Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Chu Hồng Quý: Quay đầu là bờ. Về với Dân, chẳng khi nào là muộn cả.
"MẮM KHÔNG NGHE MUỐI MẮM ƯƠN".
Trong hàng chục tin nhắn riêng tư cho một nhà báo mới đây và nhiều dư luận viên khác, tôi đã từng nói, những người phản biện kinh tế, xã hội cũng giống như những bác sỹ chẩn đoán bệnh để biết cách phòng tránh, chữa trị cho xã hội khi bệnh còn có khả năng chữa được. Để đến lúc vô phương cứu chữa thì chỉ còn nước bỏ đi.
Người dân tham gia phản biện chính sách với tư cách một công dân đóng thuế nuôi chính phủ và cả nuôi đảng là để đẩy lùi cái xấu, dưỡng mầm điều đẹp, để hoàn thiện luật pháp, để minh bạch chính sách, để đất nước có một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh hơn, xã hội văn minh hơn, và để chính phủ & đảng biết mà sửa sai cho đảng ngày càng vững hơn, mạnh hơn, chính phủ làm việc hiệu quả hơn, xứng đáng với cơm áo Dân nuôi.
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Trương Huy San: “Năng lượng tái tạo” và tái tạo năng lượng cho đất nước
Hệ thống điện trên mái nhà này “đã được thẩm tra kết cấu và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và “Số điện sản xuất được, doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất gạch và phần dư bán cho Công ty Điện lực Lâm Đồng”; Nhưng, “Chưa được cấp phép xây dựng và điểu chỉnh bổ sung mục tiêu hệ thống điện trên mái cho ngành nghề đầu tư”.
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Nguyễn Ngọc Vinh: Có một câu chuyện khác về tấm ảnh “Em bé NAPALM”
DĐTK: Bài viết này của nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn, đăng trên facebook của mình. DĐTK đăng lại như một nghi án, sự thật thế nào chưa rõ, xin không bình luận.
***
![]() |
Nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer Nick Út nói chuyện với báo chí vào thứ Năm, ngày 28 tháng 4 năm 2016, bên ngoài Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam kéo dài ba ngày. Trên tay Nick Út là bức ảnh "Cô bé Napalm" đoạt giải Pulitzer năm 1973. Hình Wikipedia |
CUỘC GẶP TÌNH CỜ
Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.
Thành phần "phản động" bây giờ là những ai?
Chúng ta thấy, khoảng 20, 25 năm đầu sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, những người chống lại đảng và nhà nước cộng sản, chống lại mô hình thể chế độc tài toàn trị lúc ấy đa phần là người thuộc chế độ VNCH cũ, trong đó rất nhiều người từng làm việc cho quân đội, chính quyền VNCH cho tới trí thức, văn nghệ sĩ, tu sĩ, linh mục…
Nhưng ít nhất hai mươi năm trở lại đây đa phần những người dám đứng lên chỉ trích chế độ cộng sản là ai? Là những người sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, từng tham gia vào lực lượng quân đội của cộng sản trong những cuộc chiến tranh khác nhau, từng hoạt động trong bộ máy nhà nước cộng sản, từng là đảng viên, hay là những người không dính dáng đến đảng nhưng đang có công ăn việc làm tốt, thành đạt trong xã hội chứ không phải là những người thất bại, bất mãn. Ví dụ, những người vừa là nhà văn, nhà báo vừa là cựu chiến binh như nhà báo Bùi Tín, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Đức Thạch, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà hoạt động Lê Đình Lượng…cho tới những người từng làm việc trong các cơ quan khác nhau của nhà nước cộng sản như nhà văn Phạm Thành (cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam), nhà báo Trương Duy Nhất (từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung), nhà báo thuộc loại “con nhà cách mạng nòi” như Phạm Chí Dũng, nhà báo Phạm Đoan Trang, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân… Kể không xiết.
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023
Trương Nhân Tuấn: Tiếp tục vụ "đồng tiền Úc có in cờ VNCH"
Cuối bài GS Thayer có nói rằng: “Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng chúng ta có thể tiến tới hòa giải. Chúng ta có thể tiến tới một mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn.”
Cá nhân tôi thì tin vào thiện chí của quốc gia Úc, thông qua ý kiến của GS Thayer.
Tôi cũng tin rằng chúng ta làm gì có thể thay đổi lịch sử?
Nhưng theo tôi, đối với nhà nước CSVN, chuyện gì họ cũng sửa được, trắng đổi thành đen còn được, huống chi lịch sử!
Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023
Dương Quốc Chính: Canh bạc tất tay của Trung Cộng
Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành 4 năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế.
Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra 1 nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của Trung Quốc. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Trần Mạnh Hảo: Đôi điều về nền giáo dục Việt Nam
MỘT CHẾ ĐỘ TỐT ĐẸP BAO GIỜ CŨNG CÓ MỘT NỀN GIÁO DỤC TỐT ĐẸP VÀ NGƯỢC LẠI. HIỆN NAY, NỀN GIÁO DỤC CỦA NƯỚC TA LÀ MỘT NỀN GIÁO DỤC KHÔNG HỀ TỐT ĐẸP KHI NÓ ĐÃ BỎ HẲN DẠY MÔN VĂN LÀ MÔN DẠY LÀM NGƯỜI.
Hầu hết cán bộ trong xã hội Việt Nam hiện nay từ huyện, tỉnh đến Trung Ương nếu chỉ có đồng lương, dù là lương chủ tịch nước cũng không thể cho con cái “tị nạn giáo dục” - tức là cho con du học ở các nước tư bản giàu có như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Singapo được…Thế mà lạ thay, hầu hết các vị lãnh đạo to nhất từ trung ương xuống tỉnh huyện đều cho con đi du học bên Mỹ, mua nhà bên Mỹ, hoặc du học bên Anh, bên Đức, bên Úc…Trong khi vẫn lớn tiếng lên án chủ nghĩa tư bản xấu xa đang giãy chết ! Mặt khác, chưa thấy vị lãnh đạo nào, ông quan to nào ở nước ta cho con du học sang các thiên đường cộng sản như Trung Quốc, Cu ba, Bắc Triều Tiên, Veneduela là sao, thưa các vị?
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Dương Quốc Chính: Lịch sử mối quan hệ Nga/Liên Xô -Trung Quốc
Khi Stalin chết, Khrushchev lên thay sau cuộc đấu tranh giành quyền lực kế vị. Ông này chủ trương chung sống hòa bình với bọn đế quốc, trái với quan điểm của Mao. Vì thế, Trung Quốc và Liên Xô xung đột, chửi lẫn nhau và còn tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn là phận nhược tiểu so với Liên Xô.
Kể từ năm 64, Việt Nam trở thành vị trí đặc biệt, là nơi hội tụ của 2 thế lực Cộng sản đang xung đột, cùng muốn lấy số má với thế giới tự do, bằng cách cùng viện trợ cho Bắc Việt chống Mỹ. Lúc đó, trong thâm tâm, cả 2 ông anh đều không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất cả nước, họ muốn duy trì 1 nước Việt chia 2 để có thể dùng Việt Nam làm con bài để gây sức ép với Mỹ và phương Tây.
Trần Thanh Cảnh: Hủy diệt ký ức Việt!
Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây. Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết...
Nước Việt ta từ khi hình thành một quốc gia tự chủ sử dụng chữ viết gì? Chính là chữ Hán Nôm- chữ quốc ngữ mới chỉ được sử dụng chưa đầy hai trăm năm nay. Bởi thế hầu như di sản ký ức của ông cha ta truyền lại cho đời sau được lưu giữ trong những cuốn sách cổ Hán Nôm! Có lẽ vì hiểu tầm quan trọng của di sản Hán Nôm như vậy nên nhà nước ta mới cho thành lập cả một VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM: nơi sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và bảo quản những cuốn sách Hán Nôm của cha ông ta, ký ức của cả một quốc gia Việt tự chủ từ ngàn năm gửi lại cho chúng ta ngày nay! Mà không phải chỉ nhà nước ta thấy tầm quan trọng của lưu giữ các di sản Hán Nôm đâu. Ngay thời thuộc Pháp, người ta cũng đã lập ra VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ để làm việc này...
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Nguyễn Lương Hải Khôi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hơn 1000 cuốn sách cổ bị mất, bị mục nát ?!
2) Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ.
Lần 1 là thời vua Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết), lần 2 là vua Minh Mạng (quy tập để xây dựng nhận thức chung về một nước Việt Nam thống nhất, mở rộng cả sang Lào và Campuchia, sau khoảng 200 năm chia cắt), lần 3 là Viện Viễn Đông Bác Cổ của thực dân Pháp.
3) Việt Nam cũng có 3 lần mất sách cổ ở quy mô lớn.
Lần 1 là nhà Minh cướp phá, thế kỉ 15. Chủ nhiệm đề tài này là Trương Phụ. Không rõ chi phí cho khâu “chạy đề tài”.
Lần hai là năm 1946, dịp "Toàn quốc Kháng chiến", tháng 12. Lúc đó ông Ngô Đình Nhu, Giám đốc Nha lưu trữ Quốc gia của VNDCCH, đã kịp chuyển tư liệu cổ về kho Đà Lạt trước khi chiến sự nổ ra ở Hà Nội 19/12. Ngày nay, kho sách này nằm trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt (Trước 1975 tòa nhà được dân gian gọi là biệt điện Trần Lệ Xuân).
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Lê Phú Khải: Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa
Chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga hiện nay có cội nguồn từ chiều sâu văn hóa. Đó là sự đụng độ giữa văn hóa pháp quyền phương Tây và văn hóa cường quyền phương Đông.
Nhân loại còn ghi nhớ những câu nói bất hủ của Voltaire: Dù tôi không tán thành điều anh nói; nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của anh (Je ne suis pas d’accord avec ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire).
Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc?
TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Nguyễn Xuân Thọ: “Năm ấy” – Một bộ phim đáng xem
Nhiều người nghĩ rằng Nga chính nghĩa, Nga hùng mạnh, Nga văn hiến sẽ nhanh chóng tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít Ukraine, nay đã thất vọng.
Nước Nga Putin không thể thắng được dân tộc Ukraine, đó là điều chắc chắn. Nga có thể hủy diệt toàn bộ nền kinh tế, hạ tầng cơ sở, toàn bộ các thành phố của đất nước này, nhưng sẽ chẳng bao giờ lấy được lòng dân ở đây nữa, kể cả của những công dân Ukraine gốc Nga. Quá nhiều tội ác quân Nga gây ra đã đẩy hai dân tộc này ra khỏi nhau. Nó khiến cả người gốc Nga ở đây cảm thấy càng phải như vậy. Họ cần bản sắc khác.
Nhưng ngược lại, những ai cho rằng nước Nga với 1.400 tỷ USD GDP sẽ không đủ sức cầm hơi vài tháng với tổng GDP 45.000 tỷ USD của liên minh phương Tây gồm EU, Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn…cũng nhầm to. Nước Nga thừa hưởng toàn bộ sức mạnh hủy diệt của Liên Xô để lại nên kho vũ khí của nó không ai lường hết.
Mạc Việt Hồng: Ba Lan: Biểu tình chống lạm thu và đòi đại sứ từ chức
![]() |
Hình: Mạc Việt Hồng |
Một cuộc biểu tình khá hy hữu vừa diễn ra ngày 12/03/2023 trước Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Warsaw. Sở dĩ nó hy hữu vì biểu tình vẫn là khái niệm xa vời ngay cả với những người Việt sinh sống trong các quốc gia dân chủ. Hơn 300 người đã vượt qua sự hy hữu đó để kéo tới cơ quan ngoại giao này để phản đối lạm thu và đòi đại sứ Nguyễn Hùng từ chức.
Giọt nước tràn ly
Việc lạm thu lãnh sự đã có từ lâu, ai ai cũng biết nhưng nhắm mắt làm ngơ, đâu đó thỉnh thoảng có người lên tiếng, nhưng rồi mọi sự lại nhanh chóng chìm vào quên lãng như đá ném xuống ao bèo.
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Tấm gương sáng của Đức Từ Dụ Hoàng Thái Hậu
![]() |
Chân dung Hoàng Thái Hậu Từ Dụ. Nguồn Wikipedia |
Năm 1558, nhiều gia đình sĩ phu đất Bắc đã đi theo Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở vùng đất mới. Trong số những người này có Phạm Đăng Khoa, rất giỏi chữ nghĩa, nhưng không muốn cộng tác cùng họ Trịnh. Ông đưa gia đình đến ở huyện Võ Xương (Quảng Trị), sau dời về huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Từ đó, dòng họ Phạm Đăng thực hiện dần cuộc “Nam tiến”. Con Đăng Khoa là Phạm Đăng Tiên làm huấn đạo huyện Tư Nghĩa, rồi dời nhà vào huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đến đời thứ ba là Phạm Đăng Xương lại dời về huyện Tân Hoà (Gò Công, Gia Định).
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Tạ Duy Anh: Nhân ngày Trung Quốc tháo chạy
Huy động hơn nửa triệu quân, với vài triệu dân binh, sau hơn hai tuần, Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam có chỗ tới hơn 50 km theo cách dùng xác lính để lót đường. Do bị mắc quá sâu cạm bẫy chết người mang tên "Ý thức hệ", phía Việt Nam bị động hoàn toàn vì thế mà cũng thiệt hại lớn không kém.
Tuy thế, nói một cách công bằng thì thất bại thuộc về phía kẻ xâm lược.
![]() |
Bị chặn đánh quyết liệt bằng hỏa lực mạnh, những xe tăng Trung Quốc bị bắn tung tháp pháo, cháy rụi và lao vào nhau, dồn thành đống ở xã Bế Triều (H.Hòa An, Cao Bằng) ngày 18.2.1979. Ảnh: Trần Mạnh Thường. Nguồn: Báo Thanh Niên |
Nguyễn Xuân Thọ: Ngày mất của Stalin 70 năm trước và người đầu bếp
![]() |
Joseph Stalin. Nguồn Wikimedia |
Vậy mà đêm 28.02.1953 ông ta bỗng ngã vật trong nhà riêng ở ngoại ô Moskva vì xuất huyết não. Sáng 01.03 các nhân viên bảo vệ thấy ông dậy muộn nhưng không ai dám vào phòng. Ai cũng sợ nhà độc tài khó tính. Mãi đến 10 giờ sáng, một anh lính mới lén mở cửa phòng ngủ và phát hiện ra ông đang nằm trên sàn nhà. Toàn bộ thủ hạ của ông ta, từ Khrushev đến trùm mật vụ Beria đều luống cuống và không ai dám đưa ra quyết định nào về phương cách cứu chữa. Trước một Stalin đã hôn mê, mọi người vẫn sợ trách nhiệm và không ai dám khẳng định vai trò của mình. Không khí nghi kị từ 26 năm qua vẫn bao trùm chế độ. Stalin cứ nằm đó hàng chục tiếng đồng hồ nữa không được cấp cứu.
Ngay cả việc mời bác sỹ nào cũng là vấn đề tranh cãi. Chỉ cách đó vài tuần, Stalin đã ra lệnh cho Beria bắt giam bác sỹ riêng, giáo sư Vinogradov cùng nhiều bác sỹ giỏi khác trong vụ án “Âm mưu bác sỹ“ [1]
Nguyễn Hoàng Linh: Hồi tưởng của Yevgeny Yevtushenko về Stalin
![]() |
Nhà thơ, tiểu thuyết gia, biên kịch, đạo diễn Liên Xô và Nga Yevgeny Yevtushenko (1932-2017) Hình chụp năm 2001 và 2010 |
Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ khi Stalin, lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô, qua đời (5/3/1954 - 5/3/2023), nhưng đến giờ, sự đánh giá về ông vẫn chưa nhất quán. Không ít người đặt ông vào hàng những tên độc tài khét tiếng và tội lỗi nhất của thế kỷ 20; những kẻ khác, trong đó có không ít dân Nga, coi ông là anh hùng của “kỷ nguyên Xô-viết”.
Sự ra đi của Stalin đã khiến Tố Hữu để lại những vần thơ đáng nhớ:
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Nguyễn Gia Việt: Bài luận về cái gióng gánh trên đôi vai người Miền Nam xưa và nay
Vô tình đọc được bài thơ như là ca dao, hay quá!
"Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay xuống rừng
Xuống rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng, mẹ mày bán buôn
Bán buôn không lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng"
Nó có nhắc tới cái gióng mà nhiều người Miền Nam chúng ra kêu là "cặp dóng". Dóng làm bằng mây rừng, thắt hình tròn ở đáy kéo bốn cọng dài lên trên và thắt thành đầu dóng, chọt cây đòn gánh qua hai bên là gánh đi ngon lành.
Miền Nam và Sài Gòn hồi xưa đất rộng người thưa, phương tiện chưa phát triển. Ta thấy người Nam Kỳ mình có thói quen đi bán và đi chợ quảy bằng gánh.
Cái gánh quằn vai là hình ảnh đảm đương của người phụ nữ Việt.Sáng sớm, khi tờ mờ sương họ gồng gánh hàng đi ra chợ bán, tiếng bước chưn nhịp nhàng và tiếng kẽo kẹt của cây đòn gánh tre trong đêm đã ghi vào tâm khảm biết bao nhiêu người.
Hầu như hàng hóa đều qua đôi vai đàn bà, từ bánh trái tới gà vịt, tôm cá, rau củ …
Quảy gánh mà mỏi bên phải thì họ đổi vai, đặt cái đòn gánh lên vai trái.
Có nhiều gia đình con quá đông, mọi nguồn sống đều đổ lên đôi vai của người đàn bà, họ gánh gồng tới còng lưng khi về chiều.
![]() |
Hình minh hoạ. Nguồn: Phụ Nữ Online |
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Thăm đền Quan Thánh núi An Hoạch (núi Nhồi)
THANH HÓA VẪN CHƯA KHẮC PHỤC VIỆC TÔ VẼ TÙY TIỆN PHÙ ĐIÊU ĐÁ VÀ THƠ VĂN HÁN NÔM TRÊN ĐÁ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐỀN QUAN THÁNH NÚI AN HOẠCH (NÚI NHỒI)
![]() |
Tác giả bài viết,Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (bên phải)
Thanh Hóa là một địa phương có nhiều danh thắng, nhiều hang động rất đẹp. Nào động Diệu Sơn, động Long Quang, động Bạch Á, động Hồ Công, nào động Từ Thức, nào động Kim Sơn, nào động Lục Vân, động Tiên Sơn,.. rồi còn các núi tuy không có hang động nhưng cũng là những danh thắng tự nhiên rất đẹp như núi Chích Trợ, núi Vân Lỗi, núi Chiếu Bạch, núi Thần Phù, núi Bàn A, núi Tặng Sơn... Mỗi nơi một vẻ đẹp.