Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Ngô Nhân Dụng: Ferdinand Marcos không sợ Tập Cận Bình

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. mới ra lệnh cắt đứt đường dây “cáp” đeo phao nổi do Trung Quốc đặt để ngăn cản thuyền đánh cá của dân Philippines không thể vào vùng đảo Scarborough. Cộng Sản Trung Quốc phản đối nhưng cuối cùng phải nhượng bộ, rút các tàu hải giám đi và bỏ ý định lập một “hàng rào trên biển” cấm người Phi đánh cá.

Một ngày sau khi ông Marcos Jr. hành động, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Cộng về hai đài kiểm soát thiết lập trên đảo Phú Lâm. Chính quyền Hà Nội phản ứng chậm trễ hai tuần và chỉ nói mà không có khả năng hành động cụ thể; Bắc Kinh coi như không nghe, không biết.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Shi Jiangtao: Các động thái ở Biển Đông của Bắc Kinh đang đẩy Việt Nam và các nước khác trong khu vực vào sâu hơn trong vòng tay của Mỹ, SCMP, Cù Tuấn biên dịch

Tóm tt:

*Vit Nam s nâng cp quan h ca M lên ngang tm vi Trung Quc khi Tng thng Joe Biden đến thăm nước này ln đu tiên vào Ch nht


* Đng thái bt ng t nước đng minh cng sn lâu năm ca Trung Quc làm ni bt mi quan h thân thin truyn thng gia các nước Đông Nam Á đang tr nên xu đi trước hành đng phô trương sc mnh trên bin ca Bc Kinh


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Trương Nhân Tuấn: Trung Quốc "âm mưu" gì khi xây đường băng ở đảo Tri Tôn?

Báo chí Việt Nam loan tải tin tức Trung Quốc đã xây đường băng trên đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Có học giả thì nói đường băng quá ngắn và quá hẹp để gọi đó là phi đạo. Nhưng lại có học giả khác quả quyết đó là đường băng, các phi cơ nhỏ hay các drones có thể sử dụng.

Theo tôi, nếu ta quan sát thường xuyên những gì xảy ra ở quần đảo Hoàng Sa nói chung và đảo Tri Tôn nói riêng, ta có thể nói rằng cái gọi là "đường băng" dài khoảng 600 mét, theo chiều ngang tây-đông, chỉ mới được xây dựng trong 5 tháng, từ tháng 3 đến trung tuần tháng 8 năm 2023.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc): Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn? (Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành)



Gần đây một trang mạng quân sự nổi tiếng trong nước có kêu gọi viết bài về đề tài “Trung Quốc nên thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về chủ quyền biển đảo như thế nào”. Bản thân đề tài này thật là có ý nghĩa. Nhưng các bài viết hưởng ứng lời kêu gọi này đã đăng thì hoặc là sặc giọng căm phẫn, hoặc là đầy những ý tưởng ngớ ngẩn. Tôi có cảm giác: Đầu óc đồng bào ta không hềtỉnh táo hơn [những người Trung Quốc hồi cuối thế kỷ 19 từng khuất phục trước tàu chiến súng lớn của phương Tây].

Cách đây ít lâu tôi từng nói: “Trong thế giới cạnh tranh, thực lực là điều quan trọng” … Nhưng không thể đơn giản hiểu thực lực là nước mình có bao nhiêu máy bay tàu chiến, có GDP bằng bao nhiêu, có bao nhiêu dân… Khi bàn chuyện lớn của đất nước, cần phải biết mình biết người thì mới bách chiến bách thắng, chuyện ấy chẳng nói cũng hiểu. Thế nhưng chúng ta có biết mình không? Có biết người không?

Trong quá khứ có bao nhiêu chuyện chứng tỏ chúng ta chẳng biết mình biết người. Năm 1976, Trung Quốc từ chối nhận viện trợ của các nước khác giúp khắc phục thiệt hại trong trận động đất lớn Đường Sơn, khi ấy chúng ta cho rằng làm như thế là vẻ vang. Chúng ta không biết gì vềcái thế giới đã gần như hoàn toàn vận hành theo quy tắc của phương Tây, không biết rằng khẩu hiệu “Một nước Trung Quốc” chính là nguyên tắc chính trị do người Mỹ đưa ra. Lẽ tự nhiên chúng ta lại càng không biết những chuyện xa xưa xung quanh vấn đề tranh cãi chủ quyền quần đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa], không biết rằng đằng sau sự ra đời cái “Đường 9 đoạn” (九段线) kia có bao nhiêu trục trặc, không biết rằng hiện nay trên vấn đề Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] nước ta đã cực kỳ bị động!

“Đường 9 đoạn” do một đại tá quân đội Quốc Dân Đảng vẽ ra


Nếu bạn vẫn còn có chút xa lạ với từ ngữ Đường 9 đoạn thì chắc hẳn bạn đã quen với tấm bản đồ Nam Hải chứ! Đây là thể hiện cụ thể của ý nghĩ [Trung Quốc] “có chủ quyền không thể tranh cãi về các đảo ở Nam Hải” cho tới nay vẫn còn nhiều người kiên trì.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

G.Đ: Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục ‘nhe nanh, múa vuốt’


Trong phúc trình mới nhất về hoạt động quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nhận định, Trung Quốc có thể điều động ba trung đoàn trấn giữ Trường Sa nhưng không chỉ có vậy.

Hải Quân Trung Quốc đón các kiều dân được di tản từ Yemen đến căn cứ ở Djibouti hồi Tháng Ba, 2015. Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quân sự trên khắp thế giới sẽ khiến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trở nên nan giải hơn. (Hình: Tân Hoa Xã)

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

RFI: Biển Đông: Tổng thống Duterte điều quân đội đến các đảo có tranh chấp


Binh sĩ Philippines tuần tra trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, 
nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực.
Ảnh chụp ngày 11/05/2017. - REUTERS/Ritchie


Trong chuyến thăm một căn cứ quân sự trên đảo Palawan (tây Philippines) ngày 06/04/2017, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo đã ra lệnh triển khai quân đội trên các bãi cạn và những đảo không có người ở trong vùng Biển Đông mà Manila đòi chủ quyền và hiện đang có tranh chấp với một số nước xung quanh.

Hãng tin AFP trích tuyên bố trước báo giới của ông Duterte, « đã đến lúc phải xây dựng các cơ sở quân sự và cắm cờ Philippines » trên các đảo không có người ở hay bãi cạn mà ông cho là thuộc chủ quyền của Philippines và đang bị nhiều nước nhòm ngó muốn chiếm.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/ RFA - Ước Lượng Rủi Ro Ngoài Đông Hải

Hải quân Trung Quốc thao diễn trên biển Đông 
Những biến cố dồn dập từ nhiều tháng qua trên vùng Thái Bình Dương đã khiến dư luận thế giới e ngại rủi ro đụng độ hoặc thậm chí xung đột trong khu vực. Nhìn từ giác độ kinh tế thì rủi ro ấy là những gì? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về vấn đề này qua phần trao đổi sau đây của Nguyên Lam.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tình trạng căng thẳng tại khu vực Đông Hải của Việt Nam đã gây quan tâm cho nhiều quốc gia vì nơi đây là tuyến hải lưu cho phân nửa lượng hàng hóa giao dịch trên toàn cầu. Khi Trung Quốc ráo riết cải tạo các cụm đá ngầm thành đảo với trang bị quân sự và tuần qua công bố Sách Trắng về Quốc Phòng, nhiều người lo rằng xứ này đang bành trướng ảnh hưởng từ vùng biển cận duyên ra tới các đại dương, đã đe dọa chủ quyền trên lãnh thổ và lãnh hải của các lân bang và có thể cản trở quyền tự do lưu thông của các nước. Nhìn từ giác độ kinh tế, ông đánh giá thế nào về các rủi ro đó trong khu vực?

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Mặc Lâm/rfa - Biển Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị

Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP PHOTO

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự trên vùng đảo Gạc Ma mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Vệ tinh xác định diện tích xây dựng gấp hai trăm lần nếu so với năm 2004. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy nhưng Việt Nam vẫn giữ phản ứng yếu ớt như từ trước tới nay thường làm. Mặc Lâm phỏng vấn Phó GSTS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ để tìm hiểu thêm lý do tại sao Việt Nam tiếp tục gần như im lặng.

Đe dọa chủ quyền Việt Nam

Trước tiên Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao chia sẻ:

PGS Hoàng Ngọc Giao: Rõ ràng đây là vấn đề có thể nói rằng rất nghiêm trọng đang đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, thế nhưng tôi cũng như người dân và các đồng nghiệp khác cảm thấy rất là thất vọng, đang ngóng chờ xem không biết là chính phủ Việt Nam sẽ có những động thái gì.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

RFI - Cây gậy và củ cà rốt Trung Quốc tại Biển Đông


Sách lược chiêu dụ các láng giềng của Trung Quốc đang tiếp tục được các lãnh đạo nước này triển khai đặc biệt nhắm vào ASEAN và Việt Nam. Trên hiện trường, chiến lược tằm ăn dâu vẫn tiếp diễn, Trung Quốc được cho là sẽ lại hung hãn trong trung hạn.

Trước Quốc hội Úc vào hôm nay, 17/11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lại lên tiếng khẳng định rằng nước ông sẽ không bao giờ dùng sức mạnh để đạt mục đích và Bắc Kinh luôn mong muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Phỏng vấn David Brown: 'Trung Quốc sẽ không ngừng ở đây'

Nhà ngoại giao kỳ cựu kiêm bình luận gia tình hình Biển Đông David Brown. (Hình: David Brown cung cấp)
LTS: Việc Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trái phép tại thềm lục địa Việt Nam cách đây hai tháng là một xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng nhất trong liên hệ bang giao giữa hai nước. Tình hình có lúc đã căng thẳng tưởng chừng như sắp có chiến tranh, lúc lại dịu đi như không có chuyện gì xẩy ra. Hành động khiêu khích này của Trung Quốc phải được đánh giá như ra sao, và ảnh hưởng lâu dài của sự việc này trên tinh hữu nghị giữa hai nước, cũng như ổn định trong khu vực như thế nào? Nhà phân tích tình hình Đông Á David Brown (*) chia sẻ nhận định của ông qua cuộc phỏng vấn dưới đây, do phóng viên Hà Giang thực hiện.

Hà Giang (NV): Chắc hẳn là ông theo dõi cuộc khủng hoảng giàn khoan tại Việt Nam từ đầu tháng Năm đến nay. Ông có nhận định gì về sự việc này, đặc biệt là về điều mọi người hy vọng rằng biết đâu khủng hoảng này đã mang đến một hướng đi mới tốt hơn cho Việt Nam?

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Trà Mi - Cần giải pháp và đường lối ngoại giao tích cực đảm bảo hòa bình cho Biển Đông


Trà Mi, VOA

Biển Đông tiếp tục là một đề tài nóng tại Châu Á, với các tranh chấp ngày càng leo thang giữa những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng.


Tiếp sau Hoa Kỳ, Australia vừa lên tiếng kêu gọi một giải pháp ôn hòa cho vùng biển giàu tài nguyên này và thúc giục các bên nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận chung quyết. Australia cũng khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa giữa Việt Nam với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông.

Đài phát thanh Australia ngày 30/8 trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith nhân chuyến công du Việt Nam nhấn mạnh Australia muốn nhìn thấy các tranh chấp được hòa giải theo đúng tinh thần luật quốc tế và luật biển, đặc biệt là công ước Liên hiệp quốc.

Lời kêu gọi của Australia được đưa ra giữa lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ khởi sự chuyến công du 6 nước Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8 để thảo luận về những căng thẳng ở Biển Đông và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ tới Bắc Kinh vào giữa tháng 9 tới đây.

Chuyến đi của bà Hillary Clinton và ông Leon Panetta một lần nữa làm nổi bật sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Châu Á trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và một số nước trong khu vực đang căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Victoria Nuland, nhấn mạnh:

“Vấn đề Biển Đông sẽ được Ngoại trưởng Clinton nêu lên trước tiên là trong chặng dừng chân ở Đông Nam Á tại Jakarta và có thể là tại Brunei. Hoa Kỳ đang khuyến khích ASEAN đạt quan điểm thống nhất và làm việc với Trung Quốc dựa trên một lập trường đoàn kết. Dĩ nhiên, vấn đề Biển Đông cũng sẽ được Ngoại trưởng Clinton nêu ra khi ghé thăm Trung Quốc trong chuyến đi này. Mỹ tiếp tục thúc giục một cuộc đối thoại đa phương về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông theo luật quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về luật biển quốc tế. Chúng tôi vẫn nghĩ đây là phương cách tốt nhất để giải quyết các tranh chấp.”

Mỹ-Trung đang bất đồng về cách xử lý các tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mỹ đang nỗ lực cổ võ cho một giải pháp đa phương và khuyến cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược ‘chia để trị’ trong vấn đề Biển Đông.

Ngược lại, Trung Quốc nhất mực theo đuổi cách giải quyết song phương với từng nước một có tranh chấp và liên tục có các hành động bị coi là ‘gây hấn’ ở Biển Đông.

Mới đây, Washington đã chính thức chỉ trích Bắc Kinh khi Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố và khu cảnh bị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Đáp lại, Trung Quốc không ngừng sử dụng truyền thông đả kích và cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào chuyện Biển Đông.

Tân Hoa xã ngày 29/8 đăng bài xã luận tiếp tục tố cáo Hoa Kỳ dùng các phương tiện ngoại giao, kinh tế, và chiến lược để gây xáo trộn trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương và gây chia rẽ Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông nhằm kiềm hãm sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc để giành lại bá quyền trong khu vực.

Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc khuyến cáo Mỹ rằng cản chân Bắc Kinh và xem Trung Quốc là đối thủ là một việc làm thiếu khôn ngoan.

Ngày 30/8, tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cáo giác rằng hai yếu tố đang gây tác động xấu cho tranh chấp Biển Đông là các nước tranh chấp trong khu vực cứ tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và sự can thiệp tích cực của các thế lực bên ngoài.

Hoàn cầu thời báo cũng kêu gọi cần có sự ngoại giao tích cực để bảo đảm hòa bình cho các ‘quần đảo của Trung Quốc’ ở Biển Đông, theo lời bài báo mô tả.

Cùng với lời kêu gọi ấy, Hoàn cầu thời báo cũng cho biết là Trung Quốc đang dự tính triển khai máy bay không người lái (UAV) trên biển giữa lúc tranh cãi về lãnh hải với các nước láng giềng tiếp tục tăng cao.

Báo này dẫn lời lời ông Vũ Thanh Tùng, giới chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho biết kế hoạch này cũng bao gồm việc xây dựng 11 căn cứ UAV do các cơ quan hàng hải cấp tỉnh phụ trách. Quan chức này không tiết lộ chi tiết nhưng cho biết ít nhất mỗi căn cứ sẽ có một UAV.

Gíơi chuyên môn Trung Quốc nói việc thành lập các căn cứ UAV dọc bờ biển có thể giúp Bắc Kinh bảo vệ lãnh hải về lâu dài.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nguyễn Hưng Quốc - Biển Đông: Quyền lợi kinh tế và tinh thần dân tộc

Nguyễn Hưng Quốc

Cách đây mấy năm, trong một cuộc gặp gỡ quanh bàn tiệc ở Úc, có người nêu lên vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, một cán bộ khá cao cấp và có học thức đến từ Hà Nội, nhún vai đáp: “Đó chỉ là mấy hòn đảo hoang nhỏ xíu thôi mà!” Rồi ông lái câu chuyện sang hướng khác. Có lẽ vì lịch sự, không ai quay lại câu chuyện ấy nữa. Tất cả đều quen biết nhau cả. Gần đây, đọc các blog trong nước, tôi lại bắt gặp câu nói tương tự từ các cán bộ cao cấp trong nước, cũng liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa: “Ồ, mấy cái đảo ấy toàn cát, chỉ có chim ỉa, chứ có gì đâu mà làm ghê vậy!” 


Mới biết đó là quan điểm thật. Nếu không phải đảng và chính quyền thì ít nhất cũng của một số, có lẽ không ít, cán bộ cao cấp trong bộ máy đảng và chính quyền Việt Nam.
 
Quả thật, về phương diện diện tích, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có gì đặc biệt.
 
Hoàng Sa gồm khoảng 30 đảo, bãi đá, hòn đá và cồn, nhưng tất cả đều rất nhỏ. Lớn nhất là đảo Phú Lâm cũng chỉ dài chưa tới 4 cây số và rộng chưa tới 3 cây số. Còn đảo Hoàng Sa thì chỉ dài có 900 mét và rộng khoảng 700 mét, diện tích tổng cộng chỉ khoảng 0,3 cây số vuông, kể cả vòng san hô chung quanh. Các đảo khác cũng tương tự, khoảng 1/3 cây số vuông. Như Hoàng Sa. Còn những cái gọi là cồn hay hòn thì có khi chỉ là những mỏm san hô nổi lên trên mặt nước.
 
Trường Sa lớn hơn, gồm đến gần 140 đảo, đá và bãi. Nhưng tất cả cũng đều rất nhỏ. Gộp chung lại, tất cả chỉ có diện tích khoảng 11 cây số vuông. Trong số đó, được chú ý nhất là đảo Song Tử Đông rộng 250 mét, dài 900 mét; đảo Song Tử Tây rộng 300 mét, dài 700 mét; đảo Thị Tứ rộng 550 mét, dài 700 mét; đảo Sinh Tồn – được biết nhiều qua bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của Trần Đăng Khoa (1) – chỉ rộng có 140 mét và dài khoảng 400 mét. Đã nhỏ, hầu hết các đảo ấy đều thiếu nước ngọt trầm trọng. Do đó, dân cư rất thưa thớt. Hầu hết những người hiện diện trên các đảo đều là bộ đội.
 
Tuy nhiên, ở đây có mấy điều cần chú ý. Thứ nhất, Trung Quốc không phải chỉ muốn chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn muốn chiếm ít nhất là 80% tổng diện tích của Biển Đông. Thứ hai, đảo không phải chỉ là những hòn đá hay thửa đất nổi trên mặt biển mà còn bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên chứa chất dưới chúng cũng như dưới đáy biển chung quanh chúng. Và thứ ba, không nên quên điều quan trọng này: ngoài ý nghĩa địa lý, dân cư và kinh tế, các hòn đảo và vùng biển chung quanh chúng còn có ý nghĩa chiến lược quân sự quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong, hoặc ít nhất, sự phát triển của quốc gia.
 
Thứ nhất, đứng về phương diện kinh tế, Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có mấy ý nghĩa chính. Một, đó là nguồn cung cấp cá và hải sản quan trọng, chiếm khoảng 7-8% tổng sản lượng cá biển và hải sản trên cả thế giới. Riêng với Việt Nam, đó là nguồn cung cấp cá biển và hải sản duy nhất cho cả 90 triệu dân (chưa nói đến chuyện xuất khẩu) và là nguồn sinh kế của cả mấy chục ngàn ngư dân nằm dọc theo các tỉnh duyên hải. Hai, đó cũng là một trong những bồn dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng dầu khí ở đó, theo sự ước lượng của Mỹ, lên đến khoảng 28 tỉ thùng, đủ để cung cấp cho cả thế giới trong vòng một năm; theo Trung Quốc, lạc quan hơn, khoảng 200 tỉ thùng, đủ cung cấp cho cả thế giới khoảng sáu năm rưỡi.

Thứ hai, về phương diện chiến lược, Biển Đông là một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. “Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. […] 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. […] Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.”
 
Trên con đường hàng hải quan trọng ấy, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, có vị trí như một cái yết hầu, từ đó, người ta có thể kiểm soát tất cả các tàu bè qua lại. Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu chiến lược mới khẳng định: quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được toàn bộ Biển Đông. Mà khống chế Biển Đông cũng là khống chế hầu hết các nước ở châu Á và tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới, những nước có quan hệ thượng mại với châu Á.
 
Cả hai khía cạnh kinh tế và chiến lược nói trên đều khá hiển nhiên. Hầu như ai cũng thấy. Nhưng Biển Đông và các hòn đảo trên Biển Đông còn có ý nghĩa thứ ba này nữa, cũng quan trọng không kém: nó gắn liền với tinh thần dân tộc.
 
Không có quốc gia nào, dù cởi mở đến mấy, có thể phát triển hùng mạnh mà không dựa trên tinh thần dân tộc. Với những nước đang phát triển, khi kinh tế và văn hóa chưa ở độ cao của toàn cầu hóa, tinh thần dân tộc lại càng mạnh và lại càng cần thiết: nó là yếu tố thiết yếu để nối kết mọi người lại với nhau, để nhắm đến một mục tiêu và một lý tưởng chung; nó cũng là nguồn động lực để gây sức mạnh, giúp mọi người chịu đựng được gian khổ hầu thúc đẩy đất nước ngày một tiến bộ. Nói theo các nhà nho cách mạng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, đó chính là hồn nước. Ý thức dân tộc ấy xem bất cứ cái gì thuộc lãnh thổ của mình, dẫu chỉ là những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi, đều là những gì thiêng liêng được đánh đổi bằng xương máu của tổ tiên trong cả hàng ngàn năm, hoặc ít nhất, hàng trăm năm nay.
 
Đối diện với những di sản thiêng liêng ấy, người ta phải có trách nhiệm bảo vệ, có khi ngay cả bằng xương máu của chính mình. Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng Cộng sản và lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều thập niên hiểu rất rõ điều đó khi, ngay những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, chiêu dụ các thanh niên: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựngnước, ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Chưa nói đến các hậu ý chính trị và thực chất của cái gọi là “giữ lấy nước” của Hồ Chí Minh, chỉ xét đến bình diện ngữ nghĩa, câu nói ấy phản ánh đúng sự suy nghĩ của những người bình thường: việc bảo vệ đất nước là một nhiệm vụ đối với lịch sử và với tổ tiên.
 
Không phải chỉ với người Việt Nam. Khi người Nhật Bản và Hàn Quốc kiên quyết chống đối Trung Quốc để bảo vệ những hòn đảo xa lắc, không có người ở và cũng không có triển vọng chứa đựng bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, họ cũng đều hành xử trong tinh thần như thế. Những hòn đảo ấy chỉ có giá trị tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Vậy thôi. Nhưng dù vậy, họ vẫn giữ một cách đầy quyết tâm, bất chấp mọi hậu quả.
 
Người Việt Nam vẫn thường tự hào về truyền thống yêu nước và bất khuất của mình. Không ai có thể chấp nhận xem những vùng biển quan trọng như thế và những hòn đảo đã từng thấm đẫm máu của cha anh mình như thế, chỉ là những mảnh đất hoang đầy cứt chim như lời một số cán bộ cao cấp tuyên bố.
 
Nói như vậy không những ngu xuẩn mà còn vô liêm sỉ.
 
***
 
Chú thích:
 
(1) Bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” như sau:
 
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...
 
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền
Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ
Rồi khao nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy mưa rơi ...
Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía
                                               chân trời..
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa tơi bời trên cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi...
 
Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi ... mưa li ti... cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn
                                                 trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập  
                                                 trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui
                              đón đợi...
      
                                         (1982)

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TỪ ĐẾ QUỐC TẦN HÁN ĐẾN ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống


Ngày nay, cùng với người Việt  trong và ngoài nước, chúng ta thách thức Bắc Kinh công khai đưa vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á  ra  trước các cơ quan tài phán, trọng tài hay tham vấn theo thủ tục quốc tế.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Liệu Trung Quốc có thể gây ra cuộc chiến một khi Việt Nam và Ấn Độ cũng như Hoa Kỳ và Nhật bản, Úc cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối?

Trong lịch sử, Trung Quốc gây chiến thì nhiều mà luôn thất bại chẳng thắng ai bao giờ. Bài học này họ phải tự nhớ lấy. Tuy vậy người dân hai nước càng phải tỉnh táo và đoàn kết cảnh giác cao độ. Biển Đông nổi sóng là do đâu nếu không phải là do từ phương Bắc với hơi độc bành trướng?

Nguyễn Hoàng Hà

Việt Nam đang cùng Ấn Độ ký kết khai thác thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải của Việt Nam (ảnh của BBC tiếng Việt)
Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi loan tải đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc tức giận và báo chí Trung Quốc từ nhiều kênh đã đưa ra nhiều lời đe dọa. Cụ thể là các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng “Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông” và ông ta lớn giọng tuyên bố “Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Lam Sơn – Tôi đi biểu tình

Lam Sơn ghi từ Sài Gòn


Trước công trường Quách Thị Trang

Lưỡi bò! Cắt bò!
Lưỡi bò! Cắt bò!
Lưỡi bò! Cắt bò!

7 giờ sáng 5 tháng 6 năm 2001.

Những ngả đường túa về gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

Tác giả: HẠNH NGUYÊN

Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25/6/2011.

Nhận định ban đầu về cuộc gặp Việt - Trung

BBC


Lại có cuộc xuống đường chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 26/06

Dư luận đang đặc biệt quan tâm về cuộc họp hôm 25/06 tại Bắc Kinh giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.

Bản tin chính thức của Thông tấn xã Việt Nam tường thuật hai bên "giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển" và "tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước".

Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam

Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào biển Ðông

Xác định ‘quyền tự do hải hành’

WASHINGTON (Google News) - Chiến hạm Mỹ USS Chung-Hoon có trang bị hỏa tiễn được gửi đi để thực hiện chuyến hải hành đơn độc vào vùng biển Ðông và biển Sulu.


Chiến hạm USS Chung-Hoon (bên phải) trong một chuyến hải trình trên Thái Bình Dương tháng 7 năm 2010.
Ði bên cạnh là chiếc USS Lassen, khi đó do Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng làm hạm trưởng.
(Hình: John J. Mike/U.S. Navy via Getty Images) 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhau ra sao trước vấn đề tranh chấp lãnh hải

Patrick Cronin/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn dịch

Những thương thảo giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể là quan trọng. Nhưng việc đối thoại có thể vừa làm suy giảm lại vừa gia tăng những khác biệt về vùng biển.

An ninh trên biển, đặc biệt trong vùng Biển Đông và Nam Trung Hoa, vẫn còn quan trọng trong chương trình nghị sự của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thành phần tham dự khác trong khu vực. Những sự cố xẩy ra trong hai năm qua đã làm căng thẳng các mối quan hệ, dẫn đến các cuộc đối thoại chính thức và không chính thức, bao gồm cuộc hội nghị hai ngày dành cho các chuyên viên do Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải liên kết với Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa về Chính sách Toàn cầu đứng ra tổ chức. Cuộc tranh luận bắt nguồn ở đây từ Thượng Hải, đã lập tức cho thấy cả mặt giá trị và giới hạn của sự đối thoại.