Hiển thị các bài đăng có nhãn BKHT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BKHT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Hoàng Hưng: Hậu giám sát toàn cảnh (Post-Panopticon)

Camera giám sát có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại

Nhân ra mắt sách “Giám sát & Trừng phạt” của Foucault trong buổi khai mạc Thư viện tại trụ sở mới của Viện Pháp Hà Nội, Hoàng Hưng trích lược luận văn “Bentham, Deleuze and Beyond: An Overview of Surveillance Theories from the Panopticon to Participation” của Maša GaličTjerk Timan & Bert-Jaap Koops


Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Trịnh Khải Nguyên-Chương: “Sắc tức thị không” trong nhãn quan vật lý học

Cosmos.jpeg
Hình minh hoạ, Jordan Condon

Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận.


Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Jean-Paul Sartre: Chủ Nghĩa Hiện Sinh là Chủ Nghĩa Nhân Bản (Existentialism is a Humanism) (tt), Ngu Yên chuyển ngữ

Jean-Paul Sartre (1905-1980),
triết gia, tiểu thuyết gia, nhà biên kịch,
và nhà phê bình văn học người Pháp.
Hình chụp năm 1967.

(tiếp theo)

Đối với "tuyệt vọng", ý nghĩa của biểu thức này cực kỳ đơn giản. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta giới hạn bản thân trong việc dựa vào những gì nằm trong ý chí của mình, hoặc trong tổng các xác suất khiến cho hành động khả thi. Bất cứ khi nào người ta muốn bất cứ điều gì, luôn có những yếu tố xác suất này. Nếu tôi trông chờ một chuyến viếng thăm của người bạn, người này có thể sẽ đến bằng xe lửa hoặc xe hơi, tôi cho rằng tàu sẽ đến vào giờ đã định, hoặc xe sẽ không bị bể bánh. Tôi vẫn ở trong lĩnh vực có khả năng; nhưng người ta không dựa vào bất kỳ khả năng nào ngoài những khả năng liên quan chặt chẽ đến hành động của một người. Ngoài điểm mà các khả năng đang được xem xét không còn ảnh hưởng đến hành động của tôi, tôi nên không quan tâm đến bản thân mình. Vì không có Chúa, không có thiết kế thuận tiện nào có thể điều chỉnh thế giới và mọi khả năng theo ý muốn của tôi. Khi Descartes nói, “Hãy chinh phục bản thân hơn là chinh phục thế giới,” về cơ bản, ý của ông cũng giống như vậy - chúng ta nên hành động mà không có hy vọng.


Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Jean-Paul Sartre: Chủ Nghĩa Hiện Sinh là Chủ Nghĩa Nhân Bản (Existentialism is a Humanism), Ngu Yên chuyển ngữ

Jean-Paul Sartre (1905-1980),
triết gia, tiểu thuyết gia, nhà biên kịch,
và nhà phê bình văn học người Pháp.
Hình chụp năm 1967.

Lời người dịch: Nội dung bài viết này là một giải thích, một thuyết phục về kiến thức và khả năng nhận thức. Đối với tôi, “hiện sinh” là một cách sống của những ai không tin vào số mạng, những ai tin phải đơn độc không lối thoát khi làm người. Đó là yếu tính tự do mà nhiều người đã đánh mất. Đồng thời, người sống hiện sinh có ước muốn, ý muốn, ý chí làm cho đời sống và con người tốt đẹp hơn. Đó là yếu tính của nhân bản. Hiện sinh và nhân bản không cần phải là chủ nghĩa. Cả hai hiện hữu trong bản sắc của con người. Điều mà tôi học được từ bài viết này: phương pháp và phong thái luận lý của Sartre. Ông nổi tiếng trong những vụ tranh cãi về triết học, văn học và chính trị vì luận lý chặt chẽ, chi tiết, lôi cuốn và dễ nắm bắt. Bất kỳ là ai đều có thể tranh cãi với người khác, quan trọng nhất là tranh cãi với bản thân, đều có cách lý luận riêng. Cách lý luận này dẫn đến quyết định. Quyết định dẫn đến hành động. Hành động tạo ra tiểu sử. Cái mà người ta gọi là số mệnh là cái tự an ủi hoặc tự trốn tránh những gì mình đã làm. Phương pháp và phong thái luận lý là một trong vài khả năng quan trọng nhất tạo ra sự sống của một người và những ai dính líu đến người đó.


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Mặc Lý: Bài thơ Hồ Trường

Hồ Trường là tựa một bài thơ nhiều người đọc và yêu mến. Thậm chí một số giáo sư Việt văn đã đọc hay ngâm bài thơ này trong các lớp văn chương bậc trung học ở miền Nam trước 1975. Cuốn Việt Nam Văn học sử Giản ước Tân biên của Phạm Thế Ngũ in năm 1965 tại Sài Gòn cũng có ghi lại bài thơ này. Điều đáng tiếc là ít người viết rõ về nguồn gốc bài thơ. Nguyễn Bá Trác là dịch giả hay tác giả? Tựa bài Hồ Trường là một từ Việt hay Hán Việt? Hồ Trường nghĩa là gi?  Đáng tiếc hơn nữa là cho đến tận ngày nay, bài thơ được chép lại tam sao thất bản, nguồn này khác nguồn kia và ít có nguồn nào thật đúng, kể cả từ các nghệ sĩ ngâm bài thơ này.  Bài viết này cố gắng giải đáp các thắc mắc này.

Trước hết xin nói về nguồn gốc. Bài thơ này xuất hiện lần đầu trên Nam Phong tạp chí, bản chữ Hán năm 1919, còn bản quốc văn năm 1920 do Nguyễn Bá Trác đăng tải. Nguyễn Bá Trác sinh năm 1881 tại Quảng Nam. Ông đậu cử nhân năm 1906, nhưng sau đó quay sang học chữ Pháp, hưởng ứng phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, sang Nhật năm 1908. Để dập tắt phong trào Dông du, Pháp đã tạo sức ép lên Nhật trục xuất các du học sinh người Việt khỏi đất Nhật. Nguyễn Bá Trác sang Trung Quốc, lưu lạc một thời gian rồi trở về nước, ban đầu chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền Pháp, nhưng sau lại cộng tác với Pháp. Khi Nam Phong Tạp chí xuất bản năm 1917, ông là chủ bút phần Hán văn của tạp chí này, còn Phạm Quỳnh là chủ bút phần Quốc văn. Năm 1932 cùng với Phạm Quỳnh, ông tham chính, chức vụ cuối cùng là Tổng đốc Bình Định. Và cũng như Phạm Quỳnh ông bị Việt Minh giết năm 1945.


Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Liễu Trương: Tự truyện hư cấu

Thể loại tự truyện (autobiographie) không bất biến trong hình thức cổ điển của nó. Với thời gian tự truyện đã tiến hóa để đi về một hướng mới, cái hướng mang một tên mới lạ : autofiction (tự truyện hư cấu). Từ autofiction lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp năm 1977, trong cuốn truyện Fils (xin tạm dịch Những sợi dây chằng chịt) của Serge Doubrovsky, gây nhiều hào hứng trong văn giới.


Tự truyện hư cấu là một biến thể của tự truyện, có khuynh hướng phá hủy cái ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu : những biến cố, những sự kiện trong tiểu sử được trà trộn với những chuyện hư cấu, hay bị ngụy trang. Cuốn Fils của Serge Doubrovsky được xem như tác phẩm đầu tiên của loại tự truyện hư cấu.


Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Đào Như: Apollo 11 – Thảm kịch sau những vinh quang

Tàu vũ tr Apollo 11 Saturn V ct cánh cùng vi các Phi hành gia Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin E. Aldrin Jr. lúc 9:32 sáng EDT ngày 16 tháng 7 năm 1969, t T hp Phóng 39A ca Trung tâm Vũ tr Kennedy. Hình Wikipedia

Không có huy chương nào không có mặt trái, phía sau ánh sáng luôn là bóng tối, phía sau vinh quang là thảm kịch của đời.

Cả nhân loại khó quên ngày 20 tháng 7 năm 1969, hai phi hành gia Mỹ, Neil Amstrong, Edwin Aldrin đã ghi dấu ấn bàn chân của họ đi bộ trên mặt trăng. Đó là bước nhảy vọt (the jump up) của khoa học không gian thông qua sư kiện lch sử phi thuyền không gian APOLLO-11 đưa phi hành đoàn Mỹ đổ bộ lên mặt trăng.


Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Nguyễn Văn Huy: Cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung

*Nguyễn Văn Huy: Tiến sĩ Dân tộc học, giáo sư phụ trách khoa Các Dân Tộc Ðông Nam Á tại Ðại Học Paris

Tìm hiểu lịch sử những cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là một bổ túc cần thiết cho mọi dự án xây dựng Việt Nam tương lai. Bài viết tóm lược sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung, những phong trào phản kháng của người Thượng trong thời Pháp thuộc và dưới các chế độ chính trị của Việt Nam, để hiểu và nâng đỡ những đồng bào đang chia sẻ mảnh đất Việt Nam chung.

I. Sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung


Thượng là tên gọi chung những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam. Dân số người Thượng hiện nay trên 1,6 triệu người (tương đương với 1,9% dân số toàn quốc), được chia thành 19 nhóm khác nhau, đông nhất là các nhóm Bahnar, Sedang, Hré, Mnong, Stieng thuộc ngữ hệ Môn Khmer (Nam á) và Djarai, Rhadé, Raglai thuộc ngữ hệ Malayo Polynésien (Nam Ðảo). Ðịa bàn cư trú của người Thượng có hình giọt nước, rộng trên 60.000 cây số vuông, từ vừng rừng núi phía Tây các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung (bắt đầu từ Quảng Bình xuống Ðồng Nai) đến tận biên giới Lào và Kampuchea với các tỉnh Kontum, Gia Lai, Ðắk Lắk, Lâm Ðồng (gọi chung là Tây Nguyên) và chấm dứt trên những sườn đồi phía Nam dãy Trường Sơn trong các tỉnh Ðồng Nai và Sông Bé. Mỗi nhóm Thượng sinh trú trong một địa bàn riêng biệt với những ngôn ngữ, phong tục, tập quán riêng. Mật độ dân số trung bình khoảng 30 người trên một cây số vuông; tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 2% một năm. Ngày nay người Thượng trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ: 40% dân số trên Tây Nguyên. 


Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Inrasara: Làng & Văn hóa Làng Cham

Twai tamư paga yuw ba mưda tamư sang
Khách bước vào cổng nhà như mang cái giàu vào nhà

Câu tục ngữ nói lên đầy đủ tính hiếu khách của Cham.
Giàu hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. ‘Mưda’ là giàu nói chung, ‘ginup’: giàu bạn, giàu tình, giàu của cải, “giàu” con cháu, còn ‘kaya mưda’ là vừa giàu vừa sang...

Cham hiếu khách, sẵn sàng mở rộng cửa, rộng lòng để đón khách thập phương. Ngược lại, người khách cần có lối ứng xử đúng điệu, để hai bên không bị phiền hà khi tiếp xúc, bịn rịn lúc chia tay, và nhất là - nở nụ cười hay vỗ vai hẹn ngày tái ngộ. Cho dù thời hiện tại, người Cham đã phần nào “văn minh” hóa theo thời, nhưng đâu phải chỉ cần ứng xử lịch thiệp như của người văn minh là xong, là ổn. Mỗi dân tộc có đặc trưng của nó. Cham không là ngoại lệ. Vậy, trước khi “bước vào cổng nhà” Cham, mời các vị khách quý tự trang bị cho mình vài “kiến thức”căn bản, gọi là nhập môn.


Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Khái lược dòng thi ca Nam Phi, Ngu Yên dịch và giới thiệu

Tóm Tắt Điểm Nhấn Trong Thi Ca Nam Phi

(Bài dịch South Africa Poetry của Penny’s Poetry Wiki.)


Thi ca Nam Phi phong phú, có nguồn gốc từ thời bộ lạc cổ xưa. Giờ đây, đã là một dòng thơ lớn, đặc biệt, về phương diện đấu tranh tự do và kỳ thị chủng tộc. Bao gồm nhiều chủ đề, hình thức và phong cách. Bài viết này thảo luận về bối cảnh xuất thân của các nhà thơ đương đại và xác định các nhà thơ lớn của Nam Phi, các tác phẩm và ảnh hưởng của họ.


Bối cảnh văn học Nam Phi từ thế kỷ 19 đến ngày nay về cơ bản được định hình bởi sự phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đặc biệt là quỹ   đạo từ một trạm buôn bán thuộc địa đến một quốc gia phân biệt chủng tộc và cuối cùng hướng tới một nền dân chủ. Các lực lượng chính của sự gia tăng dân số và thay đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển đô thị cũng đã tác động đến những chủ đề, hình thức và phong cách văn học và thi ca nói riêng đã xuất hiện từ đất nước này theo thời gian. Nam Phi đã có một lịch sử giàu có về phẩm lượng văn học. Tiểu thuyết và đặc biệt, thơ đã được viết bằng tất cả mười một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.[1]


Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Đỗ Thông Minh : Trích Tuyển Tập Biên Khảo “Sự thật Hồ Chí Minh & những hệ lụy"

Những điều ngộ nhận về Hồ Chí Minh 

Giải Mã 1 Số Nghi Vấn Lịch Sử!


Hồ Chí Minh (HCM) và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tung ra nhiều tin giả thật lẫn lộn với mục đích tuyên truyền mị dân, lừa gạt. Nhiều lần dù đã biết sai rành rành như vụ “anh hùng” Lê Văn Tám... nhưng cứ coi sai là đúng (vẫn giữ tên trường, công viên “Lê Văn Tám”), gây ra khá nhiều ngộ nhận và nghi vấn!


1- HCM không được sinh ra ngày 19/5, ngày ấy chỉ là ngày thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (19/5/1941)! Thời đó nhiều gia đình không làm khai sinh con, nên sau hầu hết con cái cũng không biết được sinh ra ngày nào! Giáo sư Tiến sĩ về HCM học Hoàng Chí Bảo trong 1 buổi nói chuyện cũng đã công khai xác nhận điều này.


2- HCM không được sinh ra vào năm 1890, năm này chỉ là 1 trong 5 năm sinh HCM đã khai báo (1890, 1892, 1894, 1895, 1900, 1903...)!


Trần Gia Phụng: Công hay tội?

Hồ Chí Minh trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc (Ảnh tư liệu)

Khi tìm hiểu công hay tội của một nhân vật lịch sử, người ta thường xét hoạt động hay công việc của người đó đóng góp như thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có công hay có tội trước lịch sử Việt Nam?

1.- DU NHẬP CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Hồ Chí Minh (HCM) là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp năm 1920, đến Moscow và vào học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923. Cuối năm 1924, Liên Xô gởi HCM qua hoạt động ở Quảng Châu (Trung Hoa). Năm 1930, vâng lệnh Liên Xô, HCM thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại Hồng Kông. Sau vài tháng, do lệnh của Liên Xô, đảng CSVN đểi tên thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1945, HCM cùng đảng CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Cộng sản đầu tiên ở Á Châu.

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trùng Dương: 48 năm sau nhìn lại. Công trình vãn hồi sách báo Miền Nam & nghiên cứu kinh nghiệm kiến quốc 1955-1975 của VNCH

Nhà văn, nhà báo Trùng Dương 
Vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 cách đây 48 năm, tôi thức dậy trong căn lều nhà binh mới dựng hôm trước trong trại Camp Pendleton ở Nam California, cỏ còn cao quá đầu gối, chỉ mới có tôi và hai đứa con nhỏ, 9 và 2 tuổi. Mấy mẹ con được lùa vào đây nửa đêm hôm trước từ chiếc xe buýt đón chúng tôi đến từ Guam tại phi trường Los Angeles. Tôi nhìn ra những ngọn đồi thoai thoải phủ thảm hoa vàng giữa cái lạnh rơi rớt từ mùa đông vừa qua, nghe trong đầu câu hát Lòng thật bình yên mà sao buồn thế / Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ

Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy. 


Trần Doãn Nho: 1954-1975: một thời văn học phát triển rực rỡ

 Văn Học Miền Nam là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù. 


Nhân kỷ niệm 48 năm ngày 30/4, trong khi ngậm ngùi tưởng niệm một đất nước đã bị mất, chúng ta đồng thời tưởng nhớ đến – và cũng để tự hào - một thời văn học Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cho gọn, Văn Học Miền Nam (VHMN). 


Hàng chục năm qua, rất nhiều tác giả hải ngoại đã nghiên cứu về VHMN như Thụy Khuê, Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh…Đặc biệt, vào tháng 12/2014, một buổi hội thảo về VHMN đã được tổ chức tại Quận Cam với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà thơ từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ về trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Du Tử Lê, Trương Vũ, Nguyễn Đức Tùng, Phùng Nguyễn, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc-Tuấn, vân vân. Trong bài viết ngắn này, thay vì trích dẫn những tác giả hải ngoại, tôi đề cập đến ý kiến của một vài tác giả (mà tôi cho là) tiêu biểu trong nước bàn về Văn Học Miền Nam.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Inrasara: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Vẻ đẹp Cham. Photo: Jaya
Ở Việt Nam, dân tộc Cham hiện nay có khoảng 18 vạn người, sống trên 10 tỉnh thành khác nhau, tập trung nhiều hơn cả là ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang… là cư dân của vương quốc Champa cổ. Khác với nhiều dân tộc thiểu số khác, người Cham sinh sống ở vùng đồng bằng và thành phố.

Hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ ba chân kiềng: Lịch sử, ngôn ngữ chữ viết và tôn giáo dân tộc. Đó chính là sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.


Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gửi Mỹ Sơn ở lại.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)

Cựu hoàng Duy Tân. Hình Wikipedia

3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN (tt)

Cựu Hoàng Duy Tân viết gì trong Bản Tuyên bố Chính trị

Ở trên, chúng ta biết rằng vào ngày 29.8.1945, cựu hoàng Duy Tân đã phổ biến một tuyên bố chính trị quan trọng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ Việt-Pháp trong tình hình mới, khi cuộc thế chiến đã kết thúc. Gần đây, người viết bài này tình cờ tìm thấy tờ báo Pháp Combat (Chiến đấu) số ra ngày 16.7.1947 có một bài viết dài đề cập đến bản tuyên bố của cựu hoàng, thiển nghĩ đây là một tư liệu quý cần thiết cho người đọc yêu lịch sử và các nhà nghiên cứu.

Bài báo có nhan đề: “Bản tuyên bố chính trị của cựu hoàng Việt Nam Duy Tân, Thiếu tá thuộc lực lượng nước Pháp tự do”, đã trích dẫn nguyên văn nhiều nội dung quan trọng của bản tuyên bố ngày 29.8.1945.


Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)

Vua Duy Tân trong lễ tấn phong (1907) Nguồn: Wikipedia

3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN

Cựu hoàng Duy Tân là một trong hai ông vua yêu nước ở giai đoạn cuối cùng của triều Nguyễn (người kia là vua cha Thành Thái). Mới hơn 10 tuổi, ông đã cảm nhận cái nhục mất nước và năm 16 tuổi đã bắt đầu cuộc sống lưu đày, sau khi mưu định lật đổ chế độ thực dân Pháp bất thành. Từ nhiều thập niên qua, những năm tháng lưu đày của ông ít được nói đến, nhất là về cái chết còn nhiều uẩn khúc của ông. Gần đây, con trai ông là Claude Vĩnh San đã công bố một số tài liệu liên quan đến cựu hoàng, có trích dẫn một số chi tiết quan trọng về những năm tháng ông sống lưu đày ở đảo Réunion (thuộc Pháp) cùng một số hình ảnh tư liệu quí chưa từng công bố.

***

*Trước phút lưu đày

Hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh San sinh ngày 3.8.1900 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1899), được thực dân Pháp và triều thần Huế đưa lên ngôi ngày 3.9.1907 với niên hiệu Duy Tân. Làm vua trong thời loạn ly, ông sớm ý thức nỗi nhục mất nước, nhưng giữa đám triều thần lơ láo, đành phải nuốt nhục làm thinh. 


Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham

 “Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?


1. Vài mảnh vụn lịch sử 

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. 

Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).


Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước

Hình chụp vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. Nguồn: Wikipedia
Lịch sử triều Nguyễn thời kỳ mất nước ghi đậm dấu ấn của ba vì vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Họ yêu nước và phản ứng lại chính sách thuộc địa hóa của thực dân Pháp bằng những cách thức khác nhau, song cuối cùng đành chịu chung cảnh ngộ lưu đày. Dù không thành công, không thể đưa đất nước thoát vòng nô lệ, song những gì họ đã làm, đã trải qua là tấm gương sâu sắc về tinh thần yêu nước mà hậu thế có thể soi chung


I) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA VUA HÀM NGHI
         

Lúc rời kinh thành Huế sau khi quân triều đình thất bại trong cuộc tấn công bất thần vào tòa Trú sứ Pháp, vua Hàm Nghi mới 14 tuổi (1871-1885). Từ đó, ông dấn thân vào một cuộc sống lang bạt, ẩn lánh hết chỗ này đến nơi khác. Theo một bài viết dài gần 100 trang của cây bút A. Delvaux nhan đề Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam (Mấy điểm minh xác về một thời kỳ biến động trong lịch sử Việt Nam) in trong Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue: BAVH) số 3 năm 1941, sau một trận đánh lớn diễn ra tại Trai-Na (tiếng Pháp không bỏ dấu) gây cho quân triều đình những thiệt hại nặng nề, Tôn Thất Thuyết cùng một số người tìm đường sang Trung Quốc vào tháng 2.1886, giao việc hộ vệ nhà vua cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Lúc ấy, Tôn Thất Đạm độ 22 tuổi, được vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai, giữ nhiệm vụ liên lạc với các lực lượng nghĩa quân và đến vùng biên giới Quảng Bình để huy động lương thực. Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, ở sát cạnh nhà vua, ngày cũng như đêm.


Nguyễn Văn Tuấn: Buôn bán hy vọng trong y khoa

Một người bà con tỏ ý muốn được điều trị bằng một thuốc mà báo Tuổi Trẻ đưa tin. Nhưng khi tìm hiểu thì mới biết đây là một loại thuốc mới được thử nghiệm trong giai đoạn đầu. Bài học là đưa tin về y học đòi hỏi sự cẩn thận để không bị xem là buôn bán hi vọng.

Mỗi ngày, không biết bao nhiêu tin tức về khoa học được truyền đi, và tất cả đều là tin mừng. Khác với tin tức về chánh trị xã hội thường mang tính tiêu cực, tin tức liên quan đến khoa học chỉ là tích cực, nhứt là trong ung thư. Khám phá một protein mới có thể điều trị ung thư. Khám phá một chữ kí gen có thể phát hiện ung thư sớm và điều trị tốt hơn. Phát hiện một loại thuốc mới có thể trị dứt bệnh X (mà X có thể là ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, thoái hoá khớp, loãng xương, v.v.) Những tin quá tốt lành như vậy làm cho bệnh nhân đặt kì vọng quá lớn.

Đa phần là dỏm.

Vấn đề là tuyệt đại đa số những ‘tin mừng’ trong y học, đặc biệt liên quan đến thuốc men điều trị, chỉ là sản phẩm của PR, chứ không thật. Là người trong cuộc, tôi phải 'đau lòng' nói như vậy.