Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023
Đỗ Thông Minh : Trích Tuyển Tập Biên Khảo “Sự thật Hồ Chí Minh & những hệ lụy"
Những điều ngộ nhận về Hồ Chí Minh
Giải Mã 1 Số Nghi Vấn Lịch Sử!
![]() |
1- HCM không được sinh ra ngày 19/5, ngày ấy chỉ là ngày thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (19/5/1941)! Thời đó nhiều gia đình không làm khai sinh con, nên sau hầu hết con cái cũng không biết được sinh ra ngày nào! Giáo sư Tiến sĩ về HCM học Hoàng Chí Bảo trong 1 buổi nói chuyện cũng đã công khai xác nhận điều này.
2- HCM không được sinh ra vào năm 1890, năm này chỉ là 1 trong 5 năm sinh HCM đã khai báo (1890, 1892, 1894, 1895, 1900, 1903...)!
Trần Gia Phụng: Công hay tội?
![]() |
Hồ Chí Minh trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc (Ảnh tư liệu) |
1.- DU NHẬP CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
Hồ Chí Minh (HCM) là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp năm 1920, đến Moscow và vào học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923. Cuối năm 1924, Liên Xô gởi HCM qua hoạt động ở Quảng Châu (Trung Hoa). Năm 1930, vâng lệnh Liên Xô, HCM thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại Hồng Kông. Sau vài tháng, do lệnh của Liên Xô, đảng CSVN đểi tên thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1945, HCM cùng đảng CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Cộng sản đầu tiên ở Á Châu.
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Trùng Dương: 48 năm sau nhìn lại. Công trình vãn hồi sách báo Miền Nam & nghiên cứu kinh nghiệm kiến quốc 1955-1975 của VNCH
![]() |
Nhà văn, nhà báo Trùng Dương |
Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy.
Trần Doãn Nho: 1954-1975: một thời văn học phát triển rực rỡ
Văn Học Miền Nam là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày 30/4, trong khi ngậm ngùi tưởng niệm một đất nước đã bị mất, chúng ta đồng thời tưởng nhớ đến – và cũng để tự hào - một thời văn học Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cho gọn, Văn Học Miền Nam (VHMN).
Hàng chục năm qua, rất nhiều tác giả hải ngoại đã nghiên cứu về VHMN như Thụy Khuê, Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh…Đặc biệt, vào tháng 12/2014, một buổi hội thảo về VHMN đã được tổ chức tại Quận Cam với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà thơ từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ về trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Du Tử Lê, Trương Vũ, Nguyễn Đức Tùng, Phùng Nguyễn, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc-Tuấn, vân vân. Trong bài viết ngắn này, thay vì trích dẫn những tác giả hải ngoại, tôi đề cập đến ý kiến của một vài tác giả (mà tôi cho là) tiêu biểu trong nước bàn về Văn Học Miền Nam.
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Inrasara: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?
![]() |
Vẻ đẹp Cham. Photo: Jaya |
Hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ ba chân kiềng: Lịch sử, ngôn ngữ chữ viết và tôn giáo dân tộc. Đó chính là sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gửi Mỹ Sơn ở lại.
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Cựu hoàng Duy Tân. Hình Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN (tt)
Cựu Hoàng Duy Tân viết gì trong Bản Tuyên bố Chính trị
Ở trên, chúng ta biết rằng vào ngày 29.8.1945, cựu hoàng Duy Tân đã phổ biến một tuyên bố chính trị quan trọng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ Việt-Pháp trong tình hình mới, khi cuộc thế chiến đã kết thúc. Gần đây, người viết bài này tình cờ tìm thấy tờ báo Pháp Combat (Chiến đấu) số ra ngày 16.7.1947 có một bài viết dài đề cập đến bản tuyên bố của cựu hoàng, thiển nghĩ đây là một tư liệu quý cần thiết cho người đọc yêu lịch sử và các nhà nghiên cứu.
Bài báo có nhan đề: “Bản tuyên bố chính trị của cựu hoàng Việt Nam Duy Tân, Thiếu tá thuộc lực lượng nước Pháp tự do”, đã trích dẫn nguyên văn nhiều nội dung quan trọng của bản tuyên bố ngày 29.8.1945.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Vua Duy Tân trong lễ tấn phong (1907) Nguồn: Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN
Cựu hoàng Duy Tân là một trong hai ông vua yêu nước ở giai đoạn cuối cùng của triều Nguyễn (người kia là vua cha Thành Thái). Mới hơn 10 tuổi, ông đã cảm nhận cái nhục mất nước và năm 16 tuổi đã bắt đầu cuộc sống lưu đày, sau khi mưu định lật đổ chế độ thực dân Pháp bất thành. Từ nhiều thập niên qua, những năm tháng lưu đày của ông ít được nói đến, nhất là về cái chết còn nhiều uẩn khúc của ông. Gần đây, con trai ông là Claude Vĩnh San đã công bố một số tài liệu liên quan đến cựu hoàng, có trích dẫn một số chi tiết quan trọng về những năm tháng ông sống lưu đày ở đảo Réunion (thuộc Pháp) cùng một số hình ảnh tư liệu quí chưa từng công bố.
***
*Trước phút lưu đày
Hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh San sinh ngày 3.8.1900 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1899), được thực dân Pháp và triều thần Huế đưa lên ngôi ngày 3.9.1907 với niên hiệu Duy Tân. Làm vua trong thời loạn ly, ông sớm ý thức nỗi nhục mất nước, nhưng giữa đám triều thần lơ láo, đành phải nuốt nhục làm thinh.
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham
“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”
(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)
Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?
1. Vài mảnh vụn lịch sử
Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản.
Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước
![]() |
Hình chụp vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. Nguồn: Wikipedia |
I) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA VUA HÀM NGHI
Lúc rời kinh thành Huế sau khi quân triều đình thất bại trong cuộc tấn công bất thần vào tòa Trú sứ Pháp, vua Hàm Nghi mới 14 tuổi (1871-1885). Từ đó, ông dấn thân vào một cuộc sống lang bạt, ẩn lánh hết chỗ này đến nơi khác. Theo một bài viết dài gần 100 trang của cây bút A. Delvaux nhan đề Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam (Mấy điểm minh xác về một thời kỳ biến động trong lịch sử Việt Nam) in trong Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue: BAVH) số 3 năm 1941, sau một trận đánh lớn diễn ra tại Trai-Na (tiếng Pháp không bỏ dấu) gây cho quân triều đình những thiệt hại nặng nề, Tôn Thất Thuyết cùng một số người tìm đường sang Trung Quốc vào tháng 2.1886, giao việc hộ vệ nhà vua cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Lúc ấy, Tôn Thất Đạm độ 22 tuổi, được vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai, giữ nhiệm vụ liên lạc với các lực lượng nghĩa quân và đến vùng biên giới Quảng Bình để huy động lương thực. Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, ở sát cạnh nhà vua, ngày cũng như đêm.
Nguyễn Văn Tuấn: Buôn bán hy vọng trong y khoa
Đa phần là dỏm.
Vấn đề là tuyệt đại đa số những ‘tin mừng’ trong y học, đặc biệt liên quan đến thuốc men điều trị, chỉ là sản phẩm của PR, chứ không thật. Là người trong cuộc, tôi phải 'đau lòng' nói như vậy.
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Liễu Trương: Thuyết hiện sinh từ triết học đến văn chương
Ở Pháp, sau Đệ nhị Thế chiến, từ năm 1945 đến khoảng năm 1960, học thuyết hiện sinh được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, làm nảy sinh một trào lưu tư duy tràn qua lĩnh vực văn chương, và một lối sống ngoài xã hội.
I. Một hiện tượng xã hội
Về mặt xã hội, thuyết hiện sinh gây nên một lối sống có thể nói là ngông cuồng của một tuổi trẻ hiếu động, tập trung ở Paris, xung quanh khu Saint-Germain-des-Prés. Những hầm rượu của Saint-Germains-des-Prés bỗng dưng nổi tiếng vì giới trẻ tấp nập lui tới. Dư luận thiếu suy xét và được một thứ báo chí ham cái mới thúc đẩy, nên liên kết tên của các nhà hiện sinh : Sartre, Simone de Beauvoir, với những nơi chốn có tính huyền thoại như các tiệm cà phê Flore, Les Deux Magots, Le Tabou, với nhạc jazz, với lối khiêu vũ be bop, với loại ca nhạc của Juliette Gréco. Tuổi trẻ này chống chủ nghĩa theo thời một cách ồn ào, và có một lối cư xử khiêu khích, độc đáo.
Những người theo truyền thống lên tiếng chỉ trích những biểu lộ này, nhưng họ lẫn lộn những ý muốn làm mới tư duy và lối viết với lối sống lập dị ồn ào.
Nhìn chung, lối sống này chỉ là một hiện tượng xã hội có tính nhất thời. Nó biến đi trước lâu đài của học thuyết hiện sinh.
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Liễu Trương: Hiện tượng sách dịch ở miền Nam thời 54-75
Một trong những đặc điểm của đời sống văn hóa ở miền Nam thời 54-75 là sự mở rộng tầm nhìn ra thế giới, với ý muốn khám phá, thấm nhuần những tư tưởng triết học mới, những hiện tượng văn học mới, muốn biết thân phận con người được cảm nhận như thế nào qua nghệ thuật viết của các nhà văn trên thế giới. Thế cho nên trong những năm 60-70, có cả một phong trào dịch sách nở rộ.
Thật ra, vấn đề dịch sách Tây phương ở nước ta đã có từ lâu. Người đi tiên phong vào nửa đầu thế kỷ 20 là nhà văn, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người có công phổ biến chữ quốc ngữ và đồng thời cũng phổ biến tư tưởng Tây phương. Nhờ những dịch phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh mà các thế hệ đến sau được biết đến văn chương Pháp, giúp họ đi vào con đường Tây học.
Đến nửa sau thế kỷ 20, vào thời miền Nam, có thể nói vấn đề dịch sách nước ngoài đã tiến một bước rất dài. Số dịch giả ngày càng đông đảo. Các dịch giả không chỉ nhắm vào văn chương Pháp mà cả văn chương thế giới : từ Âu châu đến Hoa Kỳ, Mỹ châu La tinh đến các nước Ả Rập và đương nhiên vẫn có cái nhìn gần gũi với Á châu.
Ngành dịch thuật phát triển chủ yếu trong hai lĩnh vực : triết học và văn học.
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Malek K. Khazaee: Trường Hợp Nietzsche Điên Rồ (Ngu Yên dịch)
California State University at Long Beach
![]() |
Tranh của Hans Olde từ loạt ảnh The Ill Nietzsche, cuối năm 1899 Nguồn Wikipedia |
Lộ trình đạt tới mục tiêu của tiểu luận này có hướng đi ngược lại với lời khuyên của chính Nietzsche. Thay vì tìm hiểu một văn bản bằng cách biết tiểu sử và tính cách của tác giả, bài tiểu luận này cố gắng đánh giá trạng thái tinh thần của tác giả bằng cách phát hiện những dấu hiệu điên rồ trong bài viết của ông, đặc biệt là một số bức thư cho đến nay vẫn chưa được dịch. Lý do cho phương pháp tiếp cận này là do sự thiếu hồ sơ bệnh án tâm thần trong hồ sơ y tế của ông - một khó khăn lớn, như Jaspers đã nghiên cứu và nêu rõ. Chúng tôi hiểu rằng Nietzsche luôn lập dị, luôn hơi kỳ quặc và điên rồ. Chúng tôi cũng hiểu rằng, như chính Nietzsche đã nhấn mạnh, một gia vị điên rồ là cần thiết cho sự sáng tạo. Ông ta chắc chắn là rất sáng tạo, nhưng điên đến mức nào, và thực sự phát điên khi nào?
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Phạm Minh Hoàng: Thế nào là một năm nhuận
Trước tiên, chắc mọi người đều biết là Trái đất quay chung quanh Mặt trời trong vòng 365 ngày. Nhưng thực ra con số này là 365 ngày và 6 tiếng. Điều đó có nghĩa là khi lấy 365 ngày là chúng ta đã “để mất”6 tiếng mỗi năm hay 24 tiếng mỗi 4 năm. Và để điều chỉnh lại, thì cứ mỗi 4 năm người ta sẽ tạo ra một năm có 366 ngày và cái ngày dư đó sẽ được thêm vào cuối tháng 2 nghĩa là năm đó sẽ có ngày 29/2 và người gọi là năm nhuận.
Và để chọn năm nào là nhuận trong 4 năm đó thì các nhà toán học chọn ra một cách rất đơn giản, chúng ta sẽ lấy hai số sau cùng của năm và đem chia cho 4. Nếu chia chẵn thì đó là năm nhuận. Thí dụ năm nay 2023 không nhuận vì 23 không chia chẵn cho 4, và sang năm 2024 thì sẽ nhuận.
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý
Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.
Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?
Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Nguyễn Hưng Quốc: Báo Tết và văn hóa Tết
![]() |
Bìa báo xuân Sài Gòn thập niên 1950,nguồn VNExpress |
Inrasara: Người Cham ăn Tết như thế nào
Cham là dân tộc ham chơi. Trà Vigia viết bỡn:
“Chàm làm là làm chơi, chơi thì chơi thiệt“.
Chuẩn không cần chỉnh luôn. Tôi hơi khác, hơn mươi năm trước, ở tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư, tôi viết:
Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui
Chịu chơi cả trong đau khổ.
Câu thơ được một nhà nghiên cứu dùng làm đề từ cho công trình của mình. Vậy ta thử xem Cham chơi Tết như thế nào nhé.
Pangdurangga gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bốn thập niên trước, khi mùa mai vạn thọ vàng rực núi đồi, là chúng tôi biết Tết đến. Cả rừng mai vạn thọ, trải dài hơn ngàn mẫu khoảng rừng thưa vùng Vĩnh Hảo. Lên trên nữa là mai núi. Cũng bạt ngàn. Kể rằng, sẵn trời ban tặng nguồn suối thiên nhiên, khi xưa vua Chế Mân cho trồng hai loại mai để cùng công chúa Huyền Trân du xuân. Ông vua hào hoa này chưa hưởng trọn mùa mai, đã đi biệt, mang theo luôn bí ẩn cuộc tình đẹp đầy éo le vào đêm mờ lịch sử.