kafka. Nhưng những trang viết, cả đã in lẫn di cảo, của Kafka, dù sinh thời Kafka cũng coi thường, đã được xếp vào hạng tuyệt phẩm của trí tuệ trong thế kỷ 20.

Évariste Galois vội vã chủ động đón nhận một cái chết rất đau đớn khi đang ở tuổi 21. Nhưng Galois đã thành một tượng đài vĩnh viễn trong toán học.

Vũ Trọng Phụng chết lúc chưa đầy 27 tuổi vào một thứ Sáu, ngày 13 tháng 10 năm 1939. Cả văn đàn nước Việt khi đó chết lặng. Đầu tháng 12, Tao Đàn ra một số đặc biệt: Vũ Trọng Phụng. Trong số đó, Trương Tửu viết: “Tài nghệ ông không làm bằng sự bắt chước. Nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nỗ lực cá nhân. Bởi vậy, trong đô thành văn học Việt Nam hiện đại, ông giữ riêng một ngọn cờ mà chính tay ông đã dệt thành.” Đó là văn phẩm. Còn nhân phẩm, Ngô Tất Tố kể: “một điều đáng trọng hơn nữa là đời ông luôn luôn thấy sự túng thiếu, nhưng không lúc nào ông tự đem sự túng thiếu của mình mà làm phiền lụy người nào, dù khi túng thiếu cực điểm cũng vậy.” Chưa đầy 2 năm sau, khi dựng bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan hạ bút kết thúc phần Vũ Trọng Phụng: “Về phần ông, tấn tuồng đã xong rồi; ông có thể hoàn toàn sung sướng, vì cái vai trò về đường trí thức và tinh thần của ông, tuy ông đóng không bền, mà đã lỗi lạc, hơn nhiều người múa mang từ lâu trên sân khấu.” Văn tài, tư cách và những nhận định vừa kể không chỉ vẫn sống mà còn xuyên thủng cả khối vùi dập khổng lồ đã được đè xuống bằng thời gian, hiềm tỵ, không gian, cùng những đố kỵ chính trị của độc tài cộng sản. Năm 2002, Peter Zinoman, giáo sư trên đất Hoa Kỳ, đã thừa nhận Vũ Trọng Phụng là người “sớm lộ một tài năng chói lọi” với “sự nhạy bén hiện đại hóa ở mức triệt để”.[i]

Ông Lê Hiếu Đằng, cựu đảng viên cộng sản, đã qua đời ở tuổi 70 vào ngày 22/01/2014. Cái chết của ông Đằng cũng gợi lại sự vô lý nếu tuổi đời cứ muốn xen vào việc định phẩm giá hay định thọ đích thực cho con người. Trong tiểu sử, người ta có thể phải bỏ đi gần hết cuộc đời của một người vì nhiều lý do, nhưng nếu có trí nhớ và còn liêm sỷ, dù ít, không ai lại lược đi đoạn đời gần hai tháng cuối cùng của ông Đằng. Song, sẽ là quá sớm để nói nhiều về ý nghĩa từ đoạn đời ngắn đó. Nhưng ít nhất, cái đoạn chỉ có xấp xỉ hai tháng đó, khi ông Đằng từ hẳn khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể đã góp được phần làm nguôi một lời nguyền đang treo lơ lửng trên đầu nước Việt: 

“Đừng nghe những gì người cộng sản nói, mà hãy xem những việc họ làm.” 

Ông Đằng không chỉ than, không chỉ nói lên nỗi chán Đảng, khinh Đảng mà còn đưa tay, trong đơn độc, phủi cái đảng đó đi trước công luận. Và, cái chết của Ông có thể còn làm rung một lời nguyền khác: “Đa thọ, đa nhục.”○

How good not how long

Pham Hong Son

Mr Le Hieu Dang, aged 70, died of cancer on January 22, 2014 in Saigon. Mr Dang was a Viet Cong – a term referring to Vietnamese southerners who secretly followed the Communist Party of Vietnam (CPV) in invading and taking over the former Republic of Vietnam before 1975. Mr Dang Viet Cong was so fierce that he was once sentenced in absentia to death penalty by the former Republic of Vietnam. Since Saigon collapsed in April 1975 Mr Dang has served as a high-level official in a CPV-controlled umbrella civil organization the Central Committee of the Father Land. 

Mr Dang came out to the public notice few years ago when he joined and spoke for anti-China demonstrations. More noticeably, in August 2013 while being a bed-ridden man of a final phase-cancer Mr Dang issued a call to form another political party to support or compete with the CPV, which has never accepted any political competitions, and on December 04, 2013 he declared self-removing from the CPV. So far there have been many CPV members speaking the same things as Mr Dang but a few defected from the CPV.

Although Mr Dang defected from the CPV for only about two months and never admitted his mistake in following the CPV as other former Viet Cong, like Mr Truong Nhu Tang, Dr Duong Quynh Hoa, Mr Huynh Nhat Hai, Mr Huynh Nhat Tan, did, many people, including pro-democracy activists and former officials of the former Republic of Vietnam – Mr Dang’s former enemy, paid tribute to his life and showed regret over his death.

The death of Mr Dang recalls a truth: for human existence, how good not how long does matter.○
________________________________________

[i] “Phung’s precocious brilliance is widely recognized today”, “his significance lies in a radically modernist sensibility found in his work.”, Peter Zinoman, Vũ Trọng Phụng’s Dumb Luck and the Nature of Vietnamese Modernism, The University of Michigan Press, 2002 (có thể xem trong Dumb Luck: A Novel by Vu Trong Phung, bản in lại của Nxb Lao Động, 2013, trang 23)


Blog Người Buôn Gió


Trong hai năm tới Việt Nam sẽ thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhiều năm qua sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ rõ qua những khoản nợ khổng lồ. Mặc dù chúng được ưu đãi rất nhiều. Với tình trạng điều hành, quản lý mà lỗ mãi như thế thì bán là chuyện tất nhiên. Những doanh nghiệp công ty này do nhà nước sở hữu, giờ được phép bán đến 60% cổ phần, tức là quyền kiểm soát không thuộc về nhà nước Việt Nam nữa. Vì sao phải 60%, vì nếu dưới 50% cổ phần được bán ra thì sở hữu lớn nhất vẫn là của những người đã từng làm doanh nghiệp thua lỗ được quyền điều hành doanh nghiệp.

Làm ăn lỗ thì phải bán, chuyện thường.

Nhưng đặc thù là một nước XHCN do Đảng lãnh đạo, mọi doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo là thành nếp từ xưa đến nay. Mới đây ĐCSVN còn lập ra ban kinh tế Trung Ương để nắm kinh tế đất nước. Nay lại bán các doanh nghiệp đi. Vậy Đảng hay ban kinh tế của Đảng sẽ còn gì để quản lý kinh tế khi mà bán hết các doanh nghiệp nhà nước sở hữu?

Chắc ban kinh tế trung ương lập ra để giải quyết việc cổ phần hóa doanh nghiệp? Chứ không phải là quản lý như trước đây.

Có thể, vì sau khi tuyên bố ban kinh tế trung ương nắm quyền kiểm soát kinh tế đất nước thì sau đó là quyết định  phải gấp rút cổ phần hóa doanh nghiệp để giải quyết tình trạng thua lỗ và để đủ tiêu chuẩn cho Việt Nam tham gia TPP.

Nếu vậy ĐCSVN đã xác định thời gian tới đây sẽ buông dần quản lý kinh tế đất nước qua những doanh nghiệp mình sở hữu. Một khi đã bán cho người nước ngoài, tham gia TPP, đảng không thể còn ra những chính sách kinh tế theo ý mình, mà phải còn cân nhắc đến các yếu tố bên ngoài. Thế còn gì là CNXH nữa nhỉ, phải chăng đây mới là điểm mà ông TBT Trọng nói - còn trăm năm nữa chưa biết đến CNXH hay không?

Một khi đã lập ra ban kinh tế trung ương để chủ trương việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước sở hữu cho nước ngoài và tư nhân, thì mặc nhiên ai cũng thấy con đường CNXH chuyên chính, kinh tế chủ đạo đất nước do giai cấp vô sản nắm giữ đã trở thành mờ nhạt.

Vấn đề là ai sẽ là người mua cổ phần các doanh nghiệp này. Người Trung Quốc hay người Mỹ.? Hay đồng chí X, Y nào đó đánh giá rẻ mạt một doanh nghiệp, để người nhà đồng chí  lập công ty vay tiền ngân hàng mua lại doanh nghiệp đó (có khi nói tiền vay ngân hàng nhưng ngân hàng lại chính do người nhà các đồng chí nắm cổ phần).

Hãy hình dung, người Trung Quốc mua doanh nghiệp và người của đồng chí X, Y nào đó mua doanh nghiệp nhà nước. Các doanh  nghiệp cổ phần đổi tên mới, phải cơ cấu, cải tổ, lợi nhuận thu về để đóng thuế chẳng hy vọng là bao. Chưa kể được miễn thuế khi đổi tên, đổi chức năng làm mới từ đầu. Chưa kể là có cổ phần của đồng chí X, Y nào nên khoản thuế má được châm chước.

Số tiền bán được các doanh nghiệp này sẽ dùng vào mục đích gì.? Tất nhiên là mục đích quốc gia như trả nợ nước ngoài , trả lương hưu cho cán bộ lão thành, trả lương bổng cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ít nhất vài năm nữa quỹ lương hưu sẽ không vỡ, các chiến sĩ lực lượng vũ trang không phải lo lắng về cuộc sống.

Cám ơn chính sách của Đảng và quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không bán thì để còn lỗ mà không hợp điều kiện mới khi sắp vào TPP. Bán đi cắt lỗ lại có tiền trang trải việc khác. Nhờ thế tình hình chính trị xã hội của Việt Nam còn ổn định được vài năm nữa.

Sau vài năm đấy, các ông chủ người Trung Quốc (hoặc Mỹ) cùng với các ông chủ là con cháu đồng chí X, Y sẽ lo lắng gánh vác nền kinh tế đất nước qua các doanh nghiệp họ nắm giữ,  cùng với dàn thiên tài lãnh đạo trẻ mới nổi gần đây là Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình. Những giai cấp mới và trẻ trung năng động này sẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của chủ tịch HCM vĩ đại.

Nhân dân ta phải cám ơn những nhà lãnh đạo CSVN đã lo lắng. Đúng như họ vẫn nói - mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo- Quả thật cái từ băng rôn ở vòng hoa của một đám ma mà còn để ý lo được, thì có gì mà Đảng ta không bao quát hết được.
Được đăng bởi nguoibuongio1972 vào lúc 03:36 




BLOG LÊ ANH HÙNG
THỨ BẢY, NGÀY 25 THÁNG 1 NĂM 2014


Theo Đài PT-TH Điện Biên (trang mạng “lề đảng” duy nhất đưa tin về việc xây dựng nghĩa trang này trước khi sớm gỡ xuống) thì “nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967–1972”.

 Ngày 18.1.2014, blog Lê Anh Hùng đã đăng bài “Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây ‘nghĩa trang liệt sỹ’ 25 tỷ cho 52 người Trung Quốc”. Bài viết đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả.

Thông tin trên khiến độc giả không khỏi “băn khoăn” là không hiểu những “liệt sỹ” kia đã từng giúp Việt Nam làm đường như thế nào? 
Việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này quả thực không dễ, bởi từ trước đến nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn luôn tránh đề cập đến sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên đất Việt Nam.

Tuy nhiên, mặc dù phía Việt Nam luôn tìm cách che dấu nhưng Trung Quốc thì đã công khai chuyện này từ lâu. Ngày 16.5.1989, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận đã gửi 320.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam (nguồn:Reuters). Và 52 “liệt sỹ” đã giúp Việt Nam làm đường nói trên nằm trong số 320.000 “quân tình nguyện” này.

Mới đây, tác giả Hoa Bảy có bài “Trung Quốc, Việt Nam, ai nợ ai?” được đăng trên một loạt trang mạng. Bài viết này đã giúp giải đáp phần nào câu hỏi mà nhiều độc giả còn “thắc mắc” ở trên:
...Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng” [Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?]), khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế...

Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy là liệu nhân dân Việt Nam có nên "đời đời nhớ ơn" các "liệt sỹ" Trung Quốc hay không. (Việc Trung Quốc lợi dụng “giúp” Việt Nam “làm đường” để lấn chiếm lãnh thổ bằng cách di dời cột mốc biên giới cũng đã được nhiều người nhắc đến.)

Cả văn hoá phương Đông lẫn phương Tây đều coi trọng chuyện mồ mả cho người đã khuất. Và có lẽ chẳng mấy ai trên đời lại muốn nằm lại ở nơi “đất khách quê người” cả. 

Chẳng thế mà người Mỹ luôn sốt sắng trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích ở Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, còn Việt Nam thì vẫn đang huy động nhiều sức người sức của cho công cuộc tìm kiếm và quy tập hài cốt của hàng trăm nghìn người đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam, cũng như trên đất Lào và Campuchia, mà chưa xác định được nơi chôn cất để trao trả cho thân nhân của họ.

Chính vì thế, việc Trung Quốc không chịu đưa số hài cốt với danh tính cụ thể nói trên về nước rõ ràng là có ý đồ chính trị, nhất là khi đích thân ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải lại chỉ đạo chi hơn 25 tỷ VNĐ tiền thuế của nhân dân để làm nghĩa trang hoành tráng cho 52 “liệt sỹ” kia, để rồi đến lúc, chẳng hạn, hình ảnh dưới đây sẽ lặp lại với “nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc” đó:  


BLOG KIM DUNG/KỲ DUYÊN
THÁNG MỘT 26, 2014 BY KIM DUNG/KỲ DUYÊN


Tác giả: Trần Gia Lạc

KD: Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên vừa nhận được bài viết của một bạn đọc ký tên Trần Gia Lạc. Mình không biết tác giả là ai, tên thật hay chỉ là bút danh? Đọc bài thấy nhắc tới bài viết “Vì sao Dương Tự Trọng giúp anh trai bỏ trốn không thành?‘’, vội vào Google tra, thì thấy ghi chú, bài viết đã bị gỡ bỏ.

Thú thực, trước vụ án Dương Chí Dũng- Dương Tự Trọng, có rất nhiều bài viết. Riêng báo của anh Nguyễn Như Phong quan điểm khác hẳn. Mình vẫn đưa bài của anh NNP lên, vì trước hết, là một Tổng BT, anh NNP hẳn có thông tin riêng của ảnh, và có quan điểm riêng, thì ảnh hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết cũng như uy tín của tờ báo PetroTimes. Đó hoàn toàn là điều bình thường.

Nhưng khi đưa bài viết của Kim Triêu, Kim Triều gì đó về vụ Dương Tự Trọng, quả thật khó có thể chấp nhận về một thứ tư duy làm báo vừa hời hợt, nông cạn, và vừa sai lạc, coi thường cả luật pháp.

Việc đưa những bài báo tư duy xa lạ như vậy chỉ làm tổn hại uy tín của tờ báo mà thôi.

” Tổng biên tập Webseite PetroTimes (PTO) Nguyễn Như Phong, sáng 9/1/2014 (tại đây), đăng trên Petrotimes (PTO) của ông bài viết : ‘’Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ”. Bài viết dài với đủ lí lẽ, dẫn chứng… có thể tóm gọn thành 3 điểm:
1.Tướng Ngọ chức vụ cao, có tài… được Chủ tịch nước vinh danh, (gắn sao Thượng tướng) thì… không thể ’’mắc sai lầm như vậy’’…

2.Dương Chí Dũng đã khai ’’tiên hậu bất nhất’’(tuy có nguyên do…) nên lời khai của anh ta không đáng tin, có ngầm ý vu cáo PQN làm mất uy tín của Đảng(UVTƯ) và lãnh đạo Bộ CA…

3. Yêu cầu các cơ quan tố tụng (Viện KSTC , tòa án NDTC…) và cơ quan điều tra BCA làm rõ, trả lại sự trong sạch cho Thứ trưởng, Thượng Tướng PhạmQuý Ngọ.

16 ngày sau, hôm 25.1.2014, trên cũng trên PetroTimes tựa đề : ’’Vì sao Dương Tự Trọng giúp anh trai bỏ trốn không thành?‘’ (bài này đã bị xóa không còn truy tìm trên Google). Khác bài của TBT Nguyễn Như Phong, tác giả bài viết không bào chữa cho PQN, nhưng tỏ ý ‘’luyến tiếc’’ cho hành động của DTT và ’’ê kíp’’đã không thành công khi anh ta’biết luật – phạm luật’’ tổ chức cho kẻ phạm pháp trốn chạy khỏi sự trùng phạt của luật pháp của nhà nước.

Bài viết thực sự’’Vẽ đường cho (những con) hươu chạy’’!

Điều đáng chú ý: Đọc xong, chúng ta cảm nhận được người này đã gửi tới (những nhóm tội phạm nằm trong sự thao túng của các nhóm lợi ích) : Những gợi ý, những kinh nghiệm cần có cho những ‘’phi vụ’’tương tự khác sau này, nếu có để…trốn chạy thành công !

Công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã, đang bắt đầu tiến hành, cac diễn tiến đã, đang ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Hai bài báo của tờ PTO trên đây chẳng những tạo ra những nghi ngờ vô căn cứ đối với các cơ quan chức năng (…) mà cái chính: Đã tác động ngược, làm chỗ dựa cho ’’một bộ phận nhỏ’’ của các nhóm lợi ích không hối cải, cải tà quy chính mà vẫn luồn lách, chống đỡ để tiếp tục tham nhũng !

Tờ báo mạng PTO của Đại tá công an Nguyễn Như Phong (và ê kíp của ông) đã là tờ báo duy nhất trong số gần 1000 tờ bao (cả báo giấy lẫn báo mạng) thời gian qua, chẳng những có biểu hiện làm vai trò tiên phong, đi ngược lại chủ trương Nghị quyết của các hội nghị TƯ, của ban chỉ đạo Phòng Chống Tham Nhũng TƯ, Ban Nội Chính TƯ, góp phần ’’làm trong sạch đảng’’, mà còn chống lại’ ’ý đảng – lòng dân’’ trong công cuộc chống căn bệnh hiểm nghèo của đất nước đã nhờn thuốc. Tham nhũng thực sự đã ngăn trở sự phát triển bền vững, đi lên, làm nghèo đất nước, làm nhân dân thêm khổ cực. 

Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực (kết bài viết của Nguyễn Như Phong bào chữa cho PQN) ? Rồi đây, khi thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn Tấn Dũng thực sự đi vào cuộc sống của đất nước, ê kíp PTO liệu sẽ còn có những bài viết theo xu hướng này, nữa không ?

————
Bài này, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên đã biên tập



Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Ghé thăm các Blogs: 24/01/2014


BLOG BÙI TÍN


Gần đây báo trong nước bàn khá nhiều về nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng, người vừa bị kết án 18 năm tù về tội “tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”. Trong khi nhà báo công an Nguyễn Như Phong, tổng biên tập báo Năng lượng mới của ngành dầu khí, tán tụng Dương Tự Trọng là sỹ quan công an nhiều thành tích, một hung thần đối với giới giang hồ đất Cảng, sa cơ chỉ vì tình nghĩa yêu thương anh ruột Dương Chí Dũng đang lâm đại nạn, nhiều báo lề phải cũng như lề trái bàn tán về  nhân vật công an có nhiều nét không giống ai này.

Có thể coi Dương Tự Trọng như là một mẫu người thành đạt tiêu biểu trong chế độ toàn trị, cũng còn gọi là “công an trị” hay  “cảnh sát trị “, trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể (theo cách nói của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), còn công an là lực lượng bảo vệ ngai vua, được ưu đãi đặc biệt, nuông chiều thành kiêu binh, được ghi rõ trong Hiến pháp 2013 là có trách nhiệm bảo vệ đảng CS trước hết, rồi mới đến bảo vệ nhà nước (cũng là CS ), cuối cùng mới là bảo vệ nhân dân.

Thanh niên Hải Phòng, Hà Nội không ít người nuôi giấc mơ được như Dương Tự Trọng, đỗ Đại học Bách khoa là được nhận  ngay vào ngành công an, kế nghiệp ông bố là Trung tá Dương Khắc Thụ, từng là giám đốc công an Hải Phòng (1970 – 1980) khi trung tá công an còn cực hiếm, trưởng CA quận thường là đại úy (nay là thượng tá hay đại tá), còn công an phường chỉ là thượng sỹ hay chuẩn úy (nay là trung tá).

Theo báo Dân Trí và Thanh Niên online Dương Tự Trọng luôn tự khoe là thuộc gia đình công an nòi, có cô em gái là Dương Thị Băng Tâm, hiện là sỹ quan công an thuộc phòng C25 / Sở CA Hải Phòng. Trọng được lên cấp nhanh, là trung tá phó giám đốc CA thành phố Cảng khi chưa đến 40 tuổi từ năm 2007;  Trọng được coi là sỹ quan xông xáo, có bản lĩnh nghiệp vụ cao,  báo Công an Nhân dân từng nêu gương là một “hung thần đối với thế lực xã hội đen – mafia hung hãn trên đất Cảng”, “được bọn cộm cán tội phạm lưu manh rất nể sợ”.  Trong hàng ngũ công an Trọng được kể tên trong số những người “đánh án thiện nghệ nhất”, do đó cuối năm 2012 Trọng được lên cấp đại tá và đưa lên bộ, là cục phó cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong ngành nhiều người nghĩ rằng lon tướng đã trong tầm tay của viên phó cục trưởng này, khi ở bộ CA hiện đã có đến hơn 300 viên tướng công an, trong khi thời chiến chỉ vẻn vẹn có 4 ông tướng CA.

Mạng Dân Làm Báo và blog Vàng Anh cho biết Trọng có quan hệ rất chặt chẽ với bọn đầu gấu xã hội đen, gọi là để khống chế, phân hóa, lôi kéo, mua chuộc một số tên làm “đặc tình” cho CA, tiếng lóng trong nghề gọi bọn ấy là “zích“. Chính trong mối quan hệ cực kỳ phức tạp ấy Trọng đã có tay chân “thân tín” trong vụ phạm trọng tội, đưa kẻ bị truy tố lẩn trốn hơn một trăm ngày (từ ngày 17/5 đến ngày 4/9/2012) vòng vo từ Hà Nội lên Quảng Ninh, vào Sài Gòn, sang Campuchia, Thái Lan, Singapore rồi lại trở về Việt Nam vì Hoa Kỳ không cho nhập cảnh.

Có bloger đặt vấn đề là trong hơn một trăm ngày ấy, có lẽ tướng Ngọ là người lo lắng nhất theo dõi vụ chạy trốn ra nước ngoài của Dương Chí Dũng, và có nhiều khả năng Dương Tự Trọng đã thường mật báo cho tướng Ngọ suốt trong một trăm ngày đào tẩu nguy hiểm của ông anh mình, vì tướng Ngọ là thủ trưởng trực tiếp của Trọng trong bộ CA.

Thanh Niên online ghi lại được số Sim rác của điên thoại cầm tay của Dương Chí Dũng khi liên lạc với tướng Ngọ, đó là số 0975008888, coi là tứ quý,  có 4 số 8 ở cuối, vì 8 là “bát” chữ hán, phát âm là “phát” mang nghĩa là may mắn, 4 lần may mắn.

Dũng đã khai thoáng qua con số mật ấy trước tòa.

Sau phiên tòa, tuần báo Time của Mỹ chú ý đặc biệt đến một nét mà người dự và theo dõi phiên tòa không ai để ý. Đó là chiếc áo T- shirt xám có in 2 chữ rất to in đậm ”Black Flag”(Cờ  Đen) cùng ảnh bị cáo Dương Tự Trọng và lấy làm lạ về hình ảnh này. Vì đây là chiếc áo bọn anh chị xã hội đen Chicago, New York thường mặc, đi với bài hát Police story  (chuyện của cảnh sát), mang tính chất châm chọc, khiêu khích cảnh sát, nhà cầm quyền. Cờ đen là để nói lên bản chất vô chính phủ, ương bướng không bao giờ chịu khuất phục, đầu hàng, dương cờ trắng trước cường quyền. Chắc hẳn Dương Tự Trọng biết rõ bài hát này, vì trước tòa 4 lần anh ta nhắc đi nhắc lại như giai điệu của bài hát: “Tôi không xác nhận, tôi không phủ nhận,  tôi quên rồi“, y như bài hát có lời đại thể là “tôi không nói có, tôi không nói không, tôi không biết “, “tôi không gật đầu, tôi không lắc đầu, tôi chỉ nhắm mắt".  

Mọi người quan tâm đến thời cuộc cũng như hơn 300 ông tướng đảng viên CS trong bộ CA hãy biết giật mình. Người hùng tiêu biểu mà không ít thanh niên nước ta coi là kiểu mẫu trong giấc mơ thành đạt là con người như loại Dương Tự Trọng, công an nòi đấy, khi sa cơ mới lộ ra bản chất lưu manh vô chính phủ, với lá cờ đen trước ngực, muốn học đòi các bậc đàn anh quốc tế, những rác rưởi đang bị truy quét ráo riết trong các xã hội văn minh. Vậy mà con người như thế sắp thành tướng công an Việt Nam đấy.


BLOG CÁNH CÒ 

Năm Ngọ, người tuổi Ngọ, những âm Ngọ… đều dùng để chỉ con ngựa, ngay cả giờ Ngọ (từ 11h30 đến 13h30) cũng là giờ của con ngựa (cách nói bóng bẩy trong kinh Dịch là giờ ngựa băng qua đỉnh núi, một ngày được ví như ngọn núi, mặt trời ví như bóng ngựa, mặt trời qua khỏi đỉnh núi cũng giống như ngựa đã mỏi vó sau một buổi leo dốc…). Và trong dân gian, ngựa là động vật quí, có tánh linh, gần với con người, nó được xếp vào 12 địa chi. Nhưng cũng theo dân gian, con ngựa dù có quí cỡ gì đi nữa cũng tránh ngựa xoáy âm, ngựa có xoáy âm là ngựa phản chủ, gây tai họa. Vậy thế nào là ngựa có xoáy âm?

Về mặt hình dáng, ngựa có xoáy âm là ngựa có xoáy đóng ngay vị trí ấn đường, nghĩa là nằm giữa hai mắt, vùng giáp giới với trán, loại ngựa này, dù có hay cỡ nào chăng nữa, nó vẫn gây ra tai họa, và trong suốt quá trình chinh chiến từ cổ chí kim, những kiếm khách, hiệp sĩ, danh tướng đều mang một kinh nghiệm buồn nếu sở hữu trong tay ngựa có xoáy âm.

Đó là về mặt hình thể, xét về mặt ký hiệu dịch tướng, âm dương ngũ hành, mười hai địa chi gồm sáu chi dương (Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và sáu chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Mười hai địa chi này kết hợp với mười thiên can, trong đó, có năm can dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và năm can âm (Ất, Đinh, Kỉ, Tân, và Quí). Gọi là Thuận Thiên.

Đúng theo nguyên tắc kết hợp âm dương thì 12 địa chi tuy có 6 âm, 6 dương nhưng bản thân nó lại mang tính dương của mẹ Đất, mang khuynh hướng bốc lên cao, còn 10 thiên can tuy cũng có âm, dương nhưng nó lại mang tính âm của cha Trời, đi xuống. Điều này ngược hoàn toàn với Trời mang tính dương và Đất mang tính âm (vì quẻ Càn mang 3 vạch dương, quẻ Khôn mang 3 vạch âm. Nhưng điều này lại rất gần với con người, ví dụ như tinh trùng đàn ông mang tính âm, noãn phụ nữ mang tính dương…). Và chính vì yếu tố âm dương tiềm tàn trong đại thể Trời – Đất, nên không thể bẻ ngoặc thêm một lần nữa về tính âm dương này (như vậy là trái đạo lý), cách phối hợp thiên can địa chi cũng dựa trên một can dương của trời cộng với một can dương của đất. Mọi sự khế hợp âm dương đều dựa trên nguyên tắc này.

Ví dụ như một người tuổi Thìn, địa chi dương của mẹ Đất thì phải kết hợp với một can dương của Trời, như Bính Thìn, Giáp Thìn, Nhâm Thìn, Canh Thìn, Mậu Thìn. Chứ không thể là Quí Thìn, Đinh Thìn… Tuổi Ngọ cũng vậy, nó phải kết hợp với can dương, nó không thể kết hợp với can âm. Ngay cả việc đặt tên cho con cái cũng thế, nó dự cảm tính cách, sự minh tuệ và căn tính xuyên suốt cả một cuộc đời của nhân vật được đặt tên. Thử bàn về cái tên Phạm Quí Ngọ!
Phạm là họ, không bàn nhiều làm gì, vì có bàn gì thì ông này cũng phải mang họ Phạm, nó là gốc gác tổ tông. Vấn đề là hai chữ sau: Quí Ngọ. Ngọ thuộc dương, nếu nó đi với Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì hợp cục âm dương, tạm ổn. Phần còn lại thuộc về phước đức gia đình. Nhưng cũng có đôi khi phước vận gia đình lại dun rủi thành một thứ năng lượng chiêu cảm trong lúc đặt tên, đây là một thứ năng lượng đối lưu, sâu xa và uyên áo. Cái tên có chữ lót Quí đi với Ngọ, xét về khía cạnh con ngựa thì nó là ngựa có xoáy âm, ngay từ đầu đã không hợp cục âm dương, nếu ai cưỡi nó, càng cưỡi càng tan gia bại sản.

Nếu đứng trên góc độ cái tên, thì điều này cho ra một dự cảm không tốt cho bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khi để Phạm Quí Ngọ nhảy lên đến tận ghế Thứ trưởng Bộ Công an. Một con ngựa có xoáy âm được cất nhắc lên đến vị trí thống lĩnh bầy ngựa chiến thì nguy cơ diệt vong đang cận kề. Bằng chứng là nó đã gặm một phần không nhỏ cái đồi cỏ Vinashine mặc dù cái đồi này không nằm trong phạm vi chuồng trại của nó. Và không riêng gì đồi Vinashine, Vinaline, hầu như mọi đồi cỏ quyền lực nhóm của chóp bu Cộng sản Việt Nam, con ngựa Phạm Quí Ngọ đều nhúng mõm vào và xơi tái những ngọn cỏ non ở vị trí mát mắt nhất, bởi vì nó là con ngựa mang xoáy âm, rất tinh khôn, ranh mãnh nhưng lại mang bản ngã của sự phản bội, dù đôi khi bản thân nó lại không muốn thế mà vẫn cứ phạm phải.

Đến đây, xét về chữ Phạm, vô hình trung, chính chữ Phạm lại đưa đẩy con ngựa xoáy âm này dù muốn rút chân ra vẫn cứ lún sâu (phạm) vào chỗ đen tối, hố bùn. Và những lời tố cáo của Dương Chí Dũng chỉ là phát pháo khởi đầu cho công cuộc tùng xẻo con ngựa có xoáy âm này. Vì sao?

Vì năm tới là năm Giáp Ngọ, một năm thuần dương, trong thế mạnh, ngựa còn ở đồng cỏ, đang chuẩn bị phi nước đại. Và con ngựa thuần dương luôn là khắc tinh của ngựa xoáy âm, nó xua đuổi, thậm chí hạ đo ván bất kì con ngựa xoáy âm nào xuất hiện trong tầm mắt của nó.

Đặc biệt, một khi con ngựa thuần dương Giáp Ngọ cất lên tiếng hí tức giận, không riêng gì con ngựa xoáy âm bỏ chạy mà có khi, nó cất vó hất văng chủ của nó xuống đất cho nhẹ thân trước khi chạy. Chủ nó, nếu nhanh nhẹn thì cũng bị con ngựa thuần dương húc gãy xương, nếu không nhanh nhẹn thì có khi dập đầu, đổ máu và thiệt mạng sau cú hất phản bội của con ngựa xoáy âm này. Và nếu điểm lại thời điểm mà Dương Chí Dũng khai ra việc nhận hối lộ của Phạm Quí Ngọ, rơi vào những ngày đầu tháng Chạp âm lịch, đây là thời điểm khí dương phục hồi.

Điều này cũng dự cảm rằng một khi khí dương chuyển sang mùa xuân của Giáp Ngọ, con ngựa thuần dương trưởng thành, cũng là thời điểm ngã ngựa của Phạm Quí Ngọ. Điều này thật khó mà lý giải cho minh tường, nhưng nôm na, Phạm Qúi Ngọ khó thoát khỏi vòng lao lý, và có khi, con ngựa xoáy âm này bị chủ của nó thịt trước khi có biến để đề phòng hậu họa. Nhưng rất tiếc, có thịt hay không thịt con ngựa mang xoáy âm này thì chủ của nó cũng đã chung đường với nó nhiều năm, hắc khí, ám khí cũng như thanh khí của nó đã chan hòa với vận mệnh của chủ nó. Vì vậy, mọi tai ương hay diễm phúc đều phải xảy ra theo luật Trời.

Và với đà này, vào trung tuần tháng Giêng năm Giáp Ngọ, sẽ có một sự kiện nhớ đời đối với Phạm Quí Ngọ. Rất có thể sự kiện này không liên quan đến tù đày vì hệ thống công an, hệ thống chính quyền trung ương vốn dĩ cùng một giuộc với ông ta, mọi sai phạm của Quí Ngọ đều có liên đới với nhiều gương mặt chóp bu trong trung ương đảng Cộng sản, chẳng ai đủ dại để phanh phui và đưa Ngọ ra trước vành móng ngựa! Nhưng vào trung tuần tháng 5 âm lịch, đúng tháng Ngọ, lại có biến một lần nữa, lần này biến không nhỏ!

Và, cái vành móng ngựa thì lại rất có duyên với con ngựa có xoáy âm. Có thể không phải là vành móng ngựa nơi pháp đình nhà nước nhưng vành móng ngựa trong nhân dân và vành móng ngựa của công luận, thậm chí là vành móng ngựa phe nhóm, thế lực đang chờ săn Quí Ngọ. Chuyện có biến là khó tránh khỏi. Vấn đề biến này có lợi cho đại thể, đại cuộc hay không. Điều này, có lẽ phải chờ con ngựa thuần dương Giáp Ngọ trả lời!

BLOG HIỆU MINH

Chưa hết tháng đầu năm 2014, nhưng tôi vẫn bình chọn bức ảnh anh Kiên, phó công an phường Tràng Tiền, Hà Nội, đang giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Lý Thái Tổ. Theo tôi nghĩ, đây là sức “sáng tạo” có một không hai trên thế giới nhằm giải tán biểu tình. Sau “trốn thuế”, “hai bao cao su đã qua sử dụng”, và nhiều “mưu”  khác, nay đến đá và cưa.

Chuyện xảy ra sáng 19-1-2014, nhân kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc, một đoàn biểu tình nhỏ tiến tới chân tượng Lý Thái Tổ nhằm dâng hoa và dâng hương các chiến sỹ ngã xuống vì biển đảo, thì gặp một cách giải tán biểu tình theo mẹo cứt gà. Đó là nhóm các nhân viên an ninh giả vờ làm công nhân cưa đá, bụi mù và gây tiếng ồn để đoàn biểu tình phải bỏ đi.

Các Thủ tướng Campuchia, Thái Lan và Ukraine nên sang Việt Nam học mẹo giải tán biểu tình này vì ba vị đang nhức đầu với hàng chục vạn dân đổ ra đường chống chính phủ.

Nhân chuyện về đá của anh Người Buôn Gió, nhớ thời học phổ thông cấp 3 những năm 1970, lũ học trò chúng tôi phải phân tích bài thơ “Tức cảnh Pắc Pó” của cụ Hồ viết về bàn đá, nơi ông dịch sử đảng năm 1942.

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Sau hơn 7 thập kỷ, con cháu của cụ đã dùng bàn đá trước tượng vua Lý Thái Tổ để viết nên một trang sử khác của đảng CS Việt Nam. Chỉ có điều thay vì dùng bút, họ dùng cưa điện gắn kim cương để “viết”, nên “trang sử hơi bị nham nhở”, hết cả sang trọng.

Bàn đá xưa của cụ Hồ nay được thế hệ trẻ đến chụp ảnh lưu niệm. Bàn đá nay được cất vào bộ nhớ trong thế giới blog như một cách “lưu danh muôn thuở”.

Chuyện xảy ra dưới tượng Lý Thái Tổ nên người ta liên tưởng đến sự việc cách đây hàng ngàn năm.

Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010 và lên ngôi vua, thiên hạ hưởng thái bình, do thực hiện chính sách “thân dân”. Dù đặt ra nhiều loại thuế khác nhau, nhưng ông đã nhiều lần miễn thuế cho dân vì thương giống nòi.

Cách đây một thiên niên kỷ (1013), vua Lý Thái Tổ mang quân đi chinh phục quân Man nổi dậy ở Diễn Châu, khi về bỗng trời đất tối sầm, gió nổi lên ầm ầm, sấm sét dữ dội. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời

“Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy… Trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Xin lòng trời soi xét”.

Sau khi Lý Thái Tổ khấn, giông tố, sấm sét không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.

Hôm rồi, vua Lý Thái Tổ đứng trên bục, nhìn xuống thấy cảnh dân biểu thị lòng yêu nước ngay dưới chân mình, giữa thủ đô Hà Nội, dân bị giải tán và đàn áp, liệu ông có nghĩ rằng, thế hệ lãnh đạo ngày nay có biết khấn vái trời đất hay không.

Các bạn thử đến hỏi vua Lý Thái Tổ xem sao.


BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH

Giấy khai tử ghi anh mất lúc 22 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2014 nhưng chính xác anh ra đi lúc 22 giờ 7 phút. Anh chia tay mọi người trong thanh thản vì anh đã biết sẽ có ngày này. Những người bạn thân thiết của anh, những lớp đàn em của anh, những người mến mộ anh hầu như cứ đến mỗi lúc mỗi đông. Lớp chưa kịp biết tin, đến bệnh viện 115 nơi anh nằm điều trị cho đến những giây phút cuối cùng, lớp đã biết tin hoặc từ bệnh viện theo anh về đến trung tâm pháp y tại 336 Trần Phú.

Những mái đầu đã rất bạc như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái... và những mái đầu chớm hoa râm như ks Tô Lê Sơn và rất nhiều bạn trẻ khác mà tôi không thể nào nhớ hết đang dần dần quần tụ về bên anh. Anh vẫn nằm bên trong, anh em đứng bên ngoài lặng lẽ và cứ đông dần lên. Môt đêm trắng đầu tiên trong chuỗi đêm trắng mà những người thân thiết, những người đồng chí hướng sẽ dành cho anh. Không ai buồn vì chuyện anh ra đi nhưng ai cũng buồn vì anh không còn lại để chung vui và chứng kiến những đổi thay của đất nước như mong ước cháy bỏng của anh từ lúc mới trưởng thành cho đến tận bây giờ.

Anh là một người kiên định lòng yêu nước. Anh là một thư sinh nhưng thấy đất nước lao đao anh phải từ bỏ bút nghiên để nhập cuộc và đến khi thấy đất nước vẫn lao đao anh lại tiếp tục nhập cuộc. Ngọn lửa yêu nước đến cháy bỏng trong anh không bao giờ nguội đi ngay trong những ngày anh trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Anh hoàn toàn không lo chiến đấu với căn bệnh đang hành hạ trong anh từng giây từng phút, anh chỉ lo với những chuyện bên ngoài xã hội, lo cho anh em, lo cho những người dân oan, lo cho những hoàn cảnh bị vùi dập vì sự bất công tạo ra bởi chính quyền mà anh đã từng góp phần dựng lên...

Thôi xin tạm dừng đây. Lúc nầy ở bên anh sẽ ý nghĩa hơn gấp vạn lần những lời nói.

BLOG J.B NGUYỄN HỮU VINH

Ngày 18/1/2014, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước về Hà Tĩnh và cắt băng khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh. Nó được xây ở “Đảo cụ Duẩn”.
  
Đền này thờ ai?

Tờ báo Thanh niên viết: “Đền thờ cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là một công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa tri ân công lao to lớn của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người lãnh đạo, người con ưu tú, kiệt xuất của quê hương miền Trung anh hùng. Đây đồng thời là nơi ghi nhớ, tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng và nữ liệt sĩ”. Như vậy, đến nay, thì các liệt sĩ, các bà mẹ VN anh hùng được ăn ké vào Lê Duẩn. Còn thực chất là các vị này đâu có suất ở đây? Tờ báo Hà Tĩnh cách đây gần 2 năm đã khẳng định về mục đích của công trình này là: “Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ Duẩn”.

Vậy là đã rõ, công trình này, nói theo cách bà Bộ Trưởng Nguyễn Kim Tiến, thì đây là “cái phong bì cảm ơn” của Hà Tĩnh đối với ông Lê Duẩn, bởi ông ấy có công với Hà Tĩnh khi xây dựng Hồ Kẻ Gỗ thời ông ấy là Tổng Bí thư đảng. Vậy thôi.

Như vậy, việc báo Thanh Niên cố tình gán ghép các liệt sĩ và bà mẹ VN anh hùng vào đây là sự khiên cưỡng. Chẳng những đã không vinh danh được các vị ấy chút nào, mà chỉ là dùng các liệt sĩ, bà mẹ VNAH nhằm che đậy bớt đi ý nghĩa trả ơn hơi sống sượng của món quà này mà thôi. Thực chất, việc lôi các anh linh của Liệt sĩ và Bà mẹ VNAH vào đây, chỉ là trò tháu cáy và chẳng tử tế gì cho lắm. 

Ở công trình này, có mấy điều hài hước rất rõ ràng.

Đầu tiên, điều dễ nhận thấy là ngay giữa cái gọi là: Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, thì đây lại là một công trình tiêu biểu bằng toàn gỗ quý - điển hình cho vấn nạn phá rừng và tốn kém tiền của - hẳn nhiên là của nhân dân. Có thể nói không ngoa rằng, giờ tìm khắp cả khu vực Kẻ Gỗ, đố tìm đâu ra được những cây gỗ quý bằng những cây đã làm công trình này. Vậy, ý nghĩa của sự bảo tồn ở đây là gì?

Thứ đến, công trình tốn kém này lại dùng để thờ Lê Duẩn – cố Tổng bí Thư Đảng Cộng sản – một người cộng sản vốn phấn đấu suốt đời phủ nhận thần thánh, linh hồn, ma quỷ… Bởi cộng sản duy vật với duy tâm thì như nước với lửa. Thậm chí, công trình lại còn được gọi là “công trình văn hóa tâm linh” thì càng là sự coi thường Lê Duẩn. Nói cách khác, việc thờ người cộng sản vô thần, chẳng khác gì là sự phỉ nhổ vào chính lý tưởng của họ. Còn nói cách hình tượng, thì việc đó chẳng khác mấy với việc đưa món dựa mận lên bàn cúng nhà chùa.

Điều hài hước thứ ba, là tờ báo Hà Tĩnh viết rằng: “Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn”.  Tôi chưa rõ cái được gọi là “nhân dân địa phương” bao gồm những ai? Nó chỉ là cơn nổi hứng bất chợt của ông Bí Thư tỉnh Ủy, Chủ tịch Tỉnh hay một ông cha căng chú kiết nào đó “thay mặt cho nhân dân”? Còn ở Việt Nam từ xưa đến nay, ít nhất là hơn nửa thế kỷ tôi sống, cái gọi là: Ý nguyện của nhân dân, hay nhân dân  quyết định… thì chắc chắn chẳng bao giờ nhân dân biết nó là cái gì. Chính vì vậy, cái gọi là “nhân dân địa phương đặt tên” thì tôi vẫn đinh ninh là chuyện bịa, chẳng có một văn bản hay quyết định nào lấy ý kiến nhân dân ngay cả việc lớn lao chứ đừng nói chuyện này. Vụ lấy ý kiến góp ý Hiến Pháp vừa qua là một điển hình đấy thôi.

Lê Duẩn của một thời

Chúng tôi lớn lên trong một thời đại mà đảng và nhà nước gọi là “Thời đại Hồ Chí Minh”, nhưng chúng tôi sống dưới thời Lê Duẩn. Những kỷ niệm thời Lê Duẩn đã hằn sâu trong ký ức lớp người chúng tôi, nhất là ký ức của tuổi trẻ lúc bấy giờ. Cho đến nay, ngồi để kể lại chuyện cuộc sống người Việt dưới thời kỳ Lê Duẩn, đám hậu thế sẽ cho rằng đó là những chuyện bịa. Bởi mấy ai tin được có những thời kỳ đất nước và con người Việt Nam như thời kỳ đó.

 Năm 2006, con trai Lê Duẩn là Lê Kiên Thành kết hợp với một nhà báo viết loạt bài về Lê Duẩn dịp 20 năm Lê Duẩn lìa đời. Loạt bài đó kêu gọi “Xây dựng Bảo tàng Lê Duẩn”. Trên tờ Đàn Chim Việt có bài viết: “Lê Duẩn – một nhân vật cần được đánh giá đúng” nêu khá chi tiết về thời kỳ Lê Duẩn, từ cuộc sống, tư tưởng, con người và Lê Duẩn trong lòng dân ra sao… ở đó có kể câu chuyện dân gian phổ biến Thời kỳ Lê Duẩn: “Một lần ngồi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Ba Duẩn than rằng: Anh Tô ạ, bây giờ vượt biên nhiều quá mà ta đã đóng cửa kỹ lắm rồi, nếu mở ra, chắc chỉ còn anh với tôi. Anh Tô trầm ngâm rồi đáp lại: Chắc chỉ còn anh thôi, tôi cũng phải đi. Cái thời mà nếu cột điện có chân nó cũng bỏ đi là thời Lê Duẩn”.

Và bài báo đó kết luận: “Hai mươi năm không có Lê Duẩn là hai mươi năm nhân dân được “cởi trói” đổi mới. Xin hãy để cho nỗi đau của dân tộc tôi được hàn miệng theo thời gian”.

Kẻ Gỗ và “Bè Lê Duẩn”

Một lần, gặp một đại biểu Quốc hội chuẩn bị đi họp ở Hà Nội đến chào, bố tôi nói:“Cho anh nhắn cô cái này, cô ra nói với ông Duẩn là làm cách nào thì làm, bọn tao khổ lắm, đói lắm”. Cô đại biểu quốc hội vốn là công nhân ở cơ quan bố tôi bảo: “Anh ạ, em không nói được thế đâu”. Cô này được cơ cấu mấy khóa liền làm Đại biểu Quốc hội.

Năm 1979, khi tôi tốt nghiệp cấp 3 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh, thì được tin Lê Duẩn về Hà Tĩnh. Dù ở trong một thời đại, một thể chế được định nghĩa “Cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân’, nhưng để gặp được đầy tớ của mình, đó là một đại phúc. Do vậy, với lớp học sinh chúng tôi, tin TBT về tỉnh là chuyện thời sự. Thầy giáo dạy môn chính trị nói với chúng tôi: “Đồng chí TBT Lê Duẩn được mệnh danh là ngọn đèn 200 nến sẽ về thăm chúng ta, là một vinh dự và ánh sáng 200 nến sẽ soi cho chúng ta thoát nghèo”. Chẳng biết Lê Duẩn soi được cái gì, chỉ biết sau đó không chỉ chúng tôi mà cả nước lên cơn vật vã đói đứt hơi.

Tin TBT Lê Duẩn về thăm Hà Tĩnh được âm thầm truyền tai nhau hàng mấy tháng trước đó rất bí mật và rộng rãi. Bí mật, bởi trước đó có tin Lê Duẩn đã về đến Thanh Hóa, thì Nghệ Tĩnh xảy ra vụ sập kênh Vách Bắc ở Cống Hiệp Hòa. Nghe nói, Lê Duẩn đã về đến Thanh Hóa rồi nhưng vì vụ đó nên bỏ ra Hà Nội. Do vậy, tin càng bí mật thì lại loan truyền càng rộng rãi. Trong người dân lúc ấy, truyền tai nhau nhiều câu chuyện, thật, giả chẳng ai đi kiểm chứng được, những đồn đoán đó càng làm cho việc đón Lê Duẩn về thăm là việc hệ trọng.

Chuyện rằng để đón Lê Duẩn, một con đường từ Thị xã Hà Tĩnh lên Kẻ Gỗ khẩn cấp được thi công đón TBT lên thăm Hồ Kẻ Gỗ. Con đường đi qua một khu vực nghĩa địa, ở đó có hai ngôi mộ mới chôn của bệnh nhân bị lao. Nhà nước phải thuê với số tiền 5.000 đồng, một khoản tiền rất lớn (khoảng 130 tháng lương công nhân bậc 1 là 37 đồng) để cất bốc hai ngôi mộ đó nhằm khẩn trương làm đường cho TBT đi thăm Hồ Kẻ Gỗ.

Trước đó, Công ty Xây dựng IV Nghệ Tĩnh được giao thi công nhà nổi đón Tổng Bí thư, nhà phải xây ngay giữa hồ Kẻ Gỗ và hết sức khẩn trương. Kinh phí xây dựng không bàn đến, vấn đề là thời gian. Lúc đầu, các nhà xây dựng xứ Nghệ định huy động sà lan về Kẻ Gỗ liên kết lại để xây nhà trên đó. Nhưng lượng xà lan sẽ là rất lớn và bất tiện. Phương án cuối cùng được duyệt là chặt luồng, tre đóng thành bè và kết lại thành một bè nổi rất lớn, xây dựng nhà đón TBT ở trên đó. Công việc cứ vậy tiến hành suôn sẻ và được coi là nhiệm vụ chính trị, ưu tiên số 1.

Công trình hoàn thành cũng vừa khi có tin Lê Duẩn đã về đến Hà Tĩnh, Ủy ban Tỉnh và Công an yêu cầu Công ty Xây dựng IV bàn giao nhà để tiếp quản chuẩn bị. Kinh nghiệm cho những nhà xây dựng thấy rằng với những công trình cha chung không ai chịu trách nhiệm này, thì việc gãi tiền ở các cơ quan chức năng là không dễ vì chẳng ai muốn nhận trách nhiệm. Thời đó tệ nạn phong bì “ích nước lợi nhà” chưa nhiều như sau này. Do vậy nếu không có biên bản bàn giao, thì việc lấy được tiền ngân sách sẽ là một vấn đề. Một yêu cầu đặt ra là phải có văn bản bàn giao mới giao nhà.

Thế nhưng đề nghị Tỉnh cho người lên bàn giao, Công ty xây dựng cử Trưởng Phòng Kỹ Thuật đưa người lên chờ thì Tỉnh không lên nhận bàn giao lên, mà chỉ lệnh là tình hình khẩn cấp, nhất định ép đưa chìa khóa và bàn giao sau. Bên thi công buộc phải đánh bài “cùn” rằng:“Tôi không biết, tôi được lệnh lên bàn giao xong đưa chìa khóa, ai không nhận bàn giao thì tôi cầm chìa khóa về”.

Cuối cùng, thì Tỉnh vẫn phải cho người ký nhận bàn giao để kịp nhận nhà nổi đón TBT. Dư luận còn nói rõ: Kinh phí của công trình đó nghe nói khoảng 50.000 đồng thời bấy giờ. Bằng dự toán kinh phí của Nhà thờ Lớn Tòa Giám mục Xã Đoài xây dựng thời kỳ đó.

Sau khi nhận bàn giao, bộ phận tiếp quản bắt đầu dọn dẹp, phun nước hoa vào những nơi công nhân xây dựng phóng uế, làm sạch sẽ để đón Tổng Bí Thư.

Và Lê Duẩn lên Hồ Kẻ Gỗ, ngồi ở căn nhà đó một lúc rồi ra về.

Và tiền dân cứ vậy tan thành nước, công sức người lao động chỉ phục vụ mấy phút cho Lê Duẩn ngồi rồi vứt đó.

Thế rồi công trình lay lắt theo sóng nước trôi nổi bốn mùa và thi nhau xuống cấp. Người dân vẫn gọi đó là “bè Lê Duẩn”. Một thời gian sau nó được giao cho các chiến sĩ bảo vệ Kẻ Gỗ, rồi tan thành mây khói, khi đó người dân bảo nhau: “Bè Lê Duẩn đã chìm”

Rồi gần đây, bỗng nhiên nhân dân được cho rằng đã đặt tên một hòn đảo ở hồ thành “đảo cụ Duẩn”. Quả là dân ở đây to gan và dám liều. Bởi chưa chắc Lê Duẩn đã đặt chân đến hòn đảo đó giữa hồ. Và điều chắc hơn nữa, là khi Lê Duẩn đến Hồ Kẻ Gỗ, bọn nhân dân ông chủ mấy đứa dám có mặt để nhìn đầy tớ của mình?

Cũng may cho dân ở đây, nếu ngày đó đặt tên cái bè xây nhà kia là bè cụ Duẩn, thì bây giờ “bè Lê Duẩn” đã tan thành tro bụi và chìm xuống sóng nước chẳng còn tăm.

Và hôm nay, Hà Tĩnh lại xây Đền thờ Lê Duẩn để kỷ niệm, ghi ơn chuyến viếng thăm này.

Và hôm nay, các liệt sĩ, các bà mẹ VNAH có dịp ăn ké vào công trình này vốn dành riêng cho Lê Duẩn.

Hà Nội, ngày 22/1/2014
•       J.B Nguyễn Hữu Vinh