Hiển thị các bài đăng có nhãn BBC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BBC. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020
Bùi Thư (BBC News Tiếng Việt): Vì sao người Việt giàu chọn nhập tịch đảo Cyprus, Saint Lucia, Bồ Đào Nha
Không chỉ tới Mỹ, Canada, Úc hay châu Âu, nhiều người Việt chọn nhập tịch các quốc gia xa lạ như Cyprus, Saint Lucia và Grenada. Đâu là lý do đằng sau các quyết định này?
Định cư tại các quốc gia phát triển là giấc mơ của nhiều gia đình Việt. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, các điểm đến dần trở nên đa dạng hơn.
Caribe và Địa Trung Hải là hai khu vực đang được nhiều người Việt lựa chọn.
"Mỹ và Canada là các điểm đến truyền thống, nhưng gần đây bắt đầu có sự thay đổi. Nhiều người chọn vùng Caribe để phục vụ cho việc đi lại dễ dàng giữa các nước", ông Dominic Volek, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Henley & Partners, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
Henley & Partners là một công ty chuyên về đầu tư di cư (investment migration), với hai hình thức đầu tư để cư trú (residence-by-investment) và đầu tư để nhập tịch (citizenship-by-investment).
Ông Volek cho biết năm 2019, Việt Nam chiếm 20% lượng khách hàng của công ty trong khu vực Đông Nam Á.
"Số người giàu ở Việt Nam rất lớn. Họ quan tâm tới vấn đề đi lại toàn cầu và chính sách an sinh. Có thể nói Việt Nam là thị trường màu mỡ, tương tự Nigeria và Ấn Độ", ông nói.
Saint Lucia, Grenada, Antigua và Barbuda
Saint Kitts & Nevis, Antigua & Barbuda, Grenada, Dominica và Saint Lucia là những nơi mà nhiều người Việt chọn để đầu tư nhập tịch trong những năm gần đây.
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020
Mỹ Hằng (BBC News Tiếng Việt): Biển Đông - Học giả TQ nói VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh
Bài nghiên cứu xuất bản mới đây có tiêu đề "Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?" của giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) từ Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát.
Trong bài xã luận bằng tiếng Trung dài gần 20 trang, giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận.
Ông Triệu viết rằng đã có một thỏa thuận tồn tại trong suy nghĩ của các lãnh đạo Việt Nam: Nếu Trung Quốc hứa không dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, thì Việt Nam sẽ không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa hoặc sẽ không sử dụng Hoa Kỳ để can thiệp vào tranh chấp Việt-Trung.
Nói cách khác, ông Triệu cho rằng Việt Nam có khả năng nhượng bộ chủ quyền tại Hoàng Sa để củng cố vị trí tại Trường Sa; đồng thời nhượng bộ một cách có giới hạn ở Trường Sa liên quan đến đường phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ đường bờ biển của VN.
Ông Triệu cũng nghĩ rằng 'Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế' mà chỉ "dùng chủ đề này như một công cụ để đe dọa, gây áp lực lên Trung Quốc".
Về quan hệ với Mỹ, ông Triệu phân tích các phát biểu của các tướng Việt Nam và kết luận rằng: Các lãnh đạo Việt Nam tin "Mỹ chỉ dùng Việt Nam và sẽ không từ bỏ các chính sách lật đổ của mình đối với Việt Nam. Các học giả Việt Nam thân cận với giới ra quyết định tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể ngăn cản". Và rằng các lãnh đạo Việt Nam 'không có niềm tin ở Mỹ', mà tin rằng Mỹ nhiều khả năng sẽ trao đổi lợi ích với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đáp ứng các yêu cầu cơ bản về 'tự do hàng hải' ở Biển Đông, phản bội Việt Nam, và thừa nhận các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Triệu chỉ ra rằng các lãnh đạo Việt Nam tin rằng nếu Việt Nam hoàn toàn đi theo Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân trong trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là duy trì thế cân bằng với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020
TS Phạm Quý Thọ gửi tới BBC từ Hà Nội: Đại hội 13 - Đã đến lúc Việt Nam dám buông mô hình Trung Quốc?
Đại dịch COVID-19 đang làm thay đổi trật tự thế giới, làm căng thẳng sự đối đầu chế độ chính trị khác biệt ý thức hệ: Trung Quốc và Phương Tây. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, mặc dù sự lựa chọn sẽ là một khó khăn.
Để đi tìm câu trả lời, tôi xin đề cập hai ‘công thức chính trị’ sau đây về quá trình vận hành mô hình chế độ toàn trị trong hai giai đoạn lịch sử nhằm khái quát tính tất yếu thay đổi, và hơn thế, bối cảnh hiện nay mở ra cơ hội cải cách xoay chuyển với Việt Nam, mà Đại hội 13 là một thời điểm.
Trước hết, về công thức chính trị đến từ phương Tây của Lenin, Vladimir Lenin (1890 – 1924) là lãnh tụ cách mạng vô sản Nga, người vận dụng chủ nghĩa Marx trong điều kiện nước Nga tư sản đầu thế kỷ 20. Ông cùng với Friedrich Engels (1820 - 1895), trưởng thành từ xã hội tư sản Đức, sau này qua quốc gia tư bản khác là Anh quốc hoạt động, được coi là hai nhà tư tưởng về học thuyết nhà nước nói chung và nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Theo Lenin, nước Nga Sa hoàng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là ‘mắt xích yếu nhất’ của chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản… Ông lãnh đạo đảng Bolshevik tiến hành thành công cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thành lập nên nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Đó là chính quyền xô viết, một mô hình thể chế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại được thiết lập để xây dựng và tiến tới xã hội cộng sản.
Công thức biểu tượng, mô hình sụp đổ
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020
Quốc Phương - BBC News Tiếng Việt, London: VN và nhân sự Đại hội 13 - ‘Khó nhất vẫn là chức Tổng Bí thư’
![]() |
Lựa chọn nhân sự tại Đại hội 13 được cho là sẽ không phức tạp như trước Đại hội 12 |
Một hội nghị quan trọng bậc nhất trước Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được nhóm họp tại Hà Nội để trình phương hướng công tác nhân sự Trung ương đảng khóa tới, theo báo chí chính thống nhà nước
Sáng 11/5/2020, Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) của BCH Trung ương ĐCSVN (dự kiến nhóm từ ngày 11 đến ngày 14/5) chính thức khai mạc với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chủ trì, phát biểu khai mạc, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc, báo Nhân dân đưa tin.
“Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn và quyết định các vấn đề: phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; Tiêu chuẩn, tiêu chí, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng.
“Cũng tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019; Báo cáo những công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10-2019) đến nay; Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng năm 2019; bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng khác,” vẫn theo tờ báo là cơ quan ngôn luận của ĐCSVN.
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020
BBC: Việt Nam - Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
Quang cảnh ngôi nhà ông Lê Đình Kình chụp hôm 28/01/2020, gần ba tuần sau vụ tập kích và bố ráp 09/01, nhìn từ phía mặt đường trong thôn Hoành, xã Đồng Tâm
Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore.
Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự 'thất thế' trong xử lý của chính quyền.
Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy 'nặng nề' và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.
Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020
BBC: Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’
![]() |
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM 2006-2016 |
Ông Lê Thanh Hải, từng là một trong những chính khách nổi tiếng và quyền lực nhất Việt Nam, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói "phải xem xét kỷ luật".
Ông Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, đã nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12 năm 2016.
Thông cáo ngày 8/1 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói một loạt lãnh đạo cao cấp của TPHCM giai đoạn 2010-2016 đã có vi phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo thông cáo: "Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội."
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên cụ thể những người sau đây đã có vi phạm:
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019
Sarah Treanor và Vivienne Nunis -BBC News, Vanuatu: Kinh doanh hộ chiếu đang nở rộ
![]() |
Ảnh minh họa |
Bạn có thể có nó từ khi sinh ra, bạn có thể kiếm được nó, và bạn có thể mất nó. Gần đây, bạn cũng có thể dùng tiền đầu tư để đổi lấy nó.
"Nó" là quyền công dân của một quốc gia nào đó, và điều này đang trở thành một khái niệm uyển chuyển hơn bao giờ hết. Chỉ 50 năm trước, hiếm khi thấy các quốc gia cho phép người dân có hai quốc tịch, nhưng giờ đây đó là chuyện là phổ biến.
Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới hiện có các chương trình đầu tư đổi hộ chiếu. Theo một chuyên gia, luật sư người Thụy Sĩ Christian Kalin, giờ đây hộ chiếu là một ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 25 tỷ đôla mỗi năm.
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019
Kerry Allen: 7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong mới nổ ra, truyền thông nhà nước Trung Quốc im lặng.
Nhưng việc này thay đổi khi các cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực. Giờ đây, Trung Quốc đang sử dụng sự căng thẳng và biểu tình bạo lực đang leo thang để tạo ra một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm kiểm soát thông tin trong nước.
1. Chính sách im lặng
Khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng Sáu nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là ... không nói gì.
![]() |
Các cuộc biểu tình quy mô ở Hong Kong đã kéo dài sang tuần thứ 12 |
Kể từ đó, biểu tình Hong Kong đã trở thành một phong trào rộng lớn hơn kêu gọi cải cách dân chủ và điều tra sự tàn bạo của cảnh sát. Nó đã trở thành một lời kêu gọi phản đối Trung Quốc và sự xâm lấn của Bắc Kinh.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019
BBC: Việt Kiều Mỹ bị tuyên 12 năm tù tội 'âm mưu lật đổ chính quyền'
![]() |
Michael Phương Minh Nguyễn sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn 12 năm tù |
Phiên xét xử sơ thẩm Việt Kiều Mỹ, ông Michael Phương Minh Nguyễn cùng 3 bị cáo người Việt khác kết thúc trong sáng 26/4 với kết quả ông Micheal Phương Minh Nguyễn bị tuyên 12 năm tù giam và sẽ bị trục xuất sau khi hoàn thành án tù.
Ông Michael đã bị tạm giam gần một năm trước khi bị đem ra xét xử.
Ông Huỳnh Đức Thanh Bình 10 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Ông Trần Long Phi 8 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Ông Huỳnh Đức Thịnh (cha ông Bình): 1 năm tù giam.
Ông Michael, ông Bình và ông Phi chịu chung cáo buộc 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' theo Điều 1, Khoản 109 Bộ luật Hình sự 2015 của Việt Nam.
Ông Huỳnh Đức Thịnh bị cáo buộc 'không tố giác tội phạm' theo điều 1, khoản 309 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
'Án quá nặng'?
Trao đổi với Mỹ Hằng của BBC hôm 24/6, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người được chỉ định bào chữa cho ông Huỳnh Đức Thanh Bình, cho hay mức án được tuyên đối với các bị cáo là quá nặng dù không đủ bằng chứng.
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019
TS. Balazs Szalontai: Hà Nội-Bình Nhưỡng qua thăng trầm thời Chiến tranh Lạnh
TS. Balazs Szalontai Gửi cho BBC từ ĐH Korea, Hàn Quốc
![]() |
Một áp phích tuyên truyền của Bắc Hàn về mô hình 'chủ thể' |
Cả hai tiến hành đấu tranh vũ trang chống Mỹ và đối thủ miền nam. Cả hai, ít nhất trong một thời gian, cố gắng tránh bị kéo vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Liên Xô. Xét về chính trị, văn hóa, ý thức hệ, Bắc Hàn có điểm chung với Bắc Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác. Cả hai đều là nhà nước cộng sản thành lập bên trong các nước châu Á bị chia cắt.
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019
BBC: Vì sao Văn đoàn Độc lập không kỷ niệm 5 năm?
![]() |
Nhà văn Nguyên Ngọc (hàng đầu, bìa trái) cho biết: “Nguyên tắc của Văn đoàn Độc lập là không chỉ tôn trọng mà còn cố gắng phát huy tối đa sự đa dạng, đa nguyên của văn học”. FB PHẠM ĐÌNH TRỌNG |
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập thông báo họ không kỷ niệm 5 năm hoạt động “vì lý do an ninh” trong lúc một thành viên nói với BBC rằng “người ta báo trước là mình không được tổ chức công khai”.
Thông cáo của tổ chức xã hội dân sự nêu trên đăng tại trang Vanviet.info nói họ “quyết định hủy bỏ buổi kỷ niệm 5 năm hoạt động và trao giải Văn Việt lần thứ tư vào hôm 3/3 vì lý do an ninh”.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập quy tụ những cây bút quen thuộc như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng…
Cũng trong dịp này, bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc, trưởng ban Vận động Văn đoàn Độc lập đăng trên Vanviet.info cho biết: “Chúng tôi là những người cầm bút không muốn để cho ai dùng mình cả. Có thể có một câu châm ngôn mới: “Hãy nói cho tôi biết ai nuôi và dùng Hội của anh, tôi sẽ nói cho anh biết hội của anh là cái thứ hội gì!”.
“Nguyên tắc của chúng ta là không chỉ tôn trọng mà còn cố gắng phát huy tối đa sự đa dạng, đa nguyên của văn học, bới chính văn học sinh ra là để nói lên và bảo vệ tính đa dạng, đa nguyên của thế giới, của cuộc sống và con người.”
‘Đã báo trước’
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019
Laura Bicker (BBC News, Seoul): Thượng đỉnh Trump-Kim - Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam
![]() |
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 40% GDP Việt Nam |
Trong khi ông Trump và ông Kim gặp gỡ tại Thượng đỉnh lịch sử, BBC xem xét cách nước chủ nhà Việt Nam có thể đóng vai trò là hình mẫu cho tương lai của Bắc Hàn.
Một trong những hình mẫu này là bà Dương Thị Thanh, người đã xây dựng một doanh nghiệp dệt may toàn cầu từ một căn phòng nhỏ ở Hà Nội với, về cơ bản, một sô bự vi khuẩn lên men.
Bà Thanh nhuộm quần áo chàm truyền thống bằng cách sử dụng các kỹ thuật mà nhiều người cho rằng đã bị thất truyền. Đầu tiên, bà thuê nhân công ở Sapa thu thập lá cây chàm. Sau đó, bà lên men lá trong xô nhựa bằng rượu gạo, thứ mà bà đổ vào mỗi tối trước khi khuấy.
"Vi khuẩn luôn ngủ," bà nói và cười khúc khích khi tôi đến thăm xưởng của bà. "Chúng không muốn làm việc vì chúng rất lười biếng. Nhưng chúng thích uống rượu."
Bà cúi xuống và múc một cốc nước từ cái xô đang cầm trong tay. Nó có màu xanh lam nhạt với sắc xanh lục. Nhưng khi bà khuấy trong rượu, nó đổi sang màu xanh đậm. "Thấy chưa, rượu đánh thức chúng dậy," bà nói.
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019
BBC: Trump-Kim 2 - Bắc Hàn có thể học gì từ chủ nhà Việt Nam?
![]() |
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ diễn ra tại ở Hà Nội vào cuối tháng Hai |
Chỉ một tuần nữa, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần thứ hai và lần này ở Việt Nam.
Cả thế giới sẽ dõi theo các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa của họ, nhưng ông Kim cũng rất có thể sẽ tận dụng cơ hội để quan sát quốc gia chủ nhà, Việt Nam.
Ông Kim rất có thể sẽ thích những gì ông ta thấy ở Việt Nam. Vốn cũng như Bắc Triều Tiên, Việt Nam là một quốc gia Cộng sản độc đảng.
Nhưng kể từ 1986, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á - Ngân hàng Thế giới cho biết GDP của nước này có thể đạt 6,6% trong năm nay.
Và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được điều này trong khi vẫn giữ được quyền lực tuyệt đối.
Hà Nội không cho phép sự tồn tại của các nhóm đối lập, duy trì "sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp" với quân đội và công an. Theo tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế, đã thực hiện một "cuộc đàn áp không ngừng đối với giới bất đồng chính kiến".
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018
BBC: Ông Nguyễn Phú Trọng: 'TBT làm CT nước là giải pháp tình huống'
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng nói việc Tổng bí thư đảm nhiệm chức Chủ tịch nước là giải pháp tình thế |
Ông Nguyễn Phú Trọng nói với người dân Hà Nội hôm 8/10 rằng việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước không phải vì nhất thể hóa mà là tình huống.
Sau nhiều đồn đoán, bình luận, từ giới quan sát và người dân trong và ngoài nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức phát biểu về việc được 'giới thiệu' ứng cử chức Chủ tịch nước trong buổi tiếp xúc cử tri Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội.
Đây là chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, theo thông tin từ webisite Chinhphu.vn.
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
Phạm Đỗ Chí: Việt Nam ‘cần khôn ngoan’ trong thương chiến Mỹ - Trung
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí trả lời phỏng vấn của BBC
Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại gia tăng với Hoa Kỳ kể từ tháng Bảy, trong lúc có lo ngại tăng trưởng của các quốc gia khác bị ảnh hưởng.
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ đôla.
Từ Washington DC, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, bày tỏ quan điểm riêng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động tới Việt Nam.
BBC: Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, EU và cả không ít các đối tác đồng minh như Canada, Hàn Quốc có vẻ đã thực sự bắt đầu. Hiện theo ông quan sát thì các giới chỉ trích chủ yếu ở Phương Tây nói gì về chính sách này của Tổng thống Trump?
Phạm Đỗ Chí: Chính phủ Donald Trump đã tuyên bố nhiều lần rằng thuế quan (tariffs) là cần thiết để cắt giảm thâm hụt mậu dịch với EU và các đồng minh khác như Canada, Nhật và Hàn Quốc.
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018
Giáo sư Peter Zinoman Đại học California, Berkeley: 'Bên Thắng Cuộc' chỉ ra hạn chế của Đổi Mới
BBC, 28 tháng 3, 2018
Đây là bài phát biểu của GS Peter Zinoman trong buổi
thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Đức hôm 24/3/ 2018 tại Hội
thảo hàng năm của Hội nghiên cứu châu Á (Association for Asian Studies) ở
Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về châu Á ở Bắc Mỹ, với
hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.
Nhà nghiên cứu Peter Zinoman phát biểu
về sách Bên Thắng Cuộc ở hội thảo vừa qua tại Mỹ
về sách Bên Thắng Cuộc ở hội thảo vừa qua tại Mỹ
Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của
khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về
hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation trong tiếng Anh).
Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước
khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập
niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn
hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu
hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét
toàn bộ hiện tượng.
Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017
BBC: Hà Nội học được gì từ Hàng Châu?
Người trú mưa ở một danh lam thắng cảnh
Hàng Châu
Hà Nội vừa lên tiếng bác bỏ
thông tin thành phố đồng ý thuê Viện Thiết kế và Quy hoạch Hàng Châu, Trung Quốc,
tư vấn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Tuy thế, thông tin này đã được
mạng xã hội bình luận rộng rãi, và có ý kiến đặt câu hỏi về khả năng để
một công ty Trung Quốc quy hoạch sông Hồng, đoạn ở thủ đô Việt Nam.
Nhưng bỏ sang một bên tâm
lý dân tộc chủ nghĩa, thành phố Hà Nội có học được gì từ Hàng Châu, về thiết
kế đô thị, như tìm hiểu của Nguyễn Giang:
Đầu tiên là tầm vóc của Hàng
Châu trong khung cảnh đô thị hóa ở Trung Quốc, so với Hà Nội.
Theo trang web
hangzhou.gov.cn của chính quyền Chiết Giang, năm 2015, Hàng Châu có 9 triệu
dân, trong đó 5,5 triệu sống ở các quận nội thành.
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
BBC: Dưới áp lực nhiều doanh nghiệp dừng quảng cáo trên YouTube
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image
caption YouTube
bị xử phạt ở Việt Nam vì đăng quảng cáo mà "chưa làm thủ tục
thông báo"
Một số doanh nghiệp đã tạm
ngừng quảng cáo trên YouTube sau khi chính phủ Việt Nam gây áp lực nhằm ngăn
chặn các clip "có nội dung xấu" trên kênh này.
Hãng tin Anh Reuters nói từ
tháng trước, Việt Nam thực hiện chiến lược mới để gây sức ép với các doanh nghiệp
hoạt động trong nước, đồng thời với hãng Google Inc., chủ sở hữu của YouTube,
để họ phải gỡ bỏ những clip có nội dung chỉ trích chính phủ.
Hôm 24/2, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) theo đó
"các nội dung xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các
clip đăng tải trên trang YouTube như phản ánh cần được Bộ Thông tin và Truyền
thông ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời."
Tuy nhiên, nhiều video trên
YouTube được đưa lên ở nước ngoài, ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016
BBC: Nghị quyết 'tự diễn biến' của ĐCSVN bế tắc về lý luận?
Quy định về sở hữu đất là nguyên nhân của
nhiều vụ va chạm ở Việt Nam
Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng ký ban hành một nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đề cập tới việc ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện được mô tả là "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội
bộ.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn
Giáo sư Tương Lai từ TPHCM và Tiến sỹ Lê Đăng Doanh từ Hà Nội.
'Cơ thể chết'
Trước hết Giáo sư Tương Lai,
nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nói việc đưa ra các khái niệm
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là điều mà ông gọi là sự
"bế tắc về lý luận".
"Là một người nghiên cứu
thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho
rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ.
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
BBC: Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái?
Vụ bạo hành nổ súng chết người ở tỉnh Yên
Bái hôm 18/8/2016 đặt ra những câu hỏi lớn về hành vi, ứng xử trong xã hội Việt
Nam hiện nay.
Vụ bạo hành bằng súng làm chết
người hôm 18/8/2016 ở tỉnh Yên Bái của Việt Nam giữa một số quan chức lãnh đạo
tỉnh này đã gây ra những quan ngại trong dư luận và cho thấy những chỉ dấu đáng
báo động về tình trạng bạo lực và ứng xử bạo hành trong xã hội Việt Nam, theo
các khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Để giảm thiểu mức độ nghiêm
trọng và phòng tránh những diễn biến tương tự, cần phải có ngay một số giải
pháp điều chỉnh từ luật pháp cho tới đạo đức theo các nhà nghiên cứu xã hội,
nhà quan sát, nhà báo và blogger tại chương trình tọa đàm trực tuyến hôm 25/8 từ
Việt Nam và hải ngoại.
Từ Orange County,
California, Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Dzũng, phóng viên tờ Người Việt
Cali, chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu bạo hành từ Mỹ, ông nói:
"Họ dùng những tổ chức
cộng đồng và họ dùng sự tạo tin tưởng giữa cơ quan cảnh sát và người dân, rồi họ
dùng truyền thông và thường thường những chuyện này, những vị dân cử ở tại địa
phương sẽ đứng ra giải quyết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)