Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 2)
4) KHI LƯU VĨNH PHÚC VÀ QUÂN CỜ ĐEN BỊ LOẠI KHỎI VÒNG CHIẾN
Phải khách quan thừa nhận rằng trong hai trận đánh ở Ô Cầu giấy năm 1873 và năm 1883, có công lao rất lớn của quân Cờ Đen. Tổ chức này đã chuyển mình từ những thổ phỉ trong thời gian đầu mới trốn sang Việt Nam thành một đội quân tinh nhuệ dưới quyền điều động của quan binh Việt Nam và đã làm quân Pháp lắm phen mất ăn mất ngủ.
Liễu Trương: Người đọc tác phẩm
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu văn học ở Tây phương bắt đầu quan tâm đến vấn đề đọc. Trước thời điểm đó, người ta tìm hiểu tác phẩm văn chương bằng cách nối kết tác phẩm với một thời kỳ, một cuộc đời, một vô thức hay một lối viết. Rồi bỗng nhiên tác phẩm văn chương được xem xét trong quan hệ với người sau cùng đã cho tác phẩm một sự tồn tại, đó là người đọc. Các nhà lý luận văn học nhận thấy hai câu hỏi hệ trọng được đặt ra từ trước : Văn chương là gì? Nghiên cứu văn bản như thế nào? Tựu trung là tự hỏi tại sao người ta đọc một cuốn sách. Phải chăng phương tiện tốt nhất để hiểu cái « sức mạnh » và tính trường cửu của một số tác phẩm là tự hỏi về những gì người đọc tìm thấy trong những tác phẩm đó?
Người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến việc đọc khi những tiếp cận về thuyết cấu trúc bắt đầu có những giới hạn. Người ta nhận thấy không ích lợi gì khi muốn quy văn bản vào một loạt hình thức. Thi pháp học đã đi vào ngõ cụt : khi một công trình nghiên cứu bị giới hạn vào những cấu trúc thì đi đến những cái mẫu quá khái quát hoặc quá phiến diện. Quả thật, một mặt, những phương pháp mà các nhà thi pháp học đưa ra như những phương pháp tạo nên văn chương lại ở ngoài văn chương : Roland Barthes áp dụng phương pháp cấu trúc cho những cuốn phim James Bond. Mặt khác, thi pháp học là khoa học của cái khái quát, đã thất bại khi trình bày tính độc đáo của mỗi văn bản : nếu việc dùng đến phương pháp đa âm (nhiều phương diện) là một trong những ưu điểm của việc nghiên cứu tác phẩm của Dostoïevski, thì phải nhìn nhận rằng phương pháp đó không thành công với những tác giả tầm thường hơn Dostoïevski. Giá trị của một tác phẩm văn chương không thể bị quy vào việc dùng kỹ thuật này hay kỹ thuật nọ.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 1)
Cho đến nay, người ta vẫn tìm thấy bàng bạc đây đó những chuyện kể, những bài viết nhắc đến nhân vật này như một tên thảo khấu chuyên gieo rắc tai ương cho dân lành và đáng bị lên án nặng nề. Điều này không khó hiểu, khi ta biết rằng nhiều tư liệu mà các nhà nghiên cứu sử thường xuyên tham khảo được biên soạn bởi những cây bút thực dân. Họ đã gọi nhiều lãnh tụ kháng chiến Việt Nam như Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật là những “pirates” (kẻ cướp) hay “rebelles” (kẻ phản loạn) … Với họ, Lưu Vĩnh Phúc còn hơn thế nữa, khi quân lính của ông từng sát hại hai sĩ quan ưu tú đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện cuộc chinh phục toàn cõi Việt Nam của họ.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Khái lược dòng thi ca Nam Phi, Ngu Yên dịch và giới thiệu
![]() |
Tóm Tắt Điểm Nhấn Trong Thi Ca Nam Phi
(Bài dịch South Africa Poetry của Penny’s Poetry Wiki.)
Thi ca Nam Phi phong phú, có nguồn gốc từ thời bộ lạc cổ xưa. Giờ đây, đã là một dòng thơ lớn, đặc biệt, về phương diện đấu tranh tự do và kỳ thị chủng tộc. Bao gồm nhiều chủ đề, hình thức và phong cách. Bài viết này thảo luận về bối cảnh xuất thân của các nhà thơ đương đại và xác định các nhà thơ lớn của Nam Phi, các tác phẩm và ảnh hưởng của họ.
Bối cảnh văn học Nam Phi từ thế kỷ 19 đến ngày nay về cơ bản được định hình bởi sự phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đặc biệt là quỹ đạo từ một trạm buôn bán thuộc địa đến một quốc gia phân biệt chủng tộc và cuối cùng hướng tới một nền dân chủ. Các lực lượng chính của sự gia tăng dân số và thay đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển đô thị cũng đã tác động đến những chủ đề, hình thức và phong cách văn học và thi ca nói riêng đã xuất hiện từ đất nước này theo thời gian. Nam Phi đã có một lịch sử giàu có về phẩm lượng văn học. Tiểu thuyết và đặc biệt, thơ đã được viết bằng tất cả mười một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.[1]
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Trần Hữu Thục: Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực
![]() |
Từ trái: Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho (Hình: TDN, Boston tháng 4/2017) |
Tô Thùy Yên (TTY)[1] làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa” [2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023
Đỗ Thông Minh : Trích Tuyển Tập Biên Khảo “Sự thật Hồ Chí Minh & những hệ lụy"
Những điều ngộ nhận về Hồ Chí Minh
Giải Mã 1 Số Nghi Vấn Lịch Sử!
![]() |
1- HCM không được sinh ra ngày 19/5, ngày ấy chỉ là ngày thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (19/5/1941)! Thời đó nhiều gia đình không làm khai sinh con, nên sau hầu hết con cái cũng không biết được sinh ra ngày nào! Giáo sư Tiến sĩ về HCM học Hoàng Chí Bảo trong 1 buổi nói chuyện cũng đã công khai xác nhận điều này.
2- HCM không được sinh ra vào năm 1890, năm này chỉ là 1 trong 5 năm sinh HCM đã khai báo (1890, 1892, 1894, 1895, 1900, 1903...)!
Trần Gia Phụng: Công hay tội?
![]() |
Hồ Chí Minh trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc (Ảnh tư liệu) |
1.- DU NHẬP CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
Hồ Chí Minh (HCM) là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp năm 1920, đến Moscow và vào học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923. Cuối năm 1924, Liên Xô gởi HCM qua hoạt động ở Quảng Châu (Trung Hoa). Năm 1930, vâng lệnh Liên Xô, HCM thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại Hồng Kông. Sau vài tháng, do lệnh của Liên Xô, đảng CSVN đểi tên thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1945, HCM cùng đảng CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Cộng sản đầu tiên ở Á Châu.
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Trùng Dương: 48 năm sau nhìn lại. Công trình vãn hồi sách báo Miền Nam & nghiên cứu kinh nghiệm kiến quốc 1955-1975 của VNCH
![]() |
Nhà văn, nhà báo Trùng Dương |
Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy.
Vũ Tường và Sean Fear: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc
(Trích từ “Lời Mở Đầu” của sách cùng tên do Văn Học xuất bản năm 2022)
Chiến tranh Việt Nam mặc dù khởi đầu nhỏ bé nhưng nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh quy ước có tính quyết định của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những năm cuối của cuộc chiến hai phe đã đưa vào sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay trực thăng, hệ tên lửa phòng không có lẽ tối tân nhất thế giới, và phi cơ oanh tạc suốt ngày đêm với quy mô chưa từng có. Mặc dù khốc liệt như vậy, bản chất cuộc chiến là chính trị hơn là quân sự. Mâu thuẫn cơ bản của cuộc xung đột là hai quan điểm đối nghịch nhau của phe cộng sản và phe cộng hoà về xây dựng một quốc gia ở miền Nam. Mỗi phe được đồng minh quốc tế của mình ủng hộ với mức độ khác nhau.
Phần lớn những nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đều mắc phải khuyết điểm “dĩ Mỹ vi trung,” nghĩa là lấy Mỹ làm trọng tâm, chỉ tập trung vào quyết sách và kinh nghiệm của phía Mỹ không cần biết các bên khác. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về cuộc chiến nhìn từ phía cộng sản Hà nội. Chỉ mới gần đây mới có một số học giả lưu ý đến quan điểm và vai trò của phía Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), có điều là họ vẫn bị giới hạn trong một giai đoạn nhất định hay các chính sách cụ thể. Các nhà lãnh đạo VNCH đóng vai trò gì và thái độ như thế nào? Họ đồng ý hay bất đồng với người Mỹ ra sao? Vai trò của xã hội dân sự và dân chúng ở miền Nam Việt Nam thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này phần lớn vẫn còn để ngỏ.
Trần Gia Phụng: Vận động ngoại giao cuối cùng trước ngày 30-4-1975
Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương.
Nguyên sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, nhà cầm quyền CHND Trung Hoa chẳng những bang giao với nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Việt Nam, mà còn đề nghị bang giao với chế độ tương lai thân tây phương ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên Nam Việt Nam đã từ chối. (Stanley Karnov, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 204. Nguyễn Văn Duệ, Nhớ lại những ngày ở cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm, California, 2003, tt. 33-34.)
Trần Doãn Nho: 1954-1975: một thời văn học phát triển rực rỡ
Văn Học Miền Nam là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày 30/4, trong khi ngậm ngùi tưởng niệm một đất nước đã bị mất, chúng ta đồng thời tưởng nhớ đến – và cũng để tự hào - một thời văn học Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cho gọn, Văn Học Miền Nam (VHMN).
Hàng chục năm qua, rất nhiều tác giả hải ngoại đã nghiên cứu về VHMN như Thụy Khuê, Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh…Đặc biệt, vào tháng 12/2014, một buổi hội thảo về VHMN đã được tổ chức tại Quận Cam với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà thơ từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ về trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Du Tử Lê, Trương Vũ, Nguyễn Đức Tùng, Phùng Nguyễn, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc-Tuấn, vân vân. Trong bài viết ngắn này, thay vì trích dẫn những tác giả hải ngoại, tôi đề cập đến ý kiến của một vài tác giả (mà tôi cho là) tiêu biểu trong nước bàn về Văn Học Miền Nam.
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Inrasara: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?
![]() |
Vẻ đẹp Cham. Photo: Jaya |
Hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ ba chân kiềng: Lịch sử, ngôn ngữ chữ viết và tôn giáo dân tộc. Đó chính là sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gửi Mỹ Sơn ở lại.
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham
“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”
(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)
Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?
1. Vài mảnh vụn lịch sử
Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản.
Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Liễu Trương: Thuyết hiện sinh từ triết học đến văn chương
Ở Pháp, sau Đệ nhị Thế chiến, từ năm 1945 đến khoảng năm 1960, học thuyết hiện sinh được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, làm nảy sinh một trào lưu tư duy tràn qua lĩnh vực văn chương, và một lối sống ngoài xã hội.
I. Một hiện tượng xã hội
Về mặt xã hội, thuyết hiện sinh gây nên một lối sống có thể nói là ngông cuồng của một tuổi trẻ hiếu động, tập trung ở Paris, xung quanh khu Saint-Germain-des-Prés. Những hầm rượu của Saint-Germains-des-Prés bỗng dưng nổi tiếng vì giới trẻ tấp nập lui tới. Dư luận thiếu suy xét và được một thứ báo chí ham cái mới thúc đẩy, nên liên kết tên của các nhà hiện sinh : Sartre, Simone de Beauvoir, với những nơi chốn có tính huyền thoại như các tiệm cà phê Flore, Les Deux Magots, Le Tabou, với nhạc jazz, với lối khiêu vũ be bop, với loại ca nhạc của Juliette Gréco. Tuổi trẻ này chống chủ nghĩa theo thời một cách ồn ào, và có một lối cư xử khiêu khích, độc đáo.
Những người theo truyền thống lên tiếng chỉ trích những biểu lộ này, nhưng họ lẫn lộn những ý muốn làm mới tư duy và lối viết với lối sống lập dị ồn ào.
Nhìn chung, lối sống này chỉ là một hiện tượng xã hội có tính nhất thời. Nó biến đi trước lâu đài của học thuyết hiện sinh.
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc?
TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Liễu Trương: Hiện tượng sách dịch ở miền Nam thời 54-75
Một trong những đặc điểm của đời sống văn hóa ở miền Nam thời 54-75 là sự mở rộng tầm nhìn ra thế giới, với ý muốn khám phá, thấm nhuần những tư tưởng triết học mới, những hiện tượng văn học mới, muốn biết thân phận con người được cảm nhận như thế nào qua nghệ thuật viết của các nhà văn trên thế giới. Thế cho nên trong những năm 60-70, có cả một phong trào dịch sách nở rộ.
Thật ra, vấn đề dịch sách Tây phương ở nước ta đã có từ lâu. Người đi tiên phong vào nửa đầu thế kỷ 20 là nhà văn, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người có công phổ biến chữ quốc ngữ và đồng thời cũng phổ biến tư tưởng Tây phương. Nhờ những dịch phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh mà các thế hệ đến sau được biết đến văn chương Pháp, giúp họ đi vào con đường Tây học.
Đến nửa sau thế kỷ 20, vào thời miền Nam, có thể nói vấn đề dịch sách nước ngoài đã tiến một bước rất dài. Số dịch giả ngày càng đông đảo. Các dịch giả không chỉ nhắm vào văn chương Pháp mà cả văn chương thế giới : từ Âu châu đến Hoa Kỳ, Mỹ châu La tinh đến các nước Ả Rập và đương nhiên vẫn có cái nhìn gần gũi với Á châu.
Ngành dịch thuật phát triển chủ yếu trong hai lĩnh vực : triết học và văn học.
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Malek K. Khazaee: Trường Hợp Nietzsche Điên Rồ (Ngu Yên dịch)
California State University at Long Beach
![]() |
Tranh của Hans Olde từ loạt ảnh The Ill Nietzsche, cuối năm 1899 Nguồn Wikipedia |
Lộ trình đạt tới mục tiêu của tiểu luận này có hướng đi ngược lại với lời khuyên của chính Nietzsche. Thay vì tìm hiểu một văn bản bằng cách biết tiểu sử và tính cách của tác giả, bài tiểu luận này cố gắng đánh giá trạng thái tinh thần của tác giả bằng cách phát hiện những dấu hiệu điên rồ trong bài viết của ông, đặc biệt là một số bức thư cho đến nay vẫn chưa được dịch. Lý do cho phương pháp tiếp cận này là do sự thiếu hồ sơ bệnh án tâm thần trong hồ sơ y tế của ông - một khó khăn lớn, như Jaspers đã nghiên cứu và nêu rõ. Chúng tôi hiểu rằng Nietzsche luôn lập dị, luôn hơi kỳ quặc và điên rồ. Chúng tôi cũng hiểu rằng, như chính Nietzsche đã nhấn mạnh, một gia vị điên rồ là cần thiết cho sự sáng tạo. Ông ta chắc chắn là rất sáng tạo, nhưng điên đến mức nào, và thực sự phát điên khi nào?
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023
Inrasara: Tháp Chàm, những điều ít được biết đến
![]() |
Tháp Pô Inư Nưgar (ảnh: Inrajaya) |
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Làng cổ Đông Ngạc – Làng có nhiều tư liệu cổ lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhất cả nước
![]() |
Tác giả, TS Nguyễn Xuân Diện tại làng cổ Đông Ngạc |
Hôm nay Hội làng Đông Ngạc.
1. Lịch sử và văn hóa làng cổ Đông Ngạc
Đông Ngạc là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Hà Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Hà Nội đến nay còn khá nguyên vẹn, mặc dù vùng ven đô đã bước vào quá trình đô thị hóa một cách quyết liệt nhất, mặc dù cây cầu Thăng Long lớn nhất Đông Nam Á vạch một nét ngang ngay cạnh làng, gần như vuông góc với con đê bê tông chắn ngang qua trước cửa ngôi đình cổ...
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến
![]() |
Tháp Chăm Po Klaung Girai |
Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.
Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.
Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.
Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*)
I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam