Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Trần Doãn Nho: Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus
Siêu vi: một nghịch lý
![]() |
Siêu vi coronavirus (Hình: WIkipedia) |
Một tấm hình đẹp của siêu vi coronavirus (COVID-19).
Cái đẹp chết người!
Siêu vi, dịch từ chữ “virus”, có gốc la-tinh là “poison” (chất độc), tuy là một thực thể lan truyền rất nhanh và gây bệnh cho sinh vật nhưng điều lý thú (và khôi hài) là nó lại không được xem là sinh vật (living creature). Vì sao? Nó có mặt hàng tỷ năm trên trái đất với một cách tồn tại nghịch lý: sinh sôi nẩy nở không ngừng, nhưng không hề “sống” (alive), một loại “xác chết cử động” (zombie). Chẳng thế mà nó đã trở thành một đề tài tranh cãi không ngừng kể từ lúc được khám phá vào cuối thế kỷ thứ 19: sinh vật (living) hay phi-sinh-vật (non-living)?
Hoàng Đình Tạo: Giá trị tự do dân chủ luôn bị thử thách qua lịch sử
I. GIÁ TRỊ TỰ DO DÂN CHỦ
A. TƯ TƯỞNG CÁC HỌC GIẢ THẾ KỶ ÁNH SÁNG
Vào thế kỷ 17,18 các tác giả tinh hoa về chính trị học đã liên tiếp đưa ra những tư tưởng khai phá mới về chính quyền và công dân, mang lại một trào lưu sinh động và cách mạng cho hai tầng lớp cai trị và bị trị .
Thomas Hobbes (1588–1679)
Sớm nhất là Hobbes. Ông ta chủ trương chỉ có khế ước xã hội giữa các công dân với nhau về các quyền tự nhiên. Nhưng sự thỏa thuận này được nhà cầm quyền điều phối, chứ không phải khế ước giữa nhà cầm quyền và công dân. Công dân chỉ tuân lệnh hay là chết. Ngay cả tôn giáo cũng phải lệ thuộc vào chính quyền. Hobbes vẫn ưa thích chế độ vương quyền hơn hết .
John Locke (1632–1704)