Hiển thị các bài đăng có nhãn BBC Tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BBC Tiếng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

BBC tiếng Việt: 'Bom bẩn' là gì'? Tại sao Nga tuyên bố Ukraine có thể đã sử dụng?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố Ukraine có thể sử dụng một "quả bom bẩn" - một thiết bị chứa chất phóng xạ và chất nổ thông thường.

Ông Sergei Shoigu không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, và Ukraine - cũng như Pháp, Anh và Mỹ - đã bác bỏ các cáo buộc.

Nga tuyên bố gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với người đồng cấp Anh, Ben Wallace rằng "ông quan ngại về các khiêu khích có thể từ phía Kyiv bao gồm việc sử dụng bom bẩn".

Ông Sergei Shoigu cũng đã trao đổi với các bộ trưởng quốc phòng từ Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, đưa ra các bình luận tương tự.

Trong một phản ứng chung, Pháp, Anh và Mỹ nói chính phủ của họ "tất cả đều bác bỏ những cáo buộc rõ ràng giả mạo rằng Ukraine đang chuẩn bị sử dụng bom bẩn trên lãnh thổ của chính họ".

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

BBC tiếng Việt: Nhà nước Việt Nam- Bộ máy bị chảy máu chất xám ngay trong nước?

Vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, y bác sĩ xin nghỉ việc đã được lãnh đạo Việt Nam xác nhận là có lý do “thị trường tự do”, và nguyên nhân chủ quan của hệ thống.

Dù dư luận quan tâm hơn cả đến hiện tượng y bác sĩ bỏ việc, khiến nhiều cơ quan y tế không vận hành được sau đại dịch Covid, hiện tượng “bỏ việc nhà nước” xem ra sâu rộng hơn, vượt ra ngoài ngành y.

Các báo và mạng xã hội từ mấy năm qua cũng nêu ra các hiện tượng “nhân tài đi du học không về nước” và các “cán bộ nguồn” đi du học về cũng bỏ nhà nước, ra làm tư.

Về con số 39.552 cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc trong 2,5 năm qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho là có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

“Khách quan là nền kinh tế thị trường XHCN, trong đó có thị trường lao động... nền kinh tế nhiều thành phần có cả công và tư nên có sự tương tác cùng phát triển, cạnh tranh trong đó có thị trường lao động...”

Ông cũng cho biết phương thức ký hợp đồng làm việc nên có sự ra vào giữa khu vực công và tư.

Còn về nguyên nhân chủ quan, ông Thăng nêu ra chế độ chính sách, rằng “tiền lương trong khu vực công so với nhu cầu cuộc sống còn nhiều khó khăn”.

Ngoài ra còn là công tác quy hoạch cán bộ, nhất là với các chuyên gia là chưa làm tốt nên với những người có năng lực giỏi thì khu vực tư lại có nhiều chính sách để thu hút, theo thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Một bài của BBC News Tiếng Việt hôm 03/10/2022 đã mổ xẻ vấn đề này trong ngành y tế Việt Nam, với các ví dụ thực từ TP HCM.

“Theo thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 18 tháng, đã có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Làn sóng nghỉ việc của các y bác sĩ phơi bày những bất cập trong ngành y tế về chế độ đãi ngộ, lương bổng cũng như áp lực từ xã hội mà họ phải chịu đựng.”

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

BBC tiếng Việt: Tham nhũng ở Việt Nam 'có truyền thống từ gia đình và gốc gác chính trị của cha anh'

 Các vụ xử quan chức cao cấp bị cáo buộc tham nhũng đang xảy ra liên tiếp ở Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người dùng chữ 'đốt lò' để chỉ nỗ lực chỉnh đốn Đảng Cộng sản. Đầu năm 2018, trả lời phỏng vấn, ông Trọng nói: ""Lò" nóng lên là do tất cả cùng vào cuộc, cùng quyết tâm "đốt lò" để đẩy lùi tham nhũng".

Động cơ của công cuộc 'đốt lò' mà người cầm đuốc đi đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng đã được nhiều đài báo quốc tế chú ý, ghi nhận rằng ông Trọng muốn làm trong sạch Đảng CSVN để giành lại niềm tin của nhân dân, và giữ tính chính danh cho hệ thống cầm quyền.

Tuy thế, căn nguyên của việc "sờ đâu cũng thấy tham nhũng" lại được đánh giá ở Việt Nam và ở nước ngoài rất khác nhau.

Tại Việt Nam, một tư duy khá phổ biến là coi cán bộ tham nhũng vì họ "suy thoái đạo đức", tham lam, mất đi "chất cách mạng".

Cách chống tham nhũng bằng "đức trị" này đã bị một số ý kiến, như ông Hà Sĩ Phu nêu từ hơn 10 năm trước, cho là không đúng, và không đủ.

Từ bên ngoài nhìn vào, các nhà quan sát châu Á và Âu Mỹ có xu hướng coi tham nhũng ở Việt Nam mang tính cơ chế, là sản phẩm của chính cách tổ chức nhà nước kiểu Leninist, quyền lực quá nhiều dành cho Đảng CS mà không có tam quyền phân lập, báo chí tự do để giám sát.

Ngoài ra, có đánh giá cho rằng tham nhũng còn mang tính lịch sử, là sản phẩm của việc hình thành tầng lớp cán bộ đặc quyền đặc lợi, từ thời họ được ưu tiên mua gạo, thịt trong khi người dân sống khốn khổ.

Một số yếu tố giống các nước châu Phi và châu Á về truyền thống dòng tộc, họ mạc, bè cánh theo quê quán, cũng khiến tham nhũng ở Việt Nam đưa nước này lại gần các nước như Nigeria, Kazakhstan...

 


Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

BBC Tiếng Việt: Covid - Chủ tịch VN Nguyễn Xuân Phúc đề nghị LHQ hỗ trợ vaccine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Đại hội đồng và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Liên Hiệp Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vấn đề vaccine.

Cuộc hội kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc với ông Abdulla Shahid, Chủ tịch Đại hội đồng, và ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 21/9 diễn ra trong khuôn khổ chuyến công tác của ông Phúc tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khoá 76.

Vấn đề dịch bệnh Covid-19 và vaccine được ưu tiên trên bàn nghị sự.

Trong các buổi gặp gỡ, ông Phúc nói về cuộc chiến chống Covid tại Việt Nam. Ông cảm ơn Chương trình COVAX và các tổ chức Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế và tư vấn chính sách về phòng chống dịch và phục hồi sau đại dịch cho Việt Nam.

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Liên Hiệp Quốc tiếp tục hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch, đồng thời luôn sát cánh, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Các bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc năm 1982 về luật Biển.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là nâng mức cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới Hội nghị COP26 tháng 11/2021 tại Glasgow tới đây.

Phiên khai mạc Đại hội đồng LHQ diễn ra vào sáng 21/9 giờ New York, tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở thành phố New York (Mỹ).

Tham dự khai mạc có nguyên thủ, thủ tướng và đại diện cấp cao của 193 quốc gia thành viên cùng các quan chức LHQ. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu.

Các nhà lãnh đạo được kỳ vọng cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp, đề xuất hành động đa phương nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu được quan tâm nhất hiện nay như ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển bền vững, những điểm nóng ở các khu vực, và các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó có biến đổi khí hậu, an ninh lương thực...

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

BBC Tiếng Việt: Việt Nam - Về đợt đặc xá hơn 3000 phạm nhân của Chủ tịch nước nhân 02/09

Truyền thông Việt Nam đầu tuần này đồng loạt đưa tin về việc Chủ tịch nước Việt Nam mới công bố quyết định đặc xá đợt năm 2021 nhân dịp 76 năm ngày Quốc khánh 2/9.

Báo Công an Nhân dân Online hôm 31/08 cho hay đợt đặc xá năm 2021 tiếp tục một lần nữa khẳng định 'chính sách khoan hồng' đối với người phạm tội, khuyến khích họ 'hối cải, hướng thiện', rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

"Theo Quyết định số 1535, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2021. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2021," Công an Nhân dân Online viết.

Còn tờ báo thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay có 499 tù nhân dân tộc thiểu số được hưởng đặc xá.

Tờ Việt Nam & Quốc tế (31/08) viết: "Tại buổi họp báo...Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2021 cho biết, trong số 3.026 phạm nhân được đặc xá lần này có 283 phạm nhân thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội về chức vụ.

"Theo đó, các phạm nhân được đặc xá năm 2021 thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội về chức vụ, đã nộp 24 tỷ đồng để thực hiện các bản án về dân sự và bồi hoàn, trong đó, người nộp nhiều nhất là phạm nhân chấp hành án tại Trại giam Thanh Xuân, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội, đã nộp 10 tỷ đồng.

"Trong tổng số hơn 3.000 phạm nhân đặc xá đợt này, các phạm nhân thực hiện bản án dân sự và chấp hành quy định về khắc phục hậu quả, đã bồi thường án dân sự với tổng số tiền khoảng 80 tỷ đồng.

Theo tờ Tuổi Trẻ, cũng tại cuộc họp báo, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng cho biết hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là ông Trần Việt Tân và ông Bùi Văn Thành "đã chấp hành xong án phạt tù, không thuộc phạm nhân đặc xá dịp 2/9 năm nay".

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Lê Quỳnh - BBC News Tiếng Việt: 48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội - Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài

Chiều 26/8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tạm biệt Hà Nội, với hoạt động cuối cùng là cuộc họp báo 20 phút.

Dựa theo tài liệu của phía Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng tôi dựng lại các hoạt động của bà trong 48 giờ thăm Việt Nam.

Thứ Ba 24/8/2021, 10 giờ tối:

Chuyến máy bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris từ Singapore đến Việt Nam tối 24/8 đã bị hoãn ba giờ đồng hồ do một cuộc điều tra về nghi ngờ xảy ra 'Hội chứng Havana' cho nhân viên Mỹ ở Hà Nội.

Bà Harris đã đáp xuống Nội Bài vào khoảng 10 giờ tối, giờ Hà Nội.

Hội chứng Havana là tên gọi của một loạt các sự cố sức khỏe bí ẩn được cho là xảy ra lần đầu tiên với các nhà ngoại giao Mỹ và các nhân viên chính phủ khác ở thủ đô Cuba bắt đầu từ năm 2016.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ra thông cáo:

"Cuối giờ chiều nay, phái đoàn công tác của Phó Tổng thống đã bị trì hoãn trong việc rời Singapore bởi vì Văn phòng Phó Tổng thống đã được thông báo về một báo cáo về một sự việc y tế mới đây có thể là bất thường tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đánh giá một cách cẩn trọng, quyết định được đưa ra là chuyến thăm sẽ tiếp tục."

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói trường hợp ở Hà Nội không phải là "trường hợp đã được xác nhận" của Hội chứng Havana. Bà nói rằng ca này xảy ra "từ vài ngày trước" liên quan đến một người không đi cùng bà Harris.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

BBC Tiếng Việt: Afghanistan - Lệnh cảnh báo tấn công khủng bố được phát đi tại sân bay Kabul

Một số quốc gia cho biết đã xuất hiện mối đe dọa cao về một cuộc tấn công khủng bố tại sân bay Kabul và cảnh báo các công dân không đi đến đây.

Úc, Mỹ và Anh đều đã đưa ra cảnh báo an ninh đến các công dân. Những người đang chờ bên ngoài sân bay được yêu cầu rời khỏi khu vực ngay lập tức.

Hơn 82.000 người đã được sơ tán ra khỏi sân bay Kabul, khi Taliban đã giành quyền kiểm soát cách đây 10 ngày.

Các quốc gia cũng đang đẩy nhanh tiến trình sơ tán công dân trước ngày 31/8.

Hàng ngàn người vẫn đang chờ bên trong và bên ngoài sân bay Kabul để hy vọng bay ra nước ngoài.

Taliban đã phản đối việc gia hạn thời hạn chót nhưng cũng đã cam kết cho phép công dân nước ngoài và người dân Afghanistan rời khỏi quốc gia này trước ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cho biết.

Hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Marise Payne cho biết: "Hiện có một mối đe dọa rất cao và đang hiện hữu về một cuộc tấn công khủng bố".

Cảnh báo được phát đi vài giờ sau Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những người nào đang chờ tại cổng Abbey, cổng phía Đông hoặc cổng Bắc "phải rời đi ngay lập tức".

Trước đó, Anh Quốc đã phát đi lời khuyến cáo tương tự khi yêu cầu mọi người tại sân bay "di chuyển ra khỏi đó và đến nơi an toàn, và chờ lời khuyến cáo tiếp theo".

Bộ Ngoại giao Anh cũng cho biết thêm tình hình an ninh tại Afghanistan "vẫn có thể thay đổi theo chiều hướng xấu" và "vẫn có nguy cơ cao và hiện hữu về các một cuộc tấn công khủng bố".

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Bùi Thư (BBC News Tiếng Việt): Cựu đại sứ Ted Osius- Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng cao nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ coi trọng mối quan hệ với Việt Nam và để mối giao hảo ngày càng được củng cố, Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng cao nhất của Việt Nam và hai phía cần chân thành với quá khứ, cựu đại sứ Ted Osius chia sẻ.

Đại sứ Ted Osius là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng nhiều năm làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại châu Á.

Từ năm 2014 đến 2017, trong vai trò đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông được đánh giá là đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai cựu thù.

Rời cương vị đại sứ, tháng 11/2017, ông Ted Osius (sinh năm 1961 ở California), tiếp tục ở lại Việt Nam và đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam tại TP HCM đến tháng 6/2018.

Ghi nhận đóng góp của Ted Osius, nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Huân chương Hữu nghị vào năm 2018.

Cuốn sách "Không gì là không thể: Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam" (Nothing is Impossible: America's Reconciliation with Vietnam) do ông viết dự kiến ra mắt chính thức vào tháng 10/2021. Sách là sự đúc kết của đại sứ Osius về mối quan hệ từ thù địch chuyển sang đối tác giữa hai quốc gia.

Nhằm làm rõ hơn những đánh giá của đại sứ Ted Osius về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Bùi Thư của BBC News Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn với ông bằng hình thức đàm thoại video.

Ủng hộ Việt Nam về Biển Đông và sông Mekong


BBC: Thưa ngài Ted Osius, ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quân sự?

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

BBC Tiếng Việt: Olympics Tokyo - VĐV TQ bị chỉ trích 'không có huy chương, không yêu nước'

Áp lực phải đạt thành tích cao đối với các vận động viên Trung Quốc chưa bao giờ lớn như lúc này. Nếu họ không đạt huy chương vàng, họ sẽ bị những người dân tộc chủ nghĩa trên mạng giận dữ coi là không yêu nước. Phóng viên BBC Waiyee Yip viết.

Tuần trước, đội bóng bàn đôi hỗn hợp nam nữ Trung Quốc tại Olympics Tokyo phải xin lỗi trong nước mắt vì chỉ đoạt huy chương bạc.

"Tôi càm thấy tôi đã làm cho đội thất vọng…Tôi xin lỗi tất cả mọi người." vận đồng viên Lưu Thi Văn nói, cúi người xin lỗi, nước mắt lưng tròng.

Bạn thi đấu của cô, Hứa Hân, nói thêm: "Cả nước đã chờ đợi trận chung kết này. Tôi nghĩ toàn đoàn Trung Quốc không thể chấp nhận kết quả này."

Kết quả thua trước Nhật trong trận chung kết ở môn thể thao họ thường thắng khiến nhiều người tức giận trên mạng.

Trên mạng xã hội Weibo, một số "anh hùng bàn phím" tấn công cặp đôi Lưu - Hứa, nói rằng họ đã "làm cả nước xấu mặt".

Những người khác lại đổ cho trọng tài thiên vị cặp đôi Jun Mizutani và Mima Ito của Nhật dù không có cơ sở.

Khi cơn sốt dân tộc chủ nghĩa tràn khắp Trung Quốc, đoạt huy chương Olympic không chỉ là vinh quang thể thao.

Đối với đám đông dân tộc chủ nghĩa cực đoan, mất một huy chương Olympic có nghĩa là "không yêu nước", các chuyên gia bình luận với BBC.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

T.K. Tran (BBC tiếng Việt - Bài gửi từ Stuttgart, Đức): Trước dịch Covid, công nhân VN đã làm việc kiệt sức và lương 'dưới đáy châu Á'

Khi nói tới nền kinh tế Việt Nam, người ta hay ví von nước này bằng những từ ngữ như con hổ, con rồng châu Á do những thành tựu kinh tế với tăng trưởng GDP hàng năm gần đây quãng 6-7%.

Ngay trong năm 2020, khi dịch Covid bùng phát khắp nơi trên thế giới, tăng trưởng vẫn cao ở mức quãng 2,7%, đó là một thành tích mà chỉ vài nước trên thế giới đạt được.

Đầu năm 2021 Ngân hàng Phát triển Á châu dự báo tăng trưởng kinh tế của VN sẽ ở mức 6,7%, nay dưới ảnh hưởng của dịch Covid cũng còn được ở mức 5,8% .

Đằng sau những con số mỹ miều không mấy ai trong chúng ta ý thức rằng mồ hôi và nước mắt của những người lao động đã góp sức tạo nên những giá trị thặng dư đó.

Trong thời kỳ virút Covid hoành hành, phần nước mắt của họ lại nhiều lên gấp bội.

Trong bài viết này, tôi xin trích các nguồn chính thức để vẽ ra bức tranh khốn khó của người công nhân Việt Nam trước khi có dịch Covid.

Bài sau sẽ đi vào vấn đề họ là nạn nhân của dịch Covid ra sao, từ góc độ kinh tế.

Tiền lương tối thiểu không bảo đảm đời sống tối thiểu


Trên nguyên tắc, nhà nước VN không can thiệp vào thỏa thuận tiền lương được thương lượng giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động.

Tuy nhiên cũng có một mức lương tối thiểu cho những công việc giản đơn nhất, được Hội đồng tiền lương quốc gia ấn định. Hội đồng này bao gồm đại diện của bộ Lao động, thương binh và xã hội, đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động và chuyên gia độc lập.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

BBC Tiếng Việt: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ 'là đối tác tin cậy'

Lloyd J. Austin III, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã có mặt tại Hà Nội hôm 28/7 trong chuyến công du Đông Nam Á.

Đầu tuần, ông đã thăm Singapore và nói: "Tôi đã đến Đông Nam Á để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác."

Ông cũng sẽ thăm Philippines sau khi thăm Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Austin là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên nội các Hoa Kỳ đến Đông Nam Á kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng.

Murray Hiebert, một nghiên cứu gia của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ, bình luận: "Một phần là cho khu vực biết rằng Hoa Kỳ vẫn coi nơi này rất quan trọng - rằng họ sẽ không bỏ qua và để Trung Quốc tung hoành trong khu vực."

Theo tờ New York Times, những tháng gần đây, một số quan chức Đông Nam Á đã cảm thấy bối rối vì thiếu sự can dự trực diện từ Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực ngoại giao trong đại dịch Covid-19.

Một số nhà phân tích Đông Nam Á đã xem quyết định của Ngoại trưởng Antony J. Blinken đến thăm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, nhưng không phải Đông Nam Á, là một sự khinh thường.

Ông Blinken đã cố gắng tổ chức một cuộc họp video với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, vào tháng Năm.

Nhưng hôm đó, do trục trặc kỹ thuật mà cuộc họp đã phải hoãn lại và dời lại vào đầu tháng Bảy.

BBC Tiếng Việt: Bạo loạn ở Capitol - 'Tôi sợ mình sẽ chết' - cảnh sát nói trong phiên điều trần

Một cảnh sát bảo vệ Quốc hội Hoa Kỳ trong cuộc bạo động của những người ủng hộ Donald Trump vào ngày 6/1 nói rằng ông sợ mình sẽ bị đám đông đè bẹp.

"Đây là cách tôi sẽ chết", Aquilino Gonell đẫm nước mắt nói với một ủy ban Quốc hội Mỹ khi một cuộc điều tra về cuộc tấn công ở Washington DC đang được tiến hành.

Một cảnh sát khác, Harry Dunn, người da màu, nói rằng ông đã bị miệt thị về chủng tộc.

Ít nhất 535 kẻ bạo loạn đã bị bắt kể từ vụ tấn công khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát.

Các công tố viên cho đến nay chỉ kết tội vài người.

Vụ tấn công đã dẫn đến cuộc luận tội chính trị và tuyên bố trắng án cho ông Trump thuộc đảng Cộng hòa, người bị các nhà lập pháp cáo buộc kích động bạo loạn - một tuyên bố mà ông Trump nhiều lần phủ nhận.

Cuộc điều tra trong ủy ban Lựa chọn của Hạ viện đang được tiến hành gần như hoàn toàn bởi các đảng viên Dân chủ, sau khi hầu hết các đảng viên Cộng hòa tẩy chay quá trình tố tụng.

Tuy nhiên, hai thành viên Đảng Cộng hòa - Liz Cheney và Adam Kinzinger - đã bỏ hàng ngũ để tham gia cuộc điều tra.

"Nếu những người chịu trách nhiệm không phải chịu trách nhiệm... thì điều này sẽ vẫn là một căn bệnh ung thư đối với nền cộng hòa lập hiến của chúng ta," bà Cheney nói khi phiên điều trần bắt đầu vào thứ Ba.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Nguyễn Hoàng An (BBC Tiếng Việt - Viết từ Sài Gòn) : Thư Sài Gòn 3 - Cảm xúc chuyện phụ nữ Hà Tĩnh gửi nhút ‘cứu đói’ miền Nam

Tôi vừa đọc trên báo Hà Tĩnh mẩu tin đáng chú ý. Tin cho hay hội phụ nữ tỉnh này đang ráo riết gom góp thực phẩm gửi vô Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Trong đó có một món rất đặc biệt: nhút mít.

Nhút mít là trái mít xanh bào nhỏ, phơi nắng cho săn lại, trộn với muối, rau ngổ phơi khô và bột bắp, cho vô lu muối lên, khoảng 5 ngày sau thì ăn.

Mấy chục năm ở Sài Gòn, tôi vốn hay đi đây đi đó, thích ăn đủ thứ món mới lạ, kết giao bạn bè khắp nơi nhưng cũng chưa bao giờ được nếm thử món này, thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy. Chỉ đọc trong văn học xưa và nghe bạn bè người Nghệ An, Hà Tĩnh lâu lâu đùa chọc nhau.

Ngoài nhút mít, phụ nữ Hà Tĩnh còn góp đậu phộng, tép khô, buồng chuối xanh mới chặt, trái bí mới hái… gởi vô Sài Gòn.

Tôi nhìn những tấm hình, những tấm băng rôn và những nụ cười chân chất, không biết nên nghĩ sao cho phải.

Miền đất giàu sản vật nay thiếu đói, vì sao?

Đất phương Nam giàu có sản vật. Thịt, cá, tôm, cua, rau, trái ngập đồng, ngập chợ. Cho dù một tuần nay Sài Gòn chỗ này chỗ kia thiếu rau, trứng gia cầm khó mua hoặc lên giá gấp hai, ba lần, thì cũng không phải Sài Gòn đã đói, hay đã thiếu.

Những ngày đầu cách ly xã hội, chính quyền TP HCM lúng túng trong điều phối lưu thông thực phẩm cung cấp vào thành phố, vội vã đóng hơn nửa số chợ truyền thống, đóng toàn bộ 3 chợ đầu mối, siêu thị cứ dính 1 ca F0 cũng lập tức đóng cửa toàn bộ… Chỉ trong vài ngày bỗng mất đi đến 70% nơi cung cấp thực phẩm tươi sống, gần 15 triệu con người choáng váng.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

BBC tiếng Việt: Biểu tình ở Cuba, nóng ở Việt Nam

Cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân Cuba vào chiều tối Chủ Nhật 11/7, vẫn đang được nhiều người Việt Nam quan tâm.

Qua báo chí quốc tế và mạng xã hội, họ biết những người biểu tình bức xúc vì thiếu thốn nhiều mặt.

"Không có thức ăn, không có thuốc men, không có tự do. Họ không cho chúng tôi sống", là phát biểu của ông Alejandro. Những người biểu tình cũng hô hào "tự do" và "hạ bệ chế độ độc tài".

Việt Nam tuy ở rất xa, nhưng được xem là nơi cùng cảnh ngộ, cả hai quốc gia đều do đảng cộng sản cai trị. Có lẽ vì thế, nhiều người Việt Nam chia sẻ với "nhân dân Cuba anh em”.

Thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Cuba?


Trên trang cá nhân, Phó Giáo sư, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang viết: “Fidel Castro và những nhà lãnh đạo Cuba đã làm cuộc Cách mạng 1959 đem lại tự do cho nhân dân và khát khao muốn đưa đất nước Cuba thành thiên đường cộng sản chủ nghĩa, cho nhân dân được tự do, hạnh phúc, cho các nước Mỹ La tinh noi theo…”

Ông cho rằng: “Nhưng cuộc thí nghiệm chưa từng có tiền lệ đó đã diễn ra hơn 60 năm, được đa số người dân hết lòng ủng hộ, mà nó hoàn toàn thất bại so với những mong ước ban đầu. Cuộc thí nghiệm vĩ đại và trường diễn đó chứng tỏ mô hình lý thuyết XHCN mà Fidel đã chọn đã thất bại, cũng như Liên xô và nhiều nước khác đã mắc phải.”

Danh khoản Nho Vũ bình luận: “Gửi toàn bộ bức thư của bác cho ông TBT đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì tình trạng chính trị của Cu Ba và Việt Nam là tương đồng nhau. Ông Trọng mà đọc và làm theo những điều bác nêu trong thư thì nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thoát khỏi kìm kẹp,lạc hậu... và sẽ có tự do, dân chủ , tiến bộ, văn minh, giàu có.”

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

BBC Tiếng Việt: Cuba nới lỏng hạn chế hải quan cho thực phẩm và dược phẩm sau bất ổn

Cuba đã tạm thời dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác sau những bất ổn gần đây.


Kể từ thứ Hai tới cho đến cuối năm, sẽ không có giới hạn đối với những hàng hóa mà hành khách mang vào Cuba.

Hàng nghìn người đã xuống đường vào Chủ nhật để phản đối tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, tăng giá và cách chính phủ đối phó Covid-19.



Một yêu cầu mà người biểu tình đưa ra là những người đến Cuba mang theo tiếp phẩm không phải trả thuế hải quan.

Chưa rõ việc thay đổi thuế quan như vậy sẽ có ảnh hưởng thế nào. Hiện tại rất ít người đi tới Cuba trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tiếp diễn.

"Không, chúng tôi không muốn mấy mẩu vụn. Chúng tôi muốn tự do," người chỉ trích chính phủ và là nhà báo Yoani Sanchez đã tweet ngay sau khi có thông báo trên. "Máu đổ trên đường phố Cuba không phải là để nhập vào thêm vài chiếc va li."

Thủ tướng Manuel Marrero Cruz đã công bố sự thay đổi này vào thứ Tư tại một cuộc họp được phát sóng trên truyền hình nhà nước.

"Đó là nhu cầu của nhiều người đi lại và cần phải ra quyết định này," vị thủ tướng nói. Chính phủ "sẽ đánh giá mọi thứ" sau ngày 31/12, ông nói thêm.

Hiện tại, người đi đến Cuba có thể mang theo 10kg thuốc được miễn thuế. Tuy nhiên, họ phải trả thuế hải quan đối với số lượng hạn chế thực phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân mà họ mang vào.

Hàng chục người đã bị bắt khắp cả nước kể từ khi bất ổn khởi phát vào Chủ nhật. Nhà chức trách xác nhận hôm thứ Ba rằng có một người đàn ông đã thiệt mạng.

Những cuộc tụ tập công khai không được cấp phép như vậy là bất hợp pháp ở Cuba và hoạt động biểu tình chống chính phủ hiếm khi xảy ra.

Cuba đổ lỗi cho Mỹ và chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ đã gây nên các cuộc biểu tình và các vấn đề rộng lớn hơn của Cuba. Hôm thứ Tư, Mỹ kêu gọi trả tự do cho tất cả những người biểu tình ôn hòa bị giam giữ ở Cuba trong thời gian bất ổn gần đây.

Phóng viên của hãng tin AFP tường thuật rằng chính quyền Cuba đã khôi phục việc truy cập internet vào hôm thứ Tư sau ba ngày gián đoạn. Tuy nhiên, một số nền tảng nhắn tin và mạng xã hội vẫn bị chặn trên mạng 3G và 4G, bao gồm Facebook, WhatsApp và Twitter.

Mạng di động chỉ mới được phổ biến ở Cuba trong vài năm gần đây và nhờ đó mà mọi người có thể tổ chức và truyền bá thông tin về các cuộc biểu tình gần đây.

Tuy nhiên, an ninh vẫn dày đặc trên các đường phố của Havana.


Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

BBC Tiếng Việt: Hoa Kỳ ‘không muốn Đài Loan độc lập, giữ nguyên trạng’

Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell hôm thứ Ba cho biết Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể cùng tồn tại trong hòa bình nhưng thách thức là rất lớn.

Đài Loan


Về Đài Loan, hòn đảo tự trị được Hoa Kỳ hậu thuẫn mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ của mình và muốn chiếm lại, Campbell tỏ vẻ thận trọng.

Ông cho biết Washington ủng hộ mối quan hệ không chính thức mạnh mẽ với Đài Loan và tin rằng hòn đảo này cần có một vai trò quốc tế và không bị cộng đồng quốc tế xa lánh, nhưng nhấn mạnh rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Ông nói: "Chúng tôi nhận ra và hiểu rõ những nhạy cảm liên quan ở đây."

Ông nói thêm rằng việc duy trì hòa bình và ổn định đối với Đài Loan là một sự cân bằng"nguy hiểm".

Trong cuộc trò chuyện với Asia Society, Kurt Campbell, nói: "Đó là một sự cân bằng nguy hiểm, nhưng phải được duy trì."

Kurt Campbell từng là trợ lý thứ trưởng ngoại giao về Đông Á thời Barack Obama từ 2009 tới 2013.

Sang thời Joe Biden, ông đảm nhiệm vị trí mới lập ra, có tên nhà điều phối Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông có sếp trực tiếp là Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, và có nhiều quyền hạn trong vấn đề Trung Quốc.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (BBC Tiếng Việt): Nhức nhối chuyện tượng đài ở Việt Nam

Khoảng chục năm trở lại đây, tượng đài là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Các tỉnh khắp cả nước đua nhau đòi xây tượng đài như một cơn bệnh dịch gây bất bình và phẫn nộ trong dư luận.

Mới đây nhất là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02/9/2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.

Xét về mặt lịch sử văn hoá, Việt Nam không hề có truyền thống về tượng đài.

Người Việt tưởng niệm các chiến công oanh liệt và các nhân vật lịch sử mà họ biết ơn bằng đền miếu khiêm nhường và nghi lễ thờ cúng, và diễn tích bằng các lễ hội.

Ở Việt Nam không hề có các bức tượng lớn (lớn nhất là tượng tín ngưỡng như tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng ở Quán Thánh (Hà Nội), hoặc các tượng Hộ pháp trong các chùa lớn). Các bậc đế vương hay anh hùng hào kiệt trong lịch sử Việt Nam như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Quang Trung…được tưởng nhớ chỉ bằng những ngôi đền quy mô vừa phải, rất ít khi có tượng thờ. Ngay cả các vị thành hoàng vốn là những vị tướng trong lịch sử cũng chỉ có ngai mà không có tượng. Từ đó, trong mỗi tâm thức một người lại có hình dung riêng về vị thánh của làng mình, bao đời nay là như vậy.

Tượng đài du nhập từ phương Tây từ thời Pháp thuộc, rồi rầm rộ dưới thời Liên Xô cũ. Tượng thờ của người Việt và tượng đài cho thấy rõ sự đối lập giữa hai truyền thống tưởng niệm thông qua tượng và đài. Tượng thờ nhỏ bé, để trong nhà và trên bệ thờ khiêm nhường, phải là tượng toàn thân, trong khi tượng đài san phẳng một khoảnh đất rộng để ngự trên đó, đặt trên bệ cao, và nhiều khi là tượng bán thân.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

BBC Tiếng Việt: Kim Jong-un - Bắc Hàn chìm trong ‘khủng hoảng nghiêm trọng’ sau thất bại trong dịch Covid

Kim Jong-un đã chỉ trích các quan chức hàng đầu về những sai sót dẫn đến "cuộc khủng hoảng lớn" không rõ liên quan đến Covid-19, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin.

Đây là dấu hiệu hiếm hoi cho thấy mức độ trầm trọng của đại dịch ở Bắc Hàn, quốc gia trước đây khẳng định rằng không có ca nhiễm Covid nào - một tuyên bố mà các chuyên gia hoài nghi.

Quốc gia này đã đóng cửa biên giới của mình để ngăn virus. Nhưng cùng với các lệnh trừng phạt quốc tế, cả thẩy đã khiến tình trạng thiếu lương thực và nền kinh tế của đất nước ngày càng tồi tệ.

Ông Kim trước đó thừa nhận tình trạng lương thực "căng thẳng" và yêu cầu người dân chuẩn bị cho hậu quả "tồi tệ nhất từ trước đến nay", viện dẫn sự so sánh với nạn đói chết người vào những năm 1990 của đất nước.

Trước đó, trong tuần này, đài truyền hình quốc gia đã phát sóng một bình luận hiếm hoi của một người dân nói về vẻ ngoài "tiều tụy" của ông Kim khi trông ông có vẻ như sụt cân.

Ông Kim Jong-un nói gì?


Trong phát biểu mà hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin, trong cuộc họp được triệu tập đặc biệt với các lãnh đạo đảng, ông Kim cáo buộc các quan chức cấp cao về sự tắc trách.

Kết quả là họ đã "gây ra một vụ việc cốt yếu tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia và sự an toàn của người dân cũng như kéo theo những hệ quả nghiêm trọng".

Bản tin sau đó nói thêm rằng một số thành viên của đảng đã bị triệu tập - bao gồm một thành viên từ Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị - gồm năm thành viên, tính cả ông Kim.

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

BBC Tiếng Việt: Tranh cãi về ‘vaccine made in Vietnam'

Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến tính minh bạch trong việc phát triển và sản xuất vaccine Nano Covax của Việt Nam.

Đến thăm Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tháo gỡ ngay mọi khó khăn, vướng mắc và nghiên cứu lập tổ hành động để thúc đẩy sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, giới khoa học tiếp tục bày tỏ nghi ngờ và quan ngại về thông tin mà Nanogen đưa ra liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi Nano Covax mà công ty này đang phát triển.

Bộ Y tế bất đồng Nanogen


Việc ông Phạm Minh Chính tới thăm Công ty Nanogen tại TP HCM vào hôm 26/6 cho thấy Việt Nam đang nỗ lực tìm thêm phương án cung cấp vaccine bên cạnh việc nhập khẩu vốn đang gặp khó khăn do khan hiếm nguồn cung.

Bước đi trên cũng góp phần xua tan những đồn đoán rằng Công ty Nanogen đang bị làm khó về mặt thủ tục.

Trước đó, ngày 22/6, Nanogen cho biết đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax.

Nano Covax là loại vaccine do Nanogen nghiên cứu, vừa kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2. Theo chia sẻ của Nanogen với báo chí, sản phẩm đã được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá tốt và đã thông qua đề cương nghiên cứu, triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên quy mô 13.000 người.

Tuy nhiên, ngay sau đó, một đại diện của Bộ Y tế nói rằng "kiến nghị cấp phép vaccine Nano Covax là nóng vội, chưa đầy đủ dữ liệu khoa học".

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

BBC Tiếng Việt: Giới siêu giàu Mỹ 'hầu như không trả thuế thu nhập'

Chi tiết nói về việc tiết lộ mức thuế thu nhập ít ỏi mà các tỷ phú Mỹ trả thế nào đã bị rò rỉ trên một trang web tin tức.


ProPublica cho biết họ đã xem được hồ sơ khai thuế của một số người giàu nhất thế giới, bao gồm Jeff Bezos, Elon Musk và Warren Buffett.

Trang web này cáo buộc ông Bezos của Amazon không trả thuế trong năm 2007 và 2011, trong khi ông Musk của Tesla không hề trả thuế thu nhập vào năm 2018.

Một phát ngôn viên của Nhà Trắng gọi vụ rò rỉ là "bất hợp pháp", và FBI và cơ quan thuế Hoa Kỳ đang điều tra.

ProPublica cho biết họ đang phân tích cái mà họ gọi là "một kho dữ liệu khổng lồ của Sở Thuế vụ" về thuế của các tỷ phú và sẽ công bố thêm thông tin chi tiết trong những tuần tới.

Trong khi BBC chưa thể xác nhận các tuyên bố này, vụ rò rỉ được cho là xảy ra vào thời điểm ngày càng có thêm tranh luận về số tiền thuế mà giới có tiền của đã trả và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

ProPublica cho biết 25 người Mỹ giàu nhất trả thuế ít hơn - trung bình là 15,8% tổng thu nhập đã điều chỉnh - so với hầu hết những người lao động chính thống của Mỹ.

Jesse Eisinger, phóng viên có thâm niên và là biên tập viên tại ProPublica, nói với BBC: "Chúng tôi khá ngạc nhiên khi người ta có thể làm [thuế] giảm xuống bằng không nếu người ta là tỷ phú. Thực tế, việc trả thuế bằng không đã thực sự khiến chúng tôi hết sức thất vọng.

"Những người siêu giàu có thể lách hệ thống theo cách hoàn toàn hợp pháp.