Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Ðông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Ðông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017
Trọng Nghĩa/RFI: Philippines: Phải chăng Duterte đang nhường Biển Đông cho Trung Quốc ?
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho rằng sự hiện diện
của tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ chẳng có gì đáng ngại.
-- REUTERS/Ezra Acayan/File Photo
Vào hôm nay, 22/08/2017, dân biểu đối lập Philippines Gary Alejano lại lên tiếng báo động : Trung Quốc đã cho cắm cờ trên một cồn cát gần đảo Loại Ta (Kota Island) do Philippines kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Đối với dân biểu này, đây là một dấu hiệu cho thấy âm mưu lấn chiếm của Bắc Kinh.
Chính dân biểu này là người trong những ngày gần đây đã liên tiếp cảnh báo chính quyền Manila về sự kiện Bắc Kinh đang cho tàu đến bám trụ tại khu vực bãi Sandy Cay, gần đảo Thị Tứ trong tay Philippines, xua đuổi ngư dân Philippines, có thể là với âm mưu chiếm cứ luôn khu vực này. Thế nhưng, những lời báo động của ông Alejano và một số nhân vật khác đều bị chính quyền bỏ ngoài tai, làm dấy lên mối lo ngại là để được Trung Quốc giúp đỡ về mặt kinh tế, tổng thống Duterte sẵn sàng nhượng bộ Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông.
Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017
RFI: Biển Đông: Tàu Trung Quốc liên tục hiện diện trong vùng chủ quyền Malaysia
Tàu hải giám của Trung Quốc trên Biển Đông (DR)
Báo The Guandian, số ra ngày 05/04/2017, dựa trên các ảnh vệ tinh được công bố, cho biết, tại Biển Đông, các tàu tuần tra của Trung Quốc duy trì sự hiện diện gần như liên tục tại các bãi đá mà Malaysia khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Trung Tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược, tại Washington, đã theo dõi các tàu tuần tra của Trung Quốc và công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy trong tháng Giêng và tháng Hai năm nay, ba tàu Trung Quốc đã tuần tra khu vực bãi đá Luconia (Trung Quốc gọi là Quỳnh Thai Tiều – Qiongtai Jiao), cách Trung Quốc 1600 km và chỉ cách đảo Bornéo của Malaysia 145 km.
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016
RFI - Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài
Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, La
Haye, Hà Lan(wikipedia.org)
Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng
Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ
quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Việt Nam sẽ phản ứng ra sao ? Sau đây là
nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, khi trả lời
các câu hỏi của báo giới, ngày 03/07.
1/ Theo giáo sư, Việt Nam
theo dõi vụ kiện này ra sao?
Việt Nam theo dõi rất sát
sao vụ kiện lên Tòa Án Trọng Tài La Hya. Trong vụ này, Việt Nam đã đệ trình lên
Tòa một tuyên bố về các quyền lợi của mình và đã được phép gửi quan sát viên đến
theo dõi các phiên điều trần. Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố là Tòa có thẩm
quyền trong vụ kiện này.
Việt Nam cũng theo dõi xem
các thủ tục này ảnh hưởng ra sao đến ổn định tại Biển Đông. Mọi đối đầu về
chính trị-ngoại giao hoặc trên một lĩnh vực nào khác, sẽ có các tác động tiêu cực
đối với môi trường an ninh trực tiếp của Việt Nam.
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
BBC - Hội thảo Biển Đông tại Nga
Các diễn giả tại hội thảo nhấn mạnh những
hành động phi pháp
của Trung Quốc trên Biển Đông
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông, những diễn biến mới nhất về 'hành động phi pháp' của Trung Quốc là nội
dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại
Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3.
Hơn 100 chuyên gia chuyên
gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học
viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức.
Các tham luận phân tích các
nguyên nhân, yếu tố lịch sử, hiện trạng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, dự
báo những hành động tiếp theo của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông
và khuyến nghị biện pháp giải quyết vấn đề.
Tất cả các chuyên gia, học
giả đều bày tỏ quan ngại “tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng nếu Trung Quốc vẫn
leo thang những hành động ngang ngược tại khu vực”.
Tiến sỹ I.A. Umnova, Trưởng
ban nghiên cứu hiến pháp và pháp luật Học viện Tư pháp thuộc Tòa án tối cao
Nga, khuyến nghị một số cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông,
trong đó có việc đệ đơn lên Tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, Tòa án công minh khu
vực Asean, tòa án SCO…
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Lê Trung Tĩnh - Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc
(Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoa HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam, báo chí trong nước và quốc tế đã đề cập nhiều đến việc Việt Nam sẽ sử
dụng biện pháp pháp lý. Song song đó, ít nhất đã có hai yêu cầu chính thức từ
người dân Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa.
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
Giới thiệu: CỬU LONG CẠN DÒNG, BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, được xuất bản và phát hành trong nước
Nhà xuất bản Giấy Vụn trong nước vừa kết hợp với Nxb Viet Ecology Press ở hải ngoại cùng xuất bản cuốn sách môi sinh thứ hai, Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh, tiếp theo cuốn ký sự Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
Nguyễn Hoài Vân - Thất bại của nền ngoại giao Trung Quốc, Singapore và Đài Loan tỏ thái độ trong cuộc tranh chấp Biển Đông
Nguyễn Hoài Vân
Trên bàn cờ tranh chấp Biển Đông có hai sự kiện đáng ghi nhận trong những ngày qua. Đó là thái độ của 2 quốc gia vốn nằm trong quỹ đạo Hoa Kỳ, là Singapore và Đài Loan.
Trước tiên, vào ngày 9 tháng 8 2012, Đài Loan đã ký một thỏa ước hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác Biển Đông, đồng thời đưa quân chiếm đóng một số đảo hiện tranh dành chủ quyền với Việt Nam, và tuyên bố sẽ tập trận với đạn thật trong vùng đảo Ba Bình (tức Thái Bình của Việt Nam).
Tiếp đến, ngày 13 tháng 8, ngoại trưởng Singapore phát biểu tại quốc hội, cho rằng khối ASEAN cần giữ thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp Biển Đông, một câu nói gần như lập lại lời tuyên bố của ngoại trưởng Kampuchia cách đây đúng một tháng.
Việc hai nước vốn thuộc quỹ đạo của Hoa Kỳ tỏ thái độ nhích lại gần Trung Quốc lại xảy ra sau một cuộc đàm phán quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, chấm dứt ngày 26 tháng 7, 2012. Người ta không khỏi tự hỏi những gì đã được thỏa thuận giữa hai cường quốc ? Mặt khác những thỏa thuận ấy hiệu lực được bao nhiêu, khi Hoa Kỳ sắp bầu lại Tổng Thống, và Trung Quốc sắp thay đổi lãnh đạo trong kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản sắp tới ? Tại sao Singapore và Đài Loan lại chọn bày tỏ thái độ trong bối cảnh ấy ? Phải chăng đây là một sự nới lỏng tương quan với Hoa Kỳ, hay ngược lại, là những bước đi được Hoa Kỳ hậu thuẫn ?
Về phía Hoa Kỳ, có thể nhận định rằng quyền lợi trực tiếp của họ được gắn liền với sự tự do di chuyển trên vùng biển liên hệ. Khi nào điều ấy không bị đe dọa thì Hoa Kỳ không có lý do cụ thể để can thiệp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng, thất thu ngân sách hiện nay (*). Tuy nhiên, hâm nóng tình hình biển đông đem lại cho Hoa Kỳ một mối lợi không nhỏ trong việc bán vũ khí cho các nước trong vùng. Đồng thời điều ấy cũng làm cho sự phát triển của các nước này chậm lại, vì một phần ngân sách phải chuyển sang việc mua vũ khí, không đầu tư được vào những lãnh vực then chốt khác như hạ tầng cơ sở, tân tiến hóa kỹ nghệ ...
Cách đây ít lâu, Hoa Kỳ đã từng cho thấy ý muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc duy trì ổn định trong vùng Đông Á. Chuyến công du Á Châu của Tổng Thống Obama cuối năm 2009 đã được kết thúc bởi một thông cáo chung với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, trong đó, hai siêu cường công bố quan điểm của họ về kinh tế, môi sinh, quân sự, v.v… trong mục tiêu « tăng cường hòa bình, ổn định và phú hữu trên toàn địa cầu » cũng như « giải quyết những vấn nạn chung của thế kỷ 21 ». Sự hợp tác này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ độc tôn trong vùng Đông Á, mà có thể được hiểu như một sự khuyến khích Trung Quốc tạo điều kiện cho một sự hợp tác trong toàn vùng. Truyền thống của nền ngoại giao Hoa Kỳ vốn vẫn hướng đến sự hình thành những tổ chức liên quốc gia trong mục tiêu ổn định và hợp tác. Sự có mặt của « anh cảnh sát quốc tế » có một không hai này tại Đông Á, qua các đồng minh vững chắc như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân và Singapore, sẽ là một yếu tố ổn định quan trọng. Vai trò của Trung Quốc sẽ tương xứng với tầm vóc của mình, nghĩa là, trên lãnh vực kinh tế, và cả quân sự, chưa chắc gì đã lấn át được những cường quốc như Nhật, hay những quốc gia hạng trung có thể liên kết với nhau như Nam Hàn, Đài Loan, cũng như một số nước ASEAN, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó là chưa kể sự can dự có nhiều hy vọng sẽ ngày một gia tăng của Ấn Độ ...
Về phía Trung Quốc, người ta không khỏi nhìn thấy sự thất bại rõ ràng của một chính sách ngoại giao vô cùng kém cỏi. Hệ thống bạn bè khắp thế giới gây dựng được bởi chính sách giao thiệp đa phương (tiếp theo giai đoạn « phi liên kết »), ngày nay gần như hoàn toàn tan rã. Khắp thế giới, người ta bày tỏ sự nghi ngại đối với chính quyền Trung Hoa, đối với hàng hóa Trung Hoa, kể cả đối với những đầu tư của Trung Quốc. Ngay sát cạnh Trung Hoa, một số nước vốn không mấy thiện cảm với Hoa Kỳ, cũng đang chuyển hướng để nhích lại gần siêu cường này. Ngay đến đàn em trung thành là Miến Điện cũng rấp ranh rời bỏ quỹ đạo của « thiên triều » (Miến Điện vừa từ chối cho Trung Quốc xây một đập thủy điện và tuyên bố coi tương quan với Trung Quốc ngang hàng ... Ấn Độ !). Chưa thấy một nền ngoại giao nào thất bại ê chề như thế ! Nếu Trung Quốc tiếp tục đường lối hiện tại thì tai vạ sẽ giáng xuống nền kinh tế rất lệ thuộc xuất cảng của nước này. Con số đầu tư vào Trung Quốc đã tụt giảm và hiện tượng tồn đọng hàng hóa không tiêu thụ nổi đã được ghi nhận.
Sinh lộ của Trung Quốc tùy thuộc vào một sự thay đổi thái độ triệt để trong lãnh vực đối ngoại. Kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa sắp tới, với truyền thống thay đổi lãnh đạo sẽ là một dịp để làm việc này, một cách nhẹ nhàng, không khiến cho giới cầm quyền hiện nay mất mặt. Thể diện luôn là một ưu tư hàng đầu của Trung Quốc...
Giả sử Trung Quốc tiếp tục một chính sách không thích nghi trong cuộc tranh chấp biển đông, thì vấn đề sẽ tiếp tục bế tắc. Không ai có thể khai thác được vùng biển ấy nếu không có hòa bình, dù cho có chiếm đóng hay tranh đoạt chủ quyền bằng bất cứ phương tiện nào. Một dàn khoan dầu giữa biển khơi không thể hoạt động được nếu luôn phải lo ngại bị tấn công bởi phi cơ, hỏa tiễn tầm xa, tàu ngầm, đặc công người nhái v.v... Ai dám bỏ tiền vào đó ? Ai dám đến đó làm việc ?
Trong nhất thời vấn đề hiện đang tế nhị là những tàu đánh cá. Nếu tranh chấp tăng cường độ, Trung Quốc sẽ phải trải ra một số tàu chiến và máy bay đáng kể để bảo vệ các tàu đánh cá từ xa đến, và ngăn cản tàu đánh cá của các nước khác. Điều này rất tốn kém, làm cho việc đánh cá sẽ chỉ có giá trị hình thức chứ không còn là một dịch vụ làm ăn sanh lợi. Các nước liên hệ sẽ nâng cao áp lực để bắt Trung Quốc đem đến càng ngày càng nhiều phương tiện quân sự hơn. Sự bế tắc sẽ có hại cho mọi quốc gia quanh biển đông, nhất là Trung Quốc, và không thể kéo dài.
Tóm lại, hai thời điểm quan trọng trong thời gian sắp tới sẽ là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Một số nhà quan sát nghĩ rằng ứng viên Tổng Thống Romney ít có khuynh hướng can thiệp vào Châu Á Thái Bình Dương hơn ứng viên Obama. Ông Romney có vẻ dành nhiều ưu tiên cho vùng Trung Đông ... Những người đang sửa soạn cầm quyền tại Trung Quốc chắc chắn sẽ thích nghi hóa chính sách của mình với những ngọn gió đến từ Hoa Kỳ. Dù sao, giới làm ăn hoàn toàn ý thức rằng chiều hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ là mồ chôn của họ. Rất nhiều tài sản đã và đang tháo chạy ra nước ngoài, như chính quyền Australia vừa báo động ...
NGUYỄN Hoài Vân
27 tháng 8 , 2012
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012
Robert Sutter - Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung Quốc
Robert Sutter, The Diplomat, 31 tháng Tám 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Bắc Kinh từ lâu đã đan kết hai sợi chỉ có nội dung là, Trung Quốc (TQ) từng bị các cường quốc bắt nạt (victimization) và TQ tự cho mình nắm chính nghĩa trong tay (self-righteousness), để tạo nên chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Điều này khiến cho việc tương nhượng (compromise) trong quan hệ ngoại giao trở nên khó khăn hơn.
Những cuộc biểu tình của dân chúng vào giữa tháng Tám tại các thành phố TQ cùng với những bình luận chống Nhật Bản trên báo đài và Internet liên quan đến các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông Trung Hoa đã gây sức ép đòi hỏi các quan chức TQ phải cứng rắn trong việc bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền TQ và chống lại “các hành động xâm lấn” của Nhật Bản. Những cuộc biểu tình này đã diễn ra tiếp theo sau các lời kêu gọi của những nhà bình luận nổi tiếng và các nhóm cử tri khác đòi hỏi Bắc Kinh phải đi theo một đường lối cứng rắn hơn trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam). Bắc Kinh trong trường hợp đó đã sử dụng những biện pháp khác thường bao gồm việc sử dụng liên tục các lực lượng an ninh, trừng phạt kinh tế, các dự án kinh doanh thủy sản và dầu lửa, các sắc lệnh hành chánh, các cảnh báo ngọai giao, và các phương tiện đe dọa khác mà không cần dùng sức mạnh quân sự trong những nỗ lực cho đến nay đã thành công trong việc khuất phục các nước Đông Nam Á có đòi hỏi chủ quyền và ngăn cản không cho ASEAN đi đến một lập trường thống nhất để đối phó với quyền lực của Trung Quốc.
Các nhà bình luận nước ngoài đã nói đúng khi cho rằng động lực thúc đẩy dân chúng và giới tinh anh tạo sức ép đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải có một đường lối cứng rắn hơn nữa trên các vấn đề lãnh thổ phần lớn phát xuất từ loại chủ nghĩa dân tộc đã được nhà cầm quyền TQ cổ vũ mạnh mẽ kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và chủ nghĩa cộng sản quốc tế sụp đổ. Chủ đề dân tộc chủ nghĩa TQ nhấn mạnh rằng kể từ Thế kỷ XIX đến nay Trung Quốc đã bị đối xử bất công, lãnh thổ và quyền chủ quyền liên hệ của TQ đã bị các cường quốc khác xâu xé; Trung Quốc vẫn còn ở trong một tiến trình lâu dài trong nỗ lực xây dựng quyền lực đủ mạnh để bảo vệ lãnh thổ mà TQ kiểm soát và giành lại lãnh thổ đang bị tranh chấp và chủ quyền của mình. Nói chung, cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa này đã tạo ra ý thức “một quốc gia bị bắt nạt” (victimization) trong dân chúng và trong giới tinh anh TQ, những người được coi là có ảnh hưởng ngày càng lớn trên việc hoạch định quyết sách đối ngọai của Trung Quốc trong một thời đại mà chính trị thủ lĩnh (strong-man politics) kiểu Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã nhường bước cho một Ban lãnh đạo tập thể (a collective leadership) biết lắng nghe quan điểm của giới tinh anh nằm ngoài chính quyền và của dân chúng.
Việc tạo hình ảnh trong vấn đề đối ngoại
Đáng tiếc là, việc nhấn mạnh cảm thức của một nước từng bị bắt nạt trong quá khứ và cả trong hiện tại chỉ là một phần của chủ nghĩa dân tộc ích kỷ (self-absorbed nationalism) mà nhà cầm quyền TQ đã và đang nuôi dưỡng. Cũng quan trọng không kém là những nỗ lực rộng lớn để xây dựng hình ảnh một Trung Quốc đóng vai có đạo lý trên sân khấu thế giới, tương phản với các cường quốc thế giới khác bị coi là chỉ biết theo đuổi những lợi ích quốc gia ích kỷ. Những nỗ lực này đã được thể hiện bởi Bộ Ngoại giao, bởi nhiều tổ chức chính phủ, đảng và quân đội có liên quan đến các vấn đề đối ngoại, bởi những tổ chức bề ngoài có vẻ phi chính phủ nhưng thân cận với Chính phủ TQ và bởi bộ máy quảng bá/tuyên truyền đồ sộ của chính quyền TQ. Những nỗ lực này đã tăng cường địa vị quốc tế của Trung Quốc đồng thời điều kiện hóa người dân tại Trung Quốc để họ suy nghĩ tích cực về những quan hệ đối ngoại của TQ.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chẳng hạn, được rêu rao là có nguyên tắc trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại, đảm bảo các lập trường có đạo lý trong quan hệ đối ngoại của TQ; những lập trường có nguyên tắc và đạo lý sẽ tạo cơ sở cho những chiến lược hữu hiệu của TQ trong các vấn đề thế giới. Rõ ràng là, những chiến lược này được coi là để đảm bảo rằng Trung Quốc không sai lầm trong vấn đề đối ngoại, một lập trường có tính biệt lệ được tô đậm thêm bởi hình ảnh một Trung Quốc luôn luôn tránh công khai nhìn nhận các sai lầm về chính sách đối ngoại hoặc lên tiếng xin lỗi về hành động của mình trong các vấn đề thế giới. Hẳn nhiên, một số viên chức ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại TQ hiểu biết nhiều hơn và có thể riêng tư bày tỏ ý kiến bất đồng với mẫu hình cực kỳ đạo lý của TQ trong chính sách đối ngoại, nhưng họ không dám đi ra ngoài tư duy chính thống đã được dư luận rộng rãi của giới tinh anh và quần chúng chấp nhận. Bất cứ chỉ trích nào mà giới tinh anh và quần chúng dùng để đả kích chính sách đối ngoại của Trung Quốc đều có xu thế tập trung vào một lý do là Trung Quốc đã quá rụt rè và không đủ mạnh dạn trong việc đương đầu với những xúc phạm từ nước ngoài.
Ngày nay, những nỗ lực xây dựng hình ảnh [đẹp đẽ] của Trung Quốc đang hậu thuẫn cho một vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề châu Á và thế giới, một vai trò nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân TQ và các giới cử tri khác nhau tại Trung Quốc. Những nỗ lực này cũng báo hiệu một cách lạc quan rằng Trung Quốc sẽ theo đuổi những chính sách tốt lành đặt cơ sở trên những chủ đề được chính quyền TQ nhấn mạnh gần đây. Những chủ đề này gồm có: cổ vũ hoà bình và phát triển ở nước ngoài, tránh thái độ khống chế hoặc bá quyền với các nước láng giềng hay với các nước khác khi quyền lực của Trung Quốc gia tăng, và noi gương các vương triều trong lịch sử Trung Quốc là không theo đuổi chủ nghĩa bành trướng.
Hy sinh sự thật
Việc xây dựng một hình ảnh như thế trong cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa liên quan đến các quan hệ đối ngoại hiện đại của TQ là đi ra ngoài sự thật quá xa so với sự kiện Trung Quốc bị các cường quốc bắt nạt được mô tả trong cuộc vận động này của TQ. Sự kiện Trung Quốc từng bị nhiều cường quốc o ép trong phần lớn các Thế kỷ XIX và XX là có thật. Trái lại, bằng chứng về một đường lối có đạo lý, có nguyên tắc, và tốt lành là biệt lệ chứ không phải quy luật phổ quát trong các hình thái dích dắc (zigzags) của những quan hệ đối ngoại thường là mang tính bạo lực của TQ trong phần lớn 60 năm qua. Đặc biệt, đây là trường hợp đã diễn ra trong vùng chung quanh Trung Quốc tại châu Á, khu vực đã và đang là vùng ảnh hưởng lớn nhất của TQ và là vùng nhận sự quan tâm đối ngoại lớn nhất của TQ. Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều đã phải kinh qua các hành động xâm lấn hoặc xâm lược của các lực lượng an ninh TQ; các nước này và các nước xa hơn nữa đã từng chiến đấu chống lại các đội quân nổi dậy hay các lực lượng ủy nhiệm có vũ trang (armed proxies) hoàn toàn được Trung Quốc yểm trợ và nhắm vào các nước nói trên. Chủ trương bạo động và những hành động cực đoan này vẫn còn tiếp tục diễn ra sau triều đại “cách mạng” của Mao. Hậu thuẫn mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho tập đoàn Khmer Đỏ cực đoan đã gia tăng vào những năm cuối của chế độ Mao và vẫn còn duy trì ở mức cao suốt triều đại Đặng Tiểu Bình. Trong giai đoạn bạo động đó, các lãnh đạo TQ vẫn tuyên bố hậu thuẫn cho các nguyên tắc và đạo lý trong vấn đề đối ngoại, nhưng theo quan điểm của các dân tộc láng giềng và các chuyên gia nước ngoài, những nguyên tắc này thay đổi không ngừng và khoảng cách giữa nguyên tắc và thực hành thường là quá xa.
Trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã cố gắng nhưng không có kết quả đáng kể trong việc trấn an các lãnh đạo láng giềng vì họ nhớ quá kỹ những lề thói bạo lực và đe dọa của Trung Quốc trong quá khứ. Hành vi thô bạo gần đây của Trung Quốc trong Biển Đông Việt Nam và trong Biển Đông Trung Hoa đã nhắc nhở những nỗ lực hù dọa và o ép của TQ trong quá khứ. Một phần vấn đề trong các nỗ lực trấn an thế giới của Trung Quốc là, dư luận của giới tinh anh và người dân TQ gần như chứng tỏ rằng họ không hề hay biết gì về chủ trương bạo lực và những hành động cực đoan của TQ trong quá khứ, và vì thế họ không hiểu được những lý do đằng sau thái độ ngờ vực và cảnh giác của nhiều chính phủ láng giềng, và của cường quốc quan trọng từ bên ngoài ở trong khu vực, tức Hoa Kỳ, đối với Trung Quốc. Liên quan đến Hoa Kỳ, một lề thói khác được nhìn thấy suốt lịch sử ngoại giao TQ và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc là phải biểu lộ sự chống đối ồn ào nhất đối với những nỗ lực của các cường quốc bên ngoài nhằm thiết lập và duy trì những vị trí để củng cố ảnh hưởng và sức mạnh chung quanh Trung Quốc. Những động thái này, không những do Mỹ mà còn do Liên Xô trong quá khứ và do Nhật Bản và Ấn Độ cho đến ngày nay, bị nhà cầm quyền Trung Quốc cũng như dư luận hậu thuẫn của giới tinh anh và quần chúng liên tục tố cáo bằng những từ ngữ phóng đại trắng trợn là một mối đe doạ đối với Trung Quốc, gồm cả việc làm sống lại chính sách bao vây ngăn chặn của thời Chiến tranh lạnh và các âm mưu khác.
Những ẩn ý
Dư luận của giới tinh anh và của quần chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa nhấn mạnh sự kiện Trung Quốc bị dọa nạt bởi các cường quốc khác. Cũng nghiêm trọng không kém là, cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa TQ còn củng cố một ý thức độc đáo, mạnh mẽ về đạo lý và chính nghĩa trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Do đó, dư luận TQ chỉ thấy bất cứ vấn đề gì mà Trung Quốc gặp phải với các nước láng giềng và với các cường quốc liên quan gồm cả Mỹ về các vấn đề chủ quyền và an ninh nhạy cảm là do các nước ấy gây ra chứ không phải do Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc thiếu kiên nhẫn đối với các lời phản đối của những nước có đòi hỏi chủ quyền khác và đối với các lời kêu gọi đòi Trung Quốc phải nhượng bộ trên những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền và an ninh tại khu vực châu Á gần kề Trung Quốc. Do đó, dư luận của giới tinh anh và quần chúng TQ đòi hỏi những chính sách cứng rắn hơn để bảo vệ các lợi ích của TQ trong Biển Đông Việt Nam và Biển Đông Trung Hoa. Nỗ lực xây dựng hình ảnh TQ đã thành công trong việc điều kiện hóa dư luận TQ, và sự kiện này chỉ làm gia tăng khó khăn trong việc quản lý các căng thẳng trên các biển gần Trung Quốc và làm cho việc giải quyết các vấn đề này khó thực hiện trong một tương lai có thể trông thấy.
R.S.
Robert Sutter là Giáo sư về Thông lệ Bang giao Quốc tế tại Trường Bang giao Quốc tế Elliott thuộc Viện Đại học George Washington tại Washington, DC. Bài viết này được xuất bản lần đầu bởi Bản tin hàng tuần Pacific Forum CSIS Pacnet ở trang mạng này và chỉ tiêu biểu cho quan điểm của từng tác giả.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012
Ngô Nhân Dụng - Không được cấm quyền yêu nước
Ngô Nhân Dụng
Lâu nay, ở Việt Nam những người bầy tỏ ý kiến về âm mưu chính quyền Trung Quốc thao túng và chèn ép nước ta là các nhà trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ và các sinh viên. Bữa qua mới được thấy ý kiến của một người thuộc giới kinh doanh. Đó là ông ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Eximbank. Trước đây mạng Quanlambao mới tung tin đồn là ông đang bị quản thúc, sau vụ bắt Bầu Kiên. Được đài RFI phỏng vấn, ông Lê Hùng Dũng cải chính ông bị bắt, nói rằng: “Theo nhận định cá nhân tôi thì cái mạng Quan Làm Báo này là của Trung Quốc. Mà người Trung Quốc – một số người Trung Quốc – thì họ rất không muốn Việt Nam ổn định.” Ông giải thích thêm “… người ta tung tin đó ra với mục đích gì ? Để làm cho Eximbank nói riêng suy yếu, và hệ thống ngân hàng Việt Nam suy yếu, …Họ muốn đánh một đòn vào trong hệ thống tiền tệ Việt Nam để tài chính Việt Nam suy yếu, và họ có cơ hội để họ tiến lên, giống như là họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của chúng ta!”
Phải hoan nghênh tiếng nói mới, tiếng nói đầu tiên của giới kinh doanh góp vào làn sóng dư luận những người yêu nước phản đối Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không biết “nhận định cá nhân” của ông Dũng về nguồn gốc mạng Quan Làm Báo có đúng hay không; nhiều người đã biết mạng này có xuất xứ từ Hồng Kông hay Singapore. Dù ông Dũng nói đúng hay sai thì ông cũng xác định một sự thật là Trung Cộng đang âm mưu phá hoại mọi thứ ở nước ta, trong đó có hệ thống tài chánh, ngân hàng. Khi nói, “giống như họ đang lấn chiếm Hoàng Sa với Trường Sa của chúng ta,” ông Dũng công nhận nước Việt Nam đang bị nước láng giềng đe dọa. Đây là tiếng nói của một người thuộc giới quản trị cao cấp về tài chánh, cho nên có sức mạnh, chứng minh làn sóng chống Trung Cộng trong dư luận phổ cập mọi lớp người. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể vu cáo cho các người đi biểu tình chống Trung Quốc là thuộc thành phần cực đoan nữa.
Nhưng không phải Trung Cộng chỉ nhắm phá hoại hệ thống ngân hàng và tài chánh nước ta. Điều mà họ mong đạt được là xóa bỏ tất cả mọi sức đề kháng của dân Việt. Họ muốn ngăn cấm, dẹp bỏ tất cả những ý kiến bất lợi cho họ, không cho phép ai được lên tiếng. Vì vậy, mỗi lần có biểu tình chống Trung Cộng là những người tham dự vẫn bị ngăn cản ngay từ trước khi họ bước ra khỏi nhà. Những người lễ phép làm đơn xin tổ chức biểu tình thì đơn xin phép bị coi như tờ giấy lộn. Tóm lại, Cộng sản Trung Quốc muốn người Việt Nam không được bầy tỏ lòng yêu nước, nếu yêu nước nghĩa là chống âm mưu xâm lấn của của Bắc Kinh.
Nhưng ngay trong nước họ, Cộng sản Trung Quốc cũng không ngăn cản được các thanh niên khi họ muốn bầy tỏ lòng ái quốc, phản đối chính phủ Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư, mà người Nhật đang chiếm đóng, gọi tên là Senkaku. Ngày hôm qua, có thanh niên Trung Hoa đã định tấn công Đại sứ Nhật Bản Uichiro Niwa, sấn tới xé lá quốc kỳ Nhật Bản trên xe ông đại sứ. Tình trạng căng thẳng giữa hai nước bắt đầu trong tháng Tám này vì một nhóm người Trung Hoa từ Hồng Kông tổ chức lái một chiếc thuyền tới đảo Senkaku để phản đối ông thị trưởng Tokyo. Ông Shintaro Ishihara đã đưa kế hoạch mua hòn đảo lớn ở đó cho thành phố, quyền sở hữu hiện thuộc một tư nhân người Nhật. Ông trù tính đưa một phái đoàn ra thăm “đất” trước khi hội đồng thành phố chấp nhận việc mua bán. Thực ra các đảo Điếu Ngư nhỏ chưa bằng một khu phố, mà chung quanh cũng chỉ giầu về hải sản chứ chưa có dấu vết dầu, khí nào cả. Hai nước tranh chấp với nhau hoàn toàn vì danh dự, thể diẹn và chủ quyền quốc gia.
Ông Ishihara có thể chỉ đưa ra dự án này với mục đích tranh cử trong kỳ tới. Nhưng ông đã chọc giận người dân Trung Quốc; với dự tính “thay đổi quy chế pháp lý” của mảnh đất đang tranh chấp. Hành động của ông Ishihara cũng chưa khiêu khích dân Trung Quốc bằng việc khánh thành trụ sở xã Tam Sa của chính quyền Trung Quốc gần đây. Xưa nay, khi hai nước còn tranh chấp chủ quyền trên một miền đất nào thì các chính phủ liên can đều không thay đổi tình trạng vùng đất đang tranh chấp, để giữ hòa bình. Nhóm thanh niên Hương Cảng đã xung phong bầy tỏ thái độ, tổ chức chuyến đi Senkaku, mặc dù biết khi tới đó thì hải quân Nhật đã chờ sẵn, bắt giữ. Trong nhóm thanh niên này có những người ủng hộ cũng như có người thuộc các tổ chức chính trị chống đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày Thứ Hai vừa qua, họ được trả tự do về đến Hồng Kông, và được chính quyền cùng dân chúng đón tiếp như những anh hùng! Cùng ngày đó, đám thanh niên này đạt được mục đích của họ: Chính phủ Nhật Bản tuyên bố không chấp nhận cho thủ đô Tokyo mua hòn đảo!
Trung Cộng không thích hành động của nhóm thanh niên Hồng Kông. Vì hiện nay họ đang muốn không gây sóng gió nào về ngoại giao, trong lúc cả đảng lo chuẩn bị đại hội chuyển giao quyền hành cho lớp lãnh tụ mới. Cộng sản Trung Quốc cũng đang lo theo dõi dân để đối phó với vụ án bà Cốc Khai Lai, vợ viên bí thư Trùng Khánh, bị lên án tử hình treo về tội giết người. Dân chúng biết đây không phải là mọt vụ án sát nhân bình thường, mà đằng sau là cả mạng lưới tham nhũng tranh quyền từ cấp cao nhất trong đảng đang thối rữa.
Nhưng Trung Cộng không ngăn được đám thanh niên Trung Hoa phẫn nộ muốn bầy tỏ lòng yêu nước. Ngay sau khi Nhật Bản bắt các thanh niên Hồng Kông, đã có hơn 10 cuộc biểu tình tại các thành phố lớn. Đây là phong trào biểu tình chống Nhật lớn nhất kể từ năm 2005. Tại Thẩm Quyến, thành phố nằm bên cạnh Hồng Kông, người biểu tính đã phá một tiệm ăn Nhật Bản. Những chiếc xe hơi nhãn Nhật Bản cũng bị tấn công, dù chủ nhân là người Trung Hoa; trong đó có một chiếc xe của cảnh sát bị lật nghiêng. Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hàng ngàn người diễn hành qua trung tâm thành phố khiến một cửa hàng bách hóa lớn của người Nhật phải đóng cửa.
Người Việt Nam cũng phải đòi được quyền bầy tỏ lòng yêu nước. Thanh niên Việt Nam không thể chịu thua kém giới trẻ Trung Hoa trong nước họ. Người Trung Hoa có quyền phẫn nộ khi Nhật Bản tiếp tục cai quản những hòn đảo mà đế quốc Nhật mới chiếm lấy từ cuối thế kỷ 19. Họ phải bầy tỏ niềm phẫn uất, nếu không thì nhục nhã. Người Việt Nam cũng có quyền phẫn nộ khi Cộng sản Trung Quốc thay đổi cả hệ thống hành chánh trên quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa, với việc khánh thành thị trụ sở và giới thiệu xã trưởng thị xã Tam Sa. Nếu không , cũng là ngậm câm chịu sỉ nhục.
Dân Việt Nam đang nhìn rõ mối dã tâm của Cộng sản Trung Quốc tìm cách lấn áp nước ta về đủ mọi mặt. Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Eximbank chỉ nói lên một sự thật. Đến lúc những người khác có địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam cũng phải nói lên sự thật đó. Không thể bắt cả nước phải ngậm miệng nuốt nhục, chỉ vì đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận chịu lệ thuộc vào các đồng chí Trung Hoa của họ.
Trong ngày 19 tháng Tám, khi các sinh viên và thanh niên Trung Hoa biểu tình khắp nước, một cuộc hội thảo được tổ chức tại Bắc Kinh, để thảo luận về đảo Điếu Ngư. Một diễn giả là tướng La Viện (Luo Yuan), một sĩ quan tại chức. Ông tướng này đã đưa ra những biện pháp để phản công chính quyền Nhật mà chắc không có ông tướng nào ở Việt Nam bây giờ dám nói tới. La Viện đề nghị hãy đặt mìn chung quanh các hòn đảo Điếu Ngư! Hãy cho không quân Trung Quốc dùng các họn đảo này làm nơi tập thả bom hay oanh kích!
Những đề nghị của Thiếu tướng La Viện chắc không bao giờ được Bắc Kinh thi hành. Ông La Viện cũng từng có luận điệu diều hâu khi nói đến vùng Biển Đông của nước ta. Nhưng vẫn phải công nhận việc ông phản đối chính phủ Nhật Bản có lý do chính đáng. Nhưng một người quân nhân yêu nước có quyền nói lên nỗi uất hận khi thấy những hòn đảo của tổ tiên bị nước ngoài chiếm đoạt.
Bao giờ người Việt Nam cũng có quyền bầy tỏ lòng yêu nước như vậy?
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
Trọng Nghĩa - Biển Đông : Không nên rơi vào bẫy tạm gác tranh chấp chủ quyền
Trọng Nghĩa
Trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, có ý kiến cho rằng nên tạm gác tranh chấp. Chuyên gia Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ) nêu bật tính chất nguy hiểm của điều này. Trả lời RFI, giáo sư Long nêu ba lý do : (1) Sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam; (2) Sẽ làm « hỏng cẳng » các nước đang cố giữ gìn an ninh cho khu vực; (3) Có thể tạo ra tiền đề để Mỹ sau này thỏa hiệp với Trung Quốc.
![]() |
Khẩu hiệu cổ vũ cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam
treo tại cổng chợ Đakao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trọng Nghĩa/RFI
|
Trong tình hình căng thẳng hiện nay ngoài Biển Đông sau hàng loạt hành động lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng lúc càng được báo chí trong nước và ngoài nước chú ý. Mới đây, trên báo chí Việt Nam xuất hiện hai ý kiến có phần trái ngược nhau về giải pháp « giảm nhiệt » tại Biển Đông liên quan đến hướng đi mà Việt Nam cần phải theo đuổi.
Một bài viết đăng trên báo mạng Vnexpress ngày 14/8/2012, tựa đề « 5 sáng kiến ngăn ngừa 'Biển Đông nổi sóng' », đã nêu lên một số đề nghị Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chủ biên quyển « Dấn ấn Việt Nam trên Biển Đông » vừa được xuất bản. Trong bài viết có một ý kiến đã gây ra tranh luận. Đó là đề nghị tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ để duy trì nguyên trạng như hiện nay :
« Trước hết, phương châm có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay là Dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau. Vì vậy, trước mắt chúng ta hãy tạm gác vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên hai quần đảo này; mỗi đảo có người cho phép có phạm vi biển rộng 12 hải lý bao quanh, các bãi cạnh nửa nổi, nửa chìm nên có công trình nhân tạo trên đó thì chỉ có vùng an toàn 500 mét bao quanh để thực hiện quản lý, bảo vệ theo quy chế của nội thủy, lãnh hải của bên đang chiếm đóng ».
Trong phần phản hồi của độc giả, có rất nhiều ý kiến đã cho rằng « cần phải cảnh giác cao độ », « không để mắc bẫy »…
Những lập luận nói trên rất giống như lời cảnh báo trong bài « Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm ! », đăng trên chuyên mục Tuần Việt Nam của tờ báo mạng Vietnamnet ngày 02/08/2012.
Bài báo đã đặc biệt đả kích điều được tờ báo gọi là « chiêu bài "gác tranh chấp" kiểu Trung Quốc » được Bắc Kinh hô hào từ trước đến nay :
« Tạp chí "Liêu vọng" do Tân Hoa xã chủ quản, trong số ra mới đây đã hăng hái quảng bá cho mô hình "gác tranh chấp". Theo bài thuyết giáo trên "Liêu Vọng", nội dung "chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác'' do Trung Quốc đề xuất trong thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ "trí tuệ Đông phương", mà còn phù hợp với quy định trong "Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển". Theo đó, "trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế" (!)
Đưa tàu quân sự trá hình hộ tống đội tàu cá đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam, song trên lời nói, Trung Quốc đã đánh tráo các khái niệm. Tờ "Liêu Vọng" nói trên tiếp tục biện bạch: "Chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính khả thi"(?). Và phớt lờ những căng thẳng Trung Quốc đang gây ra hiện nay trên Biển Đông, tờ báo lấp liếm: "Khi thúc đẩy giải pháp tạm thời giữa các nước tranh chấp, phải xây dựng lòng tin, đồng thời thực hiện cam kết chính trị, không làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp" (?)' ».
Để hiểu rõ thêm về những gì mà Việt Nam có thể làm trong việc quảng bá và thúc đẩy chủ quyền của mình tại Biển Đông, tại vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc thâu tóm, bằng võ lực, hay ở vùng Trường Sa đã bị Trung Quốc gặm nhắm, Ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ).
Chủ quyền biển đảo của Việt Nam phải gắn với vấn đề an ninh khu vực
Đối với giáo sư Long, khi trình bày các vấn đề chủ quyền của mình, Việt Nam cần phải gắn liền hồ sơ này với vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Riêng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề là cần phải rõ ràng trong đòi hỏi, không nên làm như Trung Quốc là đòi hỏi toàn bộ cả biển lẫn đảo, mà phải phân biệt rõ những gì mình đòi chủ quyền, những gì mình không.
Về vấn đề tạm gác tranh chấp chủ quyền để đồng khai thác, giáo sư Ngô Vĩnh Long xem đấy là một việc rất có hại cho Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc không hề từ bỏ ý đồ dùng võ lực chiếm đoạt Biển Đông, điều họ đã từng làm đối với toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo, đá của Việt Nam ở Trường Sa.
Ngô Vĩnh Long : "Tôi thấy có một vấn đề rất lớn mà chính quyền Việt Nam cần phải làm là không nên nói là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Đây là cách nói như Trung Quốc, nên cần phải nói khác đi. Ngoài ra, vấn đề không phải chỉ là chủ quyền về đảo Trường Sa và Hoàng sa mà vấn đề này có dính đến an ninh toàn khu vực, hay là dính đến vấn đề Trung Quốc ngang ngược đưa ra đường lưỡi bò…, chiếm lãnh hải của Việt Nam và của nhiều nước khác, gây mất an ninh.
Không những Trung Quốc chỉ đưa ra đường lưỡi bò, mà bây giờ họ lại còn đưa các hãng dầu của họ vào thềm lục điạ của Việt Nam, rồi kêu gọi thế giới đến để khai thác. Như vậy, là Trung Quốc ngang ngược, không những đưa ra yêu sách không đúng, mà lại còn cố tình gây khó khăn thêm.
Thành ra, khi đề cập đến vấn đề biển đảo, Việt Nam, hay những người nghiên cứu về Việt Nam, theo tôi, không những là phải tách rời vấn đề chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa ra khỏi vấn đề lãnh hải của Việt Nam, mà cũng phải gắn liền vấn đề tranh chấp này với vấn đề an ninh cho toàn khu vực và cho thế giới. Có như thế thì mới được sự ủng hộ, không chỉ của các nước khác trong khu vực, mà của cả thế giới.
RFI : Về vấn đề chủ quyền tại Trường Sa và Hoàng Sa, « nói khác đi » là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Ví dụ như hiện có nhiều nước khác cũng có những đòi hỏi (chủ quyền) riêng của họ về vấn đề Trường Sa, chứ không phải chỉ một Việt Nam, thành ra phải nói là vấn đề chủ quyền của toàn bộ Trường Sa là vấn đề nên bàn cãi giữa các nước liên hệ, và đem vấn đề này ra trước thế giới, trước những cơ quan có thể giúp đi đến thương lượng. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng.
Không nên nói tất cả đều là của mình
Còn nếu chỗ nào có thể giải quyết song phương thì mình cứ tiếp tục làm. Thí dụ như về Vịnh Bắc bộ thì Việt Nam đã giải quyết song phương với Trung Quốc một phần lớn, hay là về phía Nam thì có một số vấn đề đã đồng ý với Malaysia.Nhưng mà nhiều vấn đề khác vẫn còn tranh chấp thì không nên nói hết tất cả là của mình.
Kể cả trong vấn đề Hoàng Sa, mình phải nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm hết toàn bộ Hoàng Sa, nhưng mình cũng không nên nói rằng tất cả Hoàng Sa là hoàn toàn của Việt Nam. Mình có thể nhượng bộ trên một vài cái đảo, vài vùng nào đó, nhưng mình không chấp nhận chuyện dùng vũ lực chiếm, xong rồi cho đó là việc đã rồi.
Trung Quốc không những cho đó là việc đã rồi, mà lại còn làm như đó là những hòn đảo nhỏ hay những hòn đá có thể giúp cho Trung Quốc, hoặc cho ai chiếm chỗ đó, có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Tôi nghĩ là ngay từ đầu, Việt Nam nên nói là tại những vùng đảo đó, Việt Nam không chấp nhận là có vùng đặc quyền kinh tế, để người ta biết là dẫu có tranh giành được hầu hết hai vùng đảo đó, thì Việt Nam cũng không ngang tàng như Trung Quốc, như là bây giờ Trung Quốc hiện đang làm.
RFI : Gần đây, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải tạm gác tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc để duy trì nguyên trạng. Giáo sư nhận định sao về đề nghị đó ?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết đề nghị này - nếu như anh mới vừa nói - rất mập mờ và rất lộn xộn, có thể gây rất nhiều hiểu lầm.Hoàng Sa và Trường Sa là hai vấn đề khác nhau, và tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng khác nhau. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp chủ quyền dính đến vấn đề an ninh Biển Đông và toàn khu vực.
Cho nên, nếu ai mà có nhận định như vậy, tôi nghĩ là nhận định này rất nguy hiểm, vì 3 lý do sau đây : Trước hết nó sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam, thứ hai nó sẽ làm « hỏng cẳng » các nước đang giúp đỡ và đang cố gắng để làm sao giữ gìn an ninh cho khu vực và cho thế giới. Và thứ ba là nó có thể tạo ra một cái tiền đề để Mỹ sau này có thể thỏa hiệp với Trung Quốc, chia ảnh hưởng trong khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương. đặc biệt là nếu đảng Cộng Hoà lên nắm quyền tại Mỹ.
Tạm gác tranh chấp sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam vì dã tâm của Trung Quốc
Tôi xin nói trước về nguy hại lâu dài cho Việt Nam như thế nào. Lập luận này không khác lập luận của Đặng Tiểu Bình ngày xưa khi (đề nghị) tạm gác chuyện tranh chấp chủ quyền trên đảo Hoàng Sa hay các đảo khác, để có thể cùng nhau « khai thác » những vùng khác.
Nhưng cái này có nghĩa là : « Tao đã lấy Hoàng Sa của mày rồi thì đừng có nói gì nữa. Bây giờ im đi. Rồi như vậy sẽ cùng nhau khai thác các lãnh vực mới chỗ khác ». Thì chuyện đó xẩy ra như thế nào : Trung Quốc đã dựa vào việc lấn chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, để thúc đẩy cái gọi là đường 9 đoạn hay là cái lưỡi bò, và Trung Quốc làm việc này có bài bản.
Ví dụ như năm 1992, Trung Quốc đã cấp giấy phép thăm dò dầu khí cho công ty Crestone của Mỹ tại khu vực Tư Chính ((Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để xem thử phản ứng của Việt Nam và của thế giới như thế nào.Việt Nam thì đã nói rất mập mờ, thế giới lúc đó thì thấy là Trung Quốc nói như vậy như đâu có chuyện gì.
Trung Quốc lại tiếp tục đẩy lần lần, đẩy mãi… cho đến năm 2007 chẳng hạn, họ đã cho lưu hành tấm bản đồ phân lô dầu trên toàn bộ đường lưỡi bò. Cùng năm thì tỉnh Hải Nam thành lập (đơn vị hành chánh) Tam Sa để mà có thể kiểm tra hết tất cả vùng Biển Đông, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Lúc đó Việt Nam cũng ẫm ờ, nhưng bây giờ điều đó đã trở thành hiện thực : Tam Sa đã trở thành một thành phố do chính phủ và quân đội Trung Quốc thành lập. Và họ đã đưa hai sư đoàn thủy quân lục chiến vào đó. Và ngay sau đó họ đã kêu các hãng dầu trên thế giới đến vùng thềm lục điạ của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tìm dầu, trong 9 lô dầu, cách Hải Nam từ 350 đến 700 hải lý, nhưng ngay trên thềm lục điạ của Việt Nam. Thì như vậy rõ ràng là Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới rằng là từ Hoàng Sa, từ Trường Sa, họ sẽ dùng cái đó để chiếm lĩnh vùng lãnh hải và lãnh thổ của các nước khác.
Bây giờ họ làm như vậy, thế giới đã thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc, và đang muốn làm sao để cho có thể đẩy Trung Quốc vào một cái thế bị động, và phải giải quyết vấn đề, thì Việt Nam lại nói « Thôi tạm quên (tranh chấp chủ quyền) đi để cùng khai thác với nhau ! ». Khi cùng khai thác, Trung Quốc sẽ không cho khai thác gần Hoàng Sa, kể cả đối với những người đánh cá Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam đi gần đó đã bị Trung Quốc bắt từ bao nhiêu năm nay rồi. Gần đây, họ đã đưa ra mấy chục ngàn chiếc thuyền, gọi là của ngư dân Trung Quốc, rồi tàu ngư chính…, nghĩa là một thứ "lấy thịt đè người", rồi xua đuổi (ngư dân Việt) ra khỏi Biển Đông.
Bây giờ (nếu) Việt Nam nói « A, ta tạm quên chuyện ta tranh chấp lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa đi để cùng nhau bắt cá với Trung Quốc », thì tôi nghĩ rằng làm như thế rất nguy hiểm, bởi vì (như vậy không khác gì) là nói với thế giới : « Tôi là nước bị nguy cập nhất, tôi là nước bị ăn hiếp nhất, nhưng mà tôi đã nhường rồi, thì các anh nhường đi ! ».
Phải tranh thủ thời cơ Trung Quốc đang bị vạch mặt chỉ tên là kẻ gây rối
Làm như vậy là làm « hỏng cẳng » tất cả các nước khác, đang cố gắng để cho Trung Quốc khỏi tiếp tục xâm phạm chủ quyền của nước khác. Đó là điểm thứ hai của tôi.
RFI : Giáo sư cũng nói đến điều nguy hại thứ ba liên quan đến việc tạo tiền đề cho Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc để phân chia ảnh hưởng. Cụ thể là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Điểm thứ ba là Trung Quốc cố tình làm căng ở Biển Đông cũng như ở nhiều nơi khác để nắn gân Mỹ, để Mỹ có thể nhượng bộ Trung Quốc trên một số vấn đề, trong đó có vấn đề kinh tế, mà ngay ở nước Mỹ hiện nay, có rất nhiều người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc, trong bộ máy chính quyền và đặc biệt là những nhà tài phiệt, những nhà kinh tế lớn của Mỹ.
Bây giờ nếu Việt Nam không nhân tình hình mới - khi mọi người thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc - để thúc đẩy chính quyền Mỹ, thúc đẩy các chính trị gia Mỹ là phải làm sao để cho Trung Quốc đừng có tham vọng lớn quá, mà lại nói « Ô thôi không sao ! », thì nếu Việt Nam nói « thôi không sao », điều đó sẽ tạo ra một cái tiền đề để cho Mỹ sau này thỏa hiệp với Trung Quốc, đặc biệt là nếu đảng Cộng hoà lên nắm quyền lực tại Mỹ. Tôi nghĩ vấn đề này rất có thể xẩy ra.
Thành ra, cách phân tích mà anh mới vừa nói, nếu mà đúng, thì tôi thấy rất nguy hiểm !
RFI : Nhưng mà trong vấn đề tạm gác tranh chấp, dường như đã có một tiền lệ là hợp tác Việt Nam - Malaysia tại Trường Sa ? Khác biệt như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Khác biệt là hai bên có cái ý hợp tác với nhau ngay từ đầu, và không có cái ý tranh chấp chiếm đất của người khác.
Khi hai bên có ý hợp tác ngay từ đầu và nói "À ! Thôi thì cái chuyện tranh chấp mình tạm gác để hợp tác với nhau, khi hợp tác, tin tưởng lẫn nhau, dàn xếp cũng dễ hơn, mà mấy cái đảo nhỏ như thế này thì đâu có ăn thua gì miễn là mình tôn trọng luật pháp". Tất nhiên là những cái đảo mà đã chiếm rồi đó, mặc dầu bây giờ chưa giải quyết được, thì phải tuyên bố ngay là theo luật ở biển nếu là một cái đảo lớn rồi cũng không được quyền có vùng 12 hải lý, còn phần lớn cái khác, hòn đá nọ kia... thì quên chuyện đó đi.
Nếu hai nước đàng hoàng với nhau ngay từ đầu thì vấn đề sẽ khác. Còn khi một nước cố tình chiếm - mà đã chiếm bằng võ lực, và từ đó cứ nới rộng mãi - mà bây giờ ta lại nói "A, tôi sẽ ăn nói nhường nhịn để sau này chúng ta có thể làm việc với nhau", thì trường hợp đó hoàn toàn khác.
Đó là lý do tại sao tôi nói câu nói đó (tạm gác tranh chấp) rất mập mờ và gây rối, vì phải nói rõ từng tình huống một : Tình huống những nước thân thiện với nhau, không cố tình hay có tham vọng chiếm đất của nhau, và tình huống là nói chuyện với một thằng... trong không biết bao nhiêu năm qua càng ngày càng lấy thịt đè người, và càng ngày càng rõ bộ mặt... Không thể có cùng cách đối xử với một tên tướng cướp và một người hàng xóm thân thiện. Và khi làm như vậy mình lại gây khó cho những người khác muốn bênh vực mình...
Thành ra tôi nghĩ là ngay trong lúc này Việt Nam có một cơ hội kéo cả thế giới vào, nói rằng là cái chuyện biển đảo này, trước hết là vấn đề như chủ quyền Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm thì phải đem ra toà án Công lý Quốc tế để xử, còn những vấn đề mà Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam trên thềm lục điạ, trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì đem ra trước Liên Hiệp Quốc xử, mà phải làm ngay.
Và phải tiếp tục làm, phải kiên trì, chứ không nói "Thôi, thôi, tạm quên đi !". Tạm quên như vậy tất nhiên là chiụ thua...Người thường ở Mỹ có câu "Silent is consent" : Anh đã im lặng tất nhiên anh đã đồng ý rồi ! Nếu Việt Nam nói "tạm quên đi" tất nhiên là Việt Nam nói "thôi, tôi chiụ thua rồi, không nói chuyện này nữa". Tất nhiên Việt Nam sẽ mất hết.
Cho nên theo tôi, ai có cái lập luận như vậy thì nên suy nghĩ lại bởi vì rất nguy hiểm..., cho Việt Nam và cho cả thế giới nữa.
Mỹ hoàn toàn có lý khi đả kích Trung Quốc về vụ Tam Sa
RFI : Liên quan cụ thể tới vùng Hoàng Sa, vừa rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ ra một bản tuyên bố về Biển Đông, đả kích chuyện Trung Quốc cử một đơn vị quân đội đồn trú ngay trên khu vực Hoàng Sa. Có dư luận cho là Mỹ nói quá. Giáo sư nhận định như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ Mỹ nói vấn đề này không quá. Bởi vì đây là vấn đề Trung Quốc thách thức cả thế giới. Trước hết đây là đảo vẫn còn tranh chấp, mà Trung Quốc đã cướp của người ta bằng võ lực, rồi bây giờ lại nói đây là chuyện đã rồi, bây giờ lại quân sự hóa các đảo đó.
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ có ý định đưa hơn 2000 thủy quân lục chiến đến Úc. Chỗ mà Mỹ sẽ đưa thủy quân lục chiến đến cách xa Biển Đông cả mấy nghìn cây số, trong lúc Trung Quốc lại đưa quân đội đến Hoàng Sa mà chỉ cách Biển Đông vài chục, vài trăm cây số, và ngay trên đường thông thương của thế giới đi ngang đó. Tôi cho đây là một sự thách thức ghê gớm. Thành ra Mỹ lên tiếng là đúng.
Vấn đề, theo như nhận định của tôi từ lâu rồi, từ 4, 5 năm nay - không muốn nói là từ cuối thập kỷ 80 - là Trung Quốc càng ngày càng muốn lấn Mỹ ở Biển Đông, mà lấn Mỹ được, thì họ có thể uy hiếp các nước khác được.
Trung Quốc chờ thời cơ cho đến cuối năm 2008, mới đòi Mỹ chia đôi Thái Bình Dương. Sau khi Mỹ không chịu, thì càng ngày Trung Quốc càng có những thái độ dẫn đến vấn đề quân sự hóa Hoàng Sa hay là uy hiếp các nước trong khu vực bằng đường lối quân sự trong mấy năm qua.
Tôi thấy đối với Trung Quốc, vấn đề chủ yếu là tranh giành ảnh hưởng đối với Mỹ. Thành ra, nếu giữa Mỹ và Trung Quốc có sự cộng sinh về kinh tế và những vấn đề khác, thì tôi nghĩ là Mỹ có bổn phận lên tiếng, bởi vì nếu Mỹ không lên tiếng, thì các nước khác xung quanh đó nghĩ rằng là giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp. Mà nếu người ta nghĩ rằng giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp thì tôi cho rằng sẽ có một sự nháo nhác, rồi nước này ủng hộ Trung Quốc, nước kia ủng hộ Mỹ, hay là không dám làm cái gì đó, và tôi nghĩ là sẽ gây ra tình trạng mất an ninh cho toàn khu vực.
RFI : Xin cảm ơn giáo sư Ngô Vính Long.
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012
Mặc Lâm - Chính sách kềm chế phải chăng đã lỗi thời?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Trong những ngày đầu tháng 7 Trung Quốc lại liên tiếp bắt giữ 6 tàu đánh cá của ngư dân VN hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN bất chấp những nỗ lực dàn xếp của quốc tế trên vấn đề Biển Đông.
Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011. - RFA PHOTO
Trong khi đó hàng chục tàu cá của họ xâm nhập trái phép vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam lại được Việt Nam cảnh báo và thả ra. Tình trạng này cho thấy chính sách nhún nhường ngày một khiến Việt Nam sa lầy vào khủng hoảng khi tiếp tục tỏ ra hòa hiếu với một nước chỉ biết lấy sức mạnh làm đầu. Mặc Lâm có thêm chi tiết sau đây.
Khi nói tới ngư dân Lý Sơn, người Việt khắp nơi nghĩ ngay đến những con tàu khốn khổ bị Trung Quốc rượt đuổi, truy bắt, cướp bóc lương thực, xăng dầu, ngư cụ còn con người thì bị bắt đem về Phú Lâm giam giữ chờ ngày nhận tiền chuộc gửi qua từ Việt Nam mới được trở về sum họp với gia đình.
Ngư dân tiếp tục bị săn đuổi
Kịch bản này lập đi lập lại hàng năm nhất là vào thời điểm vùng biển Hoàng Sa gió lặng sóng êm, khi luồng cá tập trung nhiều từ tháng 3 tới tháng 10. Bất kể nguy hiểm rình rập ngư dân vẫn kiên trì bám biển vì đó là miếng cơm manh áo của họ. Cái giá phải trả cho từng con người dưới đầu sóng ngọn gió này thường thường vượt quá sự chịu đựng của họ so với thu nhập mà mỗi chuyến ra khơi đem lại.
Một người Việt gốc Pháp là ông André Menras đã về tận Lý Sơn để phỏng vấn nhiều gia đình ngư dân mất chồng mất cha khi đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa, cho chúng tôi biết cảm nhận của ông về những mất mát này:
“Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người ở đảo Lý Sơn, Bình Châu về những chuyến đi ra biển đầy gian nan của chồng con họ. Có gia đình bây giờ không còn ai chăm sóc và chị vợ phải vừa làm mẹ vừa làm cha. Ông chồng chết vì Trung Quốc bắn và xác mất luôn không tìm ra. Nhiều gia đình rất đau khổ vì không thể kiếm ăn trên vùng biển Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã sai lầm khi lấn lướt Việt Nam một cách lộ liễu như vậy. Họ đang tiến vào một con đường không lối thoát nếu tiếp tục bạo động như vậy. Điều này làm cho người dân trong và ngoài nước thấy dã tâm của họ không bao giờ thật sự muốn hòa bình như họ tuyên bố. Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước Việt Nam có một người lãnh đạo xứng đáng thì phải hết sức bảo vệ ngư dân. Có nghĩa là khi ngư dân của mình gặp tai nạn do Trung Quốc gây ra ở vùng Hoàng Sa thì phải có một chế độ đặc biệt cho gia đình của họ.”
Một phụ nữ tại Lý Sơn có chồng và hai con cùng hành nghề cá trên vùng biển nguy hiểm Hoàng Sa cho biết hoàn cảnh làm ăn của chồng con chị:
“Gia đình vất vả lắm vì đi biển không được. Ông xã đi thì không gặp tàu Trung Quốc nhưng hai đứa con thì bị tàu nó dí hoài. Cũng may là nó dí thì mình chạy chớ nó không đánh không lấy đồ gì. Nhà nước thấy mình khổ làm ăn thất bại nên cũng quan tâm hỗ trợ cho mình xoay sở qua ngày chớ còn bảo vệ thì phải bảo vệ chớ.
Xem TV truyền hình thì thấy họ bảo là kêu gọi tàu thuyền cho người ra giữ nhưng bọn em có ra đó đâu mà biết.”
Hoàng Sa vẫn trong trái tim Việt
Tàu ngư chính của Trung Quốc đang bắt tàu cá Việt Nam, ảnh chụp trước đây. File photo.
Hoàng Sa mặc dù bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974 nhưng người Việt chưa bao giờ bỏ qua nhóm đảo này trong tâm trí. Mặc dù nỗ lực chứng minh với thế giới về tính lịch sử của quần đảo Hoàng Sa đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam từ hàng trăm năm qua nhưng nhà nước có vẻ bị bế tắc trong thế cờ lấn áp của Trung Quốc khi Bắc Kinh liên tục tấn công, bắt giữ, tịch thu mọi tài sản giá trị của ngư dân Việt khi họ đánh bắt cá trong vùng biển mà trước đó không một tàu cá nào của Trung Quốc biết tới.
Cảnh sát biển của Việt Nam tuy được thành lập nhưng chưa bao giờ có mặt tại khu vực Hoàng Sa để trợ giúp ngư dân trong lúc họ lâm vào tình thế hiểm nghèo. Điều dễ hiểu vì hiện nay Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở hạ tầng trên khu vực Hoàng Sa trong đó phương tiện quân sự được nâng cấp hàng năm và từ vị trí chiến lược này họ sẵn sàng tạo một cuộc chiến mới với Việt Nam nếu tàu quân sự của Hà Nội đi vào vùng biển do họ trấn áp.
Tình thế này khiến Việt Nam không thể làm gì khác ngoại trừ lên tiếng chống đối qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Hỗ trợ một số tiền cho ngư dân gặp nạn, sau đó khuyến khích họ bám biển mưu sinh và cũng là cách khẳng định với thế giới rằng vùng biển Hoàng Sa là của Việt Nam.
Một cán bộ cao cấp làm việc trong Hội Nghề cá Quảng Ngãi không muốn nêu tên cho biết:
“Việc ngư dân Quảng Ngãi ra Hoàng Sa, ra các ngư trường Biển Đông thì từ trước tới nay đó là truyền thống đánh bắt của ngư dân Quảng Ngãi rồi bây giờ Trung Quốc nó gây hấn xua đuổi ngư dân Quảng Ngãi cũng như các tỉnh khác là hoàn toàn sai trái. Chúng tôi vẫn động viên ngư dân bám biển chứ không bỏ biển được vì đây là ngư trường sinh nhai của người ta dĩ nhiên là chúng tôi cũng cùng với các cơ quan chức năng khác có hỗ trợ cho họ. Ngư dân tất nhiên không thể nào nghỉ được. Chúng tôi cũng không thể bảo ngư dân là ngưng sản xuất vì như thế thì lấy gì mà sống. Trung Quốc như vậy thì các cơ quan trách nhiệm của Việt Nam sẽ có biện pháp bằng ngoại giao hay gì đó để phản đối Trung Quốc.”
Cách hành xử bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong một thời gian dài cho thấy chính sách nhịn nhục, kềm chế của Hà Nội đối với Bắc kinh là vô ích nếu không muốn nói ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Việt Nam càng lùi bao nhiêu thì Trung Quốc càng lấn tới bấy nhiêu. Sự chịu đựng vô giới hạn không phải là giải pháp vì cơn khát dầu của Trung Quốc là vô tận.
Ai bảo vệ ngư dân?
Đâu đó đã có những trách cứ về chính sách giống như hình thức “đem con bỏ chợ” này. Người dân là máu thịt của một quốc gia vì vậy họ phải được bảo vệ bởi chính phủ dù chính phủ đó theo bất cứ chính thể nào. Nếu không thể sử dụng phương tiện quân sự để bảo vệ cho họ thì phải công khai lên tiếng với thế giới về những hành vi ngang ngược của Trung Quốc và chấp nhận giải pháp cảnh báo ngư dân về những nguy hiểm mà họ phải chịu nếu hành nghề trong khu vực bị Trung Quốc cưỡng chiếm.
Khuyến khích ngư dân hành nghề trong vùng biển bị xâm lược mà không cung cấp một phương tiện bảo vệ nào cho họ là đi ngược lại với Hiến pháp. Quân đội Nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước đã không làm tròn trọng trách mà người dân tin tưởng. Lý do tiềm ẩn thế nào đi nữa cũng không thể dùng ngư dân như một tấm khiên khẳng định chủ quyền nếu không cùng lúc có các biện pháp đủ mạnh để bảo vệ cho họ.
Hai nữa phải cho Trung Quốc thấy quyết tâm của Việt Nam khi các tàu đánh cá của họ xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Không thể để tàu đánh cá của họ ngang nhiên tiến vào khu vực Trường Sa của Việt Nam để khi bị phát hiện thì chỉ biết cảnh cáo rồi sau đó để họ nhởn nhơ ra về rồi tìm cơ hội quay lại.
Nếu tàu cá Trung Quốc bị bắt, bị xử phạt theo đúng luật quốc tế thì sự thể đã khác. Trung Quốc sẽ mất cơ hội tuyên truyền tàu của Việt Nam xâm phạm vùng biển của họ và họ phải đối xử với tàu cá Việt Nam như Việt Nam đã đối xử với tàu cá Trung Quốc. Để làm được điều này Việt Nam phải công khai mức phạt theo thông lệ quốc tế và cho truyền thông thế giới biết để họ có căn cứ so sánh cách đối xử của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam và ngược lại.
Ngư dân mua bán cá vừa đánh bắt về tại Bến Cá Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi hôm 05-07-2011. RFA PHOTO.
Hai nữa Việt Nam có thể chứng minh cho các nước trong khu vực thấy rằng mình có cơ sở pháp lý vững chắc và cương quyết bảo vệ chủ quyền bất kể Trung Quốc mạnh đến cỡ nào. Sự cứng rắn của Việt Nam sẽ khiến Philippines mạnh mẽ hơn nữa mặc dù ý chí của họ đã tỏ ra đủ mạnh để chống lại con sói háu ăn Trung Quốc.
Việt Nam không thể tiếp tục im lặng và nhún nhường hơn vì Trung Quốc đã chính thức phát động một chiến dịch ào ạt trên báo chí trong nước cỗ vũ cho sức mạnh quân sự và dân tộc tính của họ nhằm chống lại Việt Nam. Hà Nội chưa có được hành động tương ứng vì cái bóng của Bắc Kinh bao trùm toàn bộ nhuệ khí của nhiều cấp lãnh đạo khi nghĩ rằng một cuộc chiến với Trung Quốc sẽ khiến Việt Nam mất tất cả chứ không được lợi gì.
Luôn sống trong sợ hãi?
Gia đình vất vả lắm vì đi biển không được. Ông xã đi thì không gặp tàu Trung Quốc nhưng hai đứa con thì bị tàu nó dí hoài.
Một ngư dân
Người ta quên rằng chính không làm gì cả thì Trung Quốc mới có cơ hội lấn dần vào bờ mà không cần một cuộc chiến tranh nào. Hãy yên lặng quan sát một cách tỉ mỉ sẽ thấy cuộc tấn công không tiếng súng đã có từ lâu khi con đường tiểu ngạch giữa biên giới Việt Trung mở ra đã khiến doanh nhân trong nước lần hồi kiệt quệ. Hàng hóa độc hại tràn vào chiếm lĩnh thị trường, thương nhân Trung Quốc tung hoành khắp nước và đất đai nằm trong tay họ là bao nhiêu cho tới giờ không một cơ quan chính quyền nào biết rõ.
Chính sách hòa hiếu một chiều với Trung Quốc đã lộ ra tử huyệt. Báo chí nhiều lần cảnh báo rằng chính sách này được một số giới chức cất công bảo vệ với lý do vì sự yên bình của đất nước thì ít mà cho sự an toàn của tài sản, bổng lộc, quyền bính của họ thì nhiều. Bảo vệ chủ quyền quốc gia không phải bằng sự hòa hiếu là đủ, nó cần nghiêm khắc áp dụng luật pháp của quốc gia để cho kẻ mạnh thấy rằng sức mạnh quân sự không phải là tất cả bởi cộng đồng thế giới không phải lúc nào cũng im lặng đứng nhìn nước lớn lộng hành, ngang ngược và áp bức một nước nhỏ hơn.
Việt Nam không phải là Tây Tạng và lại càng không phải Tân Cương để Trung Quốc tự cho phép Hán hóa. Tuy nhiên nếu vẫn còn tin rằng kế sách kềm chế hiện nay là kế sách duy nhất thì hiểm họa tằm ăn dâu sẽ biến Việt Nam mất dần chủ quyền một cách âm thầm nhưng chắc chắn.
Phải chăng đã đến lúc cần xem xét lại một cách cẩn trọng sự hòa hiếu để thiết lập một chính sách khác tuy không căn cứ trên sức mạnh quân sự nhưng dựa vào tình hình mới và nhất là sự trở lại của Hoa Kỳ để cùng với các nước trong khu vực cài răng lược tạo thành lá chắn chặn lại bớt cơn hung bạo của Trung Quốc trước khi quá muộn.
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
Việt-Long - Biển Đông đầy biến động
Việt-Long, RFA
Nói biển Đông lại nổi sóng e không còn đúng nữa, vì trên thực tế đó đã là vùng biền động thường xuyên trên khía cạnh chính trị. Biến động mới nhất là Việt Nam phản đối Trung Quốc gọi thầu khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông.
Vùng biển Thái Bình không yên bình - Illustrated Wikipedia map
Không coi luật biển Việt Nam ra gì
Trung Quốc bác bỏ, nói sự phản đối đó vô hiệu. Trước lúc sự kiện này xảy tới, Trung Quốc đã phản đối Luật biển của Việt Nam vừa được quốc hội thông qua. Tại sao Trung Quốc gọi thầu vào lúc này?
Đó là những lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam, trùng lên những lô từ 128 đến 132, và trùng từ lô 145 đến lô 156. Từ giới hạn đó vào Quảng Ngãi chỉ cách 76 hải lý, cách khu gần nhất ở Nha Trang là 60 hải lý. Điểm gần nhất giữa Nha Trang và Phan Thiết có 57 hải lý và cách đảo Phú Quý 30 hải lý, theo như Tổng Giám Đốc PetroVietnam tuyên bố.
Việt Nam mạnh mẽ phản đối và kêu gọi các công ty ngoại quốc đừng tham gia đấu thầu, vì khu vực này đã được thăm dò và khai thác từ nhiều năm nay do PetroVietnam cùng các đối tác ngoại quốc là các Tập đoàn dầu khí gồm ONGC VIDESH của Ấn Độ, GAZPROM của Nga, và Exxon Mobil của Hoa Kỳ.
Trung Quốc gọi thầu có thể để trả đũa việc mà Trung Quốc đã phản đối là Luật Biển của Việt Nam được quốc hội thông qua hồi tuần trước. Trung Quốc muốn chứng tỏ Luật Biển của Việt Nam vô hiệu, Bắc Kinh không coi ra gì.
Tái khẳng định “Lưỡi Bò”
Có ý kiến khác hơn thế, cho rằng bằng cách gọi thầu như vậy, Trung Quốc vừa trả đũa vừa tái xác định chủ quyền lãnh hải theo đường Lưỡi Bò mà họ áp đặt. CNOOC, tức Tập đoàn dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc, nói là 7 lô trong số 9 lô này nằm trong vùng trũng mà họ gọi Trung Kiến Nam và 2 lô nằm trong một phần của các vùng trũng Vạn An và Nam Vĩ Tây, cũng do Trung Quốc đặt tên.
Tuy nhiên đây cũng không phải là điều bất ngờ, mà Việt Nam có thể đã dự đoán trước sau gì Trung Quốc cũng làm như vậy, từ khi Bắc Kinh phản đối New Delhi về dự án hợp tác với Việt Nam ở hai lô 127, 128 mà sau cùng Ấn Độ đã bỏ.
Ấn Độ quả đã rời đi và phải trả cho PetroVietnam 15 triệu đô la đền lại hợp đồng, nhưng New Delhi tuyên bố rằng công ty Ấn Độ đã rời bỏ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật.
Việc mời thầu của Trung Quốc ở 9 lô trùng lên hải phận đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ có triền vọng ra sao?
Ai vội bỏ thầu!
Có hy vọng là các công ty ngoại quốc sẽ tiếp tục khai thác, thăm dò ở những nơi đã có hợp đồng, nhưng sẽ phải do dự, chần chừ, để chờ xem diễn tiến cuộc tranh chấp lãnh hải ra sao ở những nơi chưa ký hợp đồng, và cũng chờ xem thái độ của Hoa Kỳ , Nhật Bản, Ấn Độ như thế nào.
Là những công ty quốc tế già đời, họ chưa vội lao ngay vào chỉ vì mối lợi dầu khí.
Thứ nhất, nhiều công ty quốc tế chủ trương không làm ăn ở những nơi có tranh chấp. Và thứ nhì là nguồn dầu khí để thăm dò và khai thác không hề thiếu đối với họ.
Thêm vào đó các công ty phương Tây làm ăn còn có đạo đức chính trị, một phần nữa cũng có sự tham vấn với chính phủ của họ, mà người ta tin rằng những chính phủ này không bênh vực Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Nga từng tuyên bố họ có toàn quyền hợp tác kinh tế tại biển Đông, trong lãnh hải hợp pháp của các quốc gia liên quan. Các công ty đó sẽ quyết định hợp tác ở phần nào, với nước nào trong khu vực.
Ngoài ra, khu vực bị Trung Quốc gọi thầu đã có sẵn những phần diện tích mà các công ty Ấn Độ, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng thăm dò - khai thác với Việt Nam. Total với BP chẳng lẽ tranh giành những lô dầu sát cạnh hay trùng hợp với GazProm, Exxon Mobil và ONGC?
Quyền tự do lưu thông
Trong những công ty quốc tế đó có Exxon Mobil của Mỹ. Hoa Kỳ không phê chuẩn Công ước Luật biển, Exxon Mobile có thể phán định phần nào thuộc về nước nào không?
Tuy không phê chuẩn Công Ước Luật biển nhưng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng quan điểm của các quốc gia đối tác về lãnh hải và thềm lục địa. Song song với sự tôn trọng đó, Hoa Kỳ cũng giành quyền sử dụng hành lang đường biển dọc bờ biển mọi quốc gia trên khắp thế giới, trong những điều kiện không vi phạm luật biển quốc tế.
Ở biển Đông người ta thấy có lần Trung Quốc đã gây sự với máy bay thám sát của Hoa Kỳ hoạt động ở phía Nam đảo Hải Nam, chính vì Mỹ giành lấy quyền tự do lưu thông đó.
Biển Đông là hải lộ sinh tử của Trung Quốc cũng như của Nhật Bản và Hàn quốc ở Đông bắc Á.
Nhật, Hàn là hai đồng minh chí cốt, hai cái chân đứng vững chắc của Hoa Kỳ ở Đông Á. Một phần lớn là vì yếu tố đó mà Mỹ thường nói hành lang thuỷ lộ biển Đông liên quan đến quyền lợi thiết yếu của họ .
Lưỡng đầu thọ địch?
Trong khi đó thì Philippines cùng Trung Quốc rút tàu ra khỏi Scarborough, và Manila lại khánh thành nhà trẻ trên đảo Thị Tứ mà họ đặt tên là Paga-sa. Phải chăng Việt Nam rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch”?
Thực ra Manila chẳng qua chỉ gỡ thể diện với người dân của họ trong lúc diễn ra cuộc đối đầu ở Scarborough, nơi mà hai bên bảo nhau kéo tàu ra khỏi vùng bãi cạn.
Thế “lưỡng đầu thọ địch”, có thể hình dung như uốn mình theo chữ S để tay với nắm Hoàng Sa, chân với giữ Trường Sa, thì Việt Nam đã phải gánh chịu từ khi Trung Quốc tấn công biên giới năm 1979 rồi công khai trở mặt áp bức trên biển Đông, chẳng phải chỉ vì mấy cái nhà trẻ của Philippines.
Đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì ở Trường Sa. Lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, cũng là tên của Việt Nam đặt, nhưng đã do Đài Loan chiếm đóng. Đảo Thị Tứ trên bản đồ thế giới vẫn mang tên là Thitu Island, vì các nhà địa lý, hải hành quốc tế không biết viết dấu chữ Việt, chứng tỏ Việt Nam đã công bố chủ quyền nơi đó từ lâu.
Nhưng chủ quyền ở Trường Sa nói chung, thì trên thực tế Việt Nam chỉ giữ được những đảo, đá, bãi hiện đang chiếm giữ chứ không thể nào giữ được tất cả, vì nó quá xa Bà Rịa- Vũng Tàu, trong khi Palawan của Philippines ở gần nó hơn.
Việt Nam ban hành Luật biển xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa để rộng đường ăn nói trên trường quốc tế và đề cao tinh thần tuân thủ Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Nhưng Trung Quốc cứ gọi đó là sự vi phạm Bản Tuyên bố về Ứng xử và vi phạm các hiệp ước song phương về lãnh thổ, lãnh hải.
Thực ra, về lãnh hải, hai bên chỉ ký Hiệp ước phân định vịnh Bắc bộ, theo đó Việt Nam vì nguyên tắc quốc tế về đường trung tuyến giữa hai lãnh hải, đã phải nhường cho Trung Quốc một số diện tích kha khá. Lãnh hải biển Đông nơi có các lô dầu khí không nằm trong hiệp ước này.
Bản tuyên bố về Ứng xử thì chính Trung Quốc đã vi phạm trước cả Philippines lẫn Việt Nam bằng những hành vi gây căng thẳng như diễu tàu Ngư Chính, đánh cá ở sát bờ Philippines, bắt giữ trấn lột tàu cá Việt Nam, gọi thầu ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam… nhưng vẫn lu loa lên án, vu ngược cho láng giềng “16 chữ vàng”!
Dù sao chăng nữa…
Việt Nam còn có lợi thế được phương Tây ủng hộ. Trong khi Hoa Kỳ kiên quyết đặt chân đứng ở châu Á, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta chẳng phải ngẫu nhiên đến thăm tàu Mỹ và đặt nhẹ bàn chân lên bãi cát trắng Cam Ranh, thì Trung Quốc khó lòng lấn chiếm vào hải phận miền Trung bằng kinh tế cũng như bằng vũ lực.
Nhưng dù sao chăng nữa, nai lưng gánh vác lấy nhiệm vụ của chính mình, Việt Nam phải thật cương quyết chống lấn chiếm và xâm thực cả trên biển lẫn trên đất, cả chính trị lẫn kinh tế, thì mới mong giữ được nước.
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
Trần Kinh Nghị - Luật Biển của Việt Nam : Chậm nhưng chắc
Trần Kinh Nghị
Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của dân chài VN
Sau nhiều năm bị đình hoãn vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau, hôm qua (21/6/2012) Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển với sự nhất trí hầu như tuyệt đối (495/496 phiếu). Đó là kết quả của một quá trình tranh đấu gay go phức tạp có nhân tố "thù trong giặc ngoài" và cuối cùng đã thắng lợi. Dù sao đó cũng là một tin vui đối với nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bạn bè quốc tế.
Luật gồm 7chương, 55 điều sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, hiệu lực chính trị đối ngoại của nó đã có ngay từ bây giờ, biểu hiện trước tiên là sự giận dữ của ông bạn láng giềng phương Bắc. Chẳng hay Bắc Kinh có nhận ra rằng chính thái độ nóng lòng muốn độc chiếm biển Đông của người Trung Quốc đã thúc dục Việt Nam đi tới quyết định quang trọng này (?). Dù sao đây cũng là thời điểm tốt để các nhà lập pháp Việt Nam có thể "cập nhật" tình hình mới nhất trong bộ luật của mình. Đây cũng là thời điểm mà nhân dân Việt Nam đã vữngvàng hơn về ý thức chính trị, quốc phòng được tăng cường và đang tiếp tục tăng cường nhanh mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật. Bởi lẽ trong lĩnh vực luật biển, việc ban hành luật lệ của một quốc gia là một chuyện, nhưng năng lực thực thi pháp luật còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, việc Quốc hội thông qua Luật Biển vào lúc này tuy có chậm nhưng vẫn còn kịp thời và có thể nói là “chậm chắc”. Với bộ luật này Việt Nam coi như đã được vũ trang cả về quân sự và pháp lý trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình. Đó là sự tái khẳng định chính thức nhất về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp sự chiếm đóng bằng vũ lực phi pháp của các lực lượng Trung Quốc.
Thế giới đều biết, Bắc Kinh đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 lúc đó đang thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền nam Việt Nam), và do đó sự chiếm đóng trong mấy chục năm qua của Trung Quốc chỉ là tạm thời và hoàn toàn phi pháp theo luật pháp quốc tế. Thế giới cũng biết rằng Việt Nam với tư cách một quốc gia dù trong thời kỳ phong kiến, thuộc địa hoặc thời kỳ bị chia cắt hai miền đều đã thực thi quyền chiếm hữu hợp pháp liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công pháp Luật Biển (UNCLO) Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này và toàn bộ vùng nước từ bờ biển đất liền như một thực thể lãnh thổ và biển đảo không tách rời. Thế giới cũng biết rằng cả Trung Quốc lục địa và Đài Loan đều cách rất xa về mặt địa lý và không có hoặc thiếu cơ sở lịch sử để đòi chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của hai quần đảo nói trên, lại càng không có quyền gì đối với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Đồn trú TQ tại bãi Gạc Ma-nơi 60 công binh VN hy sinh năm 1988
Đó là lý do tại sao Trung Quốc giận dữ như ta thấy. Ngay sau khi Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu Đại Sứ Nguyễn Văn Thơ để phản đối cái mà họ gọi là “luật biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Tây Sa và Nam Sa là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc” và “Trung Quốc cực lực chống lại…”. Bắc Kinh cũng vội vã ban hành một số biện pháp hành chánh với mưu đồ sắp đặt “sự đã rồi”, đó là tuyên bố nâng cấp địa bàn gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) và đảo Macclesfield Bank của Philippines (mà Trung Quốc gọi là Trung Sa), thành “Địa cấp Tam Sa thị” (lớn hơn cấp huyện, nhỏ hơn tỉnh).
Cho đến nay, ngoại trừ sự phản ứng thái quá của phía Trung Quốc, các bên liên quan khác đều tỏ ra thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, giữa lúc đang diễn ra cuộc tranh chấp Hoàng Nham-Scarborough giữa Trung Quốc với Philipine, chắc rằng sự kiện Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển sẽ “làm nóng “ thêm không khí của Hội nghị cấp cao về an ninh khu vực tại Phnom Penh sắp nhóm họp trong đầu tháng 7. Hồ sơ biển Đông sẽ được chồng chất thêm và thành phần tham gia tranh chấp cũng tăng lên theo hướng đa phương, chứ không “song phương” như Bắc Kinh mong muốn, nhất là trước những bước đi quyết đoán hơn của Mỹ và đồng minh trong việc chuyển hướng bố trí lực lượng tại khu vực.
Tuy nhiên, bàn cờ khu vực có lẽ vẫn còn tiếp tục chuyển động trong thế đấu giữa những người tí hon với tên khổng lồ. Nhưng điều quan trọng là những người tí hon có trong tay một cơ sở pháp lý và thế chính nghĩa trong khi tên khổng lồ chỉ có thân hình hộ pháp và sức mạnh. Đây là một nghịch lý. Thoạt nhìn ai cũng cho rằng tên khổng lồ đang thắng thế. Nhưng rồi người ta nhận ra rằng đằng sau vẻ hung hãn và hiếu thắng của tên khổng lồ luôn che đậy một nỗi sợ hãi, đó là pháp lý và dư luận quốc tế. Cuộc đấu tranh nào cũng vậy, thắng lợi thực sự và cuối cùng bao giờ cũng thuộc về phía chính nghĩa. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua lịch sử chống ngoại xâm của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, một dân tộc vì những điều kiện ngẫu nhiên luôn phải đối kháng với những kẻ khổng lồ. Bất đắc dĩ mới phải chiến đấu, lại càng bất đắc dĩ để chiến đấu với tên khổng lồ. Nhưng chắc rằng nhân dân Việt Nam biết mình phải làm gì và làm như thế nào để chiến thắng./
Dưới đây xin đính kèm một tài liệu nói về Công ước UNCLO có liên quan như thế nào trong trường hợp của VN để bạn đọc tiện tham khảo:
CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN VÀ CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC VÙNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Công ước Luật Biển năm 1982 xác định quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Theo Công ước Luật Biển này, quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Công ước bao gồm 320 điều khoản, 9 phụ lục. Công ước cho phép các quốc gia mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển, và biến một phần tài sản chung của nhân loại thuộc về quốc gia mình. Đây là điều có lợi cho một quốc gia ven biển. Lấy ví dụ Biển Đông, xét trường hợp Việt Nam, quốc gia ven biển kẻ một đường cơ sở về mặt kỹ thuật, dựa trên đường cơ sở để xác định các vùng biển bao gồm nội thủy nằm sát ở bờ biển bên trong đường cơ sở. Từ đường cơ sở, sẽ tính vùng lãnh hải bao gồm 12 hải lý, nếu kéo dài vùng lãnh hải thêm 12 hải lý nữa còn được gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải. Bắt đầu tính từ đường cơ sở sẽ kéo dài 200 hải lý để mở rộng ra tới vùng đặc quyền kinh tế. Tiếp giáp trực tiếp với vùng đặc quyền kinh tế sẽ là vùng biển quốc tế hay vùng biển cả đại dương. Dưới mực nước biển, tính từ bờ biển các quốc gia ven biển mặc nhiên được công nhận quyền chủ quyền quốc gia với việc mở rộng thềm lục địa 200 hải lý, trong trường hợp thềm lục địa kéo dài hơn thì có thể tới 370 hải lý. Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là ba vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. Còn lại vùng biển cả ngoài phạm vi ấy là biển tự do, không một quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền đối với bất cứ bộ phận nào của biển.
Nội thủy là tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Nội thủy là toàn bộ vùng biển tiếp giáp với bờ biển từ bên trong của đường cơ sở bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh và các đảo bên trong đường cơ sở. Các quốc gia ven biển có chủ quyền không chỉ với vùng nước mà cả vùng trời, vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển, tức là quyền chủ quyền được mở rộng trên mọi hướng. Tại đây, quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối như là có chủ quyền trên đất liền.
Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài đường cơ sở có chiều rộng tối đa 12 hải lý (trước năm 1958 thì lãnh hải chỉ có ba hải lý). Tại đây các quốc gia ven biển có chủ quyền của mình. Tuy nhiên, tính chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì trong lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại và cần xin phép. Các quốc gia ven biển có thẩm quyền trên biển về phòng thủ quốc gia, hoạt động cảnh sát trên biển, đánh thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm môi trường và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Tại đây vẫn có thể dựa trên nguyên tắc lấy đất liền làm cơ sở để xác định lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó và đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Việc các quốc gia khác tới đây với mục đích khai thác kinh tế là không được phép, chỉ có quốc gia ven biển đó mới có quyền khai thác kinh tế ở đó.
Bên cạnh đó, Công ước cũng quy định rõ ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác có một số quyền như quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.
Trong vùng đặc quyền kinh tế còn có một vùng biển với chiều rộng 12 hải lý gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải. Trong vùng biển đặc thù này các quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải của quốc gia đó.
Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý (kể cả khi chiều rộng thực tế của thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu chiều rộng thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển liên quan phải trình Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Thực hiện quyền này, vào tháng 5-2009, Việt Nam đã trình Liên hợp quốc hai báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa của ta ngoài 200 hải lý. Báo cáo phía bắc nước ta tự nộp, còn Báo cáo khu vực phía nam Biển Ðông ta phối hợp với Malaysia cùng xây dựng và cùng trình Liên hợp quốc.
Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ðặc biệt, Công ước nêu rõ quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Như vậy, các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 về phạm vi cũng như quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển rất rõ ràng và minh bạch. Phù hợp với Công ước các quốc gia ven biển có các quyền hợp pháp và chính đáng đối với mỗi vùng biển của mình. Khi thực hiện các quyền đó của mình, mỗi quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tương tự của các quốc gia ven biển khác. Ðó là yêu cầu khách quan của trật tự pháp lý trên biển mà cộng đồng quốc tế đã cùng nhau xây dựng nên. Các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết quốc tế luôn luôn phải song hành. Không có gì có thể biện minh cho việc một quốc gia thành viên xâm phạm các quyền chính đáng của một quốc gia thành viên khác theo Công ước Luật Biển năm 1982.
Ðáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định đáy biển quốc tế là tài sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó. Tức là về quy chế pháp lý, ở đáy biển quốc tế các quốc gia không có quyền tự do khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đối với vùng biển quốc tế. Căn cứ quy định của Công ước, các quốc gia thành viên đã thành lập Cơ quan Quyền lực quốc tế về Ðáy đại dương để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế.
Chế độ pháp lý của đảo: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo. Theo cách hiểu thông thường, đảo là một vùng đất có nước bao quanh. Theo định nghĩa đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc khi thủy triều lên vùng đất này vẫn nổi trên mặt nước. Khi thủy triều rút thì vùng đất đó nhô lên nhưng khi thủy triều dâng nếu vùng đất đó biến mất thì không thể coi đó là đảo. Nghĩa là đảo phải luôn nổi trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước). Các đảo có thể nằm trong sông hồ, các đảo nằm ngoài biển được gọi là hải đảo, có thể là các đảo hoặc đảo đá, đảo san hô.
Điểm quan trọng trong Công ước là cho phép quy chế đảo ngang hàng với quy chế đất liền. Việt Nam ở vào vị trí một quốc gia có biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo. Nếu một vùng đất được hưởng quy chế đảo tương đương quy chế đất liền thì nó được hưởng đầy đủ các quyền như trên đất liền, tính từ bờ đảo được mở rộng thêm nội thủy, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, với điều kiện vùng đất đó phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện do Công ước đặt ra theo khoản 2 Điều 121 Công ước.
Về quy chế các bãi đá, thông thường vẫn còn được gọi là đảo đá thì không được hưởng các quy chế của đảo, chỉ có thể có được vùng lãnh hải 12 hải lý. Theo khoản 3 Điều 121 Công ước ghi rằng những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc có sinh hoạt kinh tế riêng chỉ có được vùng lãnh hải, không có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vấn đề này gây tranh cãi lớn trên thế giới để xác định khi nào một bãi đá được coi là đảo. Sự tranh cãi ở hai điểm, thứ nhất là thế nào là không thích hợp cho con người đến ở và thứ hai là hiểu thế nào là đời sống kinh tế riêng. Trong những năm gần đây, các quốc gia đã tranh thủ thời gian để ra đảo bỏ ra nhiều tiền đổ đá, xây nhà ở, xây sân bay và tạo ra các đời sống kinh tế riêng, tạo điều kiện du lịch, để được coi là đảo.
Việt Nam đã ký kết và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước Luật Biển. Theo luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và các Tuyên bố, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam được ban hành trong mấy chục năm gần đây, Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán đối với những vùng biển và hải đảo của mình với các chế độ pháp lý khác nhau. Theo Công ước Luật Biển 1982, Việt nam được phép mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia tại Biển Đông, bao gồm các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thềm lục địa dưới biển tới 370 hải lý. Điều này có nghĩa là, với chiều dài bờ biển của Việt nam là 3260 km, Việt Nam được mở rộng lãnh hải quốc gia đến 1 triệu km2. Việt Nam trở thành một quốc gia biển.
Nguồn: Báo Tổ quốc
Blog Trần Kinh Nghị
Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012
Mặc Lâm - Nhân Quyền và cấm vận vũ khí
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam sau khi ghé thăm Cam Ranh đầy ấn tượng.
AFP.- Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ gặp nhau tại Hà Nội.(ngày 4 tháng 6, 2012) AFP
Trong cuộc tiếp kiến này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngỏ ý yêu cầu Hoa kỳ sớm dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Cam kết đầy hứng khởi
Đối thoại Shangri-La, An ninh châu Á tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 4 tháng 6 chấm dứt với dư âm bầu không khí hào hứng cho các nước Đông Nam Á sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Bộ trưởng Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand. Tuy nhiên điều mà ông gây ấn tượng nhất là cam kết rằng Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương cũng như tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây. Có nghĩa là sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những cam kết này mở ra rất nhiều điều cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên Mỹ không làm hết mọi nhiệm vụ bao biện nhưng cần sự hợp tác của các nước nhằm giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Thách thức về trang bị
Thách thức của từng nước có khác nhau từ sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc cho đến ràng buộc đồng minh với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước lệ thuộc lớn nhất vào kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù theo báo cáo mới nhất của World Bank cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ,
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta thăm cảng Cam Ranh (tháng 6, 2012)
Trung Quốc chỉ đứng thứ năm trong bảng xếp hạng nhưng lại là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế. Việt Nam nhập một số lượng nguyên liệu thô khổng lồ từ Trung Quốc để gia công xuất khẩu.
Bên cạnh đó những dự án lớn đa số được Trung Quốc cấp vốn với lãi suất ưu đãi để cho Trung Quốc trúng các gói thầu.
Trong khi đó Philippines được sự quan tâm trực tiếp và có trách nhiệm của Hoa Kỳ qua hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Phi năm 1951. Manila tuy yếu nhất vùng về khả năng quốc phòng nhưng lại mạnh nhất về vai trò đồng minh của Mỹ.
Liên minh này cho phép các nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản có thế tiếp tay với Philippines trong nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
Việt Nam không có vai trò liên minh có thể là một thiệt thòi tuy nhiên thiệt thòi ấy có thể bù lại bằng cách mua vũ khí của Hoa Kỳ bên cạnh sự cung cấp của Nga hay Ấn Độ.
Sau chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh đầy ấn tượng của Bộ Trưởng Quốc phòng Panetta, ông đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 4 tháng 6 và trong cuộc gặp này Thủ tướng Dũng đã đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất Hoa Kỳ cần đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh và thứ hai Hoa Kỳ cần dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Lệnh cấm vận vũ khí vẫn hiệu lực
Yêu cầu thứ nhất xem ra không phải là việc khó khăn với Mỹ. Hàng chục năm qua chương trình chống mìn bẫy tại Việt Nam đã được Hoa kỳ viện trợ. Chương trình chất độc da cam tuy không được Quốc hội Mỹ chính thức thừa nhận nhưng một số lớn tiền viện trợ nhân đạo cũng được thông qua.
Những số tiền viện trợ nhân đạo khác vẫn đang tiếp tục đổ vào
Bộ trưởng Leon Panetta tại Cam Ranh, Việt Nam (tháng16, 2012). RFA/DOD
Việt Nam và nhất là trong tình hình quan hệ giữa hai nước được cải thiện thì sẽ không có gì thay đổi trước yêu cầu này.
Tuy nhiên yêu cầu thứ hai của Thủ tướng Dũng khó khả thi vì việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam vẫn còn hiệu lực và khó cho bất cứ một chính khách nào của Mỹ thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ ngoại trừ Việt Nam.
Quốc hội Hoa kỳ sẽ được thuyết phục khi nào Việt Nam tuân thủ đầy đủ những cam kết về nhân quyền đối với công ước về nhân quyền liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đã ký kết.
Tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay giống như một bức tranh xấu xí treo trước ngôi nhà đang cố gắng mời khách ghé thăm.
Khi được hỏi liệu tình trạng nhân quyền có phải là nhân tố quan trọng nhất để lệnh cấm vận vũ khí được dở bỏ hay không, Giáo sư Carlyle Thayer chuyên gia về Biển đông và Việt Nam thuộc ĐH New South Wales và Học viện Quốc phòng Australia cho biết:
"Dứt khoát là có. Trong một cuộc phỏng vấn hết sức lý thú trên kênh truyền hình của Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa kỳ có thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả lời rằng “Không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!”
Và rồi trong chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton tới Việt Nam bà cho biết là rất muốn sự quan hệ của hai nước nâng lên một mức cao hơn nữa, nhưng vấn đề nhân quyền là một cản trở. Tới phiên thượng nghị sĩ John McCain và Joe Leiberman trong chuyến đi Việt Nam đã đưa ra một danh sách dài về vấn đề cải thiện nhân quyền bị xâm phạm tại Việt Nam.
Do đó tôi tin rằng Quốc hội Hoa kỳ không thể nào dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí giết người đối với Hà Nội và vì vậy đê nghị mua vũ khí của Hà Nội khó thành hiện thực bất kể tình hình Hoa kỳ muốn trở lại vùng Châu Á Thái Bình dương như thế nào."
Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi
Sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ cùng 1 số tàu ngầm hiện đại sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. DOD.gov
động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu chấp thuận bán vũ khí do Quốc hội quyết định chứ không do chính phủ nào dù Dân Chủ hay Cộng Hòa. Vì vậy tôi nghĩ nhân quyền là rào cản lớn nhất hiện nay cho cả hai nước.
Áp lực từ dư luận
Nhân quyền và tự do tôn giáo có lẽ là hai đề tài mà Hà Nội khó trả lời nhất trước công luận quốc tế trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Hà Nội không thể coi thường sự vận động của một tập thể người Việt đang sống tại Hoa Kỳ mà vụ thu thập hơn 150 ngàn chữ ký mới đây là một ví dụ.
TS Nguyễn Đình Thắng, một trong những người vận động phong trào này khi được hỏi sau vụ tiếp xúc phái đoàn tại Nhà trắng, thái độ của chính phủ Mỹ có thay đổi hay không TS Thắng cho biết:
"Chắc chắn rằng nó tạo sự chú ý nhiều hơn trước đây rất nhiều. Thứ nhất chính tổng thống Obama đã nhắc đến trường hợp của Điếu Cày mà trước đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không hề quan tâm đến tình trạng các blogger tại Việt Nam. Thứ hai nữa là ông Michael Posner là một người thực sự quan tâm đến vần đề nhân quyền nhưng ông ta khá yếu thế trong Bộ Ngoại giao.
Qua Thình nguyện thư thì ông ta có thế mạnh hơn bởi ông ta có thế nương theo sự quan tâm của tập thể người Việt liên lạc trực tiếp với tòa Bạch ốc cho thấy rằng Bộ Ngoại giao phải thay đổi một số chính sách về vấn đề nhân quyền.
Ngay trong câu trả lời của ông Posner ông ta nói con số thỉnh nguyện thư nó tạo sự chú ý cho hành pháp Hoa Kỳ và ông ta khuyến khích cộng đồng người Việt tiếp tục lên tiếng với chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là trực tiếp lên tiếng với chính quyền Việt Nam.
Điều đó nó sẽ tạo thuận lợi cho chính Bộ Ngoại giao Hoa kỳ trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.
Trong Quốc hội Hoa kỳ rất nhiều các vị dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa kỳ bây giờ biết rất rõ là Việt Nam đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Việt Nam bây giờ thay thế Miến Điện để trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á."
Không mua được vũ khí của Hoa Kỳ rõ ràng là điều thiệt thòi cho Việt Nam. Do chủ trương không bị lệ thuộc qua liên minh quân sự, Việt Nam cần tự trang bị cho mình một sức mạnh vũ khí chiến lược đủ khả năng phòng thủ trước thế lực ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc.
Sức mạnh ấy khó thành hình từ các loại vũ khí của Nga hay Ấn Độ vì cho tới nay ai cũng thấy rằng chúng có thể rẻ nhưng không đủ uy lực so với vũ khí của Trung Quốc.
Vũ khí tối tân của Hoa Kỳ có thể cân bằng với đối phương trên nhiều mặt. Từ tầm xa tới tính chính xác và nhất là khả năng sát thương của chúng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến tranh hồi gần đây.
Vi phạm nhân quyền không còn là chuyện nội bộ của Việt Nam khi hình ảnh của người bị đánh, bị sách nhiễu xuất hiện ngày một nhiều trên mạng. Đàn áp nhân quyền và mua vũ khí là hai chủ đề không thể tách rời.
Rào cản nhân quyền
Nói với báo chí trên tàu USNS Richard E. Byrd Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ.
Câu nói đầy ý nghĩa này vẫn còn một gợi ý: Nên chăng hai nước đừng nên bị ràng buộc bởi vấn đề nhân quyền, vấn đề của hiện tại?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)