Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến
![]() |
Tháp Chăm Po Klaung Girai |
Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.
Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.
Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.
Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*)
I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý
Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.
Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?
Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Trương Nhân Tuấn: 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa– Bàn về chủ quyền Hoàng Sa
Battle of the Paracel Islands, Wikimedia |
![]() |
Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu |
Nhân 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa 17/19 tháng Giêng 1974, thử bàn về chủ quyền Hoàng Sa qua nguyên tắc "ex injuria jus non oritur".
Trong luật có nguyên tắc: "ex injuria jus non oritur". Đại khái có thể hiểu là "lẽ phải không phát sinh từ một hành vi bá đạo".
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 3)
TRƯỚC KỲ THI
Đơn vị chính trong các kỳ thi trên toàn miền Nam trước 1975 là cấp Tỉnh. Trường trung học công lập chính thức của tỉnh là nơi trực tiếp thực hiện những thủ tục cần thiết dưới sự sắp xếp của Nha Khảo thí và các cơ quan liên hệ của Bộ Giáo dục như Nha Trung học, Nha Tiểu học, đoàn Thanh tra.
Mấy tháng trước ngày thi, các trường tư thục trong tỉnh phải nộp học bạ của tất cả thí sinh thuộc trường mình cho trường Trung học công lập tỉnh kiểm nhận, và chỉ khi nào học bạ được kiểm nhận hợp lệ, học sinh liên hệ mới được cấp số báo danh để dự kỳ thi sắp tới. Cũng mấy tháng trước kỷ thi, các giáo sư công lập đang dạy chính môn nào thì được Nha khảo thí yêu cầu đề xuất một số đề thi thuộc môn đó (thường từ 3 đến 5 đề thi). Những đề thi này chỉ có tính tham khảo, xác suất được chọn rất nhỏ so với số đề thi đề xuất trên cả nước.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 2)
ĐÔI NÉT VỀ NGẠCH TRẬT VÀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG BỔNG CỦA CÔNG CHỨC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Trước khi đề cập đến thành phần giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa, xin trình bày sơ lược về chế độ ngạch trật và lương bổng dành cho các thành phần công chức nói chung.
A - VẤN ĐỀ NGẠCH TRẬT
Vào những năm 1954–1963 (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa) tại miền Nam, chế độ lương bổng dành cho các tầng lớp công chức khá ổn định và hài hòa ở hầu hết các ngành nghề, các lãnh vực khác nhau. Công chức thời ấy có hai thành phần chính: chính ngạch và ngoại ngạch.
* Công chức chính ngạch –Thường là những người được đào tạo ở các trường chính quy và được chia làm ba hạng chính:
- Hạng A – Dành cho những người tốt nghiệp Đại học trở lên
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 1)
Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30.4.1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng …, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai. Các bài viết này là một vài “ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.
I. SƠ LƯỢC VIỆC HỌC TẠI MIỀN NAM TRƯỚC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6, thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7–8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa (1954–1963), hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có 3 bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở 2 bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành 2 cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Trần Doãn Nho: Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus
Siêu vi: một nghịch lý
![]() |
Siêu vi coronavirus (Hình: WIkipedia) |
Một tấm hình đẹp của siêu vi coronavirus (COVID-19).
Cái đẹp chết người!
Siêu vi, dịch từ chữ “virus”, có gốc la-tinh là “poison” (chất độc), tuy là một thực thể lan truyền rất nhanh và gây bệnh cho sinh vật nhưng điều lý thú (và khôi hài) là nó lại không được xem là sinh vật (living creature). Vì sao? Nó có mặt hàng tỷ năm trên trái đất với một cách tồn tại nghịch lý: sinh sôi nẩy nở không ngừng, nhưng không hề “sống” (alive), một loại “xác chết cử động” (zombie). Chẳng thế mà nó đã trở thành một đề tài tranh cãi không ngừng kể từ lúc được khám phá vào cuối thế kỷ thứ 19: sinh vật (living) hay phi-sinh-vật (non-living)?
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022
Lê Hữu: Đêm rất thánh, đêm không cùng
Một anh bạn tôi, lấy cô vợ có đạo, nói với tôi là anh chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh.
“Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa.
“Riêng lễ Giáng Sinh,” anh bạn nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca nữa.”
Tôi hỏi “Bài gì?”, anh nói “Đêm thánh vô cùng.”
Trùng Dương: Leonardo và ‘Bữa Tiệc Cuối Cùng’: Tuyệt phẩm ‘tình cờ’ và công trình trùng tu kéo dài 21 năm
Báo NY Times, 7/2/1995, Mục 2, trg. 31
Một trong những tác phẩm hội hoạ cổ điển còn tồn tại tới nay “Last Supper” (Bữa tiệc cuối cùng) của danh họa Leonardo da Vinci, hoàn tất vào năm 1498 sau bốn năm thực hiện, là một trong những tác phẩm cổ điển được giới nghiên cứu nghệ thuật bàn thảo nhiều nhất. Đó cũng là tác phẩm đòi hỏi nhiều lần trùng tu hơn cả, với lần cuối vào cuối thế kỷ trước kéo dài tới 21 năm. Đây cũng là tác phẩm tuy là về một đề tài tôn giáo song đã vượt ra ngoài lãnh vực tôn giáo tới giới yêu nghệ thuật không thuộc hoặc thấm nhuần đạo Thiên Chúa giáo, với một quan tâm hoàn toàn có tính cách nghệ thuật.
Trong bài này người viết sẽ duyệt qua bối cảnh thực hiện và kỹ thuật sử dụng của thiên tài Leonardo trong tác phẩm “Last Supper” – một kỹ thuật không phù hợp với tranh tường và là một trong các nguyên do dẫn tới nhiều nỗ lực trùng tu liên tiếp, không lâu sau khi bức tranh vĩ đại này hoàn tất. Tại sao có người gọi tác phẩm này là một “tuyệt tác tình cờ” (accidental masterpiece)? Những công trình trùng tu nào đã được thực hiện trên “Last Supper”? Và cuối cùng, bài viết sẽ tập trung vào công trình trùng tu, có thể nói là đại qui mô, kéo dài 21 năm của bà Pinin Brambilla Barcilon và một nhóm nhỏ chuyên viên Ý tại nơi chứa bức tranh tường vĩ đại – vĩ đại cả ở vóc dáng lẫn giá trị nghệ thuật vượt trên cả mục đích tôn giáo của tác phẩm – tại nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở trung tâm thành phố Milan, Ý.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022
Trần Hữu Thục–Trần Doãn Nho: Cõi chữ cõi người
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho:
CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI
CÕI CHỮ CÕI NGUỜI gồm hai tập:
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018
Phạm Phan Long / Viet Ecology Foundation: Việt Nam vướng mãi vào điện than như mắc phải một lời nguyền
Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018
NGÔ THẾ VINH: CỐNG ĐẬP CHẶN MẶN GÂY RỐI LOẠN HỆ SINH THÁI VÀ NHỮNG CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017
Phạm Cao Dương: ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 - 1954)
Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017
Lê Minh Nghĩa: Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017
NGÔ THẾ VINH: MỘT VÒNG ĐAI. MỘT CON ĐƯỜNG. MỘT NƯỚC LÀO ĐANG HÁN HOÁ
Chùa bụt lạnh hơi sương... [Vân Đài, 1942]
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
NGÔ THẾ VINH: TRUNG QUỐC PHÁ HUỶ SINH CẢNH VÉT NẠO CÁC ĐẠI DƯƠNG :
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016
Hoàng Tuấn Công - "Chó Khôn Tha Cứt Ra Bãi"
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
Nguyễn Minh Cần - Vài “mẩu chuyện” về cuộc đời Hồ Chí Minh
(Đăng lại từ báo Thế Kỷ 21 số 96, tháng Tư, 1997)
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Ngô Thế Vinh - Viện Đại Học Cần Thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Con Sông Mekong
Gửi Viện Đại Học Cần Thơ
Và Nhóm Bạn Cửu Long
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016
Nguyễn Hoài Vân - Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo
Các nhà tôn giáo chỉ nghe lời những « thảo trình » đã cài sâu trong tiềm thức của họ, để kỳ thị phụ nữ. Các biện minh dựa trên Niềm Tin, trên Thần Học, đều từ đó mà ra ...
Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17 tháng 9 năm 2010, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một nữ linh mục, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, khách quý bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin » ! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục có ... vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha ...