Hiển thị các bài đăng có nhãn Bauxite Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bauxite Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Phản ứng của quốc tế trước bản án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang

1. Mỹ, Anh, Canada và các nước khác đồng loạt phản đối bản án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang


15/12/2021
VOA Tiếng Việt
Nếu chúng ta đang sống trong một xã hội có tự do, có phẩm giá, có công lý, có dân chủ thì những người như Đoan Trang sẽ có một vị trí đáng ngưỡng mộ trong xã hội.
Huy Đức

***

Tôi chỉ lo là có sống được để làm việc [viết sách, góp phần vào cuộc đấu tranh vì dân chủ] hay không, bởi vì với cách đàn áp này thì chắc họ muốn giết hết những người như chúng tôi.
Phạm Đoan Trang

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang tại tòa ngày 14/12/2021. Photo screenshot từ ANTV via YouTube.

Ngay sau khi nhà báo tự do Phạm Đoan Trang bị chính quyền Hà Nội tuyên án 9 năm tù vào ngày 14/12, Mỹ, Anh, Canada và hàng loạt các quốc gia phương Tây lên tiếng phản đối bản án này và kêu gọi chính quyền trả tự do ngay lập tức cho bà.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Bùi Quang Vơm: Bộ tứ mới sau đại hội XIII

Xin gửi đến bạn đọc bài viết của học giả Bùi Quang Vơm dự đoán về những khả năng dẫn đến danh sách “bộ tứ” sau Đại hội XIII của ĐCSVN. Tất nhiên, mọi dự đoán dầu có viễn kiến cỡ nào trước sau cũng chỉ là … dự đoán, bởi tình thế đặc biệt khiến cho nhiều ẩn số trở thành nổi cộm trong kỳ đại hội này. Bên cạnh nguyên nhân “gà mắc tóc” của một thứ đường lối đến nay đã quá già cỗi do ông Tổng bí thư đương chức khư khư chủ trương như tác giả nói, đã không làm cho người có chút tỉnh táo trong hàng ngũ kế cận dễ dàng nhắm mắt tin theo: “Đó là tham vọng cố chấp của một bộ não ngoan cố, bảo thủ. Nhưng ông Trọng không biết rằng, cho dù cố gắng mức nào, thủ đoạn cỡ nào thì thực chất ông đã là một quá khứ, một thứ ngoáo ộp, một hoàng đế không còn tại vị. Tất cả đều đã thấy rõ điều đó, thậm chí, chỉ sau khi ông «đứng trên vỉa hè» của chính trường, người ta sẽ nhắc tới ông như một cơn «giãy dụa» cuối cùng”, thì theo chúng tôi, còn có những sự cố kinh hoàng xảy ra ngay trước thời điểm đại hội chỉ một năm, đó là “sự kiện Đồng Tâm” làm mất niềm tin nghiêm trọng không phải chỉ trong lòng dân mà ngay cả trong hàng ngũ chóp bu của Đảng. Tìm được một “bộ tứ” nào để có thể dựng lên một thể chế sớm đưa xã hội thoát khỏi nỗi ám ảnh rùng rợn về một tổ chức giữ nguyên đường lối khủng bố dân bằng bạo lực, giết người không ghê tay kể từ 1930 đến nay, nhằm làm cho người dân tin rằng với “bộ tứ” kỳ này mình sẽ được sống trong an bình thật sự, được đem sức mình ra làm lụng cho xã hội mà không còn sợ những đám đông một tay cầm cờ đỏ một tay cầm vũ khí, đang đêm thình lình kéo đến tận ngôi làng ngàn đời cha ông để lại để nhân danh lý tưởng này nọ - như kiểu “sở hữu toàn dân” mà thực chất là “cướp nay có đảng có đoàn” - nổ súng triệt hạ mình. Đó mới là điều vô cùng khó, có thể nói là thiên nan vạn nan trong tâm lý. Góp thêm một lý do vào những lý do gây khó khăn cho việc sắp xếp nhân sự Đại hội kỳ này chúng tôi cũng không dám chắc mình đúng mà chỉ là thêm vào một nguyên nhân để chúng ta cùng xét đoán, luận bàn, thưa học giả Bùi quang Vơm cùng toàn thể bạn đọc xa gần.

Bauxite Việt Nam

Đại hội XIII đảng CSVN dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2021, nghĩa là chỉ còn không đến 5 tháng nữa, nhưng diện mạo nhân sự chủ chốt, số lượng ủy viên bộ chính trị sẽ được bổ sung, bộ tứ mới, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và đặc biệt là vị trí Tổng bí thư, vẫn chưa có một tín hiệu được phỏng đoán nào. Hiện tượng chưa từng có.

Ở các kỳ Đại hội khác, dù nhân sự luôn là tuyệt mật, cơ cấu Bộ chính trị, các vị trí chủ chốt, như bộ tứ, đặc biệt là hai vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng, dư luận bao giờ cũng phỏng đoán được với độ chính xác ít nhất cũng khoàng 60-70%. Lần này thì không, phản ánh khủng hoảng trong nhân sự đảng, khoảng trống trong nhân sự kế tiếp.

Nhìn vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay, người ta không khó nhận thấy khoảng cách quá xa giữa những người tại vị và lực lượng của đội ngũ kế cận bổ sung. Cả về trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, đặc biệt là lập trường tư tưởng, quá trình thử thách, đều không đủ độ tin cậy đối chiếu với quan điểm nền tảng chính thống.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Bauxite Việt Nam (tổng hợp): Một số dư luận ngày đầu tiên xét xử vụ án Đồng Tâm

FB Menras André


Để Nhà cầm quyền nhớ. Họ đã có thể cản trở cuộc thảm sát.
Dưới đây là bức thư tôi đã gửi đến Đại sứ VN tại Paris vài ngày trước.


FB Trương Huy San: Đồng Tâm


Vẫn biết chúng ta đang có một nền tư pháp có rất ít khả năng cung cấp công lý; nhưng, không vì thế mà chúng ta thủ tiêu khát vọng công lý.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

Nghiêm trọng! Thư ngỏ của Đặng Phác Phương (1), gửi đại biểu Lưỡng hội (2) Trung Quốc (Hy Tuệ dịch)


Các vị đại biểu, các vị ủy viên,

"Lưỡng hội" đã sắp đến kỳ khai mạc. Trong thời điểm đặc biệt này, tôi biết tâm trạng mọi người ít lâu nay rất phức tạp, có nhiều điều nghi hoặc trong lòng mà không giải đáp được, có những lời muốn nói không dám thốt ra, có những vấn đề muốn hỏi lại không dám hỏi, thậm chí đến Bắc Kinh tham gia hai hội đều căng thẳng bất an. Tâm tình của mọi người tôi có thể hiểu được.

Gần mười năm qua, vì lý do sức khỏe, tôi đã không tưởng đến chuyện chính sự nữa rồi. Thế mà mấy năm gần đây, tại Trung Quốc lại phát sinh rất nhiều chuyện lớn, có những chuyện còn liên quan đến an nguy của quốc gia. Nếu lúc này không có người nào đứng lên nói, ví thử sau này có muốn nói cũng chẳng thể nào nói được nữa. Do trình độ văn hóa có hạn, hôm nay tôi viết cho mọi người bức thư công khai, chủ yếu muốn đưa ra một số vấn đề để mọi người tham khảo:

1. Trong tư cách đại biểu của "Lưỡng hội", việc bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân hay bảo vệ quyền vị của một người chuyên quyền nào đó là trọng yếu?

2. Hiến pháp quy định rõ ràng rằng đại biểu của "Lưỡng hội" có quyền giám sát và sửa chữa các quyết định sai trái của chính quyền trung ương, thế mà mấy năm trước, chính quyền trung ương lại nêu ra "tội nói càn", và năm nay lại nêu thêm "tội không biết kính sợ". Trong tình cảnh như vậy, xin mọi người thử nghĩ về tầm quan trọng của sự tồn tại của các vị đại biểu "Lưỡng hội" là để làm gì?

3. Người đang chấp chính muốn định vị cho mình là người quy tụ quyền lực cao nhất ("nhất tôn"). Xin hỏi các vị đại biểu, người quy tụ quyền lực cao nhất của nước ta rốt cuộc là vị Hoàng đế giữ quyền thế tập của hoàng gia? Hay là vị Tổng thống do dân bầu? Hay là Tổng bí thư từ trong nội bộ đảng cử ra? Rõ ràng đều không phải. Thế thì nó là quyền lực cao nhất của ai?

4. Trước những sai lầm hệ trọng nhiều lần lặp đi lặp lại của Trung ương, đảng viên có nêu ý kiến thì gọi là "đổ vấy cho trung ương", dân chúng có nêu ý kiến thì gọi là "kích động". Xin hỏi các vị đại biểu, đất nước của chúng ra rốt cuộc là đất nước của ai?

5. Bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lan ra toàn thế giới. Có hay không việc chính quyền trung ương trì hoãn thời gian phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh? Có phải sự thật của dịch bệnh đã bị che giấu khỏi công chúng? Chúng ta có nên có một lời giải thích cho người dân trên thế giới biết những điều này? Và tình huống vượt ra ngoài tầm kiểm soát ở đây thì ai nên chịu trách nhiệm chính?

6. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng và xấu đi, các nhà lãnh đạo chủ yếu của trung ương nên chịu trách nhiệm gì?

7. Tình trạng động loạn ở Hồng Kông đã diễn ra được gần một năm. Rốt cuộc thì ai đã phá hủy cục diện tốt đẹp một quốc gia, hai thể chế của Hồng Kông? Các nhà lãnh đạo chủ yếu của trung ương phải chịu trách nhiệm gì?

8. Đầu tư một cách phi lý vào chiến lược "Vành đai và Con đường", không có sự phê chuẩn của đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc, không đoái hoài đến hiện tình kinh tế quốc gia và đời sống nhân dân như thế nào, các nhà lãnh đạo chủ yếu của Trung ương chỉ cần dựa trên sở thích và không thích cá nhân mà vung tiền đi khắp bốn phương. Bây giờ dự án sắp bị hủy bỏ, ai nên chịu trách nhiệm này?

9. Không thông qua sự phê chuẩn của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, cũng không thông qua luận chứng của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo chủ yếu của Trung ương đã quyết định đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng khu vực mới Hùng An trên cơ sở đề xuất của một số người. Đây là loại hành vi gì? Bây giờ dự án đã hủy bỏ, ai nên chịu trách nhiệm này?

10. Vì sao Đài Loan và Đại lục trên đường đi dần dà mỗi ngày một cách xa nhau? Trung ương nên chịu trách nhiệm gì trước việc này?

11. Một số lượng lớn các công ty nước ngoài đã rút khỏi Trung Quốc, một số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân đã đóng cửa, và một số lượng lớn công nhân đã mất việc làm. Điều này có liên quan gì đến quyết sách sai lầm của Trung ương không? Nếu vậy, ai nên chịu trách nhiệm này?

12. Người lãnh đạo đương nhiệm sử dụng quyền lực trong tay để sửa đổi Hiến pháp nhằm hủy bỏ chế độ nhiệm kỳ. Đây là loại hành vi gì? Nếu bất cứ ai có quyền cũng có thể vì mình mà lập pháp thì Hiến pháp của quốc gia còn dùng để làm gì nữa.

13. Chính phủ trung ương đã đưa ra quyết định áp dụng lại mô hình kinh tế theo kế hoạch đã bị thế giới loại bỏ từ lâu. Đây rốt cuộc có phải là để ổn định chính quyền trong tay cá nhân? Hay là cốt lo nghĩ cho lợi ích của đất nước và nhân dân?

14. Trong những năm gần đây, hình ảnh Trung Quốc trong con mắt quốc tế đã rơi sâu xuống nghìn trượng và tín dụng quốc gia đã biến mất. Ai nên gánh lấy trách nhiệm này?

15. Để ngăn trở các đồng chí cũ đề xuất một lời kêu gọi tập thể nhằm triệu tập một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, Trung ương ngang nhiên huy động lực lượng quân cảnh đưa một nhóm các đồng chí lão thành cũng như đảng viên đương chức trong Chính phủ và quân đội vào diện "được bảo vệ đặc biệt". Gọi là "được bảo vệ đặc biệt" kỳ thực là hạn chế quyền tiếp nhận thông tin, hạn chế quyền tự do hoạt động, hạn chế khách khứa tới viếng thăm. Đó là hành vi gì? Ai đã cho họ cái quyền ấy?

Các vị đại biểu, trên vai các vị đang gánh vác niềm tin của đảng và nhân dân ủy thác cho mình. Tôi tin chắc rằng các vị sẽ không bị nhầm lẫn khi đối mặt với những vấn đề đúng và sai vô cùng lớn lao quan hệ đến sinh tử tồn vong của đất nước. Khi các vị thực hiện quyền biểu quyết, các vị phải có trách nhiệm với nhân dân, với quốc gia, với lịch sử, chứ không phải là trách nhiệm với ai đó đang nắm quyền. Nếu không, tất cả chúng ta sẽ trở thành tội nhân muôn thuở.

Cuối cùng, chúc các vị đại biểu mạnh khỏe! Chúc đại hội thành công mỹ mãn!

Đảng viên Đảng CSTQ Đặng Phác Phương

Viết tại Bắc Kinh ngày 30/4/2020 (3)

Chú thích

(1) Đặng Phác Phương: Con trai cả của Đặng Tiểu Bình, sinh ngày 16-4-1944, tốt nghiệp Đại học Vật lý Đại học Bắc Kinh, vào Đảng CSTQ năm 1965. Trong Cách mạng Văn hóa, vì bố bị Mao bắt đi đày nên bản thân bị liên lụy, năm 1968, đang là Giảng viên ĐH Bắc Kinh, bị Hồng vệ binh bắt giam và ngược đãi, gãy một đốt xương sống và tê liệt toàn bộ thân dưới. Về sau khi bố trở lại chính trường, ông cũng được mời tham gia chính sự, như giữ các chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc lần thứ 11, Chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Người khuyết tật Trung Quốc lần thứ 5... Việc chính của ông là đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Phát triển Khang Hoa 康华Trung Quốc.

(2) Lưỡng hội: Đại hội chung giữa hai tổ chức Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (một hình thức Mặt trận của ĐCSTQ, bao gồm nhiều đảng phái, đóng vai trò một cơ quan cố vấn chính trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). Đại hội này thường được tổ chức mỗi năm một lần vào đầu năm.

(3) Chúng tôi có tham khảo bản dịch trên mạng: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=753526911845924&set=a.108424693022819&type=3&theater

Nguồn : Bauxite Việt Nam

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Hà Sĩ Phu: Vĩnh biệt Cụ Lê Đình Kình

Đau thương vĩnh biệt vị Lão cộng sản Lê Đình Kình 


Một người Cộng sản lão thành, quyết hiến dâng đời mình cho nhân dân, Cụ Lê Đình Kình đã từ biệt chúng ta, dưới đường đạn xuyên tim của những người vốn là đồng chí của Cụ. Nỗi đau thương vượt quá tầm của một cái chết bình thường. 

Cụ Lê Đình Kình không đấu tranh gì cho đất đai của riêng mình, và vẫn giữ lập trường “dân Đồng Tâm không chống Đảng Cộng sản”, chỉ chống sự bạo hành để bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân. Cụ Kình vẫn đứng trên tư cách một người vốn là Huyện ủy viên và Bí thư đảng bộ Xã và chưa hề bị ký luật đảng. Vụ “thảm sát” trong đêm rạng ngày 9/1/2020 mang tính chính danh từ Nhà nước, vượt khỏi vai trò phán xử của Tòa án và Luật pháp, nên đã mang tính Chính trị, không còn là một cuộc tranh chấp đất đai. 

Tiếng nói của phía cầm quyền còn đang thay đổi và vụ án sẽ ra sao chưa thể biết trước, nhưng trước mắt đây là một vết thương chung cho đông đảo những người Việt cả trong và ngoài nước, trên tinh thần Công minh và Nhân ái. Chúng tôi chỉ xin gửi đến Cụ bà Dư Thị Thành và gia đình lời phân ưu đau xót nhất, xin Cụ và gia đình hãy dũng cảm cho vơi bớt nỗi đau riêng, vì sự ra đi của Cụ Kình không còn là sự mất mát riêng của gia đình mà là một sự cố trong dòng chảy của toàn xã hội. Lịch sử nhất định sẽ lưu lại tiếng nói của Công lý và Nhân văn. 

Xin đau thương vĩnh biệt 

Hà Sĩ Phu cùng Bauxite Việt Nam 

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Các nhà hoạt động Paris mở đầu tuần lễ tưởng niệm nạn nhân Đồng Tâm

Bài thơ ông Lê Phú Khải viết trong những ngày Đồng Tâm nguy biến


Người dân thương tiếc cụ Lê Đình Kình  
Đã xuất hiện nhiều hình thức tưởng nhớ Cụ Lê Đình Kình. Tôi tin rằng dân Việt ta sẽ còn có nhiều hình thức tưởng niệm Cụ diễn ra ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Phạm Đoan Trang (BauxitVN): Không thể sợ những gì ta đã quá khinh

Phạm Đoan Trang: “Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi.” (Hình: Blog Pham Đoan Trang)

Ngày 1/1/2019 đánh dấu ngày có hiệu lực của (cái gọi là) luật An ninh mạng.

Có thể đâu đó sẽ có một bộ phận facebooker lao xao vì sợ bị kiểm soát, bị bắt vì luật này. Còn với tôi thì 1/1 đơn giản là một ngày đầu năm mới.

Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi, bởi vì nhiều lý do:

1. Tự do có nguyên tắc là một khi đã tồn tại và “gây nghiện” rồi thì rất khó bị tiêu diệt. Nếu muốn nhồi sọ, bịt miệng bịt mắt dân tuyệt đối, nhà cầm quyền phải cấm mạng Internet ngay từ đầu. Còn đến lúc này, khi người dùng Việt Nam đã quen với Internet và mạng xã hội, đã nghiện, bắt họ trở về trạng thái câm mù điếc như trước kia là điều bất khả thi.

2. Với năng lực quản lý tồi tàn của mình, nhà cầm quyền độc tài chẳng hy vọng làm được cái gì triệt để. Hơn thế nữa, cõi mạng toàn cầu không phải cái ao làng để chúng thích chọc nước đá bèo lúc nào cũng được. Thực tế là Việt Nam đâu phải Trung Quốc, có muốn làm giá với nhà đầu tư trên thế giới thì cũng nên xem lại nhan sắc mình. Google, Facebook và các công ty cung cấp dịch vụ khác chẳng có lý gì phải cúi đầu thúc thủ để nhà nước Việt Nam “mang về để dưới chân mình”.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Ngụy Kinh Sinh 魏京生: Hậu quả của Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ leo thang

Nguyễn Quốc Khải dịch


Hiện tại trong giới truyền thông có tiếng reo mừng hay la hét khi chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ một lần nữa lại leo thang. Thủ đoạn cũ kỹ của Trung Quốc là phá giá đồng tiền để chống lại những trận chiến thương mại, nhưng thủ đoạn này đã bị rạn nứt vì người Mỹ tăng thuế nhập cảng. Đây là tin mừng cho dân tộc Trung Quốc vì nhờ vậy lạm phát tột cùng có thể không xẩy ra. Mặc dầu tiền Trung Quốc đã mất giá khá nhiều, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc có thể ngưng không tiếp tục in thêm tiền nữa, nhờ vậy người dân Trung Quốc bình thường có thể hít thở dễ dàng hơn một cách khuây khỏa.

Khi Trump cương quyết tăng thuế nhập cảng chống lại thủ đoạn của Tập Cận Bình, ông ta cũng đã ném ra một nhánh ôliu. Theo những bài tường thuật của báo chí, những cuộc thương lượng đàng sau hậu trường vẫn tiếp diễn. Ngoài ra Trump cũng đã chứng tỏ thiện chí bằng cách ngưng thi hành lệnh cấm mua bán (denial order) chống lại ZTE. Những dấu hiệu này của Trump cho thấy rằng mọi thứ có thể được thương lượng, nhưng đừng dùng thủ đoạn. Chính sách thủ đoạn ngay trong những lúc thương lượng không còn có hiệu quả nữa.


Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Lê Phú Khải: “Thế lực thù địch” – mi là ai?

Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ “những thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này! Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?! 

Không khó để tìm ra, ai đã sinh ra các thế lực thù địch! 

1/ Những người nông dân đang sống yên lành trên thổ cư và ruộng đồng của họ, bỗng một hôm có kẻ vác một bao tiền đến “làm việc” với chính quyền xã, huyện... lên một “dự án”. Dự án được “duyệt”, rồi báo cáo lên tỉnh, được thông qua... Thế là công an được điều đến để giải tỏa mặt bằng. Mất nhà, mất ruộng rồi họ đi đâu, làm gì để sống, không cần ai biết! Dân không chịu, kéo nhau đi kiện từ Nam chí Bắc. Thế là thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch! 

2/ Công nhân trong các nhà máy do nước ngoài đầu tư, nhưng công đoàn lại do chủ đầu tư trả lương. Công nhân đình công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, công đoàn cuội bênh vực chủ. Lại đình công, lại thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch!!! 

3/ Tín đồ các giáo phái tự do tín ngưỡng, không thừa nhận các chùa chiền quốc doanh, các sư sãi quốc doanh... thế là thành “thế lực thù địch”! 

4/ Các nhà trí thức thấy hơn 40 năm đất nước thống nhất mà biển mất đằng biển, đảo mất đằng đảo, họ “nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa / Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”! (thơ Bùi Minh Quốc) nên họ viết phản biện ôn hòa lên các trang mạng tự do... Thế là thành “thế lực thù địch”! 

5/ Ngày tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh ở trận Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... dân kéo nhau đi thắp hương tưởng niệm dưới tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Trần Hưng Đạo... thế là thành “thế lực thù địch”. 

Nếu thống kê hết những nguyên nhân, nguồn gốc nào sinh ra “thế lực thù địch” thì còn nhiều lắm... Các nhà xã hội học có thể làm luận văn tiến sĩ về đề tài này… 

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Việt Dương/BVN: Về những tù nhân lương tâm Việt Nam


Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc
Bịt miệng người kêu nỗi đau Ải Bắc
Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa
Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà
Bùi Minh Quốc

Trên dòng đổ vỡ về tư tưởng, lãnh đạo và chính nghĩa của Đảng Cộng sản, dân Việt đã và đang chứng kiến ngày càng nhiều những phiên tòa của Đảng Cộng sản xử người yêu nước chống Tàu và đòi dân quyền. Theo dõi những người bị kết tội từ những phiên tòa ấy, chúng tôi có mấy nhận định, xin ghi lại như sau:

NỘI DUNG CỦA NHỮNG PHIÊN TOÀ

Những phiên tòa kết án những người yêu nước, yêu dân chủ cho thấy 3 điều:

1. Kết tinh và phát triển chủ lưu chống Tàu và đòi dân quyền

Cuối thập niên 1980, khởi đầu với nhóm Hiền sĩ cao nguyên gồm Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ), nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh và các ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo..., lên tiếng chống lại chế độ độc tài toàn trị và đòi dân chủ. Với những tác phẩm: Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của Trí Tuệ (1988), Đôi điều suy nghĩ của một công dân (1993) và Chia tay Ý thức hệ (1995), ông Hà Sĩ Phu đã chỉ ra sự sai lầm từ căn bản của chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trả giá cho sự phê phán này, ông đã bị bắt giam 1 năm không xét xử (95-96). Sau đó ông cùng với cả nhóm bị cô lập, quản thúc, quản chế, bao vây kinh tế.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Lê Trọng Hiệp: “Đổi mới” và “tư duy”


Ngày 9.4.2017 trang web chính phủ đăng bài của Đức Tuân “Thủ tướng yêu cầu phải đổi mới tư duy”. Thêm một lần nữa, người dân lại bị nhàm tai với cái khẩu hiệu sai be bét này [1].
Nó nhàm tai vì đã thành món nhai lại của giới lãnh đạo và ngành tuyên giáo từ thập niên 80 của thế kỷ 20 đến nay.
Nó sai bét vì để “đổi mới tư duy” trước hết phải biết “tư duy” cái đã. Mà từ trước đến nay thì đã có ai có cơ may chứng kiến những kẻ hô khẩu hiệu ấy “tư duy”?
Cũng như những kẻ hay những thế lực la oai oái là họ bị kẻ khác “bôi nhọ” và “hạ thấp uy tín”: muốn la làng như thế thì trước hết họ phải thực sự có “thanh danh” và “có uy tín” cái đã.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Bauxite Việt Nam: Phần còn thiếu trong bản báo cáo



Ngày hôm nay, 22 tháng 8 năm 2016, các báo và trang mạng xã hội đều giật tít cực kỳ ấn tượng. Tít như thế này: Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn.
Lời khẳng định của ngài Bộ trưởng như để mắng lại – dầu chỉ là mắng vuốt đuôi sau gần 5 tháng – ông Trưởng đại diện Formosa Chu Xuân Phàm, người từng có lúc hách dịch thách thức cả cái nước Nam này “chọn cá hay chọn thép”. Bây giờ thì đã có người tử tế hẳn hoi xác định, “cả cá và cả thép”. Vâng, ông Bộ trưởng nói ngon lành lắm Người dân Miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn”.
Thôi thì, cũng có thể thông cảm với tình cảm mùi mẫn chắc là có phần chân thành của ông Trần Hồng Hà: “Tôi luôn nhận thức được việc công bố biển sạch là rất quan trọng và cần thiết đáp ứng mong mỏi của người dân được biết môi trường biển đã sạch chưa? Vùng biển nào sạch? Vùng biển nào chưa sạch? Nuôi trồng hải sản được chưa? Hải sản an toàn chưa? để đảm bảo hoạt động sản xuất, đánh bắt, sinh kế trở lại bình thường. Tại Hội nghị này, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng và nhiệm vụ được giao sẽ công bố báo cáo về đánh giá chất lượng môi trường biển trong và sau sự cố. Tôi đề nghị các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay sau hội nghị này tiến hành các bước theo quy định công bố đầy đủ thông tin đáp ứng nguyện vọng chính đáng nêu trên của người dân”(1).

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

LS Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của Bauxite Việt Nam

Vụ xử sơ thẩm đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy của Tòa án nhân dân Hà Nội trong buổi sáng ngày 23-3-2016 còn để lại một dư âm nặng nề trong dư luận, trong nước cũng như quốc tế. Ngay thông báo của Tòa được gọi là “phiên xử công khai”, vậy mà một Nghị sĩ CHLB Đức, ông Martin Patzel đánh đường sang Việt Nam để xin vào dự thính đã bị từ chối. Đại diện nhiều Sứ quán tại Hà Nội cũng cùng chung số phận. Người Việt thì không lạ nhưng các thành viên nước ngoài có mặt trước cửa Tòa án lúc ấy hẳn lấy làm lạ lùng, càng thấu hiểu thực chất “dân chủ đến thế là cùng” của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi bản án vừa xử xong, LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn nhất thế giới như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, AI), Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists, CPJ), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights, FIDH)... đã lên tiếng mạnh mẽ, phản đối bản án sai trái và chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia. Trong không khí nóng bỏng đặt cơ quan công quyền của Đảng Cộng sản vào thế kẹt nhiều bề như vậy, BVN đã gặp gỡ luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật sư bào chữa cho hai bị cáo, nêu một số câu hỏi phỏng vấn ông, ngõ hầu làm sáng tỏ thêm đôi điều về phiên tòa đặc biệt này. Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn đã nhận lời phỏng vấn của BVN. - Bauxite Việt Nam

Câu hỏi 1
Lý do hay cơ duyên nào đã khiến LS nhận lời bào chữa cho hai bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, hai người bạn gắn bó nhiều năm với giới đấu tranh chống TQ xâm lược cũng như đấu tranh cho một xã hội dân chủ, nhất là anh Vinh?
Có lẽ tôi được mọi người biết đến kể từ khi làm LS bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, kế đó là LS bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Luật sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng… Ngoài ra, tôi cũng tham gia một số buổi biểu tình những năm 2011, 2013, 2014 phản đối Trung Quốc xâm lược nên có quen biết ông Nguyễn Hữu Vinh. Do có quen biết ông Vinh từ trước nên tôi nhận làm LS bào chữa cho Nguyễn Thị Minh Thúy luôn.
Câu hỏi 2 - Tình hình phiên tòa xử anh Vinh và chị Thúy của Tòa án Nhân dân Hà Nội trong buổi sáng 23-3-2016, theo LS có gì bất thường so với các phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến hoặc blogger khác hay không?
Phiên tòa sáng 23-3-2016, không khí ngột ngạt đè nặng từ bên ngoài cho đến trong phòng xử cũng giống như các phiên tòa mang màu sắc “chính trị” trước đó. Có sự khác biệt là phòng xử nhỏ hơn, diện tích khoảng 79-80m2; trong phòng cũng những người của công an bố trí mặc thường phục ngồi kín chỗ. Lần này, họ cho người nhà của các bị cáo mỗi bị cáo có một người được tham dự ngay từ đầu phiên xử mà không gây khó dễ gì. Thẩm phán chủ tọa cũng cho biết luôn là việc không cho các Luật sư mang laptop vào phòng xử là theo lệnh của An ninh…
Câu hỏi 3Theo dư luận và ý kiến của một số LS nhận việc bào chữa cho hai bị cáo thì trong gần hai năm qua, phía cáo buộc và giam giữ hai bloggers đó đã không thể nào tìm ra chứng cứ buộc tội, vậy trong phiên tòa họ dựa vào cơ sở pháp lý nào để kết án anh Nguyễn Hữu Vinh đến 5 năm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù giam? Cơ sở pháp lý ấy vững chắc đến đâu thưa ông?
Trong phiên tòa này phía đại diện Viện Kiểm sát đã đuối lý không đưa ra được các bằng chứng kỹ thuật kết tội Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy liên quan đến hai blog “Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Đến khi tuyên án thì Chủ tọa lại đưa ra các mẩu ghi chép, viết tắt, không rõ câu, không rõ nghĩa từ trong sổ tay của Nguyễn Hữu Vinh để làm bằng chứng buộc tội. Họ kết tội Thúy là đồng phạm với anh Vinh bằng việc thống kê nhiều lần hai người gọi điện thoại cho nhau theo list do các công ty thuê bao di động cung cấp, nhưng không đưa ra được nội dung hai người trao đổi cái gì trong những lần gọi đó.
Câu hỏi 4Tinh thần của hai bị cáo trong suốt phiên tòa ông thấy thế nào? Khi nghe tuyên án – mà dư luận chung đều thấy quá bất công, phi lý nữa – ông có thấy họ tỏ thái độ gì không? Họ có quyết định kháng án không?
Tinh thần của anh Vinh và Thúy trong suốt phiên tòa rất bình thản, tỉnh táo, trả lời ngọn ngành, nghiêm túc. Sau khi tuyên án tôi và các luật sư đều nhận thấy đây là một bản án bất công, phi lý, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự. Tôi tin rằng họ sẽ kháng cáo.
Câu hỏi 5Quan điểm của nhóm LS bào chữa có được trình bày đầy đủ và được Hội đồng xét xử lắng nghe không? Có chỗ nào hai bên phải tranh luận hoặc chỗ nào Chủ tọa cắt lời LS một cách bất bình thường không?
Các luật sư đã trình bày rõ ràng và đầy đủ các luận cứ bào chữa của mình và đều khẳng định hai bị cáo vô tội. Phía đại diện VKS chỉ đối đáp cho lấy lệ và không tranh tụng các vấn đề chính do luật sư đưa ra. Chủ tọa đã nhiều lần ngắt lời luật sư khi nói đến nhân thân của bị cáo, vấn đề đảng tịch của anh Vinh và Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Văn Phổ đã đánh lừa không cho anh Vinh trình bày về nhân thân của mình.
Câu hỏi 6Qua phiên tòa này, LS có lời nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm gì cho tất cả những nhà phản biện chính sách, nhất là những blogger đang sử dụng các trang mạng để đăng những phát biểu góp ý thẳng thắn với chính quyền về các mặt yếu kém nhằm phát huy dân chủ trong xã hội chúng ta?
Qua phiên tòa này, tôi nhận thấy chính quyền [đến nay vẫn] không hề thay đổi. Mọi tiến bộ về tự do, dân chủ đều phải trả giá và điều này phải do chính người dân ý thức được và sẵn sàng chấp nhận.
Câu hỏi 7Theo dự đoán của LS, kết quả của phiên tòa phúc thẩm (nếu có) sẽ như thế nào?
Tôi dự đoán phiên tòa phúc thẩm họ sẽ sửa chữa những sai lầm tại phiên sơ thẩm vì áp lực của sự thay đổi bắt buộc họ phải giảm mức án.
Câu hỏi 8Nếu phiên tòa phúc thẩm không trả tự do cho hai bị cáo, thì đây có thể thành một án lệ để xử các vụ tương tự trong tương lai hay không?
Phiên tòa phúc thẩm cho dù hai bị cáo có được trả tự do hay không thì hiện tại cũng không thể lấy làm mẫu cho tương lai cũng như hiện tại đã không thể sử dụng quá khứ làm chuẩn mực. Nói cách khác không có một án lệ nào cả, tôi nhận thấy sự thay đổi đang diễn ra rất nhanh chóng trong nước và quốc tế.


Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Bauxite Việt Nam - Thư giãn Chủ nhật: Tìm thuốc trị bệnh cứu nguy đất nước

Không biết nghĩ như thế nào mà một cộng tác viên là ông Nguyễn Duy Vinh lại gửi đến BVN bài viết về các loại thuốc chữa trị ung thư đã được cải tiến trên thế giới trong khoảng năm năm gần đây. Trong số báo mạng ra ngày Chủ nhật hôm nay chúng tôi xin vui lòng đăng lên để bạn đọc xa gần có ai quan tâm thì cứ việc tham khảo.
Tuy nhiên, nhìn tình hình trong nước từ mấy thập kỷ qua, rất nhiều người đều có ý kiến thống nhất cho rằng, tuy bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng trưởng và hiện đã đứng vào hàng cao nhất thế giới, đáng quan tâm thật, nhưng có một thứ bệnh khác phát sinh và lây truyền còn nhanh hơn rất nhiều (mà bệnh này hình như lại cũng là một trong những nguyên nhân xa gần dẫn đến việc tăng nhanh khủng khiếp của bệnh ung thư). Đó là bệnh... ngu. Điều đáng nói là căn bệnh quái gở có cái tên cũng quái gở không kém mà chúng tôi được mách cho biết ở đây lại có đặc điểm là không gây chết người, chỉ làm cho đầu óc người bệnh sa sút tệ hại, thường nói ra những câu không ai chịu nổi trong khi chính con bệnh vẫn cứ tưởng là mình thông thái; tất nhiên nói đã quàng xiên thì làm có hay ho gì không hay chỉ “ăn hại” chắc ai cũng biết rồi. Điều đáng nói khác nữa là thứ bệnh ngu đáng sợ này lại chỉ lây lan riêng trong một lớp người đặc thù mà thôi, ngoài ra thì không ai mắc phải cả. Theo các nhà y học thuộc cơ quan kiểm dịch cho biết thì bệnh chỉ truyền trong lớp... quan chức mà là quan chức cộng sản. Thế mới đáng lo. Sở dĩ dám quả quyết điều đó bởi cũng theo thông tin của các nhà chuyên môn, đã có một số nhà xã hội học làm nhiều cuộc điều tra, và rút ra được kết quả rất cụ thể. Ấy là: dưới triều đại cụ Hồ cách đây khoảng 70 năm, cụ có vời khá nhiều nhân sĩ ngoài đảng vào tham gia bộ máy chính quyền dân chủ cộng hòa, song cho đến cuối trào của Chính phủ ông Hồ, tính lại thì hầu như các vị nhân sĩ từng đứng trong bộ máy, từ lớn đến nhỏ chẳng một ai rơi vào căn bệnh nan y kia cả. 

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Danh Đức - Phải chăng đang có những tín hiệu… không bìn thường?

Trên tờ Tuổi trẻ vừa xuất hiện bài viết “Của để dành” của Tổng thống Thein Sein của một người ký tên Danh Đức (xin xem ở phần dưới), có thể xem là một tín hiệu khác thường. Bài viết ca ngợi sự dũng cảm của ông Thein Sein trong hai quyết định hết sức khó khăn là từng bước cố gắng rút dần ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng, kể từ 4 năm lại đây, và – gắn liền mật thiết với tiến trình đó – từng bước chuẩn bị cho sự chuyển đổi mô hình nhà nước Myanmar từ một thể chế độc tài quân phiệt sang thể chế dân chủ, cuối cùng dứt khoát trao chính quyền lại cho nhà dân chủ hàng đầu của Myanmar, khôi nguyên hòa bình Aung San Suu Kyi. 

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

LS Nguyễn Văn Thân - CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG MỘT THỂ CHẾ ĐỘC ĐẢNG HAY KHÔNG?


Nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong tháng 7 vừa qua, ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tuyên bố là "Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam nhưng lợi ích của Mỹ là một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền". Có một số người Việt ở hải ngoại đã không hài lòng và chỉ trích lời tuyên bố này của ông Đại sứ cũng như việc ông không chịu chụp hình dưới Cờ Vàng. Có lẽ không có ai phản đối vế thứ hai của lời phát biểu nhưng thế nào là một nhà nước pháp quyền và liệu một chính thể độc đảng có thể tạo ra một nhà nước pháp quyền thật sự được không? Hay nói một cách khác, có thể nào xây dựng một nhà nước pháp quyền tôn trọng dân chủ và nhân quyền như ông Đại sứ mong muốn nếu Đảng CSVN vẫn tiếp tục giữ quyền độc tôn lãnh đạo đất nước như hiện nay?

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Nguyễn Đình Cống - Cảm nghĩ về bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng

ông Vũ Ngọc Hoàng
Vừa qua ông Vũ Ngọc Hoàng, UV BCH TW Đảng, Phó trưởng  ban thường trực Ban  tuyên giáo, đã công bố  bài “Lợi ích nhóm – Chủ nghĩa tư bản thân hữu – Cảnh báo nguy cơ”. Đó là bài chính luận được nhiều người quan tâm và bình luận. Trong những  bình luận đọc được tôi tâm đắc  bài “Thời cơ ly khai với nhóm lợi ích“ của Nguyễn Tiến Trung. Tôi chỉ xin góp thêm một vài ý kiến.

Ông Hoàng đã chỉ  ra thế nào là Nhóm lợi ích và Lợi ích nhóm, thế nào là CNTB thân hữu và 5 hậu quả nguy hại của nó,  là nguy cơ chệch hướng của ĐCSVN  đi vào CNTB  thân hữu, vì  “Nước nào rơi vào CNTB thân hữu thì không ngóc đầu lên được”.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Bài phát biểu của giáo sư Tương Lai tại lễ tưởng niệm 14.3.15


Thưa các anh chị, các bạn,

Tôi vốn không định phát biểu mà nhường vinh dự thực hiện nghĩa vụ công dân hôm nay cho một anh chị khác. Nhưng, các bạn đã quyết định trao cho tôi vinh dự thực hiện nghĩa vụ công dân trong lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma ngày 14.3.1988 tôi xin mạo muội thay mặt cho những người yêu nước có mặt hôm nay nói lên lòng biết ơn vô hạn với 64 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại Gạc Ma, chống lại bọn Trung Quốc xâm lược.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Nguyễn Khắc Mai - Những nguyên nhân của thói dối trá


Lịch sử văn hóa của nhân loại cũng như của Việt Nam cũng là lịch sử đấu tranh giữa xác tín và dối trá. Xã hội loài người cũng như của một dân tộc, để không bị tan rã chắc chắn phải tựa vào sự xác tín. Trong quá trình tiến hóa của mình, loài người, từ người đứng thẳng (homo-erectus) qua giai đoạn người khéo léo (homo habilis) cho đến người thông minh (homo-sapien) chắc chắn phải dựa vào sự xác tín của ngôn ngữ trong mọi giao tiếp cộng đồng trên cơ sở xác tín. Ngôn ngữ mà không xác tín thì ông nói gà, bà nói vịt làm sao có thể hiểu nhau. Con cháu của Viêm Hoàng Bách Việt xưa cũng biết tổng kết thành “ngôn tất tiên tín”, nghĩa là lời nói trước hết phải xác tín hoặc “dữ quốc dân giao dĩ tín”, lấy sự xác tín đễ giao tiếp trong nhân dân. Nguyễn Trãi khẳng định: “Tín dã quốc chi bảo”(xác tín là của quý của nước).

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thiện Tùng - “Đổi mới chính trị” chỉ là sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam


Khi nhận ra chủ thuyết cộng sản quá nhiều khiếm khuyết, kềm hãm xã hội…, đầu thập niên 90, các nước cộng sản Đông Âu tiến hành cải tổ đồng bộ về chính trị và kinh tế (thượng tầng và hạ tầng) theo kiểu cha nào con nấy, êm xuôi, từng bước thăng tiến vững chắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận “cải tổ” về mọi mặt như các đảng cộng sản Đông Âu. Trước áp lực của công chúng về cuộc sống, tại Đại hội 6 năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết bám chủ thuyết cộng sản, chỉ “cải cách” nửa vời về kinh tế, với sách lược “đổi mới kinh tế” theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – có nghĩa là kinh tế thị trường chỉ là sách lược, là phương tiện phục vụ cho chiến lược kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ thuyết Cộng sản. Hình thức kinh tế “đầu gà đít vịt” này khiến đất nước khó phát triển, đang ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực, nhiều tệ nạn xảy ra, nhất là tệ cửa quyền, tham nhũng trong giới lãnh đạo.