Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt (kỳ 3)
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
6) MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA MINH MẠNG VÀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT LÚC SINH TIỀN
Phần 1- Những ân thưởng xứng đáng dành cho một bề tôi
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt (Phần 2)
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lời giới thiệu: Diễn Đàn Thế Kỷ nhận được loạt bài nghiên cứu “Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt” của tác giả Lê Nguyễn gửi từ Sài Gòn.
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Lễ giỗ lần thứ 190 của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Thành, được tổ chức trọng thể vào những ngày cuối tháng 8 vừa qua với sự tham dự của các vị lãnh đạo TPHCM (tên nhà nước cộng sản Việt Nam đặt cho thành phố Sài Gòn không lâu sau ngày 30/4/1975–chú thích của DĐTK) đã mang lại niềm phấn khởi cho những người yêu văn hóa–lịch sử, đặc biệt là những người hằng tôn kính một nhân vật lịch sử có nhiều công lao đối với vùng đất phương Nam như Tả quân Lê Văn Duyệt.
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022
Trần Văn Khởi: Dầu hỏa VNCH — Đi vào một lịch sử không hề mơ ước
Sau nhiều năm thăm dò sơ khởi ngoài khơi, chương trình tìm dầu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thực sự lăn bánh trên phi đạo với việc ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970. Khi giao cho tôi phụ trách chương trình, Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã chia sẻ với tôi viễn ảnh phát triển bền vững do khai thác dầu hỏa dẫn đầu, cùng với những cải tổ cơ cấu căn bản, đưa tới một nền kinh tế thị trường tiến bộ và cởi mở trong tương lai. Trong hơn bốn năm kế tiếp, chương trình đã được xúc tiến mạnh mẽ, đưa tới khoan sáu giếng ngoài khơi, tìm được hai mỏ và một vết dầu triển vọng. Rồi bước ngoặc lịch sử 30 tháng Tư đã làm sụp đổ chế độ cộng hòa, kết thúc giấc mơ lấy dầu hỏa thay viện trợ Mỹ để phát triển miền Nam.
Chính phủ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tiếp thu ngay chương trình tìm dầu. Mấy năm đầu thì tiến độ công tác rất chập chững, một phần vì bị cấm vận không được tiếp cận kỹ thuật dầu khí tây phương, một phần vì, như sau này tự nhận định, “quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ và công nghệ.” Mấy năm sau, ngành dầu khí đã trưởng thành nhanh chóng dựa trên khám phá mới ở mỏ Bạch Hổ và hàng loạt mỏ dầu mới ngoài khơi miền Nam. Đến nay, sau 40 năm khai thác, công trình dầu khí đã mang lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam, chưa kể đến những hệ quả kích động dây chuyền trong sinh hoạt kinh tế.